Kinh Đời
Robot sẽ thay thế con người trong sản xuất tin tức như thế nào
Mạnh Nguyễn – Tech in Asia
Việc robot lần lượt đánh bại con người trong rất nhiều lĩnh vực đang trở thành chủ đề nóng bỏng trong giới công nghệ hiện nay. Robot đánh bại con người trong môn cờ vua – môn thể thao thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của con người vào năm 1997, và trở nên người hơn con người trong bài kiểm tra khả năng suy nghĩ của máy tính (Turing test) không phải một lần. Hoạt động sáng tạo nội dung dường như là hoạt động mà robot vẫn chưa thể chạm tới, vì sự phức tạp của của ngôn ngữ con người.
Tuy nhiên trong một hai năm gần đây, robot bắt đầu thay thế con người trong hoạt động sản xuất tin tức. Xu hướng này lan rộng nhanh đến mức câu hỏi bây giờ không phải là: “liệu robot có thay thế con người trong việc sản xuất tin tức”, mà đã là: “chúng sẽ thay thế người đưa tin như thế nào?”
Khả năng diễn đạt của robot không thua kém gì con người
Chúng ta thường nghĩ robot có khả năng sản xuất nhanh hơn nhiều lần con người, nhưng nội dung nó tạo ra sẽ khô cứng, máy móc, rập khuôn gây khó chịu cho người đọc, vì vậy các phóng viên vẫn có hi vọng giữ được việc làm của mình. Tuy nhiên hiện nay robot không chỉ vượt trội về tốc độ viết mà còn diễn đạt tốt đến mức người đọc không thể phân biệt được. Hai ví dụ dưới đây thể hiện điều đó:
1 trong 10 bài viết của Wikipedia là do một Robot viết
Robot mang tên Lsjbot, lập trình bởi giáo viên khoa học Thụy Điển Sverker Johansson đã viết ra khoảng 2,7 triệu bài viết trên Wikipedia, chiếm khoảng 8,5% tổng số bài viết của trang này (gần 1/10 bài viết). Robot này tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn uy tín rồi nén lại thành các bài viết ngắn gọn, hữu ích cho người dùng. Rất nhiều bài viết giúp liệt kê, mô tả các đối tượng mà con người ít biết đến như các loài côn trùng, các hòn đảo nhỏ…
Người tham gia Wikipedia có thể không hài lòng về cách mà Johansson trở thành người đóng góp nhiều nội dung nhất trang, tuy nhiên thầy giáo khoa học này cho rằng robot của ông đã viết ra những bài viết có độ chính xác cao, đồng thời khá hữu ích với người dùng. Ông cho biết robot vẫn còn tạo nên một số lỗi, nhưng đang liên tục được sửa chữa, cải tiến.
Với tốc độ 10.000 bài viết/ ngày của Lsjbot, chắc chắn trong tương lai số bài viết trên Wikipedia tạo bởi robot sẽ nhiều hơn con người. Và cũng rất có thể bạn đã từng đọc một số bài viết do robot viết ra rồi. Bạn có thấy bài nào khác lạ không?
Máy tính tán tỉnh giỏi như con người
Robot đã được sử dụng để “nói chuyện” với con người trên những trang hẹn hò online trong nhiều năm, và trở nên ngày càng thuyết phục và khó phân biệt với con người. Các robot này thường lưu trữ dữ liệu từ nhiều cuộc hội thoại của con người, sau đó sử dụng cơ sở dữ liệu này để tìm ra câu trả lời phổ biến nhất cho mỗi câu thoại của con người. Robot có cơ sở dữ liệu ngày càng lớn, đồng thời liên tục được chỉnh sửa bởi các lập trình viên để có câu trả lời chính xác hơn vì thế không ngạc nhiên khi nhiều người đã bị robot lừa khi sử dụng các trang hẹn hò.
Vì vậy nếu bạn là khách hàng của một trang hẹn hò online và đang nói chuyện với một cô gái có avatar dễ thương, rất nhiệt tình khi nói chuyện, liên tục trao đổi qua lại với bạn… thì đừng chắc chắn 100% đó là con người. Bạn có thể thử nói chuyện với robot tại một số trang nói chuyện với bot online, ví dụ như đây, hoặc ứng dụng trên di động như đây.
