Cõi Người Ta
Sài Gòn: Bất động sản 'trùm mền' chờ chết
Văn Lang/Người Việt
SÀI GÒN (NV) - Năm
2007, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán “cộng hưởng”
với nhau tạo thành đỉnh cao nhất của cơn sốt “trúng mánh” tiền bạc của
nhiều người.
Một tay kinh doanh bất động sản, kiêm luôn chứng khoán đã hồ hởi, phát biểu: “Ðám đông vây quanh thị trường như những bầy cá đói lâu năm, bây giờ có quăng mồi giấy xuống, chúng nó cũng nhao nhao giành nhau mà đớp!”
|
Ở thời điểm trên, một chủ đìa cá ở quận 7, gần khu đang “hot” là Phú Mỹ Hưng được các chủ đầu tư ra giá là 100 tỉ đồng (gần 5 triệu đô la), nhưng ông chủ đìa nhất định đòi 110 tỉ đồng, vì đất đai lúc đó san lấp, phân lô bán cái là có lời ngay. Ðang “cò kè” giá, đùng một cái qua đầu 2008, khủng hoảng kinh tế, các nhà đầu tư tháo chạy...
Bây giờ ông chủ đìa trên vẫn ngày ngày sống trong cái chòi lá, để canh mấy cái đìa cá, và đêm đêm lại “rên” ư ử cái bài vọng cổ buồn “tàn canh gió lạnh...” Vì giấc mộng triệu phú đô-la ngày nào đã vỗ cánh bay xa...
'Chòi đạp' tìm đường ra
Sáu năm nay (2008-2014), thị trường bất động sản hết đóng băng thì lại bất động, và rồi lại im lìm chìm vào cơn... hôn mê sâu.
Nhiều biện pháp được đưa ra nhằm cứu con bệnh “thập tử nhất sinh” là thị trường bất động sản, vì chỉ có làm vậy mới mong vực dậy nền kinh tế đang ngày càng suy thoái trầm trọng.
Hết giải pháp hạ giá nhà đất, mà theo ghi nhận của chúng tôi, sáu năm qua nhiều phân khúc thị trường nhà đất đã giảm từ 5% tới&45% nhưng vẫn vắng bóng người mua. Lại đến việc cho Việt kiều và mới đây nhất là cho người nước ngoài được phép sở hữu, mua bán, cho thuê nhà đất tại Việt Nam. Nhưng coi bộ tình hình cũng chẳng mấy nhúc nhích, cục cựa gì.
Gần đây thị trường bất động sản lại có thêm“le lói” một vài tia hy vọng.
Ðầu tiên, phải kể tới gói gọi là “hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp” với số tiền là 30 ngàn tỷ đồng.Gòi này được triển khai từ năm ngoái (tháng 6 năm 2013).
Kế tiếp, mới đây có “4 nhà” liên kết lại để hình thành một sàn giao dịch bất động sản mới, dựa trên chính yêu là lập sàn giao dịch vật liệu xây dựng.Với sự “chủ xị” là một tập đoàn cung ứng vật liệu xây dựng và ngân hàng thương mại xây dựng Việt Nam (VNBC).
“Bốn nhà” liên kết gồm: Chủ đầu tư; Nhà cung ứng VLXD; Nhà thầu và Nhà ngân hàng. “Bốn nhà” tuyên bố là sẽ “tung” ra thị trường bất động sản 50 ngàn tỷ đồng (loại kinh doanh thương mại, chứ không phải như gói hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỷ đồng đã nêu ở trên).
Cùng lúc, một “liên doanh” khác gồm 8 ngân hàng cũng “đánh tiếng” là sẽ “quăng” thêm 70 ngàn tỷ đồng nữa vào cuộc chiến thư hùng bất động sản.
Thực hư thì những tuyên bố ồn ào trên vẫn chưa được thực tế kiểm chứng. Nhưng một cựu quan chức cỡ bự của ngành tài chánh đã “cộng gộp” tất cả các khoản lại và hoan hỉ “loan báo” với bàn dân thiên hạ, rằng thì là: - Bây giờ chúng ta có chính sách tốt, cho Việt kiều cho người nước ngoài mua nhà; chúng ta có liên doanh, liên kết các ngành dọc, ngành ngang; chúng ta có “binh hùng tướng mạnh” lại có 150 ngàn tỷ đồng, lo gì mà chúng ta không giải cứu được “binh nhì “ bất động sản?!
