Mỗi Ngày Một Chuyện
SỐNG VỚI CÔ ĐƠN - CAO MỴ NHÂN
SỐNG VỚI CÔ ĐƠN - CAO MỴ NHÂN
Những ngày tôi chưa qua Mỹ, cũng như đa số các chiến hữu VNCH bị kẹt lại, kiếm
kế sinh nhai thì cứ kiếm, mà rong chơi dài, ngắn hạn, thì cứ... rong
chơi.
Rong chơi ở đây có nhiều hình thức lắm, không phải ai cũng có tiền để sống vui
sống khoẻ với xã hội mới, nhưng cũng không phải ai cũng không có tiền, để không
dám nghĩ tới những gì đang quay lòng vòng ở ngoài đường phố đâu.
Những sĩ quan chế độ cũ, VNCH, đi tù cải tạo về, không cần ai lên lớp phải thử
thách, mà chính chúng tôi tự thử xem cách sống nào tương đối nhất, để qua cơn
bĩ cực tới hồi thái lai...
Thế nên, nếu quý vị muốn thấy được thời ấy ra sao, từ sau khi rời trại tù cải
tạo bất kể năm nào, tới khi quý vị có thân nhân bảo lãnh đi nước ngoài, đi vượt
biên, hay sau này đi tị nạn kiểu đại trà HO.
Cũng từ thời gian đó, cứ xem như 15 năm kể từ cuộc đổi đời 30 - 4 - 1975, tức
là từ 1975 đến 1990, ở ngay Saigon, cái đô thành thủ phủ của VNCH xưa, phe ta
sống như thế nào.
Thì quý vị phải nhập cuộc, tức là phải thực sự sống trong thời điểm đó. Chứ cứ
chung chung lý luận theo những cuốn sách bên này hoặc bên kia chiến tuyến, thì
hơi hạn chế suy tư và thực tế.
Phải tìm cho ra những nhân chứng sống đang mỗi ngày mỗi vắng dần trên thềm
hoang thế kỷ, đã và cũng đang mờ nhạt thời gian lãng đãng đó.
Người ta bảo, muốn viết về thành phần đối lập quyết đoán nhất, là hàng trăm
ngàn sĩ quan chế độ cũ bị bức bách đi tù tập trung cải tạo.
Phải thiên kinh vạn quyển, phải hàng vạn người viết, mà thực sự muốn viết cho
các thế hệ sau thấy rõ và thấy đúng, chứ cứ mơ màng tâm tư tình cảm kiểu anh
hùng Lương Sơn Bạc gì đó thì phí cả thì giờ.
Năm 1984, tức là 9 năm sau cuộc đại hồng thuỷ vỡ nguồn, từ Bắc tràn vào miền
Nam vốn đang lo cơm
áo, tôi bị hất tung lên bởi cái tập thể buôn bán nước bọt ở cửa chợ Tân
Bình.
Buổi sáng hôm đó, tôi chỉ xách một cái giỏ đan bằng sợi ni lông, cuốc bộ từ khu
nhà thờ Ba Chuông lên Tân Bình trực chỉ, để xem thử mình có thể làm được việc
gì, khả dĩ hợp với sức khoẻ và khả năng mình không.
Tôi chưa kịp ngó chung quanh, bởi vì cái nhóm tập thể ước khoảng 20 người kết
thành một chợ lưu động nhỏ gồm đủ " nam nữ bình quyền" mua đi bán lại
là con đường ngắn nhất để mưu sinh, đã nửa đùa nửa thật a thần sầu vào
tôi, người kéo tay, người giật cái giỏ trống tuếch của tôi, đoạn cười hô hố lên
mà rằng:
"Có gì bán không? "
Tôi bị sốc lên một nỗi sợ hãi, lắc đầu quầy quậy, muốn rời khỏi đám đông đó mau
chóng, nhưng vẫn không cách nào thoát ra được, một tên nham nhở nói:
"Không có gì bán, thì bán cái đó đi".
Tôi đã rảo bước thật mau, bọn họ tiếp tục cười, làm như cả thế giới đó là của
họ.
