Cõi Người Ta

Sài Gòn hẻm và người

Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng, quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm.

Hẻm là không gian sống bày biện tất cả sinh hoạt ban ngày của cư dân Sài Gòn.


Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến. ẢNH: TRẦN ĐỨC VIỆT

Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng, quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm. Hồi đó, chợ chưa xây kiên cố như bây giờ. Phía trước các bà các chị buôn bán ngồi san sát, chỉ còn lại lối đi nhỏ xíu. Phía sau cũng là hẻm, con hẻm ngoằn ngoèo ăn thông được ra tới chân cầu Công Lý.

Hồi đó, chợ Phú Nhuận còn là ngôi chợ sầm uất của Sài Gòn. Tại đây có cộng đồng nhỏ người Bến Tre từ miệt Giồng Trôm – Ba Tri nhập cư từ năm 1954. Ngay trước cửa tiệm có bà Tám bán gà vịt rau quả... Tuần hai lần, bà đáp xe đò mang theo hàng hoá từ Giồng Trôm lên Phú Nhuận để buôn bán. Cùng mỗi chuyến hàng từ Giồng Trôm lên, bà mang theo cơ man là chuyện: cây cầu Kinh sắp sập, dừa khô mất giá (thành câu hát ai có má đem đổi dừa khô!), đường độ này mới thêm trạm, thị trường chận bắt dữ lắm...

Mỗi sáng sớm, tôi luôn được đánh thức bằng tiếng những chiếc ba gác máy lấy bánh mì đi từ lò bánh ngay con hẻm sau nhà. Lò bánh mì đốt bằng củi, đương nhiên, làm hoàn toàn thủ công với khoảng bảy – tám thợ nhồi bột, vỗ bột nặn bánh thình thịch từ lúc nửa đêm. Tôi thức dậy, mặc quần áo rồi dắt xe đạp len qua hẻm chợ ồn ào đông đúc ra hướng cầu Công Lý, rồi chui tiếp vào con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy dọc suốt khu nhà ổ chuột bên dòng kinh Nhiêu Lộc để ra hướng cầu Lê Văn Sỹ, đến trường.

Chắc chắn ai đã từng sống nhiều năm ở Sài Gòn cũng ít nhất vài ba lần cảm thấy hoang mang khi lạc bước trong ngõ cụt. Sài Gòn hồi đó chưa kẹt xe triền miên như bây giờ nên cũng chưa có những tấm bảng chỉ dẫn mỗi đầu con hẻm, giả dụ như: “Hẻm này thông ra đường Nguyễn Kiệm”. Đang đi tưởng như bít lối, bỗng con hẻm bất ngờ mở ra một cái ngách ăn thông ra đường cái. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động bí mật trong lòng phố. Tôi chợt ngộ ra rằng, tất cả những con đường đều liên thông với nhau bằng cách nào đó và ở đâu có người thì ở đó chắc chắn có lối ra. Trong nhiều năm lang bạt, người viết bài đã từng khám phá không biết bao nhiêu đường hẻm. Dài có, ngắn có. Có con hẻm dài thẳng tắp với hàng loạt nhánh cắt ngang như hẻm Bùi Thị Xuân nối từ Nhiêu Lộc – Phú Nhuận tới Tân Bình. Có hẻm lòng vòng người lạ đi một hồi sẽ ngạc nhiên thấy mình quay về chỗ cũ nằm trong khu làng dệt Bảy Hiền. Hẻm chợ Đoàn Văn Bơ dài vô tận mà tên gọi từng khu vực chỉ có người địa phương mới hiểu: kho 2, kho 3, kho 4, kho 5... Hẻm nối liền hẻm, làm thành một hệ thống mạch máu lưu thông hoàn chỉnh mở ra một thế giới khác giữa lòng đô thị.

Những thế giới mang màu sắc cộng đồng riêng biệt dễ thấy nhất là những ngôi chợ nằm ẩn mình trong hẻm phố. Có thể liệt kê ra những cái tên như chợ Bà Hoa - nằm trên con đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, khu chợ được biết đến như là nơi tập trung đầy đủ các đặc sản của xứ Quảng. Chợ Long Vân nằm sâu trong một con hẻm trên đường Bạch Đằng thuộc phường 24 quận Bình Thạnh – họp từ sáng sớm với đủ các thứ hàng rong dành cho công nhân và dân lao động. Chợ Phạm Văn Bạch ở khu vực giáp giới Gò Vấp – Tân Bình mang dáng dấp của người miền Bắc.

