Đoạn Đường Chiến Binh
Quê, phố, chiếc phong bì khất nợ và tấm thiệp báo hỷ
Chuyện cưới xin, chê trách, vui lo, ở quê cho tới ở phố, chuyện được mời tới tấp vuốt mặt không kịp, chuyện không được mời và bao trăn trở, đoán định...
Bạn tôi vừa mới xe pháo, lớn bé dắt díu nhau về quê ăn cưới. Chưa về đến ngõ đã nghe tiếng loa đài hát nhảy oang oang, làng trên xóm dưới đinh tai, nhức óc xem chừng mới đã. Xe rước kết hoa, phù dâu, phù rể có đủ. Rôm rả nhất vẫn là việc mâm cỗ mời anh em họ hàng, bạn bè, người phục vụ và trẻ con đi xem cưới. Tính ra hơn trăm mâm mà vẫn còn phải chạy chợ để dọn thêm. Mỗi mâm dựng cả chục chai bia, lại còn kèm thêm một chai nút lá chuối để ai không bia thì rượu, cho thêm phần phấn chấn, mặt đỏ, tay huơ. Chút men vào, cũng có lời ra, có chuyện so kè mày tao bậc trên, cửa dưới, có lúc kéo cả trâu, bò, chó vào cho xôm chuyện nhưng may là không ai ra nắm đấm, cú đá nào. Cơ bản ổn.
Vậy mà tan cuộc chưa kip dỡ rạp đi đám khác đã nhỏ to nửa kín nửa hở khối kẻ trách ngược, trách xuôi, so sánh đám này với đám kia, ông nọ với bà kia, rằng thì mà là... Thôi, chậc, ma chê cưới trách, biết làm sao được, miệng thế gian ai mà cấm nổi, ông nhỉ?
Anh bạn ghé tai tôi nói vừa đủ nghe, bề ngoài vui là thế, tay bắt, mặt mừng, chúc tụng, hỏi han là thế nhưng bên trong cũng có chuyện đáng nói đấy. Ấy là cái bệnh đua nhau, con gà tức nhau tiếng gáy đang khá thịnh ở quê.
Vợ chồng ông anh tớ vỡ kế hoạch, bốn mặt con, hai trai, hai gái, học hành chẳng đến đâu, vào Nam làm ca-phê được hai mùa, loáng cái kêu bố mẹ đi xin cưới, khiến cái lưng ông ấy còng hẳn xuống khi đang cố làm quen với ly cà-phê đắng. Đám cưới thằng cả, cháu đích tôn, họp họ quyết dứt khoát là phải đàng hoàng, không nhất nhì làng thì cũng không xuống quá top 5. Thiếu thì vay mượn, mâm cỗ mà không đầy vun lên, thức ăn không xếp chồng lên nhau là không được.
Ảnh minh họa |
Chưa hết, lúc vãn khách, cha con đóng cửa ngồi xếp phong bì, ghi sổ từng người một để tới đây nhớ cho chính xác mà trả lễ, thì bóc trúng một...lá thư! Nét bút bi, ngắn gọn, rõ ràng: "Chúc mừng hạnh phúc. Vì chưa đến kỳ lĩnh lương hưu, xóm ta lại một lúc ba đám cưới, mừng hai chục nhưng tôi xin khất nợ hai bác và các cháu, ít hôm nữa sẽ mang tới tận tay. Nguyễn Văn...". Không dám đọc to nhưng cả nhà cứ là cười lăn, cười bò. Tiên sinh này đi ba chốn bốn nơi về đây quả là...sáng tạo và ngộ người, hay là học mót được ở đâu ta?
Chuyện ở quê, cười mà nghe nao nao mắt mũi...
Mà cứ gì ở quê, trên phố đây ngày đẹp trời bỗng bay về trên bàn làm việc một lúc ba, bốn cái thiệp hồng đỏ thắm. Toàn những nơi bận mấy cũng phải đến, rút ví ra tần ngần bỏ cái mà dán vào không thể trung bình như mọi người, như mọi hôm, cứ phải thêm vào, chịu khó mà thêm vào cho mát mẻ mặt mày, cho hôm nay và cho cả ngày mai phía trước.