Thị trường bất động sản, có lẽ cũng đang hồi hộp chờ xem phản ứng tốt lành có đến và băng có tan trong mùa hạ khốc liệt 2014 này?
|
Bế tắc
Tiến độ giải ngân gói 30 ngàn tỷ đồng
rất chậm vì thủ tục rất gian nan với các doanh nghiệp chuyển từ nhà ở
thương mại sang nhà ở xã hội (vậy mới được vay). Người có thu nhập thấp
(thực sự) không có khả năng với tới căn hộ được quy định là khoảng 70
mét vuông, giá dưới 15 triệu đồng/1 mét vuông (khoảng trên dưới 1 tỷ
đồng), với lãi suất là 8% một năm (thời hạn 10 năm). Ðang có kiến nghị
là hạ lãi suất xuống 5% một năm, kéo dài thời hạn lên 15 năm.
Hơn nữa, lượng nhà ở thương mại thì tồn kho rất nhiều, trong khi lượng nhà ở xã hội (nằm trong diện được vay) vẫn còn khan hiếm. Do vậy, gói 30 ngàn tỷ đồng phải mất tới mấy năm nữa mới giải ngân xong, đó là có sự “tăng tốc” hơn nữa trong việc xây dựng nhà ở xã hội - theo nhận định của giới chuyên gia.
Khi ngân hàng thương mại xây dựng Việt Nam (VNBC), “khởi xướng” câu
chuyện “ 4 nhà” về gói 50 ngàn tỷ đồng cho tín dụng bất động sản. Bộ xây
dựng tuyên bố ngay là không “chủ trì” và cũng không “liên quan” gì tới
vấn đề mà VNBC nêu.
Nói tóm lại, thì lời ăn lỗ chịu, nhà nước không
muốn “chống lưng” cho việc bơm tiền vào lãnh vực bất động sản. Vì như
vậy thì chỉ góp phần làm gia tăng lượng bất động sản còn tồn đọng, đồng
thời gia tăng nợ xấu. Mà theo như các báo cáo, lượng tồn đọng của bất
động sản giá trị lên tới khoảng 100 ngàn tỷ đồng, nhưng theo nhận định
của các chuyên gia, con số thực tế chắc chắn phải cao hơn báo cáo nhiều.
Về
vấn đề Việt kiều mua nhà, thực tế mấy năm qua thực hiện chính sách này
cũng chỉ có 126 Việt kiều mua được nhà, trong đó đa số là “Việt kiều -
yêu nước” và Việt kiều Ðông Âu.
Bán nhà ở, căn hộ cho người nước ngoài để thực hiện chính sach “xuất khẩu tại chỗ” thu đô la về, mà đất vẫn còn đó đâu “có chân” mà chạy ra nước ngoài. Cuối cùng, một công ty bất động sản ở Phú Mỹ Hưng cho biết đã “hỗ trợ pháp lý” giúp cho một “Pháp kiều” cư trú lâu năm tại Việt Nam mua được nhà, và đang tiếp tục “hỗ trợ thủ tục” cho một người Nhật mua căn nhà... thứ hai.
Tình trạng pháp lý “ì ạch” kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” ở Việt Nam là một rào cản rất lớn cho ngành bất động sản. Trong khi “khối ngoại” không tỏ ra mặn mà gì với thị trường bất động sản ở Việt Nam (nếu so với Cambodia hay Myanmar, thậm chí là Trung Quốc). Thì ở trong nước, dân chúng cũng đang muốn thoát khỏi các căn hộ chung cư (dù là cao cấp) để quay lại với sở hữu truyền thống là nhà ở tư nhân. Ðây cũng là một thất bại của ngành bất động sản Việt Nam, vì hiện nay trình độ quản lý chung cư tại Việt Nam nhìn chung còn rất kém (nếu không muốn nói là dịch vụ quá kém, không tương xứng với đồng tiền mà người dân bỏ ra).
Ðây là lúc cần “hạ nhiệt” thị trường, đưa hàng hóa về đúng giá trị của nó, xét trong mối quan hệ cung-cầu, tùy thuộc từng thời điểm của thị trường.
Cần tính lại thuế chuyển quyền sử dụng đất, cũng như hành lang pháp lý mua bán nhà đất trên cơ sở của kinh tế thị trường. Vì trên thực tế, lâu nay thuế lo chạy theo việc “chống đầu cơ ”đã “song hành” cùng với thị trường đẩy giá đất lên cao một cách bất hợp lý mà không có đường lui ( khi thị trường bất động sản “xẹp” xuống).
Giảm thuế, giãn thuế, giãn nợ cho các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam lúc này là giúp xã hội Việt Nam “qua cơn mê,” giúp cho dân chúng có cơ hội tiếp cận việc mua nhà ở (một cách chính đáng, hợp lý).
Nếu không, vẫn chỉ tiếp tục “bơm tiền” vào tín dụng bất động sản, sẽ
khiến cho hàng trăm ngàn căn hộ bất động sản tiếp tục “trùm mền” và các
doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chờ... chết! Trong khi hàng triệu dân
nghèo vẫn mãi sống trong viễn cảnh không có nhà để ở.
