Xe cán chó
Sao Bằng Ở VN: Tại sao "giặc tè bậy" hoành hành ở Ấn Độ?
Bất cứ lúc nào tới Ấn Độ, bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người đàn ông đứng tiểu tiện ở nơi công cộng. Tháng trước, các tình nguyện viên tại bang Rajasthan đã bắt đầu khiến những người đi tè bậy cảm thấy xấu hổ bằng cách đánh trống và thổi còi. Nhưng từng đó vẫn chưa đủ để loại bỏ thói quen xấu tại quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới này.
Dưới đây là bài báo của phóng viên BBC Rahul Tandon về tình trạng tiểu tiện bừa bãi ở Ấn Độ:
Một vài ngày sau khi chúng tôi chuyển tới Ấn Độ, con trai tôi đã phát hiện ra một nhóm đàn ông đang đứng trước một bức tường gần căn hộ của chúng tôi. Họ cười đùa vui vẻ trong khi đang tiểu tiện ở nơi công cộng. Cháu nhìn tôi, lúng túng và hỏi: "Tại sao họ lại làm như vậy?"
5 năm sau đó, tôi vẫn đi tìm câu trả lời cho con trai mình. Đi tới bất cứ đâu trên quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới này bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người đứng tiểu và nhổ nước bọt bừa bãi. Một người bạn Ấn Độ của tôi gần đây nói đùa rằng những hành vi bất lịch sự đó đã trở thành một trò tiêu khiển mang tính quốc gia.
"Chúng tôi làm như vậy ở mọi nơi," anh nói với một chút tự hào.
Quyết định của các nhà chức trách ở Rajasthan nhằm cố gắng ngăn chặn việc tiểu tiện ở nơi công cộng bằng cách làm họ xấu hổ đã gây ra một cuộc tranh luận ở địa phương này.
Người phụ trách một chuyên mục tại một trong những tờ báo tiếng Anh phổ biến nhất ở Ấn Độ gần đây đã đặt ra câu hỏi: "Có phải người Ấn Độ thích đi tè bậy?"
Và câu trả lời "Phải" của anh đã khiến nhiều độc giả giận dữ.
Cùng với một bản phô-tô bài báo của anh, tôi quyết định đặt ra câu hỏi tương tự với những người bạn của mình.
Hình ảnh thiếu văn minh này có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đất nước Ấn Độ. |
Bikram, một người trẻ tuổi giàu có của Ấn Độ, là người đầu tiên đưa ra câu trả lời. Sau khi liếc nhìn tôi vài giây anh nói: "Làm sao anh lại có thể hỏi một câu ngu ngốc như vậy?"
Câu trả lời rất đơn giản, anh ta nói. "Vì ở đây không có đủ nhà vệ sinh." Nhiều người ngồi cùng bạn cũng gật gù đồng ý với Bikram.
Bikram đã đưa ra một câu trả lời khá thích đáng. Bộ trưởng phát triển nông thôn Ấn Độ Jairam Ramesh gần đây cho rằng quốc gia này cần thêm nhiều toilet hơn là các đền thờ. Hầu hết một nửa hộ gia đình tại đây không có nhà vệ sinh riêng. Những lời phát biểu của Jairam Ramesh đã khiến nhiều người kéo đến trước cửa nhà riêng của ông biểu tình. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, ông lại tiếp tục đề nghị phụ nữ không kết hôn trừ khi có nhà vệ sinh trong ngôi nhà họ sắp tới làm dâu.
Tất cả đều im lặng sau khi Bikram đưa ra bình luận. Có vẻ như cuộc thảo luận của chúng tôi đã chấm dứt ở đây.
Tuy nhiên sau đó, Tina, một bà nội trợ quyết định lên tiếng. "Đó không chỉ là vấn đề toilet mà còn là thiếu ý thức," cô nói, đồng thời cho biết chỉ một vài tiếng trước đó cô đã nhìn thấy một người đàn ông đi tiểu tiện trên phố trong khi cách đấy không xa là một nhà vệ sinh công cộng.
"Chuyện này xảy ra mọi lúc và nó thật ghê tởm," cô nói.
Tôi nhìn sang Bikram, hy vọng sẽ có một sự phản ứng nhưng anh không có gì để nói và giả vờ đang phải gọi một cuộc điện thoại khẩn cấp. Tuy nhiên, một người bạn của tôi tới từ Mumbai, Raju đã lắc đầu.
"Anh đã bao giờ vào nhà vệ sinh công cộng?" Raju hỏi. "Chúng rất bốc mùi. Có một cái ở gần nhà tôi và tôi đã không thể chịu nổi khi đứng cách đó 45m."
Nhắc tới vấn đề này, Tina bỗng trở nên sôi nổi hơn.