Bật cười cơ quan có một lão tính thẳng ruột ngựa, dứt khoát không giống ai, không giống tớ, càng chả giống ông trong chuyện mừng cưới. Số là có hôm bất ngờ nhận được thiệp hồng, tên tuổi rõ ràng, viết bay bướm chào mời hy vọng. Vậy mà đọc xong, lão nhăn mặt "Không đi là không đi. Cả đời này nó chẳng thèm ngẩng mặt chào bác một câu, tết đến xuân sang cũng chẳng biết nhà bác í ở ngõ nhỏ nào, góc to nào, sao hôm nay lại giở chứng mời mọc. Cảm ơn, bác mừng mồm tại chỗ. Hết".
Lại nữa, có bữa cơ quan gặp một lúc cả việc cưới lẫn việc tang. Người đi đông mà xe thì chỉ một chiếc 12 chỗ, vậy là phải phân công, nhường nhịn, gửi gắm. Luống cuống viết lách, túi bao, xúc động mắt mũi thế nào mà kết quả là tệp Chúc mừng hạnh phúc lại lạc sang tệp... Kính viếng. Cả cơ quan tái xanh tái xám khi phát hiện ra sự cố hy hữu này, không ai dám nói câu gì hôm đó và nhiều ngày sau nữa. Chuyện qua rồi nên giờ tôi mới dám hé răng đấy.
Ừ nhỉ, mấy lâu nay chuyện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội tự dưng chả ai ngó ngàng. Quy định dán rõ rành ở nhà văn hóa khối, thôn, thực hiện điểm, làm mẫu, đăng báo, phát tivi ...thế rồi ai nấy rủ nhau quên hay sao ấy? Tớ còn nhớ đám cưới con bác phó bí thư thành phố dạo ấy, đi đầu thực hiện nếp sống mới, tổ chức tại nhà riêng vào đầu giờ chiều, gọn nhẹ mà vẫn lịch sự, chu đáo.
Tớ phấn khởi kéo cả vợ đi, càu nhàu bắt vợ tìm mua một món quà tặng để thay cho việc cầm cái phong bì như thường lệ. Đến nơi, quả đúng là có nhiều nét mới. Chào hỏi, chúc mừng, nâng ly rượu đoàn kết, hạnh phúc và tạm biệt. (Nhưng hóa ra là chỉ có vợ chồng mình tặng quà, còn lại người khác vẫn rụt rè bỏ phong bì vào cái khay để sẵn, có anh còn nhanh nhẹn bỏ vào túi áo comple chủ lễ). Tớ được bữa no ngượng nên kéo tay vợ tháo ra phố đông càng nhanh càng tốt.
Nhưng có chuyện này khiến mình nhớ, nhớ mãi.
Một ngày như mọi ngày khác trong mùa cưới mà người quen biết rộng, giao lưu nhiều, có chút chức vụ như mình đây thường chứng kiến, ấy là việc bình tĩnh đón nhận một chiếc thiệp hồng. Ngoài bì đề tên nhà trai là một bác lãnh đạo nhiều người biết và một người không quen biết, bên trong đề Giấy báo hỷ, trân trọng thông báo chúng tôi đã tổ chức cho hai con chúng tôi là...và...vào ngày...tháng.....năm.
Ơ kìa, đám cưới đã tổ chức trước đó... 2 tuần lễ! Nghĩa là bác ấy chỉ gửi giấy báo hỷ để thông báo tin mừng cho mọi người? Hay là bác ấy quên cỡ cán bộ như mình? Hay cố tình không mời ???
Chả biết đường nào mà lần, chuyện cưới xin, chê trách, vui lo, ở quê cho tới ở phố, chuyện được mời tới tấp vuốt mặt không kịp, chuyện không được mời và bao trăn trở, đoán định...
Mà bao giờ ông tổ chức đám cưới cho thằng cu đấy?