Họ là ai ? Không chính thức là của bên nào sau 9 năm hoà trộn tư duy chinh
chiến, là những kẻ vô trách nhiệm từ các giới tuyến họp lại, ngôn ngữ thì văng
miểng, sống như thao túng ...chính trị, mua bán tạp nham, cái gì cũng có thể
mua, từ thượng vàng như các khoen vàng y dấu trong ống thuốc tây còn cái vỏ, là
những hộp thuốc tây đã hết date, vv...tới hạ cám như bao diêm, hộp quẹt kỷ niệm
thời bom rơi, đạn nổ qua rồi.
Biết mình không thể " dấn thân" vô cõi ô tạp đó, tôi lững thững trở
về, vô nhà thờ Đa Minh để được nghe lời đồn của giáo dân, là cha Sơn vẫn chưa
hết chuyện đi đạp cyclo...
Tâm trạng chán nản đến tuyệt vọng luôn, tôi lại ngắm nghía cái nhẫn vàng tây đã
mờ nước bóng, bèn đi bộ lần nữa lên chợ ông Tạ, để vô tiệm vàng thật sự bán nó,
vì đã không còn cách nào khi cứ "tọa thực sơn băng", của nổi mong
manh như mây trời, mỗi năm bữa nửa tháng lại mang một chút kỷ niệm xưa vô tiệm
vàng đá quý ngượng ngùng mời tiệm mua dùm.
Nói ra thì thiên hạ bảo: " Ôi có vàng đi bán mua gạo là nhất rồi, than thở
chi ".
Người chủ tiệm ngắm nghía cái nhẫn vàng tây bạc màu, vợ chồng bà ta thầm thì
với nhau, rồi bà nói:
"Cái này bán thì chẳng được bao nhiêu đâu, vàng ta thì đỡ, hay là..."
Chưa nói hết câu, chồng bà tránh ngó tôi, ông ta nói một cách phân trần, chia
xẻ: "Phải cô trước ở Đà Nẵng hả? Hay là thế này: cô đang cần chút tiền bao
nhiêu? Ồ, chúng tôi có thể ứng tạm mấy trăm đó cho cô mượn đi, chiếc nhẫn này
chính là tôi... nấu ra 2 cái, cái kia đâu rồi, vì người đặt mua cặp nhẫn này là
bạn quen chúng tôi ngày xưa"
Vâng chắc đúng quá rồi, thôi cám ơn ông bà, tưởng bán được thì bán, không được,
cho tôi xin lại, cám ơn, cám ơn...
Tiệm vàng không nài nỉ, chắc họ chẳng lời gì ở cái nhẫn này đâu, nhưng họ đã
biết một phần đời của mình rồi, về thôi, về thôi...
Họ nhìn tôi chắc là thương hại lắm, vì đi bán một cái nhẫn vàng tây thôi mà còn
bị chê. Tôi hơi mắc cở, đeo lại nhẫn vào tay rồi, mau chóng bước ra, tôi phải
nhìn tứ tung phố xá để không ...hoá điên lên vì cái sự đổi thay vô tích sự ở
miền Nam chúng ta.
Tôi nghe tiếng ai gọi "chị Mỵ, chị Mỵ" ở sau lưng, nhưng tôi không
quay lại.
Tiếng chân bước theo và một bàn tay dúi vào tay tôi cuộn tiền nhỏ.
Bà chủ tiệm vàng đó dừng lại bên tôi, vì chạy nên thở hổn hển nói: "Anh D.
ông xã chị Mỵ là bạn của anh Thành, tức chồng bà, anh D.đã một lần đặt 2 cái
khâu này, chị cầm tiền này đi, rồi lúc nào có, đưa lại cho mình lo gì."
Tất nhiên tôi phải nhận và cám ơn.
Về nhà, tôi kể cho My Sa con tôi nghe, con bé tháo cái nhẫn trong tay tôi, coi
thử, mấy chữ rất nhỏ khắc phía trong cái nhẫn thế này: "để Mỵ nhớ anh".
Phiền quá, tại sao lại có thể vất vả vì một kỷ niệm vậy.
Rút cuộc, tôi đã tiêu hết tiền bà hàng vàng đưa, lại vẫn bán cái nhẫn đó cho
một tiệm nhỏ xíu khác, vì chẳng còn cách nào hơn.
