Tin nóng trong ngày
Quảng Trị: Phát hiện chất cực độc Phenol trong mẫu cá nục được thu mua sau thảm hoạ môi trường
Kết quả phân tích kiểm nghiệm cho thấy 5/6 mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 1/6 lô hàng trong kho đông lạnh của bà T. có chứa chất cực độc. Ghi chú, Photo: Thành Lộc (Thanhnien Online)
- Báo Thanh Niên đưa tin, ngày 10.6, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã có báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Trị kết quả kiểm nghiệm các lô cá tại kho đông lạnh của bà L.T.T (trú TT.Cửa Tùng, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị). (1)
Quảng Trị là một trong 4 tỉnh ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa môi trường xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016.
Tại thời điểm kiểm tra (ngày 7/6/2016), trong kho đông lạnh của bà T. có 110 tấn cá, gồm 70 tấn cá nục, 10 tấn cá ngừ, 20 tấn cá trích, cá sòng và 10 tấn cá lẫn lộn khác.
Kết quả phân tích kiểm nghiệm cho thấy 5/6 mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg.
Phenol là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được phép có trong thực phẩm, và được dùng làm chất tẩy rửa.
Các dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc phenol như: rối loạn tiêu hóa (chóng mặt buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy), rối loạn hệ thần kinh (cơ thể mệt mỏi, sút cân). Nếu người bị nhiễm độc nặng sẽ có bị co giật, hôn mê, rối loạn hô hấp.
Quay trở lại diễn biến vào ngày 20/4/2016 (hai tuần sau khi thảm họa môi trường xảy ra), báo Thanh Niên cho hay “khi cá lờ đờ dạt vào bờ, nhiều ngư dân đã bắt được mang đi bán, thậm chí trong đó có cả số cá đã chết được bán với giá rẻ. Nhiều người không biết nên đã mua về ăn và xuất hiện một số trường hợp ngộ độc nhẹ sau khi ăn cá. Tuy nhiên, nguyên nhân ngộ độc chính xác vẫn chưa được làm rõ.” (2)
Chị Nguyễn Thị Quy (quê ở TT. Hoàn Lão, H.Bố Trạch) kể lại: “Tối qua (17.4), cả nhà mình chỉ ăn chút canh cá biển nấu với cà chua bi mà bị ngộ độc. Đau bụng quằn quại và bị "tào tháo rượt" cả đêm không ngủ được."
Trong một diễn biến khác, thông tin từ UBND xã Quảng Phú, H.Quảng Trạch cho hay, ngày 19.4, Trạm y tế xã tiếp nhận bệnh nhân T.T.T (8 tuổi, ở trên địa bàn) bị ngộ độc thực phẩm; hiện cháu bé đã được điều trị và chưa rõ nguyên nhân ngộ độc. Được biết, tối 18.4 cháu có ăn cá vớt trên bờ biển, sáng 19.4 ăn xôi khi đi học và sau đó xuất hiện các triệu chứng như nôn, tiêu chảy... (2)
Đến hôm nay, ngày thứ 65 sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, các cơ quan chức năng vẫn chưa trả lời được cho người dân vì sao cá chết.
Diễn biến mới nhất là chiều ngày 9/6/2016, người dân Quảng Thọ, Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) tiếp tục phát hiện ra hiện tượng cá nhỏ chết xếp lớp dạt vào bờ biển.
Chuyện gì đã và đang xảy ra?
Chất độc Phenol tìm thấy trong mẫu cá được thu mua sau thảm họa môi trường ở đâu ra?
Ai dám đảm bảo cho các tuyên bố rằng ăn cá và tắm biển vẫn an toàn sau khi thảm họa môi trường xảy ra?
Và các vị lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, các vị định đặt "quyết tâm chính trị" của các vị trên sinh mạng của người dân Việt Nam đến bao giờ nữa?
Bàn ra tán vào (0)
Quảng Trị: Phát hiện chất cực độc Phenol trong mẫu cá nục được thu mua sau thảm hoạ môi trường
Kết quả phân tích kiểm nghiệm cho thấy 5/6 mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 1/6 lô hàng trong kho đông lạnh của bà T. có chứa chất cực độc. Ghi chú, Photo: Thành Lộc (Thanhnien Online)
- Báo Thanh Niên đưa tin, ngày 10.6, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã có báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Trị kết quả kiểm nghiệm các lô cá tại kho đông lạnh của bà L.T.T (trú TT.Cửa Tùng, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị). (1)
Quảng Trị là một trong 4 tỉnh ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa môi trường xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016.
Tại thời điểm kiểm tra (ngày 7/6/2016), trong kho đông lạnh của bà T. có 110 tấn cá, gồm 70 tấn cá nục, 10 tấn cá ngừ, 20 tấn cá trích, cá sòng và 10 tấn cá lẫn lộn khác.
Kết quả phân tích kiểm nghiệm cho thấy 5/6 mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg.
Phenol là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được phép có trong thực phẩm, và được dùng làm chất tẩy rửa.
Các dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc phenol như: rối loạn tiêu hóa (chóng mặt buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy), rối loạn hệ thần kinh (cơ thể mệt mỏi, sút cân). Nếu người bị nhiễm độc nặng sẽ có bị co giật, hôn mê, rối loạn hô hấp.
Quay trở lại diễn biến vào ngày 20/4/2016 (hai tuần sau khi thảm họa môi trường xảy ra), báo Thanh Niên cho hay “khi cá lờ đờ dạt vào bờ, nhiều ngư dân đã bắt được mang đi bán, thậm chí trong đó có cả số cá đã chết được bán với giá rẻ. Nhiều người không biết nên đã mua về ăn và xuất hiện một số trường hợp ngộ độc nhẹ sau khi ăn cá. Tuy nhiên, nguyên nhân ngộ độc chính xác vẫn chưa được làm rõ.” (2)
Chị Nguyễn Thị Quy (quê ở TT. Hoàn Lão, H.Bố Trạch) kể lại: “Tối qua (17.4), cả nhà mình chỉ ăn chút canh cá biển nấu với cà chua bi mà bị ngộ độc. Đau bụng quằn quại và bị "tào tháo rượt" cả đêm không ngủ được."
Trong một diễn biến khác, thông tin từ UBND xã Quảng Phú, H.Quảng Trạch cho hay, ngày 19.4, Trạm y tế xã tiếp nhận bệnh nhân T.T.T (8 tuổi, ở trên địa bàn) bị ngộ độc thực phẩm; hiện cháu bé đã được điều trị và chưa rõ nguyên nhân ngộ độc. Được biết, tối 18.4 cháu có ăn cá vớt trên bờ biển, sáng 19.4 ăn xôi khi đi học và sau đó xuất hiện các triệu chứng như nôn, tiêu chảy... (2)
Đến hôm nay, ngày thứ 65 sau khi thảm họa môi trường xảy ra tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, các cơ quan chức năng vẫn chưa trả lời được cho người dân vì sao cá chết.
Diễn biến mới nhất là chiều ngày 9/6/2016, người dân Quảng Thọ, Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) tiếp tục phát hiện ra hiện tượng cá nhỏ chết xếp lớp dạt vào bờ biển.
Chuyện gì đã và đang xảy ra?
Chất độc Phenol tìm thấy trong mẫu cá được thu mua sau thảm họa môi trường ở đâu ra?
Ai dám đảm bảo cho các tuyên bố rằng ăn cá và tắm biển vẫn an toàn sau khi thảm họa môi trường xảy ra?
Và các vị lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, các vị định đặt "quyết tâm chính trị" của các vị trên sinh mạng của người dân Việt Nam đến bao giờ nữa?