Phú Châu
Bàn ra tán vào (0)
Quê, phố, chiếc phong bì khất nợ và tấm thiệp báo hỷ
Chuyện cưới xin, chê trách, vui lo, ở quê cho tới ở phố, chuyện được mời tới tấp vuốt mặt không kịp, chuyện không được mời và bao trăn trở, đoán định...
Bạn tôi vừa mới xe pháo, lớn bé dắt díu nhau về quê ăn cưới. Chưa về đến ngõ đã nghe tiếng loa đài hát nhảy oang oang, làng trên xóm dưới đinh tai, nhức óc xem chừng mới đã. Xe rước kết hoa, phù dâu, phù rể có đủ. Rôm rả nhất vẫn là việc mâm cỗ mời anh em họ hàng, bạn bè, người phục vụ và trẻ con đi xem cưới. Tính ra hơn trăm mâm mà vẫn còn phải chạy chợ để dọn thêm. Mỗi mâm dựng cả chục chai bia, lại còn kèm thêm một chai nút lá chuối để ai không bia thì rượu, cho thêm phần phấn chấn, mặt đỏ, tay huơ. Chút men vào, cũng có lời ra, có chuyện so kè mày tao bậc trên, cửa dưới, có lúc kéo cả trâu, bò, chó vào cho xôm chuyện nhưng may là không ai ra nắm đấm, cú đá nào. Cơ bản ổn.
Vậy mà tan cuộc chưa kip dỡ rạp đi đám khác đã nhỏ to nửa kín nửa hở khối kẻ trách ngược, trách xuôi, so sánh đám này với đám kia, ông nọ với bà kia, rằng thì mà là... Thôi, chậc, ma chê cưới trách, biết làm sao được, miệng thế gian ai mà cấm nổi, ông nhỉ?
Anh bạn ghé tai tôi nói vừa đủ nghe, bề ngoài vui là thế, tay bắt, mặt mừng, chúc tụng, hỏi han là thế nhưng bên trong cũng có chuyện đáng nói đấy. Ấy là cái bệnh đua nhau, con gà tức nhau tiếng gáy đang khá thịnh ở quê.
Vợ chồng ông anh tớ vỡ kế hoạch, bốn mặt con, hai trai, hai gái, học hành chẳng đến đâu, vào Nam làm ca-phê được hai mùa, loáng cái kêu bố mẹ đi xin cưới, khiến cái lưng ông ấy còng hẳn xuống khi đang cố làm quen với ly cà-phê đắng. Đám cưới thằng cả, cháu đích tôn, họp họ quyết dứt khoát là phải đàng hoàng, không nhất nhì làng thì cũng không xuống quá top 5. Thiếu thì vay mượn, mâm cỗ mà không đầy vun lên, thức ăn không xếp chồng lên nhau là không được.
Ảnh minh họa |
Chưa hết, lúc vãn khách, cha con đóng cửa ngồi xếp phong bì, ghi sổ từng người một để tới đây nhớ cho chính xác mà trả lễ, thì bóc trúng một...lá thư! Nét bút bi, ngắn gọn, rõ ràng: "Chúc mừng hạnh phúc. Vì chưa đến kỳ lĩnh lương hưu, xóm ta lại một lúc ba đám cưới, mừng hai chục nhưng tôi xin khất nợ hai bác và các cháu, ít hôm nữa sẽ mang tới tận tay. Nguyễn Văn...". Không dám đọc to nhưng cả nhà cứ là cười lăn, cười bò. Tiên sinh này đi ba chốn bốn nơi về đây quả là...sáng tạo và ngộ người, hay là học mót được ở đâu ta?
Chuyện ở quê, cười mà nghe nao nao mắt mũi...
Mà cứ gì ở quê, trên phố đây ngày đẹp trời bỗng bay về trên bàn làm việc một lúc ba, bốn cái thiệp hồng đỏ thắm. Toàn những nơi bận mấy cũng phải đến, rút ví ra tần ngần bỏ cái mà dán vào không thể trung bình như mọi người, như mọi hôm, cứ phải thêm vào, chịu khó mà thêm vào cho mát mẻ mặt mày, cho hôm nay và cho cả ngày mai phía trước.