Cho tới 8 năm sau đi Mỹ, tôi kể cho xã tôi nghe, xã tôi cười bảo rằng: "Mỵ
cứ yên tâm, anh đã giúp cho ông ấy một chuyện lớn hơn nhiều, tuy nhiên có dịp
Mỵ về VN, đưa cho ông bà ấy quà anh sẽ gởi, OK" ...
Nhưng có cần chi tôi phải về trao quà trả nợ kia, vì khoảng chục năm sau tiệm
vàng đó đã tọa ở ngay cái đình Phước Lộc Thọ, với tên ông Thành là Thomas T.
DO.
Có lẽ khi đấng Tạo Hoá sinh ra ta, là đã viết ngay cho mỗi người một bản lý
lịch, chứ không đợi chúng ta phải bươn chải để có một lý lịch rực rỡ đâu. Như
ông bà Thành chủ tiệm vàng ở chợ Ông Tạ, thì nay đã là giám đốc một công ty
vàng đá quý bên Hoa Kỳ này.
Tới Mỹ, mùa thu cách đây hơn 1/4 thế kỷ, chẳng còn một cái nhẫn nào trên người,
ông xã tôi tình cờ hỏi rằng: "Mỵ không thích đeo vàng à? Phụ nữ là phải
đeo vàng bạc đá quý chứ, hay để anh sắm..."
Tôi đáp đầy ẩn ức: " Thôi ".
Sao cứ thấy như là mình hờn giận ông Trời quá, xã tôi khẩn khoản hỏi: "Sự
thực em thích điều gì, điều gì cần thiết nhất cho em? Anh vẫn có thể tặng em
nhiều thứ ở đời này ".
Không, anh không bù được nỗi khổ trầm kha của tôi đâu. Đã mấy chục năm rồi,
sống quen với cô đơn, đến nỗi bây giờ thiếu nó, tôi không chịu được.
Trời ơi, em yêu thơ làm gì, để bây giờ nó, thơ đấy, nó hại em cho tới... chết
quá.
Nhưng anh không muốn nhìn thấy em chết, vậy để anh chết trước, cho em trọn đời
sống với cô đơn như em muốn.
Quả nhiên xã tôi đi trước, và quả nhiên tôi bị "cô đơn"
nó hành hạ cho thoả nỗi si cuồng... tuyệt vọng.
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
SỐNG VỚI CÔ ĐƠN - CAO MỴ NHÂN
SỐNG VỚI CÔ ĐƠN - CAO MỴ NHÂN
Những ngày tôi chưa qua Mỹ, cũng như đa số các chiến hữu VNCH bị kẹt lại, kiếm
kế sinh nhai thì cứ kiếm, mà rong chơi dài, ngắn hạn, thì cứ... rong
chơi.
Rong chơi ở đây có nhiều hình thức lắm, không phải ai cũng có tiền để sống vui
sống khoẻ với xã hội mới, nhưng cũng không phải ai cũng không có tiền, để không
dám nghĩ tới những gì đang quay lòng vòng ở ngoài đường phố đâu.
Những sĩ quan chế độ cũ, VNCH, đi tù cải tạo về, không cần ai lên lớp phải thử
thách, mà chính chúng tôi tự thử xem cách sống nào tương đối nhất, để qua cơn
bĩ cực tới hồi thái lai...
Thế nên, nếu quý vị muốn thấy được thời ấy ra sao, từ sau khi rời trại tù cải
tạo bất kể năm nào, tới khi quý vị có thân nhân bảo lãnh đi nước ngoài, đi vượt
biên, hay sau này đi tị nạn kiểu đại trà HO.
Cũng từ thời gian đó, cứ xem như 15 năm kể từ cuộc đổi đời 30 - 4 - 1975, tức
là từ 1975 đến 1990, ở ngay Saigon, cái đô thành thủ phủ của VNCH xưa, phe ta
sống như thế nào.
Thì quý vị phải nhập cuộc, tức là phải thực sự sống trong thời điểm đó. Chứ cứ
chung chung lý luận theo những cuốn sách bên này hoặc bên kia chiến tuyến, thì
hơi hạn chế suy tư và thực tế.
Phải tìm cho ra những nhân chứng sống đang mỗi ngày mỗi vắng dần trên thềm
hoang thế kỷ, đã và cũng đang mờ nhạt thời gian lãng đãng đó.