Với khả năng viết nhanh vượt trội và ngày càng giống ngôn ngữ con người, các trang tin đang thấy được những lợi ích khi sử dụng Robot làm công việc của nhà báo. Ví dụ, trang Los Angeles Times đã trở thành trang tin đầu tiên viết về trận động đất trong thành phố thông qua sử dụng robot–bài viết được đăng chỉ sau trận động đất 3 phút. Tổ chức Associated Press có kế hoạch viết hàng ngàn bài viết kinh doanh bằng robot của công ty Automated Insights, khiến cho số bài viết của trang vượt trội so với đối thủ. Robot cũng đang được chú ý bởi các trang tin trong lĩnh vực tin tức cần tốc độ như tài chính và thể thao.
Điểm mạnh của con người so với robot
Vậy liệu các nhà báo còn có lợi thế cạnh tranh nào so với robot? Chắc chắn các nhà báo không thể tiêu thụ nhiều thông tin như máy tính, không thể chạy ổn định như máy tính, và không thể tạo ra bài viết nhanh như máy tính. Câu trả lời có thể nằm ở khả năng kể một câu chuyện thú vị. Một bài viết trên trang Slate.com đã so sánh giữa hai bài viết cùng chủ đề, một bởi robot và một bởi con người để chứng minh điều này.
Bài viết thực hiện bởi robot được tạo ra theo hướng liên hệ giữa từ khóa: Câu đầu tiên nói về Disney, mức tăng doanh thu thật, mức tăng doanh thu được dự đoán, thì 3 câu tiếp theo lần lượt mô tả rõ hơn công ty này và hai mức doanh thu. Bài viết thực hiện bởi con người tìm cách trả lời câu hỏi vì sao doanh thu thật của Disney lại vượt trội so với doanh thu được dự đoán trước đó và dự đoán nguyên nhân là do bộ phim Thor và Frozen.
Will Oremus, tác giả của bài viết kết luận:
Con người giỏi hơn trong việc tìm ra những điểm thú vị và thu hút người đọc, sử dụng kinh nghiệm, trực giác để dự đoán những mối quan hệ nhân quả. Con người giỏi hơn robot trong việc tư duy như con người, vì vậy robot sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người trong việc sản xuất tin.
Vai trò của người đọc
Bài viết của Oremus có những luận điểm rất thuyết phục về khác biệt giữa khả năng của robot và khả năng của con người, tuy nhiên ông lại không để cập tới một yếu tố không thể không xét tới khi trả lời câu hỏi: robot sẽ thay thế con người trong việc sản xuất tin như thế nào. Yếu tố này nằm ở người đọc – nguồn cầu của tin tức, hay nói chính xác hơn là tư duy của người đọc. Những bài viết của các nhà báo hiện tại có thể phù hợp với đối tượng độc giả tư duy giống như họ, nhưng chưa chắc sẽ phù hợp với đối tượng độc giả trong tương lai 5 – 10 năm tới, với một lối tư duy hiện đại hơn. Và có một điểm chúng ta cần nhận ra, đó là việc tư duy của người đọc đang thay đổi nhanh trong môi trường Internet.
Việc tư duy con người thay đổi là hoàn toàn có thể:
“Con người đang tiến tới việc tư duy nhanh hơn, phân mảnh và thiếu tập trung hơn nhằm thích ứng với môi trường Internet” là luận điểm mà tác giả Nicolas Carr đã chứng minh trong cuốn best seller “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”. Tác giả dẫn chứng về sự thay đổi của phương tiện chuyển tải thông tin tạo nên sự thay đổi về cách tư duy: bản đồ giúp con người tư duy trừu tượng hóa, khái quát hóa; cuốn sách khiến con người tư duy theo tuyến tích, ổn định; và việc tiếp cận với máy tính và Internet yêu cầu con người thích ứng với thông tin được chia nhỏ, phân mảnh, liên kết với nhau theo từ khóa. Carr còn đưa ra dẫn chứng về sự mềm dẻo của bộ não con người, khiến cho việc thay đổi cấu trúc thần kinh là hoàn toàn có thể, ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành.