Bàn ra tán vào (0)
Sài Gòn: Bất động sản 'trùm mền' chờ chết
Văn Lang/Người Việt
SÀI GÒN (NV) - Năm
2007, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán “cộng hưởng”
với nhau tạo thành đỉnh cao nhất của cơn sốt “trúng mánh” tiền bạc của
nhiều người.
Một tay kinh doanh bất động sản, kiêm luôn chứng khoán đã hồ hởi, phát biểu: “Ðám đông vây quanh thị trường như những bầy cá đói lâu năm, bây giờ có quăng mồi giấy xuống, chúng nó cũng nhao nhao giành nhau mà đớp!”
|
Ở thời điểm trên, một chủ đìa cá ở quận 7, gần khu đang “hot” là Phú Mỹ Hưng được các chủ đầu tư ra giá là 100 tỉ đồng (gần 5 triệu đô la), nhưng ông chủ đìa nhất định đòi 110 tỉ đồng, vì đất đai lúc đó san lấp, phân lô bán cái là có lời ngay. Ðang “cò kè” giá, đùng một cái qua đầu 2008, khủng hoảng kinh tế, các nhà đầu tư tháo chạy...
Bây giờ ông chủ đìa trên vẫn ngày ngày sống trong cái chòi lá, để canh mấy cái đìa cá, và đêm đêm lại “rên” ư ử cái bài vọng cổ buồn “tàn canh gió lạnh...” Vì giấc mộng triệu phú đô-la ngày nào đã vỗ cánh bay xa...
'Chòi đạp' tìm đường ra
Sáu năm nay (2008-2014), thị trường bất động sản hết đóng băng thì lại bất động, và rồi lại im lìm chìm vào cơn... hôn mê sâu.
Nhiều biện pháp được đưa ra nhằm cứu con bệnh “thập tử nhất sinh” là thị trường bất động sản, vì chỉ có làm vậy mới mong vực dậy nền kinh tế đang ngày càng suy thoái trầm trọng.
Hết giải pháp hạ giá nhà đất, mà theo ghi nhận của chúng tôi, sáu năm qua nhiều phân khúc thị trường nhà đất đã giảm từ 5% tới&45% nhưng vẫn vắng bóng người mua. Lại đến việc cho Việt kiều và mới đây nhất là cho người nước ngoài được phép sở hữu, mua bán, cho thuê nhà đất tại Việt Nam. Nhưng coi bộ tình hình cũng chẳng mấy nhúc nhích, cục cựa gì.
Gần đây thị trường bất động sản lại có thêm“le lói” một vài tia hy vọng.
Ðầu tiên, phải kể tới gói gọi là “hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp” với số tiền là 30 ngàn tỷ đồng.Gòi này được triển khai từ năm ngoái (tháng 6 năm 2013).
Kế tiếp, mới đây có “4 nhà” liên kết lại để hình thành một sàn giao dịch bất động sản mới, dựa trên chính yêu là lập sàn giao dịch vật liệu xây dựng.Với sự “chủ xị” là một tập đoàn cung ứng vật liệu xây dựng và ngân hàng thương mại xây dựng Việt Nam (VNBC).
“Bốn nhà” liên kết gồm: Chủ đầu tư; Nhà cung ứng VLXD; Nhà thầu và Nhà ngân hàng. “Bốn nhà” tuyên bố là sẽ “tung” ra thị trường bất động sản 50 ngàn tỷ đồng (loại kinh doanh thương mại, chứ không phải như gói hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỷ đồng đã nêu ở trên).
Cùng lúc, một “liên doanh” khác gồm 8 ngân hàng cũng “đánh tiếng” là sẽ “quăng” thêm 70 ngàn tỷ đồng nữa vào cuộc chiến thư hùng bất động sản.
Thực hư thì những tuyên bố ồn ào trên vẫn chưa được thực tế kiểm chứng. Nhưng một cựu quan chức cỡ bự của ngành tài chánh đã “cộng gộp” tất cả các khoản lại và hoan hỉ “loan báo” với bàn dân thiên hạ, rằng thì là: - Bây giờ chúng ta có chính sách tốt, cho Việt kiều cho người nước ngoài mua nhà; chúng ta có liên doanh, liên kết các ngành dọc, ngành ngang; chúng ta có “binh hùng tướng mạnh” lại có 150 ngàn tỷ đồng, lo gì mà chúng ta không giải cứu được “binh nhì “ bất động sản?!