Người ta bảo, muốn viết về thành phần đối lập quyết đoán nhất, là hàng trăm
ngàn sĩ quan chế độ cũ bị bức bách đi tù tập trung cải tạo.
Phải thiên kinh vạn quyển, phải hàng vạn người viết, mà thực sự muốn viết cho
các thế hệ sau thấy rõ và thấy đúng, chứ cứ mơ màng tâm tư tình cảm kiểu anh
hùng Lương Sơn Bạc gì đó thì phí cả thì giờ.
Năm 1984, tức là 9 năm sau cuộc đại hồng thuỷ vỡ nguồn, từ Bắc tràn vào miền
Nam vốn đang lo cơm
áo, tôi bị hất tung lên bởi cái tập thể buôn bán nước bọt ở cửa chợ Tân
Bình.
Buổi sáng hôm đó, tôi chỉ xách một cái giỏ đan bằng sợi ni lông, cuốc bộ từ khu
nhà thờ Ba Chuông lên Tân Bình trực chỉ, để xem thử mình có thể làm được việc
gì, khả dĩ hợp với sức khoẻ và khả năng mình không.
Tôi chưa kịp ngó chung quanh, bởi vì cái nhóm tập thể ước khoảng 20 người kết
thành một chợ lưu động nhỏ gồm đủ " nam nữ bình quyền" mua đi bán lại
là con đường ngắn nhất để mưu sinh, đã nửa đùa nửa thật a thần sầu vào
tôi, người kéo tay, người giật cái giỏ trống tuếch của tôi, đoạn cười hô hố lên
mà rằng:
"Có gì bán không? "
Tôi bị sốc lên một nỗi sợ hãi, lắc đầu quầy quậy, muốn rời khỏi đám đông đó mau
chóng, nhưng vẫn không cách nào thoát ra được, một tên nham nhở nói:
"Không có gì bán, thì bán cái đó đi".
Tôi đã rảo bước thật mau, bọn họ tiếp tục cười, làm như cả thế giới đó là của
họ.
Họ là ai ? Không chính thức là của bên nào sau 9 năm hoà trộn tư duy chinh
chiến, là những kẻ vô trách nhiệm từ các giới tuyến họp lại, ngôn ngữ thì văng
miểng, sống như thao túng ...chính trị, mua bán tạp nham, cái gì cũng có thể
mua, từ thượng vàng như các khoen vàng y dấu trong ống thuốc tây còn cái vỏ, là
những hộp thuốc tây đã hết date, vv...tới hạ cám như bao diêm, hộp quẹt kỷ niệm
thời bom rơi, đạn nổ qua rồi.
Biết mình không thể " dấn thân" vô cõi ô tạp đó, tôi lững thững trở
về, vô nhà thờ Đa Minh để được nghe lời đồn của giáo dân, là cha Sơn vẫn chưa
hết chuyện đi đạp cyclo...
Tâm trạng chán nản đến tuyệt vọng luôn, tôi lại ngắm nghía cái nhẫn vàng tây đã
mờ nước bóng, bèn đi bộ lần nữa lên chợ ông Tạ, để vô tiệm vàng thật sự bán nó,
vì đã không còn cách nào khi cứ "tọa thực sơn băng", của nổi mong
manh như mây trời, mỗi năm bữa nửa tháng lại mang một chút kỷ niệm xưa vô tiệm
vàng đá quý ngượng ngùng mời tiệm mua dùm.
Nói ra thì thiên hạ bảo: " Ôi có vàng đi bán mua gạo là nhất rồi, than thở
chi ".
Người chủ tiệm ngắm nghía cái nhẫn vàng tây bạc màu, vợ chồng bà ta thầm thì
với nhau, rồi bà nói:
"Cái này bán thì chẳng được bao nhiêu đâu, vàng ta thì đỡ, hay là..."
Chưa nói hết câu, chồng bà tránh ngó tôi, ông ta nói một cách phân trần, chia
xẻ: "Phải cô trước ở Đà Nẵng hả? Hay là thế này: cô đang cần chút tiền bao
nhiêu? Ồ, chúng tôi có thể ứng tạm mấy trăm đó cho cô mượn đi, chiếc nhẫn này
chính là tôi... nấu ra 2 cái, cái kia đâu rồi, vì người đặt mua cặp nhẫn này là
bạn quen chúng tôi ngày xưa"
Vâng chắc đúng quá rồi, thôi cám ơn ông bà, tưởng bán được thì bán, không được,
cho tôi xin lại, cám ơn, cám ơn...
Tiệm vàng không nài nỉ, chắc họ chẳng lời gì ở cái nhẫn này đâu, nhưng họ đã
biết một phần đời của mình rồi, về thôi, về thôi...
Họ nhìn tôi chắc là thương hại lắm, vì đi bán một cái nhẫn vàng tây thôi mà còn
bị chê. Tôi hơi mắc cở, đeo lại nhẫn vào tay rồi, mau chóng bước ra, tôi phải
nhìn tứ tung phố xá để không ...hoá điên lên vì cái sự đổi thay vô tích sự ở
miền Nam chúng ta.
Tôi nghe tiếng ai gọi "chị Mỵ, chị Mỵ" ở sau lưng, nhưng tôi không
quay lại.
Tiếng chân bước theo và một bàn tay dúi vào tay tôi cuộn tiền nhỏ.
Bà chủ tiệm vàng đó dừng lại bên tôi, vì chạy nên thở hổn hển nói: "Anh D.
ông xã chị Mỵ là bạn của anh Thành, tức chồng bà, anh D.đã một lần đặt 2 cái
khâu này, chị cầm tiền này đi, rồi lúc nào có, đưa lại cho mình lo gì."
Tất nhiên tôi phải nhận và cám ơn.
Về nhà, tôi kể cho My Sa con tôi nghe, con bé tháo cái nhẫn trong tay tôi, coi
thử, mấy chữ rất nhỏ khắc phía trong cái nhẫn thế này: "để Mỵ nhớ anh".
Phiền quá, tại sao lại có thể vất vả vì một kỷ niệm vậy.
Rút cuộc, tôi đã tiêu hết tiền bà hàng vàng đưa, lại vẫn bán cái nhẫn đó cho
một tiệm nhỏ xíu khác, vì chẳng còn cách nào hơn.
Cho tới 8 năm sau đi Mỹ, tôi kể cho xã tôi nghe, xã tôi cười bảo rằng: "Mỵ
cứ yên tâm, anh đã giúp cho ông ấy một chuyện lớn hơn nhiều, tuy nhiên có dịp
Mỵ về VN, đưa cho ông bà ấy quà anh sẽ gởi, OK" ...
Nhưng có cần chi tôi phải về trao quà trả nợ kia, vì khoảng chục năm sau tiệm
vàng đó đã tọa ở ngay cái đình Phước Lộc Thọ, với tên ông Thành là Thomas T.
DO.
Có lẽ khi đấng Tạo Hoá sinh ra ta, là đã viết ngay cho mỗi người một bản lý
lịch, chứ không đợi chúng ta phải bươn chải để có một lý lịch rực rỡ đâu. Như
ông bà Thành chủ tiệm vàng ở chợ Ông Tạ, thì nay đã là giám đốc một công ty
vàng đá quý bên Hoa Kỳ này.
Tới Mỹ, mùa thu cách đây hơn 1/4 thế kỷ, chẳng còn một cái nhẫn nào trên người,
ông xã tôi tình cờ hỏi rằng: "Mỵ không thích đeo vàng à? Phụ nữ là phải
đeo vàng bạc đá quý chứ, hay để anh sắm..."
Tôi đáp đầy ẩn ức: " Thôi ".
Sao cứ thấy như là mình hờn giận ông Trời quá, xã tôi khẩn khoản hỏi: "Sự
thực em thích điều gì, điều gì cần thiết nhất cho em? Anh vẫn có thể tặng em
nhiều thứ ở đời này ".
Không, anh không bù được nỗi khổ trầm kha của tôi đâu. Đã mấy chục năm rồi,
sống quen với cô đơn, đến nỗi bây giờ thiếu nó, tôi không chịu được.
Trời ơi, em yêu thơ làm gì, để bây giờ nó, thơ đấy, nó hại em cho tới... chết
quá.
Nhưng anh không muốn nhìn thấy em chết, vậy để anh chết trước, cho em trọn đời
sống với cô đơn như em muốn.
Quả nhiên xã tôi đi trước, và quả nhiên tôi bị "cô đơn"
nó hành hạ cho thoả nỗi si cuồng... tuyệt vọng.
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)