Đoạn Đường Chiến Binh
SĐ 7BB Kịch Chiến Với CQ ở Chân Tượng, Gần Biên Giới
* Miền Tây trước tháng 6/1972:
Khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ tại Quảng Trị, Cao nguyên và Miền Đông Nam phần thì tình hình tại miền Tây Nam phần vẫn chưa có những tín hiệu về các cuộc tấn công của Cộng quân. Theo phân tích của các chuyên viên tình báo, tình trạng bình thường này không có nghĩa là đối phương không có khả năng mở các cuộc tấn công cường tập. Tin tức tình báo ghi nhận Cộng quân vẫn còn ít nhất 6 trung đoàn chủ lực (tương đương quân số 2 trung đoàn) và có khả năng địch quân được tăng cường bởi Công trường (sư đoàn) 1 CSBV. Mặc dù các mục tiêu của Cộng quân tại Miền Tây không rõ ràng như tại các quân khu khác, nhưng qua các tin tức tình báo, Cộng quân sẽ tiến hành các cuộc tấn công từ cấp trung đoàn trở lên để cầm chân 3 sư đoàn 7, 9 và 21 Bộ binh của Quân đoàn 4, buộc các sư đoàn này phải nằm lại khu trách nhiệm, không tăng viện được cho các chiến trường của các Quân khu khác.
Vào đầu năm 1972, theo phân nhiệm của bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 (lúc bấy giờ tư lệnh Quân đoàn là trung tướng Ngô Quang Trưởng), Sư đoàn 7 Bộ binh chịu trách nhiệm khu vực trọng điểm ở Tiền Giang gồm hai tỉnh Định Tường và Kiến Tường, đồng thời yểm trợ cho lực lượng diện địa các tỉnh nằm giữa sông Tiền và Hậu Giang. Vào cuối tháng 4/1972, trách nhiệm của Sư đoàn 7 Bộ binh nặng nề hơn khi Sư đoàn 21 Bộ binh được bộ Tổng tham mưu điều động tăng viện cho chiến trường Bình Long. Một thành phần của Sư đoàn trở thành lực lượng phản ứng cấp thời để yểm trợ Biệt khu 44-phụ trách phòng thủ dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt.
Cũng cần ghi nhận rằng kể từ cuối tháng 4/1970 đến giữa năm 1972, theo yêu cầu của Quân đội Cộng Hòa Căm Bốt, lực lượng VNCH thuộc các Quân đoàn 3 và 4 đã phối hợp với lực lượng Hoa Kỳ tiến hành các cuộc hành quân hỗn hợp truy kích Cộng quân và Khmer đỏ ở một số tỉnh Căm Bốt. Riêng trong khu vực do Quân đoàn 4 phụ trách, Sư đoàn 7 Bộ binh là một trong những đại đơn vị đã có mặt ngay từ giai đoạn đầu. (Trong ngày hành quân đầu tiên, thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh-tư lệnh Quân đoàn 4, trước đó là tư lệnh Sư đoàn 7, đã tử nạn trực thăng trên nội địa Căm Bốt, cách biên giới khoảng 16 km đường chim bay, khi ông đang bay điều động các cánh quân của Quân đoàn 4). Vào mùa Hè 1972, ngoài nhiệm vụ chính tại chiến trường Miền Tây, Sư đoàn 7 Bộ binh còn là lực lượng tiếp ứng cho quân đội Cộng Hòa Căm Bốt để ngăn chận CSBV và Khmer đỏ đang hoạt động từ Mỏ Vẹt đến bến phà Neak Luong.