Bật cười cơ quan có một lão tính thẳng ruột ngựa, dứt khoát không giống ai, không giống tớ, càng chả giống ông trong chuyện mừng cưới. Số là có hôm bất ngờ nhận được thiệp hồng, tên tuổi rõ ràng, viết bay bướm chào mời hy vọng. Vậy mà đọc xong, lão nhăn mặt "Không đi là không đi. Cả đời này nó chẳng thèm ngẩng mặt chào bác một câu, tết đến xuân sang cũng chẳng biết nhà bác í ở ngõ nhỏ nào, góc to nào, sao hôm nay lại giở chứng mời mọc. Cảm ơn, bác mừng mồm tại chỗ. Hết".
Lại nữa, có bữa cơ quan gặp một lúc cả việc cưới lẫn việc tang. Người đi đông mà xe thì chỉ một chiếc 12 chỗ, vậy là phải phân công, nhường nhịn, gửi gắm. Luống cuống viết lách, túi bao, xúc động mắt mũi thế nào mà kết quả là tệp Chúc mừng hạnh phúc lại lạc sang tệp... Kính viếng. Cả cơ quan tái xanh tái xám khi phát hiện ra sự cố hy hữu này, không ai dám nói câu gì hôm đó và nhiều ngày sau nữa. Chuyện qua rồi nên giờ tôi mới dám hé răng đấy.
Ừ nhỉ, mấy lâu nay chuyện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội tự dưng chả ai ngó ngàng. Quy định dán rõ rành ở nhà văn hóa khối, thôn, thực hiện điểm, làm mẫu, đăng báo, phát tivi ...thế rồi ai nấy rủ nhau quên hay sao ấy? Tớ còn nhớ đám cưới con bác phó bí thư thành phố dạo ấy, đi đầu thực hiện nếp sống mới, tổ chức tại nhà riêng vào đầu giờ chiều, gọn nhẹ mà vẫn lịch sự, chu đáo.
Tớ phấn khởi kéo cả vợ đi, càu nhàu bắt vợ tìm mua một món quà tặng để thay cho việc cầm cái phong bì như thường lệ. Đến nơi, quả đúng là có nhiều nét mới. Chào hỏi, chúc mừng, nâng ly rượu đoàn kết, hạnh phúc và tạm biệt. (Nhưng hóa ra là chỉ có vợ chồng mình tặng quà, còn lại người khác vẫn rụt rè bỏ phong bì vào cái khay để sẵn, có anh còn nhanh nhẹn bỏ vào túi áo comple chủ lễ). Tớ được bữa no ngượng nên kéo tay vợ tháo ra phố đông càng nhanh càng tốt.
Nhưng có chuyện này khiến mình nhớ, nhớ mãi.
Một ngày như mọi ngày khác trong mùa cưới mà người quen biết rộng, giao lưu nhiều, có chút chức vụ như mình đây thường chứng kiến, ấy là việc bình tĩnh đón nhận một chiếc thiệp hồng. Ngoài bì đề tên nhà trai là một bác lãnh đạo nhiều người biết và một người không quen biết, bên trong đề Giấy báo hỷ, trân trọng thông báo chúng tôi đã tổ chức cho hai con chúng tôi là...và...vào ngày...tháng.....năm.
Ơ kìa, đám cưới đã tổ chức trước đó... 2 tuần lễ! Nghĩa là bác ấy chỉ gửi giấy báo hỷ để thông báo tin mừng cho mọi người? Hay là bác ấy quên cỡ cán bộ như mình? Hay cố tình không mời ???
Chả biết đường nào mà lần, chuyện cưới xin, chê trách, vui lo, ở quê cho tới ở phố, chuyện được mời tới tấp vuốt mặt không kịp, chuyện không được mời và bao trăn trở, đoán định...
Mà bao giờ ông tổ chức đám cưới cho thằng cu đấy?
Phú Châu