"Đều là do địa vị xã hội, " cô nói. "Chúng tôi hy vọng những tới từ tầng lớp thấp sẽ lau dọn nhà vệ sinh. Chúng tôi sẽ không làm điều đó. Cho tới khi quan niệm đó thay đổi thì thực trạng này vẫn diễn ra."
Bạn cô, Brinka, ngồi gần đó như muốn nói điều gì. Đôi mắt cô nhìn chằm chằm vào những người đàn ông ngồi cùng bàn.
"Tôi có thể hỏi các anh tại sao phụ nữ chúng tôi có thể đợi cho tới khi tìm một nhà vệ sinh công cộng nhưng các anh thì không?" cô hỏi. Không một người đàn ông nào dám trả lời.
Những bức ảnh các vị thần được treo trên tường để ngăn đấng mày râu tè bậy lên đó. |
Khi tôi đi bộ về nhà, tôi nhìn thấy một người đàn ông đứng trên vỉa hè, hai chân đứng dạng ra. Bạn có thể đoán được anh ta đang làm gì.
"Tại sao anh không đợi cho tới lúc về nhà hay tìm một nhà vệ sinh?" tôi hỏi.
Người đàn ông nhìn tôi như thể tôi bị điên. "Đây là Ấn Độ thưa ông...đây là những gì chúng tôi làm," anh ta trả lời.
Chứng kiến cuộc tranh luận của chúng tôi là một nhân viên cảnh sát. Tôi hỏi viên cảnh sát tại sao không ngăn anh ta lại.
"Để làm gì?" viên cảnh sát hỏi với một nụ cười trên khuôn mặt.
Những lời nói của người đàn ông đi tiểu bậy và nhân viên cảnh sát cứ văng vẳng trong đầu tôi suốt dọc đường về nhà.
Đi được một đoạn, tôi ngước nhìn lên và thấy hình ảnh của các vị thần trên bức tường trước mặt. Chúng được treo bên ngoài một ngôi nhà để mọi người sẽ không tiểu tiện lên đó.
Ấn Độ có lẽ cần nhiều toilet hơn đền thờ nhưng ở một quốc gia tôn giáo sâu sắc, dường như sự can thiệp của thần thánh là điều duy nhất cho thể ngăn những người đàn ông đi tiểu ở nơi công cộng.
Sầm Hoa (Theo BBC)
( Song Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Sao Bằng Ở VN: Tại sao "giặc tè bậy" hoành hành ở Ấn Độ?
Bất cứ lúc nào tới Ấn Độ, bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người đàn ông đứng tiểu tiện ở nơi công cộng. Tháng trước, các tình nguyện viên tại bang Rajasthan đã bắt đầu khiến những người đi tè bậy cảm thấy xấu hổ bằng cách đánh trống và thổi còi. Nhưng từng đó vẫn chưa đủ để loại bỏ thói quen xấu tại quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới này.
Dưới đây là bài báo của phóng viên BBC Rahul Tandon về tình trạng tiểu tiện bừa bãi ở Ấn Độ:
Một vài ngày sau khi chúng tôi chuyển tới Ấn Độ, con trai tôi đã phát hiện ra một nhóm đàn ông đang đứng trước một bức tường gần căn hộ của chúng tôi. Họ cười đùa vui vẻ trong khi đang tiểu tiện ở nơi công cộng. Cháu nhìn tôi, lúng túng và hỏi: "Tại sao họ lại làm như vậy?"
5 năm sau đó, tôi vẫn đi tìm câu trả lời cho con trai mình. Đi tới bất cứ đâu trên quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới này bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người đứng tiểu và nhổ nước bọt bừa bãi. Một người bạn Ấn Độ của tôi gần đây nói đùa rằng những hành vi bất lịch sự đó đã trở thành một trò tiêu khiển mang tính quốc gia.
"Chúng tôi làm như vậy ở mọi nơi," anh nói với một chút tự hào.
Quyết định của các nhà chức trách ở Rajasthan nhằm cố gắng ngăn chặn việc tiểu tiện ở nơi công cộng bằng cách làm họ xấu hổ đã gây ra một cuộc tranh luận ở địa phương này.
Người phụ trách một chuyên mục tại một trong những tờ báo tiếng Anh phổ biến nhất ở Ấn Độ gần đây đã đặt ra câu hỏi: "Có phải người Ấn Độ thích đi tè bậy?"
Và câu trả lời "Phải" của anh đã khiến nhiều độc giả giận dữ.
Cùng với một bản phô-tô bài báo của anh, tôi quyết định đặt ra câu hỏi tương tự với những người bạn của mình.
Hình ảnh thiếu văn minh này có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đất nước Ấn Độ. |
Bikram, một người trẻ tuổi giàu có của Ấn Độ, là người đầu tiên đưa ra câu trả lời. Sau khi liếc nhìn tôi vài giây anh nói: "Làm sao anh lại có thể hỏi một câu ngu ngốc như vậy?"
Câu trả lời rất đơn giản, anh ta nói. "Vì ở đây không có đủ nhà vệ sinh." Nhiều người ngồi cùng bạn cũng gật gù đồng ý với Bikram.
Bikram đã đưa ra một câu trả lời khá thích đáng. Bộ trưởng phát triển nông thôn Ấn Độ Jairam Ramesh gần đây cho rằng quốc gia này cần thêm nhiều toilet hơn là các đền thờ. Hầu hết một nửa hộ gia đình tại đây không có nhà vệ sinh riêng. Những lời phát biểu của Jairam Ramesh đã khiến nhiều người kéo đến trước cửa nhà riêng của ông biểu tình. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, ông lại tiếp tục đề nghị phụ nữ không kết hôn trừ khi có nhà vệ sinh trong ngôi nhà họ sắp tới làm dâu.
Tất cả đều im lặng sau khi Bikram đưa ra bình luận. Có vẻ như cuộc thảo luận của chúng tôi đã chấm dứt ở đây.
Tuy nhiên sau đó, Tina, một bà nội trợ quyết định lên tiếng. "Đó không chỉ là vấn đề toilet mà còn là thiếu ý thức," cô nói, đồng thời cho biết chỉ một vài tiếng trước đó cô đã nhìn thấy một người đàn ông đi tiểu tiện trên phố trong khi cách đấy không xa là một nhà vệ sinh công cộng.
"Chuyện này xảy ra mọi lúc và nó thật ghê tởm," cô nói.
Tôi nhìn sang Bikram, hy vọng sẽ có một sự phản ứng nhưng anh không có gì để nói và giả vờ đang phải gọi một cuộc điện thoại khẩn cấp. Tuy nhiên, một người bạn của tôi tới từ Mumbai, Raju đã lắc đầu.
"Anh đã bao giờ vào nhà vệ sinh công cộng?" Raju hỏi. "Chúng rất bốc mùi. Có một cái ở gần nhà tôi và tôi đã không thể chịu nổi khi đứng cách đó 45m."
Nhắc tới vấn đề này, Tina bỗng trở nên sôi nổi hơn.
"Đều là do địa vị xã hội, " cô nói. "Chúng tôi hy vọng những tới từ tầng lớp thấp sẽ lau dọn nhà vệ sinh. Chúng tôi sẽ không làm điều đó. Cho tới khi quan niệm đó thay đổi thì thực trạng này vẫn diễn ra."
Bạn cô, Brinka, ngồi gần đó như muốn nói điều gì. Đôi mắt cô nhìn chằm chằm vào những người đàn ông ngồi cùng bàn.
"Tôi có thể hỏi các anh tại sao phụ nữ chúng tôi có thể đợi cho tới khi tìm một nhà vệ sinh công cộng nhưng các anh thì không?" cô hỏi. Không một người đàn ông nào dám trả lời.
Những bức ảnh các vị thần được treo trên tường để ngăn đấng mày râu tè bậy lên đó. |
Khi tôi đi bộ về nhà, tôi nhìn thấy một người đàn ông đứng trên vỉa hè, hai chân đứng dạng ra. Bạn có thể đoán được anh ta đang làm gì.
"Tại sao anh không đợi cho tới lúc về nhà hay tìm một nhà vệ sinh?" tôi hỏi.
Người đàn ông nhìn tôi như thể tôi bị điên. "Đây là Ấn Độ thưa ông...đây là những gì chúng tôi làm," anh ta trả lời.
Chứng kiến cuộc tranh luận của chúng tôi là một nhân viên cảnh sát. Tôi hỏi viên cảnh sát tại sao không ngăn anh ta lại.
"Để làm gì?" viên cảnh sát hỏi với một nụ cười trên khuôn mặt.
Những lời nói của người đàn ông đi tiểu bậy và nhân viên cảnh sát cứ văng vẳng trong đầu tôi suốt dọc đường về nhà.
Đi được một đoạn, tôi ngước nhìn lên và thấy hình ảnh của các vị thần trên bức tường trước mặt. Chúng được treo bên ngoài một ngôi nhà để mọi người sẽ không tiểu tiện lên đó.
Ấn Độ có lẽ cần nhiều toilet hơn đền thờ nhưng ở một quốc gia tôn giáo sâu sắc, dường như sự can thiệp của thần thánh là điều duy nhất cho thể ngăn những người đàn ông đi tiểu ở nơi công cộng.
Sầm Hoa (Theo BBC)
( Song Phương chuyển )