Ngày 23 tháng 5/1972, trận chiến đã xảy ra bên kia biên giới thuộc lãnh thổ Cam Bốt, giữa một lực lượng Biệt động quân thống thuộc quyền chỉ huy của bộ Tư lệnh Biệt khu 44 và trung đoàn 207 CSBV. Trận địa cách quận lỵ Cái Cái 15 km về phía Bắc. Quận lỵ này nằm trên địa giới hai tỉnh Kiến Tường và Kiến Phong, gần biên giới. Trong trận đánh này, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã tịch thu được một số tài liệu có nội dung liên quan đến kế hoạch xâm nhập của các trung đoàn CSBV vào Miền Tây Nam phần. Tiếp đó vào ngày 10 tháng 6/1972, một số tù binh bị bắt đã cho biết công trường 5 CSBV bị thất bại trong cuộc tổng tấn công vào An Lộc, đã được trung ương cục Miền Nam của CS (cục R) tái phối trí về khu vực Chân Tượng trong phần đất Căm Bốt, để từ đây tiến hành các cuộc xâm nhập vào Miền Tây Nam phần.
* SĐ7 BB vào khu vực Chân Tượng:
Ngày 12 tháng 6/1972, sau khi được phòng 2 Quân đoàn 4 báo cáo đầy đủ về tình hình địch, thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, nguyên tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4 vào thượng tuần tháng 5, đã quyết định điều động hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh và bộ tư lệnh Tiền phương của sư đoàn này hành quân vào vùng Chân Tượng ở phía Bắc tỉnh Kiến Tường. Liền ngay sau đó, trung đoàn thứ ba của Sư đoàn 7 Bộ binh cũng được điều động vào khu vực nói trên. Tư lệnh mặt trận Chân Tượng là chuẩn tướng Nguyễn Khoa Nam-tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Để yểm trợ hỏa lực cho Sư đoàn 7 Bộ binh, Không quân chiến thuật và chiến lược Việt-Mỹ đã liên tục oanh kích các vị trí được ghi nhận là có Cộng quân tập trung. Các phi tuần B 52 đã thả bom xuống một số mục tiêu trọng điểm. Chính nhờ sự xuất trận kịp thời của Sư đoàn 7 Bộ binh và phản ứng mau lẹ của bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, kế hoạch xâm nhập của Công trường 5 CSBV vào Miền Tây Nam phần đã bị vô hiệu hóa.
Giữa tháng 6/1972, Cộng quân phản công, giao tranh quyết liệt đã diễn ra quanh khu vực Chân Tượng. Một thành phần của Công trường 7 CSBV đã mở cuộc tấn công cường tập cố chọc thủng tuyến phòng ngự của một đơn vị Sư đoàn 7 Bộ binh. Địch áp dụng lối đánh biển người và tiền pháo hậu xung để cố tràn ngập và chiếm cho bằng được vị trí án ngữ của đơn vị VNCH, nhưng các đợt xung phong của CQ đều bị đẩy lùi. Ngày 20 tháng 6/1972, dưới sự chỉ huy toàn diện của tướng Nguyễn Khoa Nam, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 7 Bộ binh đã dàn trận từ ba hướng để chận đánh các đơn vị CQ đang cố rời Chân Tượng để di chuyển về hướng Đông.
Vào thời gian này, Cộng quân đã điều động nhiều dàn đại bác phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt SA 7 vào khu vực gần Chân Tượng nên đã ngăn cản tầm hoạt động của các phi đội trực thăng và phi cơ quan sát của Không quân VNCH, một số trực thăng bị trúng đạn phòng không của CQ. Dù đối phương tận dụng hỏa lực để ngăn chận các cuộc yểm trợ của Không quân, nhưng Sư đoàn 7 Bộ binh vẫn giữ được thế chủ động. Một trung đoàn Cộng quân đã bị lực lượng bộ chiến Sư đoàn 7 Bộ binh chận đánh trong khi đang di chuyển. Bị phục kích bất ngờ và thiệt hại nặng, Cộng quân đã phải rút về tuyến sau.