Một trong những hẻm chợ lâu đời nhất có lẽ là hẻm Đoàn Văn Bơ ở quận 4. Bên trong hệ thống hàng trăm con hẻm chằng chịt đan cài vào nhau như tấm mạng nhện ẩn giấu tất cả những gì xưa cũ nhất của đất Sài Gòn xưa. Ở đây người ta có thể tìm thấy dấu ấn sót lại của những làng nghề như nghề đóng giày, làm đàn guitar, làm mứt tết..., nghề lên đồng và hát cải lương. Tại đây còn có đền thờ Đức Thánh Trần và những ngôi miếu cổ mà tuổi có thể còn xa hơn cả những thợ thuyền theo tàu Tây vào lập nghiệp nơi đất cảng vào những năm đầu thế kỷ 20.

Có nhà nghiên cứu nhận định rằng, “hẻm là phần hồn không thể thiếu của thành phố này”. Còn tôi hình dung nếu cuộc sống đô thị Sài Gòn là một thân cây thì hẻm giống như bộ rễ phồn thực âm thầm cắm sâu vào lòng đất, hút những mạch ngầm để nuôi sống nó.

Nếu ngoài đường phố cuộc sống lúc nào cũng tất bật, náo nhiệt thì trong hẻm nhịp sống chầm chậm, nhẩn nha. Buổi sáng có người ngồi quán càphê, nhâm nhi trang báo và lắng nghe chim hót. Hẻm chật chội nhưng đủ chỗ cho bà Tư bán gánh phở, cô Lý bán trái cây, ông Ba cắt tóc và chú Bốn sửa xe đạp. Cũng một chỗ dưới gốc me, buổi sáng chị Lan bán rau thì đến chiều dì Mai dọn bếp bánh xèo... Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến. Rồi đến lúc nào đó, người mới bỗng nhận ra mình đã trở thành người Sài Gòn tự hồi nào.

Như Thuần
 
(SGTT)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sài Gòn hẻm và người

Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng, quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm.

Hẻm là không gian sống bày biện tất cả sinh hoạt ban ngày của cư dân Sài Gòn.


Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến. ẢNH: TRẦN ĐỨC VIỆT

Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng, quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm. Hồi đó, chợ chưa xây kiên cố như bây giờ. Phía trước các bà các chị buôn bán ngồi san sát, chỉ còn lại lối đi nhỏ xíu. Phía sau cũng là hẻm, con hẻm ngoằn ngoèo ăn thông được ra tới chân cầu Công Lý.

Hồi đó, chợ Phú Nhuận còn là ngôi chợ sầm uất của Sài Gòn. Tại đây có cộng đồng nhỏ người Bến Tre từ miệt Giồng Trôm – Ba Tri nhập cư từ năm 1954. Ngay trước cửa tiệm có bà Tám bán gà vịt rau quả... Tuần hai lần, bà đáp xe đò mang theo hàng hoá từ Giồng Trôm lên Phú Nhuận để buôn bán. Cùng mỗi chuyến hàng từ Giồng Trôm lên, bà mang theo cơ man là chuyện: cây cầu Kinh sắp sập, dừa khô mất giá (thành câu hát ai có má đem đổi dừa khô!), đường độ này mới thêm trạm, thị trường chận bắt dữ lắm...

Mỗi sáng sớm, tôi luôn được đánh thức bằng tiếng những chiếc ba gác máy lấy bánh mì đi từ lò bánh ngay con hẻm sau nhà. Lò bánh mì đốt bằng củi, đương nhiên, làm hoàn toàn thủ công với khoảng bảy – tám thợ nhồi bột, vỗ bột nặn bánh thình thịch từ lúc nửa đêm. Tôi thức dậy, mặc quần áo rồi dắt xe đạp len qua hẻm chợ ồn ào đông đúc ra hướng cầu Công Lý, rồi chui tiếp vào con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy dọc suốt khu nhà ổ chuột bên dòng kinh Nhiêu Lộc để ra hướng cầu Lê Văn Sỹ, đến trường.