Lối tư duy của thế hệ mới
Những người đưa tin như chúng ta thuộc thế hệ được tiếp cận với sách và với phương pháp tư duy có hệ thống khi tiếp cận với Internet. Vì vậy chúng ta vẫn mong muốn biết những mối liên hệ nhân quả, vì nó có ích hơn trong việc đưa ra các quyết định. Nhưng đối tượng thiếu niên hiện tại được tiếp cận với máy tính, smartphone, Internet ngay từ nhỏ thì sẽ tư duy như thế nào, liệu còn giống chúng ta không?
Tối thứ 6 vừa rồi tôi có tham dự một buổi thảo luận về ngôn ngữ khá đặc biệt, với người trình bày là một học sinh cấp 3, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Điểm đặc biệt nhất là phần trình bày giống một website tập hợp lượng lớn thông tin (như wikipedia): các ý được liên kết theo từ khóa, cứ mỗi khi một từ khóa xuất hiện thì thông tin về từ khóa đó lại được cung cấp đầy đủ (what, where, when, how), và tiếp tục sang từ khóa khác. Người trình bày chia sẻ: “các kiến thức trong các cuốn sách không còn phù hợp với nhu cầu của tôi; vì vậy tôi thực hiện phần lớn nghiên cứu trên Wikipedia và các trang web khác.”
Người trình bày này đã làm việc mà tôi không thể làm: nói nhiệt tình, một mạch 2 tiếng thông qua giới thiệu từ khóa và liên hệ các từ khóa với nhau, hơn nữa lại về một chủ đề rất khó, không có giá trị hữu dụng nào. Lối nghĩ và trình bày theo dạng kể chuyện không được sử dụng, mà thay vào đó là cách lưu trữ thông tin, trích xuất thông tin giống như máy tính.
Đành rằng việc xét một người không nói lên điều gì, nhưng hãy cùng tưởng tượng một thế hệ thiếu niên Việt Nam và thế giới quen với cách tư duy này lớn lên, thì chắc chắn những người viết lách sẽ mất việc vào tay máy tính, đối tượng thực sự ưu việt trong việc trình bày thông tin nhanh, nhiều, phân mảnh và kết nối theo từ khóa.
Chúng ta có thể thấy việc tư duy như trên là không thể chấp nhận được, mất đi tính người của con người: phủ nhận là phản ứng tự nhiên của chúng ta. Tuy nhiên các thông điệp về con người tư duy như máy tính đang dần được người dân chấp nhận, và còn được cho là biểu hiện của thông minh. Ví dụ như quảng cáo dưới đây ẩn ý rằng con người cần phải nỗ lực để tư duy nhanh hơn máy tính:
Tóm lại, cùng với sự phổ biến của Internet và việc học tập, nghiên cứu online, tư duy con người dần thay đổi theo hướng thích ứng với tiêu thụ thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, phân mảnh hơn và liên kết theo từ khóa. Vì vậy khả năng kể chuyện, đưa ra quan hệ nhân quả có thể sẽ không phải lợi thế cạnh tranh của người đưa tin trong thời đại mới nữa.
Kết luận
Việc robot thay thế con người trong hoạt động đưa tin, viết báo là một xu hướng rõ ràng, được thúc đẩy bởi các ưu thế của robot: khả năng tiêu thu nhiều thông tin, làm việc ổn định, sản xuất bài viết rất nhanh. Con người trong hiện tại có lợi thế cạnh tranh so với robot là khả năng kể chuyện, khả năng tìm ra các mối liên hệ nhân quả sử dụng kinh nghiệm và trực giác. Tuy nhiên đây không phải là lợi thế cạnh tranh bền vững vì đối tượng trẻ có thể thay đổi tư duy theo hướng thích ứng hơn với lượng lớn thông tin được trình bày theo lối phân mảnh trên Internet.