Sau gần 3 tuần giao tranh, lực lượng Sư đoàn 7 Bộ binh đã hoàn toàn kiểm soát được khu vực Chân Tượng. Cuối tháng 6/1972, tướng Nguyễn Khoa Nam tung quân về hướng Bắc để truy kích Cộng quân. Những trận giao tranh kế tiếp đã xảy ra giữa các đơn vị của Sư đoàn 7 BB và các trung đoàn của CT 5 CSBV. Bị truy đuổi, Cộng quân đã rút sâu vào địa phận Căm Bốt và chuyển đổi trục tiến quân về hướng Đông. Bộ tư lệnh Công trường 5 CSBV đã cố điều động hai trung đoàn 24 và Z 18/CT 5 CSBV tiến sâu vào căn cứ địa 470 trong vùng Đồng Tháp Mười. Tại đây, 2 trung đoàn CSBV này đã phối hợp với hai trung đoàn Z15 và Đồng Tháp để tạo áp lực ở Tây Bắc Định Tường.
* Những trận đánh trên Cam Bốt:
Trong khi Cộng quân gia tăng áp lực tại Tiền Giang, thì trong phần đất Căm-Bốt, ở phía Tây Chân Tượng, tin tức tình báo ghi nhận một số đơn vị CSBV kéo vào Kompong Trabek. Với sự phụ lực của các đơn vị Khmer đỏ, lực lượng CQ đã đánh chiếm và tổ chức nhiều chốt chận kiểm soát từ vùng Mỏ Vẹt đến bến phà Neak Luong trên sông Mê-Kông. Đến đầu tháng 7/1972, trong khu vực này, quân đội Cộng Hòa Căm Bốt chỉ còn kiểm soát được hai thị trấn Neak Luong và Svay Rieng. Trước tình hình nguy kịch, Quân đội Cộng Hòa Căm Bốt đã khẩn yêu cầu QL/VNCH tăng viện. Dù phải lo đối phó với các cuộc tấn công của Cộng quân, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã điều động một thành phần của Sư đoàn 7 Bộ binh và lực lượng trừ bị của Quân đoàn khẩn cấp tiếp cứu. Lực lượng VNCH đã phối hợp với Quân đội Cộng Hòa Căm Bốt khởi động cuộc hành quân hỗn hợp để tái chiếm thị trấn Konpong Trabek. Sau 22 ngày kịch chiến, lực lượng VNCH đã đánh bật Cộng quân ra khỏi Konpong Trabek và truy quét Cộng quân dọc theo Quốc lộ 1 về hướng Tây sau khi một thành phần của lực lượng đặc nhiệm VNCH đã bắt tay được với quân trú phòng Neak Luong.
Cũng cần ghi nhận rằng Konpong Trabek là một vị trí chiến lược trọng yếu, thị trấn này nằm trên trục vận chuyển giữa hai khu vực tiếp vận chính của các đơn vị Cộng quân trên đất Cam Bốt. Do đó, CQ đã tái phối trí lực lượng ở gần thị trấn này với quyết tâm là sẽ phản công để dành quyền kiểm soát thị trấn chiến lược này. Gần cuối tháng 7/1972, do tình hình Quân khu 4 sôi động, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 phải điều động toàn bộ lực lượng Sư đoàn 7 Bộ binh rời khỏi bên kia biên giới Căm Bốt để trở về vùng trách nhiệm cũ. Khi lực lượng VNCH vừa rút khỏi Konpong Trabek và bàn giao lại cho quân đội Cộng Hòa Căm Bốt, Cộng quân đã tung quân đánh chiếm thị trấn này. Trước đó, thị trấn này đã nhiều lần bị Cộng quân đánh chiếm, mỗi lần như thế, Quân đội Cộng Hòa Căm Bốt lại yêu cầu VNCH tiếp cứu đánh bật Cộng quân, thế nhưng khi các đơn vị VNCH rút về, Cộng quân đã trở lại và chiếm giữ. Sau tháng 7/1972, do áp lực của CQ đè nặng lên nhiều khu vực ở Miền Tây, Quân đoàn 4 VNCH không thể cung cấp lực lượng tăng viện cho quân đội Cộng Hòa Căm Bốt để hành quân giải tỏa thị trấn chiến lược nói trên.
vietbao.com
Bàn ra tán vào (0)
SĐ 7BB Kịch Chiến Với CQ ở Chân Tượng, Gần Biên Giới
* Miền Tây trước tháng 6/1972:
Khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ tại Quảng Trị, Cao nguyên và Miền Đông Nam phần thì tình hình tại miền Tây Nam phần vẫn chưa có những tín hiệu về các cuộc tấn công của Cộng quân. Theo phân tích của các chuyên viên tình báo, tình trạng bình thường này không có nghĩa là đối phương không có khả năng mở các cuộc tấn công cường tập. Tin tức tình báo ghi nhận Cộng quân vẫn còn ít nhất 6 trung đoàn chủ lực (tương đương quân số 2 trung đoàn) và có khả năng địch quân được tăng cường bởi Công trường (sư đoàn) 1 CSBV. Mặc dù các mục tiêu của Cộng quân tại Miền Tây không rõ ràng như tại các quân khu khác, nhưng qua các tin tức tình báo, Cộng quân sẽ tiến hành các cuộc tấn công từ cấp trung đoàn trở lên để cầm chân 3 sư đoàn 7, 9 và 21 Bộ binh của Quân đoàn 4, buộc các sư đoàn này phải nằm lại khu trách nhiệm, không tăng viện được cho các chiến trường của các Quân khu khác.
Vào đầu năm 1972, theo phân nhiệm của bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 (lúc bấy giờ tư lệnh Quân đoàn là trung tướng Ngô Quang Trưởng), Sư đoàn 7 Bộ binh chịu trách nhiệm khu vực trọng điểm ở Tiền Giang gồm hai tỉnh Định Tường và Kiến Tường, đồng thời yểm trợ cho lực lượng diện địa các tỉnh nằm giữa sông Tiền và Hậu Giang. Vào cuối tháng 4/1972, trách nhiệm của Sư đoàn 7 Bộ binh nặng nề hơn khi Sư đoàn 21 Bộ binh được bộ Tổng tham mưu điều động tăng viện cho chiến trường Bình Long. Một thành phần của Sư đoàn trở thành lực lượng phản ứng cấp thời để yểm trợ Biệt khu 44-phụ trách phòng thủ dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt.
Cũng cần ghi nhận rằng kể từ cuối tháng 4/1970 đến giữa năm 1972, theo yêu cầu của Quân đội Cộng Hòa Căm Bốt, lực lượng VNCH thuộc các Quân đoàn 3 và 4 đã phối hợp với lực lượng Hoa Kỳ tiến hành các cuộc hành quân hỗn hợp truy kích Cộng quân và Khmer đỏ ở một số tỉnh Căm Bốt. Riêng trong khu vực do Quân đoàn 4 phụ trách, Sư đoàn 7 Bộ binh là một trong những đại đơn vị đã có mặt ngay từ giai đoạn đầu. (Trong ngày hành quân đầu tiên, thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh-tư lệnh Quân đoàn 4, trước đó là tư lệnh Sư đoàn 7, đã tử nạn trực thăng trên nội địa Căm Bốt, cách biên giới khoảng 16 km đường chim bay, khi ông đang bay điều động các cánh quân của Quân đoàn 4). Vào mùa Hè 1972, ngoài nhiệm vụ chính tại chiến trường Miền Tây, Sư đoàn 7 Bộ binh còn là lực lượng tiếp ứng cho quân đội Cộng Hòa Căm Bốt để ngăn chận CSBV và Khmer đỏ đang hoạt động từ Mỏ Vẹt đến bến phà Neak Luong.
