Văn Học & Nghệ Thuật
SAU LƯNG SA ĐEC - CAO MỴ NHÂN
SAU LƯNG SA ĐEC - CAO MỴ NHÂN
Bữa đó là một trưa chủ nhật, trời
đang vừa hết mùa xuân giữa thập niên 60 thế kỷ trước.
Chúng tôi đang làm việc ở Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 9 Bộ binh vừa từ Quy
Nhơn di chuyển vô Sa Đec, thì mấy bạn lính gốc địa phương, rủ đi
chơi, ngắm cảnh đồng lầy ở sau lưng thành phố.
Khu nhà cửa phố xá
và những cơ sở. buôn bán, chợ búa. những trường học, những ty sở
chính quyền ... thì ở bên này sông.
Bên kia sông là nơi làm việc của
toà thị chinh, của Bộ tư lênh. Sư Đoàn 9 Bộ binh Và các
đơn vị trực thuộc sư đoàn. .
Bạn lính địa phương chở chúng
tôi ra phía sau những công ốc lớn, chỉ tay về phía
đầm lầy rộng mênh mông .. . Rồi mỉm cười:
Đó là khu sình lầy lớn nhứt VN, kéo
dài tới ...chiến khu Đồng Tháp Mười, nay (hồi đó) đã được
Ngô Tổng thống thành lập tỉnh Kiến Phong, dân ta quen gọi Cao
Lãnh.
Nắng tháng ba chiếu xuống mặt nước sình lầy
ngó y như tấm kiến khổng lồ đặt giữa không gian.
Trên tấm kiến rộng rãi đó, tức
là trên mặt đồng lầy bát ngát điểm những đốm lấp
lánh mầu hồng của vạt hoa sen, mầu tím của
hoa súng, tất nhiên đòng lầy đó còn nhiêu mầu sắc
khác của sen, súng như vàng, trắng, và có cả
mầu xanh biếc của bông súng, tạo thành bức tranh
thiên nhiên. ..tươi mát lạ kỳ.
Tôi vốn trưởng thành ở miền Trung, nên
quen nhìn những cánh đồng nhỏ hẹp, những dòng sông trong vắt,
những dãy núi trơ trụi buồn tênh, nên khi đứng
trước cảnh đầm lầy bát ngát, không thấy chân mây, tôi bỗng
bơ vơ, như thiếu sót một mái nhà an ủi ...
Chúng tôi đã tới sát bờ đìa,
ngó phù sa mầu gạch cua dưới lớp nước trong, có những con cá nhỏ
như nòng nọc bơi loe ngoe, những con nhái mén mầu
xanh lá mạ nhẩy lóc chóc quanh bụi rậm trên mé bờ
...
Một người nào đó hỏi tôi có cảm giác
gì khi đứng trước đồng lầy rộng lớn đó. Tôi lắc đầu vì
trong tâm trí lúc đó nó rỗng tuếch, nó không bám vào được ý
tưởng gì đặc biệt, nhất là biết được cái điều lỡ trượt
chân té xuống đầm lầy đó, ở một chỗ vắng người qua lại
thì kể như chết chắc, bởi lún sình, mà không biết lội sình ...
Có tiếng người khác nói: Chưa đâu,
phải. đợi mùa nước nổi, sen mới nở đủ mầu, bây giờ ngó
sen chưa dài, và lúc đó những khóm sen như đỡ
đáy thuyền, mới hái sen hái súng thoải mái được.
Ven ven khu đầm lầy, cũng có một xóm chài
thưa vắng, rất ít nhà, nhà lợp bằng lá dừa, tôn cũ nát,
vách lồ ô. ..cửa gỗ lỏng lẻo, như che mắt thiên hạ thôi, chứ kẻ
gian đập một cái là cửa văng ra liền.
Vui chân chúng tôi đã đến một căn nhà lá,
bởi tiếng nhị hồ văng vẳng tha thiết nỗi nhớ nhung ...
Bác sĩ Đỗ giữ đại đội 9 quân y
(Sư đoàn 9 BB) cười nhẹ nhàng kín đáo, ông thường phối
hợp phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn trong công tác dân sự vụ, nói thật nhỏ:
tiếng nhị hồ đó chỉ là đàn nhị VN thôi, nhưng biết đâu lại là
một mật lệnh của. "người anh em" hẹn hò đánh du kích đêm nay,
thôi ta chẳng dại vô đó làm gì.
Nói vậy nhưng chúng tôi đã đứng trước nhà có
tiếng nhị hồ.
Người trung niên mặc quần tây
cũ, áo chemise cũ ướt đẫm mồ hôi, ngừng tay không kéo nhị nữa,
gật đầu chào chúng tôi, chúng tôi nói ngay:
Nghe ông hai đàn nhị hay quá, nên tò
mò ghé thăm thôi.
Người trung niên hỏi dò: cô bác làm ở
sư đoàn mới chuyển về đó hả?
Chúng tôi trả lời cách khác:
ông hai có đi lính không mà rõ thế ?
Người đàn nhị cười: tui đi lính gì nữa,
trên 38 tuổi, có 6 con dưới 18 tuổi nè. Tui đang làm cho nhà
đòn, ban bát âm nhưng chỉ có 4 đứa tui, 2 giả thổi kèn,
giả kia chơi nguyệt, tức đàn nguyệt, còn tui kéo nhị nè.
Hèn chi ông hai chơi nhị hay quá.
Cô bác hổng biết đâu, chơi cho nhà đòn
(Đám ma) là chỉ cần thống thiết,
cái nguyệt 4 giây cứ tưng tưng lên
có ăn thua gì đâu, phải nhị của tui kia, bài nhạc nó mới thấm lòng
người ...chết, còn 2 giả kèn thì để cho nổi, quý ông không nghe câu:
kèn đám ma đó à ?
Rồi rồi, tụi tui biết chớ , vậy ông
hai mần ở Sa Đec này hay trên thành phố?
Chèng, mần ở Sa Đec ăn cái giải gì,
Saigon lận mới ngon, ngoài tiền chia, còn được
tang gia thưởng cho đó, khá lắm, lâu lâu tui về thăm nhà ở đây.
Còn bả với sắp nhỏ đâu rồi?
Ấy hôm nay tui lại cho lên trển, coi
sở thú, ăn kem tiệm cho thoải mái chút, sẽ đi xe đò chuyến
1 giờ khuya, về tới nhà khoảng gần 5 giờ sáng, vậy là được rồi.
Rời căn nhà có tiếng nhị hồ,
chúng tôi trở qua cầu quay trên sông Sa Đec để vào lại thành
phố, một số tiệm ăn của ngươi Tàu vẫn còn kiểu giới
thiệu thức ăn bằng những lời hát ê a , người bưng thức
ăn cho khách cảm thấy vui vẻ hồn nhiên trong cách bán hàng đó.
Đúng là thành phố nào cũng có phần phơi ra
phía trước, đầy đủ dư thừa hàng quán, cơ sở làm ăn
...vv. tôi mạn phép gọi là bụng của thành phố. Còn những
phức tạp bên kia "down town", tôi cho là ở phần sau
lưng vậy.
Và, đã ở sau lưng thì khó mà thấy hết được,
hay là muốn thấy thì phải có gương chiếu hậu quý vị ạ.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
SAU LƯNG SA ĐEC - CAO MỴ NHÂN
SAU LƯNG SA ĐEC - CAO MỴ NHÂN
Bữa đó là một trưa chủ nhật, trời
đang vừa hết mùa xuân giữa thập niên 60 thế kỷ trước.
Chúng tôi đang làm việc ở Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 9 Bộ binh vừa từ Quy
Nhơn di chuyển vô Sa Đec, thì mấy bạn lính gốc địa phương, rủ đi
chơi, ngắm cảnh đồng lầy ở sau lưng thành phố.
Khu nhà cửa phố xá
và những cơ sở. buôn bán, chợ búa. những trường học, những ty sở
chính quyền ... thì ở bên này sông.
Bên kia sông là nơi làm việc của
toà thị chinh, của Bộ tư lênh. Sư Đoàn 9 Bộ binh Và các
đơn vị trực thuộc sư đoàn. .
Bạn lính địa phương chở chúng
tôi ra phía sau những công ốc lớn, chỉ tay về phía
đầm lầy rộng mênh mông .. . Rồi mỉm cười:
Đó là khu sình lầy lớn nhứt VN, kéo
dài tới ...chiến khu Đồng Tháp Mười, nay (hồi đó) đã được
Ngô Tổng thống thành lập tỉnh Kiến Phong, dân ta quen gọi Cao
Lãnh.
Nắng tháng ba chiếu xuống mặt nước sình lầy
ngó y như tấm kiến khổng lồ đặt giữa không gian.
Trên tấm kiến rộng rãi đó, tức
là trên mặt đồng lầy bát ngát điểm những đốm lấp
lánh mầu hồng của vạt hoa sen, mầu tím của
hoa súng, tất nhiên đòng lầy đó còn nhiêu mầu sắc
khác của sen, súng như vàng, trắng, và có cả
mầu xanh biếc của bông súng, tạo thành bức tranh
thiên nhiên. ..tươi mát lạ kỳ.
Tôi vốn trưởng thành ở miền Trung, nên
quen nhìn những cánh đồng nhỏ hẹp, những dòng sông trong vắt,
những dãy núi trơ trụi buồn tênh, nên khi đứng
trước cảnh đầm lầy bát ngát, không thấy chân mây, tôi bỗng
bơ vơ, như thiếu sót một mái nhà an ủi ...
Chúng tôi đã tới sát bờ đìa,
ngó phù sa mầu gạch cua dưới lớp nước trong, có những con cá nhỏ
như nòng nọc bơi loe ngoe, những con nhái mén mầu
xanh lá mạ nhẩy lóc chóc quanh bụi rậm trên mé bờ
...
Một người nào đó hỏi tôi có cảm giác
gì khi đứng trước đồng lầy rộng lớn đó. Tôi lắc đầu vì
trong tâm trí lúc đó nó rỗng tuếch, nó không bám vào được ý
tưởng gì đặc biệt, nhất là biết được cái điều lỡ trượt
chân té xuống đầm lầy đó, ở một chỗ vắng người qua lại
thì kể như chết chắc, bởi lún sình, mà không biết lội sình ...
Có tiếng người khác nói: Chưa đâu,
phải. đợi mùa nước nổi, sen mới nở đủ mầu, bây giờ ngó
sen chưa dài, và lúc đó những khóm sen như đỡ
đáy thuyền, mới hái sen hái súng thoải mái được.
Ven ven khu đầm lầy, cũng có một xóm chài
thưa vắng, rất ít nhà, nhà lợp bằng lá dừa, tôn cũ nát,
vách lồ ô. ..cửa gỗ lỏng lẻo, như che mắt thiên hạ thôi, chứ kẻ
gian đập một cái là cửa văng ra liền.
Vui chân chúng tôi đã đến một căn nhà lá,
bởi tiếng nhị hồ văng vẳng tha thiết nỗi nhớ nhung ...
Bác sĩ Đỗ giữ đại đội 9 quân y
(Sư đoàn 9 BB) cười nhẹ nhàng kín đáo, ông thường phối
hợp phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn trong công tác dân sự vụ, nói thật nhỏ:
tiếng nhị hồ đó chỉ là đàn nhị VN thôi, nhưng biết đâu lại là
một mật lệnh của. "người anh em" hẹn hò đánh du kích đêm nay,
thôi ta chẳng dại vô đó làm gì.
Nói vậy nhưng chúng tôi đã đứng trước nhà có
tiếng nhị hồ.
Người trung niên mặc quần tây
cũ, áo chemise cũ ướt đẫm mồ hôi, ngừng tay không kéo nhị nữa,
gật đầu chào chúng tôi, chúng tôi nói ngay:
Nghe ông hai đàn nhị hay quá, nên tò
mò ghé thăm thôi.
Người trung niên hỏi dò: cô bác làm ở
sư đoàn mới chuyển về đó hả?
Chúng tôi trả lời cách khác:
ông hai có đi lính không mà rõ thế ?
Người đàn nhị cười: tui đi lính gì nữa,
trên 38 tuổi, có 6 con dưới 18 tuổi nè. Tui đang làm cho nhà
đòn, ban bát âm nhưng chỉ có 4 đứa tui, 2 giả thổi kèn,
giả kia chơi nguyệt, tức đàn nguyệt, còn tui kéo nhị nè.
Hèn chi ông hai chơi nhị hay quá.
Cô bác hổng biết đâu, chơi cho nhà đòn
(Đám ma) là chỉ cần thống thiết,
cái nguyệt 4 giây cứ tưng tưng lên
có ăn thua gì đâu, phải nhị của tui kia, bài nhạc nó mới thấm lòng
người ...chết, còn 2 giả kèn thì để cho nổi, quý ông không nghe câu:
kèn đám ma đó à ?
Rồi rồi, tụi tui biết chớ , vậy ông
hai mần ở Sa Đec này hay trên thành phố?
Chèng, mần ở Sa Đec ăn cái giải gì,
Saigon lận mới ngon, ngoài tiền chia, còn được
tang gia thưởng cho đó, khá lắm, lâu lâu tui về thăm nhà ở đây.
Còn bả với sắp nhỏ đâu rồi?
Ấy hôm nay tui lại cho lên trển, coi
sở thú, ăn kem tiệm cho thoải mái chút, sẽ đi xe đò chuyến
1 giờ khuya, về tới nhà khoảng gần 5 giờ sáng, vậy là được rồi.
Rời căn nhà có tiếng nhị hồ,
chúng tôi trở qua cầu quay trên sông Sa Đec để vào lại thành
phố, một số tiệm ăn của ngươi Tàu vẫn còn kiểu giới
thiệu thức ăn bằng những lời hát ê a , người bưng thức
ăn cho khách cảm thấy vui vẻ hồn nhiên trong cách bán hàng đó.
Đúng là thành phố nào cũng có phần phơi ra
phía trước, đầy đủ dư thừa hàng quán, cơ sở làm ăn
...vv. tôi mạn phép gọi là bụng của thành phố. Còn những
phức tạp bên kia "down town", tôi cho là ở phần sau
lưng vậy.
Và, đã ở sau lưng thì khó mà thấy hết được,
hay là muốn thấy thì phải có gương chiếu hậu quý vị ạ.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)