Vì vậy robot sẽ thay thế con người trong việc viết lách như sau: lợi thế về khả năng xử lý thông tin vượt trội như điều kiện cần, và việc thay đổi lối tư duy của người đọc để thích ứng với thông tin do robot tạo ra như điều kiện đủ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Robot sẽ thay thế con người trong sản xuất tin tức như thế nào
Mạnh Nguyễn – Tech in Asia
Việc robot lần lượt đánh bại con người trong rất nhiều lĩnh vực đang trở thành chủ đề nóng bỏng trong giới công nghệ hiện nay. Robot đánh bại con người trong môn cờ vua – môn thể thao thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của con người vào năm 1997, và trở nên người hơn con người trong bài kiểm tra khả năng suy nghĩ của máy tính (Turing test) không phải một lần. Hoạt động sáng tạo nội dung dường như là hoạt động mà robot vẫn chưa thể chạm tới, vì sự phức tạp của của ngôn ngữ con người.
Tuy nhiên trong một hai năm gần đây, robot bắt đầu thay thế con người trong hoạt động sản xuất tin tức. Xu hướng này lan rộng nhanh đến mức câu hỏi bây giờ không phải là: “liệu robot có thay thế con người trong việc sản xuất tin tức”, mà đã là: “chúng sẽ thay thế người đưa tin như thế nào?”
Khả năng diễn đạt của robot không thua kém gì con người
Chúng ta thường nghĩ robot có khả năng sản xuất nhanh hơn nhiều lần con người, nhưng nội dung nó tạo ra sẽ khô cứng, máy móc, rập khuôn gây khó chịu cho người đọc, vì vậy các phóng viên vẫn có hi vọng giữ được việc làm của mình. Tuy nhiên hiện nay robot không chỉ vượt trội về tốc độ viết mà còn diễn đạt tốt đến mức người đọc không thể phân biệt được. Hai ví dụ dưới đây thể hiện điều đó:
1 trong 10 bài viết của Wikipedia là do một Robot viết
Robot mang tên Lsjbot, lập trình bởi giáo viên khoa học Thụy Điển Sverker Johansson đã viết ra khoảng 2,7 triệu bài viết trên Wikipedia, chiếm khoảng 8,5% tổng số bài viết của trang này (gần 1/10 bài viết). Robot này tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn uy tín rồi nén lại thành các bài viết ngắn gọn, hữu ích cho người dùng. Rất nhiều bài viết giúp liệt kê, mô tả các đối tượng mà con người ít biết đến như các loài côn trùng, các hòn đảo nhỏ…
Người tham gia Wikipedia có thể không hài lòng về cách mà Johansson trở thành người đóng góp nhiều nội dung nhất trang, tuy nhiên thầy giáo khoa học này cho rằng robot của ông đã viết ra những bài viết có độ chính xác cao, đồng thời khá hữu ích với người dùng. Ông cho biết robot vẫn còn tạo nên một số lỗi, nhưng đang liên tục được sửa chữa, cải tiến.
Với tốc độ 10.000 bài viết/ ngày của Lsjbot, chắc chắn trong tương lai số bài viết trên Wikipedia tạo bởi robot sẽ nhiều hơn con người. Và cũng rất có thể bạn đã từng đọc một số bài viết do robot viết ra rồi. Bạn có thấy bài nào khác lạ không?
Máy tính tán tỉnh giỏi như con người
Robot đã được sử dụng để “nói chuyện” với con người trên những trang hẹn hò online trong nhiều năm, và trở nên ngày càng thuyết phục và khó phân biệt với con người. Các robot này thường lưu trữ dữ liệu từ nhiều cuộc hội thoại của con người, sau đó sử dụng cơ sở dữ liệu này để tìm ra câu trả lời phổ biến nhất cho mỗi câu thoại của con người. Robot có cơ sở dữ liệu ngày càng lớn, đồng thời liên tục được chỉnh sửa bởi các lập trình viên để có câu trả lời chính xác hơn vì thế không ngạc nhiên khi nhiều người đã bị robot lừa khi sử dụng các trang hẹn hò.
Vì vậy nếu bạn là khách hàng của một trang hẹn hò online và đang nói chuyện với một cô gái có avatar dễ thương, rất nhiệt tình khi nói chuyện, liên tục trao đổi qua lại với bạn… thì đừng chắc chắn 100% đó là con người. Bạn có thể thử nói chuyện với robot tại một số trang nói chuyện với bot online, ví dụ như đây, hoặc ứng dụng trên di động như đây.
Với khả năng viết nhanh vượt trội và ngày càng giống ngôn ngữ con người, các trang tin đang thấy được những lợi ích khi sử dụng Robot làm công việc của nhà báo. Ví dụ, trang Los Angeles Times đã trở thành trang tin đầu tiên viết về trận động đất trong thành phố thông qua sử dụng robot–bài viết được đăng chỉ sau trận động đất 3 phút. Tổ chức Associated Press có kế hoạch viết hàng ngàn bài viết kinh doanh bằng robot của công ty Automated Insights, khiến cho số bài viết của trang vượt trội so với đối thủ. Robot cũng đang được chú ý bởi các trang tin trong lĩnh vực tin tức cần tốc độ như tài chính và thể thao.
Điểm mạnh của con người so với robot
Vậy liệu các nhà báo còn có lợi thế cạnh tranh nào so với robot? Chắc chắn các nhà báo không thể tiêu thụ nhiều thông tin như máy tính, không thể chạy ổn định như máy tính, và không thể tạo ra bài viết nhanh như máy tính. Câu trả lời có thể nằm ở khả năng kể một câu chuyện thú vị. Một bài viết trên trang Slate.com đã so sánh giữa hai bài viết cùng chủ đề, một bởi robot và một bởi con người để chứng minh điều này.
Bài viết thực hiện bởi robot được tạo ra theo hướng liên hệ giữa từ khóa: Câu đầu tiên nói về Disney, mức tăng doanh thu thật, mức tăng doanh thu được dự đoán, thì 3 câu tiếp theo lần lượt mô tả rõ hơn công ty này và hai mức doanh thu. Bài viết thực hiện bởi con người tìm cách trả lời câu hỏi vì sao doanh thu thật của Disney lại vượt trội so với doanh thu được dự đoán trước đó và dự đoán nguyên nhân là do bộ phim Thor và Frozen.
Will Oremus, tác giả của bài viết kết luận:
Con người giỏi hơn trong việc tìm ra những điểm thú vị và thu hút người đọc, sử dụng kinh nghiệm, trực giác để dự đoán những mối quan hệ nhân quả. Con người giỏi hơn robot trong việc tư duy như con người, vì vậy robot sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người trong việc sản xuất tin.
Vai trò của người đọc
Bài viết của Oremus có những luận điểm rất thuyết phục về khác biệt giữa khả năng của robot và khả năng của con người, tuy nhiên ông lại không để cập tới một yếu tố không thể không xét tới khi trả lời câu hỏi: robot sẽ thay thế con người trong việc sản xuất tin như thế nào. Yếu tố này nằm ở người đọc – nguồn cầu của tin tức, hay nói chính xác hơn là tư duy của người đọc. Những bài viết của các nhà báo hiện tại có thể phù hợp với đối tượng độc giả tư duy giống như họ, nhưng chưa chắc sẽ phù hợp với đối tượng độc giả trong tương lai 5 – 10 năm tới, với một lối tư duy hiện đại hơn. Và có một điểm chúng ta cần nhận ra, đó là việc tư duy của người đọc đang thay đổi nhanh trong môi trường Internet.
Việc tư duy con người thay đổi là hoàn toàn có thể:
“Con người đang tiến tới việc tư duy nhanh hơn, phân mảnh và thiếu tập trung hơn nhằm thích ứng với môi trường Internet” là luận điểm mà tác giả Nicolas Carr đã chứng minh trong cuốn best seller “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”. Tác giả dẫn chứng về sự thay đổi của phương tiện chuyển tải thông tin tạo nên sự thay đổi về cách tư duy: bản đồ giúp con người tư duy trừu tượng hóa, khái quát hóa; cuốn sách khiến con người tư duy theo tuyến tích, ổn định; và việc tiếp cận với máy tính và Internet yêu cầu con người thích ứng với thông tin được chia nhỏ, phân mảnh, liên kết với nhau theo từ khóa. Carr còn đưa ra dẫn chứng về sự mềm dẻo của bộ não con người, khiến cho việc thay đổi cấu trúc thần kinh là hoàn toàn có thể, ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành.
Lối tư duy của thế hệ mới
Những người đưa tin như chúng ta thuộc thế hệ được tiếp cận với sách và với phương pháp tư duy có hệ thống khi tiếp cận với Internet. Vì vậy chúng ta vẫn mong muốn biết những mối liên hệ nhân quả, vì nó có ích hơn trong việc đưa ra các quyết định. Nhưng đối tượng thiếu niên hiện tại được tiếp cận với máy tính, smartphone, Internet ngay từ nhỏ thì sẽ tư duy như thế nào, liệu còn giống chúng ta không?
Tối thứ 6 vừa rồi tôi có tham dự một buổi thảo luận về ngôn ngữ khá đặc biệt, với người trình bày là một học sinh cấp 3, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Điểm đặc biệt nhất là phần trình bày giống một website tập hợp lượng lớn thông tin (như wikipedia): các ý được liên kết theo từ khóa, cứ mỗi khi một từ khóa xuất hiện thì thông tin về từ khóa đó lại được cung cấp đầy đủ (what, where, when, how), và tiếp tục sang từ khóa khác. Người trình bày chia sẻ: “các kiến thức trong các cuốn sách không còn phù hợp với nhu cầu của tôi; vì vậy tôi thực hiện phần lớn nghiên cứu trên Wikipedia và các trang web khác.”
Người trình bày này đã làm việc mà tôi không thể làm: nói nhiệt tình, một mạch 2 tiếng thông qua giới thiệu từ khóa và liên hệ các từ khóa với nhau, hơn nữa lại về một chủ đề rất khó, không có giá trị hữu dụng nào. Lối nghĩ và trình bày theo dạng kể chuyện không được sử dụng, mà thay vào đó là cách lưu trữ thông tin, trích xuất thông tin giống như máy tính.
Đành rằng việc xét một người không nói lên điều gì, nhưng hãy cùng tưởng tượng một thế hệ thiếu niên Việt Nam và thế giới quen với cách tư duy này lớn lên, thì chắc chắn những người viết lách sẽ mất việc vào tay máy tính, đối tượng thực sự ưu việt trong việc trình bày thông tin nhanh, nhiều, phân mảnh và kết nối theo từ khóa.
Chúng ta có thể thấy việc tư duy như trên là không thể chấp nhận được, mất đi tính người của con người: phủ nhận là phản ứng tự nhiên của chúng ta. Tuy nhiên các thông điệp về con người tư duy như máy tính đang dần được người dân chấp nhận, và còn được cho là biểu hiện của thông minh. Ví dụ như quảng cáo dưới đây ẩn ý rằng con người cần phải nỗ lực để tư duy nhanh hơn máy tính:
Tóm lại, cùng với sự phổ biến của Internet và việc học tập, nghiên cứu online, tư duy con người dần thay đổi theo hướng thích ứng với tiêu thụ thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, phân mảnh hơn và liên kết theo từ khóa. Vì vậy khả năng kể chuyện, đưa ra quan hệ nhân quả có thể sẽ không phải lợi thế cạnh tranh của người đưa tin trong thời đại mới nữa.
Kết luận
Việc robot thay thế con người trong hoạt động đưa tin, viết báo là một xu hướng rõ ràng, được thúc đẩy bởi các ưu thế của robot: khả năng tiêu thu nhiều thông tin, làm việc ổn định, sản xuất bài viết rất nhanh. Con người trong hiện tại có lợi thế cạnh tranh so với robot là khả năng kể chuyện, khả năng tìm ra các mối liên hệ nhân quả sử dụng kinh nghiệm và trực giác. Tuy nhiên đây không phải là lợi thế cạnh tranh bền vững vì đối tượng trẻ có thể thay đổi tư duy theo hướng thích ứng hơn với lượng lớn thông tin được trình bày theo lối phân mảnh trên Internet.
Vì vậy robot sẽ thay thế con người trong việc viết lách như sau: lợi thế về khả năng xử lý thông tin vượt trội như điều kiện cần, và việc thay đổi lối tư duy của người đọc để thích ứng với thông tin do robot tạo ra như điều kiện đủ.