Ngày 23 tháng 5/1972, trận chiến đã xảy ra bên kia biên giới thuộc lãnh thổ Cam Bốt, giữa một lực lượng Biệt động quân thống thuộc quyền chỉ huy của bộ Tư lệnh Biệt khu 44 và trung đoàn 207 CSBV. Trận địa cách quận lỵ Cái Cái 15 km về phía Bắc. Quận lỵ này nằm trên địa giới hai tỉnh Kiến Tường và Kiến Phong, gần biên giới. Trong trận đánh này, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã tịch thu được một số tài liệu có nội dung liên quan đến kế hoạch xâm nhập của các trung đoàn CSBV vào Miền Tây Nam phần. Tiếp đó vào ngày 10 tháng 6/1972, một số tù binh bị bắt đã cho biết công trường 5 CSBV bị thất bại trong cuộc tổng tấn công vào An Lộc, đã được trung ương cục Miền Nam của CS (cục R) tái phối trí về khu vực Chân Tượng trong phần đất Căm Bốt, để từ đây tiến hành các cuộc xâm nhập vào Miền Tây Nam phần.
* SĐ7 BB vào khu vực Chân Tượng:
Ngày 12 tháng 6/1972, sau khi được phòng 2 Quân đoàn 4 báo cáo đầy đủ về tình hình địch, thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, nguyên tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4 vào thượng tuần tháng 5, đã quyết định điều động hai trung đoàn thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh và bộ tư lệnh Tiền phương của sư đoàn này hành quân vào vùng Chân Tượng ở phía Bắc tỉnh Kiến Tường. Liền ngay sau đó, trung đoàn thứ ba của Sư đoàn 7 Bộ binh cũng được điều động vào khu vực nói trên. Tư lệnh mặt trận Chân Tượng là chuẩn tướng Nguyễn Khoa Nam-tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Để yểm trợ hỏa lực cho Sư đoàn 7 Bộ binh, Không quân chiến thuật và chiến lược Việt-Mỹ đã liên tục oanh kích các vị trí được ghi nhận là có Cộng quân tập trung. Các phi tuần B 52 đã thả bom xuống một số mục tiêu trọng điểm. Chính nhờ sự xuất trận kịp thời của Sư đoàn 7 Bộ binh và phản ứng mau lẹ của bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, kế hoạch xâm nhập của Công trường 5 CSBV vào Miền Tây Nam phần đã bị vô hiệu hóa.
Giữa tháng 6/1972, Cộng quân phản công, giao tranh quyết liệt đã diễn ra quanh khu vực Chân Tượng. Một thành phần của Công trường 7 CSBV đã mở cuộc tấn công cường tập cố chọc thủng tuyến phòng ngự của một đơn vị Sư đoàn 7 Bộ binh. Địch áp dụng lối đánh biển người và tiền pháo hậu xung để cố tràn ngập và chiếm cho bằng được vị trí án ngữ của đơn vị VNCH, nhưng các đợt xung phong của CQ đều bị đẩy lùi. Ngày 20 tháng 6/1972, dưới sự chỉ huy toàn diện của tướng Nguyễn Khoa Nam, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 7 Bộ binh đã dàn trận từ ba hướng để chận đánh các đơn vị CQ đang cố rời Chân Tượng để di chuyển về hướng Đông.
Vào thời gian này, Cộng quân đã điều động nhiều dàn đại bác phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt SA 7 vào khu vực gần Chân Tượng nên đã ngăn cản tầm hoạt động của các phi đội trực thăng và phi cơ quan sát của Không quân VNCH, một số trực thăng bị trúng đạn phòng không của CQ. Dù đối phương tận dụng hỏa lực để ngăn chận các cuộc yểm trợ của Không quân, nhưng Sư đoàn 7 Bộ binh vẫn giữ được thế chủ động. Một trung đoàn Cộng quân đã bị lực lượng bộ chiến Sư đoàn 7 Bộ binh chận đánh trong khi đang di chuyển. Bị phục kích bất ngờ và thiệt hại nặng, Cộng quân đã phải rút về tuyến sau.
Sau gần 3 tuần giao tranh, lực lượng Sư đoàn 7 Bộ binh đã hoàn toàn kiểm soát được khu vực Chân Tượng. Cuối tháng 6/1972, tướng Nguyễn Khoa Nam tung quân về hướng Bắc để truy kích Cộng quân. Những trận giao tranh kế tiếp đã xảy ra giữa các đơn vị của Sư đoàn 7 BB và các trung đoàn của CT 5 CSBV. Bị truy đuổi, Cộng quân đã rút sâu vào địa phận Căm Bốt và chuyển đổi trục tiến quân về hướng Đông. Bộ tư lệnh Công trường 5 CSBV đã cố điều động hai trung đoàn 24 và Z 18/CT 5 CSBV tiến sâu vào căn cứ địa 470 trong vùng Đồng Tháp Mười. Tại đây, 2 trung đoàn CSBV này đã phối hợp với hai trung đoàn Z15 và Đồng Tháp để tạo áp lực ở Tây Bắc Định Tường.
* Những trận đánh trên Cam Bốt:
Trong khi Cộng quân gia tăng áp lực tại Tiền Giang, thì trong phần đất Căm-Bốt, ở phía Tây Chân Tượng, tin tức tình báo ghi nhận một số đơn vị CSBV kéo vào Kompong Trabek. Với sự phụ lực của các đơn vị Khmer đỏ, lực lượng CQ đã đánh chiếm và tổ chức nhiều chốt chận kiểm soát từ vùng Mỏ Vẹt đến bến phà Neak Luong trên sông Mê-Kông. Đến đầu tháng 7/1972, trong khu vực này, quân đội Cộng Hòa Căm Bốt chỉ còn kiểm soát được hai thị trấn Neak Luong và Svay Rieng. Trước tình hình nguy kịch, Quân đội Cộng Hòa Căm Bốt đã khẩn yêu cầu QL/VNCH tăng viện. Dù phải lo đối phó với các cuộc tấn công của Cộng quân, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã điều động một thành phần của Sư đoàn 7 Bộ binh và lực lượng trừ bị của Quân đoàn khẩn cấp tiếp cứu. Lực lượng VNCH đã phối hợp với Quân đội Cộng Hòa Căm Bốt khởi động cuộc hành quân hỗn hợp để tái chiếm thị trấn Konpong Trabek. Sau 22 ngày kịch chiến, lực lượng VNCH đã đánh bật Cộng quân ra khỏi Konpong Trabek và truy quét Cộng quân dọc theo Quốc lộ 1 về hướng Tây sau khi một thành phần của lực lượng đặc nhiệm VNCH đã bắt tay được với quân trú phòng Neak Luong.
Cũng cần ghi nhận rằng Konpong Trabek là một vị trí chiến lược trọng yếu, thị trấn này nằm trên trục vận chuyển giữa hai khu vực tiếp vận chính của các đơn vị Cộng quân trên đất Cam Bốt. Do đó, CQ đã tái phối trí lực lượng ở gần thị trấn này với quyết tâm là sẽ phản công để dành quyền kiểm soát thị trấn chiến lược này. Gần cuối tháng 7/1972, do tình hình Quân khu 4 sôi động, bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 phải điều động toàn bộ lực lượng Sư đoàn 7 Bộ binh rời khỏi bên kia biên giới Căm Bốt để trở về vùng trách nhiệm cũ. Khi lực lượng VNCH vừa rút khỏi Konpong Trabek và bàn giao lại cho quân đội Cộng Hòa Căm Bốt, Cộng quân đã tung quân đánh chiếm thị trấn này. Trước đó, thị trấn này đã nhiều lần bị Cộng quân đánh chiếm, mỗi lần như thế, Quân đội Cộng Hòa Căm Bốt lại yêu cầu VNCH tiếp cứu đánh bật Cộng quân, thế nhưng khi các đơn vị VNCH rút về, Cộng quân đã trở lại và chiếm giữ. Sau tháng 7/1972, do áp lực của CQ đè nặng lên nhiều khu vực ở Miền Tây, Quân đoàn 4 VNCH không thể cung cấp lực lượng tăng viện cho quân đội Cộng Hòa Căm Bốt để hành quân giải tỏa thị trấn chiến lược nói trên.
vietbao.com