Thị trường bất động sản, có lẽ cũng đang hồi hộp chờ xem phản ứng tốt lành có đến và băng có tan trong mùa hạ khốc liệt 2014 này?
|
Bế tắc
Tiến độ giải ngân gói 30 ngàn tỷ đồng
rất chậm vì thủ tục rất gian nan với các doanh nghiệp chuyển từ nhà ở
thương mại sang nhà ở xã hội (vậy mới được vay). Người có thu nhập thấp
(thực sự) không có khả năng với tới căn hộ được quy định là khoảng 70
mét vuông, giá dưới 15 triệu đồng/1 mét vuông (khoảng trên dưới 1 tỷ
đồng), với lãi suất là 8% một năm (thời hạn 10 năm). Ðang có kiến nghị
là hạ lãi suất xuống 5% một năm, kéo dài thời hạn lên 15 năm.
Hơn nữa, lượng nhà ở thương mại thì tồn kho rất nhiều, trong khi lượng nhà ở xã hội (nằm trong diện được vay) vẫn còn khan hiếm. Do vậy, gói 30 ngàn tỷ đồng phải mất tới mấy năm nữa mới giải ngân xong, đó là có sự “tăng tốc” hơn nữa trong việc xây dựng nhà ở xã hội - theo nhận định của giới chuyên gia.
Khi ngân hàng thương mại xây dựng Việt Nam (VNBC), “khởi xướng” câu
chuyện “ 4 nhà” về gói 50 ngàn tỷ đồng cho tín dụng bất động sản. Bộ xây
dựng tuyên bố ngay là không “chủ trì” và cũng không “liên quan” gì tới
vấn đề mà VNBC nêu.
Nói tóm lại, thì lời ăn lỗ chịu, nhà nước không
muốn “chống lưng” cho việc bơm tiền vào lãnh vực bất động sản. Vì như
vậy thì chỉ góp phần làm gia tăng lượng bất động sản còn tồn đọng, đồng
thời gia tăng nợ xấu. Mà theo như các báo cáo, lượng tồn đọng của bất
động sản giá trị lên tới khoảng 100 ngàn tỷ đồng, nhưng theo nhận định
của các chuyên gia, con số thực tế chắc chắn phải cao hơn báo cáo nhiều.
Về
vấn đề Việt kiều mua nhà, thực tế mấy năm qua thực hiện chính sách này
cũng chỉ có 126 Việt kiều mua được nhà, trong đó đa số là “Việt kiều -
yêu nước” và Việt kiều Ðông Âu.
Bán nhà ở, căn hộ cho người nước ngoài để thực hiện chính sach “xuất khẩu tại chỗ” thu đô la về, mà đất vẫn còn đó đâu “có chân” mà chạy ra nước ngoài. Cuối cùng, một công ty bất động sản ở Phú Mỹ Hưng cho biết đã “hỗ trợ pháp lý” giúp cho một “Pháp kiều” cư trú lâu năm tại Việt Nam mua được nhà, và đang tiếp tục “hỗ trợ thủ tục” cho một người Nhật mua căn nhà... thứ hai.
Tình trạng pháp lý “ì ạch” kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” ở Việt Nam là một rào cản rất lớn cho ngành bất động sản. Trong khi “khối ngoại” không tỏ ra mặn mà gì với thị trường bất động sản ở Việt Nam (nếu so với Cambodia hay Myanmar, thậm chí là Trung Quốc). Thì ở trong nước, dân chúng cũng đang muốn thoát khỏi các căn hộ chung cư (dù là cao cấp) để quay lại với sở hữu truyền thống là nhà ở tư nhân. Ðây cũng là một thất bại của ngành bất động sản Việt Nam, vì hiện nay trình độ quản lý chung cư tại Việt Nam nhìn chung còn rất kém (nếu không muốn nói là dịch vụ quá kém, không tương xứng với đồng tiền mà người dân bỏ ra).
Ðây là lúc cần “hạ nhiệt” thị trường, đưa hàng hóa về đúng giá trị của nó, xét trong mối quan hệ cung-cầu, tùy thuộc từng thời điểm của thị trường.
Cần tính lại thuế chuyển quyền sử dụng đất, cũng như hành lang pháp lý mua bán nhà đất trên cơ sở của kinh tế thị trường. Vì trên thực tế, lâu nay thuế lo chạy theo việc “chống đầu cơ ”đã “song hành” cùng với thị trường đẩy giá đất lên cao một cách bất hợp lý mà không có đường lui ( khi thị trường bất động sản “xẹp” xuống).
Giảm thuế, giãn thuế, giãn nợ cho các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam lúc này là giúp xã hội Việt Nam “qua cơn mê,” giúp cho dân chúng có cơ hội tiếp cận việc mua nhà ở (một cách chính đáng, hợp lý).
Nếu không, vẫn chỉ tiếp tục “bơm tiền” vào tín dụng bất động sản, sẽ
khiến cho hàng trăm ngàn căn hộ bất động sản tiếp tục “trùm mền” và các
doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chờ... chết! Trong khi hàng triệu dân
nghèo vẫn mãi sống trong viễn cảnh không có nhà để ở.