Chắc chắn ai đã từng sống nhiều năm ở Sài Gòn cũng ít nhất vài ba lần cảm thấy hoang mang khi lạc bước trong ngõ cụt. Sài Gòn hồi đó chưa kẹt xe triền miên như bây giờ nên cũng chưa có những tấm bảng chỉ dẫn mỗi đầu con hẻm, giả dụ như: “Hẻm này thông ra đường Nguyễn Kiệm”. Đang đi tưởng như bít lối, bỗng con hẻm bất ngờ mở ra một cái ngách ăn thông ra đường cái. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động bí mật trong lòng phố. Tôi chợt ngộ ra rằng, tất cả những con đường đều liên thông với nhau bằng cách nào đó và ở đâu có người thì ở đó chắc chắn có lối ra. Trong nhiều năm lang bạt, người viết bài đã từng khám phá không biết bao nhiêu đường hẻm. Dài có, ngắn có. Có con hẻm dài thẳng tắp với hàng loạt nhánh cắt ngang như hẻm Bùi Thị Xuân nối từ Nhiêu Lộc – Phú Nhuận tới Tân Bình. Có hẻm lòng vòng người lạ đi một hồi sẽ ngạc nhiên thấy mình quay về chỗ cũ nằm trong khu làng dệt Bảy Hiền. Hẻm chợ Đoàn Văn Bơ dài vô tận mà tên gọi từng khu vực chỉ có người địa phương mới hiểu: kho 2, kho 3, kho 4, kho 5... Hẻm nối liền hẻm, làm thành một hệ thống mạch máu lưu thông hoàn chỉnh mở ra một thế giới khác giữa lòng đô thị.

Những thế giới mang màu sắc cộng đồng riêng biệt dễ thấy nhất là những ngôi chợ nằm ẩn mình trong hẻm phố. Có thể liệt kê ra những cái tên như chợ Bà Hoa - nằm trên con đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, khu chợ được biết đến như là nơi tập trung đầy đủ các đặc sản của xứ Quảng. Chợ Long Vân nằm sâu trong một con hẻm trên đường Bạch Đằng thuộc phường 24 quận Bình Thạnh – họp từ sáng sớm với đủ các thứ hàng rong dành cho công nhân và dân lao động. Chợ Phạm Văn Bạch ở khu vực giáp giới Gò Vấp – Tân Bình mang dáng dấp của người miền Bắc.

Một trong những hẻm chợ lâu đời nhất có lẽ là hẻm Đoàn Văn Bơ ở quận 4. Bên trong hệ thống hàng trăm con hẻm chằng chịt đan cài vào nhau như tấm mạng nhện ẩn giấu tất cả những gì xưa cũ nhất của đất Sài Gòn xưa. Ở đây người ta có thể tìm thấy dấu ấn sót lại của những làng nghề như nghề đóng giày, làm đàn guitar, làm mứt tết..., nghề lên đồng và hát cải lương. Tại đây còn có đền thờ Đức Thánh Trần và những ngôi miếu cổ mà tuổi có thể còn xa hơn cả những thợ thuyền theo tàu Tây vào lập nghiệp nơi đất cảng vào những năm đầu thế kỷ 20.

Có nhà nghiên cứu nhận định rằng, “hẻm là phần hồn không thể thiếu của thành phố này”. Còn tôi hình dung nếu cuộc sống đô thị Sài Gòn là một thân cây thì hẻm giống như bộ rễ phồn thực âm thầm cắm sâu vào lòng đất, hút những mạch ngầm để nuôi sống nó.

Nếu ngoài đường phố cuộc sống lúc nào cũng tất bật, náo nhiệt thì trong hẻm nhịp sống chầm chậm, nhẩn nha. Buổi sáng có người ngồi quán càphê, nhâm nhi trang báo và lắng nghe chim hót. Hẻm chật chội nhưng đủ chỗ cho bà Tư bán gánh phở, cô Lý bán trái cây, ông Ba cắt tóc và chú Bốn sửa xe đạp. Cũng một chỗ dưới gốc me, buổi sáng chị Lan bán rau thì đến chiều dì Mai dọn bếp bánh xèo... Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến. Rồi đến lúc nào đó, người mới bỗng nhận ra mình đã trở thành người Sài Gòn tự hồi nào.

Như Thuần
 
(SGTT)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm