Xe cán chó
Sao Không Dùng Giọng Trọ Trẹ Của Bác Hồ? : Hãy tôn trọng những nét đa dạng của đồng bào mình
Mình thực sự nghĩ cái quan trọng của một phát thanh viên đài truyền hình quốc gia không phải là nên nói theo giọng vùng, miền nào mà là cần phải có cá tính trong bản tin.
Mình thực sự nghĩ cái quan trọng của một phát thanh viên đài truyền hình quốc gia không phải là nên nói theo giọng vùng, miền nào mà là cần phải có cá tính trong bản tin.
Ở một quốc gia mà đài truyền hình trung ương đóng vai trò phát thanh cho
chính quyền thì các phát thanh viên không còn đóng vai trò của người
dẫn chương trình (anchorman) nữa mà chỉ còn là người phát thanh
(announcer). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các phát thanh viên
không được đưa chính kiến của mình vào một mẫu tin tức. Yuri Levitan,
phát thanh viên huyền thoại của Liên Xô, được biết đến nhiều vì khả năng
đưa chính kiến vào giọng nói, cách đọc bản tin của ông. Những buổi phát
thanh của ông thường thu hút người nghe và tiếp thêm sức mạnh cho Hồng
quân Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến. Levitan là một người gốc Do Thái và
chưa ai đặt câu hỏi liệu Levitan có phát âm tiếng Nga chuẩn không.
Edward Murrow, một anchorman huyền thoại khác của đài CBS Hoa Kỳ, cũng là một ví dụ về hình mẫu phát thanh viên chúng ta nên trông chờ. Giọng nói của Murrow không phải chuẩn đặc trưng Hoa Kỳ. Ông nói nhanh và nhiều khi có cảm giác nuốt chữ. Nhưng cái làm cho Murrow trở thành huyền thoại chính là ánh mắt cương nghị, lối nói không khoan nhượng và có chính kiến rõ ràng trước những vấn đề của nước Mỹ. Chính Murrow và các bản tin của ông đã góp phần đánh lùi chủ nghĩa chống Cộng cực đoan của Thượng nghị sĩ McCarthy.
Tiếp theo sau Murrow là một huyền thoại khác của CBS là Walter Cronkite. Cronkite trở thành biểu tượng của truyền hình Hoa Kỳ, đặc biệt là sau buổi phát hình tin Tổng thống Kennedy bị ám sát. Trực tiếp trên truyền hình, không có sẵn kịch bản, những gì Cronkite nói lúc đó hoàn toàn là những thông tin tường thuật trực tiếp từ hiện trường. Người Mỹ cảm kích Cronkite vì trong thời khắc khó khăn như vậy, ông vẫn hoàn thành hết bài tường thuật của mình một cách khách quan nhất, bình tĩnh nhất. Chẳng ai hỏi Cronkite có phát âm chuẩn tiếng Mỹ hay không.
Vì sao lại như vậy? Đơn giản, theo mình, bởi vì tuy có hơi nghe không quen tai giữa các vùng miền, nhưng người Mỹ hay người Nga không ai cảm thấy khó chịu vì âm điệu khác của đồng bào mình cả. Cái làm mình bực bội nhất khi xem những cuộc tranh luận gần đây đó là thái độ không chấp nhận cái đa dạng từ những người ủng hộ giọng Hà Nội "chuẩn". Mình có rất nhiều bạn Hà Nội và có tình cảm gắn bó với đất Hà Nội, nhưng có một điều mình không thích ở Hà Nội. Đó là mình cảm giác trong khi Sài Gòn chấp nhận những người địa phương đến và giữ gìn bản sắc của họ (bún bò, mì quảng ở Sài Gòn không nấu giống hủ tiếu) thì để sống ở Hà Nội, người địa phương phải ít nhiều chiều lòng người Hà Nội, từ việc pha tiếng đổi giọng, đến đổi khẩu vị (bún bò ở Hà Nội nấu như phở). Mình có một người bạn từng bị chủ lao động yêu cầu phải đổi từ giọng miền Trung thành giọng Hà Nội nếu muốn làm việc. Một MC khác chuyên dẫn chương trình dành cho sinh viên cũng nói giọng Bắc thay vì giọng Nghệ An đặc trưng của cô. Mình không phủ nhận ở đâu cũng sẽ có những khó khăn giữa những người có giọng khác nhau, nhưng thay vì bắt người ta đổi giọng cho hợp ý mình, hoặc đóng cửa một công việc nào đó với họ, tại sao bản thân không tự biết học hỏi thêm một nét đa dạng khác của đồng bào mình. Đó mới là tôn trọng lẫn nhau.
Việc trước mắt không phải là tranh cãi xem phát thanh viên nên nói giọng Hà Nội hay giọng Huế, Sài Gòn, Tây Nguyên hay miền Tây mà là tạo điều kiện cho phát thanh viên được có chính kiến, có cảm xúc khi thực hiện công việc của mình. Trong một sự kiện gần đây, khi mà khách mời của VTV quên tắt chuông điện thoại, người ta chú ý quá nhiều đến hình ảnh xử lý là vứt điện thoại sang một bên của khách mời (theo mình là rất cương quyết và tôn trọng khán giả) thì ít ai đề cập đến sự bất động như tượng của cô phát thanh viên. Lẽ ra cô phát thanh viên cần linh hoạt và đỡ lời giúp khách mời thay vì ngồi như không có chuyện gì xảy ra như vậy. Bất động, thiếu cá tính, rập khuôn và máy móc như vậy thì dù có nói giọng chuẩn từ đời vua Hùng cũng không xứng đáng được góp mặt trên đài truyền hình quốc gia!
Lê Nguyễn Duy Hậu
Theo FB Lê Nguyễn Duy Hậu
Mình thực sự nghĩ cái quan trọng của một phát thanh viên đài truyền hình quốc gia không phải là nên nói theo giọng vùng, miền nào mà là cần phải có cá tính trong bản tin.
Edward Murrow, một anchorman huyền thoại khác của đài CBS Hoa Kỳ, cũng là một ví dụ về hình mẫu phát thanh viên chúng ta nên trông chờ. Giọng nói của Murrow không phải chuẩn đặc trưng Hoa Kỳ. Ông nói nhanh và nhiều khi có cảm giác nuốt chữ. Nhưng cái làm cho Murrow trở thành huyền thoại chính là ánh mắt cương nghị, lối nói không khoan nhượng và có chính kiến rõ ràng trước những vấn đề của nước Mỹ. Chính Murrow và các bản tin của ông đã góp phần đánh lùi chủ nghĩa chống Cộng cực đoan của Thượng nghị sĩ McCarthy.
Tiếp theo sau Murrow là một huyền thoại khác của CBS là Walter Cronkite. Cronkite trở thành biểu tượng của truyền hình Hoa Kỳ, đặc biệt là sau buổi phát hình tin Tổng thống Kennedy bị ám sát. Trực tiếp trên truyền hình, không có sẵn kịch bản, những gì Cronkite nói lúc đó hoàn toàn là những thông tin tường thuật trực tiếp từ hiện trường. Người Mỹ cảm kích Cronkite vì trong thời khắc khó khăn như vậy, ông vẫn hoàn thành hết bài tường thuật của mình một cách khách quan nhất, bình tĩnh nhất. Chẳng ai hỏi Cronkite có phát âm chuẩn tiếng Mỹ hay không.
Vì sao lại như vậy? Đơn giản, theo mình, bởi vì tuy có hơi nghe không quen tai giữa các vùng miền, nhưng người Mỹ hay người Nga không ai cảm thấy khó chịu vì âm điệu khác của đồng bào mình cả. Cái làm mình bực bội nhất khi xem những cuộc tranh luận gần đây đó là thái độ không chấp nhận cái đa dạng từ những người ủng hộ giọng Hà Nội "chuẩn". Mình có rất nhiều bạn Hà Nội và có tình cảm gắn bó với đất Hà Nội, nhưng có một điều mình không thích ở Hà Nội. Đó là mình cảm giác trong khi Sài Gòn chấp nhận những người địa phương đến và giữ gìn bản sắc của họ (bún bò, mì quảng ở Sài Gòn không nấu giống hủ tiếu) thì để sống ở Hà Nội, người địa phương phải ít nhiều chiều lòng người Hà Nội, từ việc pha tiếng đổi giọng, đến đổi khẩu vị (bún bò ở Hà Nội nấu như phở). Mình có một người bạn từng bị chủ lao động yêu cầu phải đổi từ giọng miền Trung thành giọng Hà Nội nếu muốn làm việc. Một MC khác chuyên dẫn chương trình dành cho sinh viên cũng nói giọng Bắc thay vì giọng Nghệ An đặc trưng của cô. Mình không phủ nhận ở đâu cũng sẽ có những khó khăn giữa những người có giọng khác nhau, nhưng thay vì bắt người ta đổi giọng cho hợp ý mình, hoặc đóng cửa một công việc nào đó với họ, tại sao bản thân không tự biết học hỏi thêm một nét đa dạng khác của đồng bào mình. Đó mới là tôn trọng lẫn nhau.
Việc trước mắt không phải là tranh cãi xem phát thanh viên nên nói giọng Hà Nội hay giọng Huế, Sài Gòn, Tây Nguyên hay miền Tây mà là tạo điều kiện cho phát thanh viên được có chính kiến, có cảm xúc khi thực hiện công việc của mình. Trong một sự kiện gần đây, khi mà khách mời của VTV quên tắt chuông điện thoại, người ta chú ý quá nhiều đến hình ảnh xử lý là vứt điện thoại sang một bên của khách mời (theo mình là rất cương quyết và tôn trọng khán giả) thì ít ai đề cập đến sự bất động như tượng của cô phát thanh viên. Lẽ ra cô phát thanh viên cần linh hoạt và đỡ lời giúp khách mời thay vì ngồi như không có chuyện gì xảy ra như vậy. Bất động, thiếu cá tính, rập khuôn và máy móc như vậy thì dù có nói giọng chuẩn từ đời vua Hùng cũng không xứng đáng được góp mặt trên đài truyền hình quốc gia!
Lê Nguyễn Duy Hậu
Theo FB Lê Nguyễn Duy Hậu
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Sao Không Dùng Giọng Trọ Trẹ Của Bác Hồ? : Hãy tôn trọng những nét đa dạng của đồng bào mình
Mình thực sự nghĩ cái quan trọng của một phát thanh viên đài truyền hình quốc gia không phải là nên nói theo giọng vùng, miền nào mà là cần phải có cá tính trong bản tin.
Mình thực sự nghĩ cái quan trọng của một phát thanh viên đài truyền hình
quốc gia không phải là nên nói theo giọng vùng, miền nào mà là cần phải
có cá tính trong bản tin.
Ở một quốc gia mà đài truyền hình trung ương đóng vai trò phát thanh cho
chính quyền thì các phát thanh viên không còn đóng vai trò của người
dẫn chương trình (anchorman) nữa mà chỉ còn là người phát thanh
(announcer). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các phát thanh viên
không được đưa chính kiến của mình vào một mẫu tin tức. Yuri Levitan,
phát thanh viên huyền thoại của Liên Xô, được biết đến nhiều vì khả năng
đưa chính kiến vào giọng nói, cách đọc bản tin của ông. Những buổi phát
thanh của ông thường thu hút người nghe và tiếp thêm sức mạnh cho Hồng
quân Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến. Levitan là một người gốc Do Thái và
chưa ai đặt câu hỏi liệu Levitan có phát âm tiếng Nga chuẩn không.
Edward Murrow, một anchorman huyền thoại khác của đài CBS Hoa Kỳ, cũng là một ví dụ về hình mẫu phát thanh viên chúng ta nên trông chờ. Giọng nói của Murrow không phải chuẩn đặc trưng Hoa Kỳ. Ông nói nhanh và nhiều khi có cảm giác nuốt chữ. Nhưng cái làm cho Murrow trở thành huyền thoại chính là ánh mắt cương nghị, lối nói không khoan nhượng và có chính kiến rõ ràng trước những vấn đề của nước Mỹ. Chính Murrow và các bản tin của ông đã góp phần đánh lùi chủ nghĩa chống Cộng cực đoan của Thượng nghị sĩ McCarthy.
Tiếp theo sau Murrow là một huyền thoại khác của CBS là Walter Cronkite. Cronkite trở thành biểu tượng của truyền hình Hoa Kỳ, đặc biệt là sau buổi phát hình tin Tổng thống Kennedy bị ám sát. Trực tiếp trên truyền hình, không có sẵn kịch bản, những gì Cronkite nói lúc đó hoàn toàn là những thông tin tường thuật trực tiếp từ hiện trường. Người Mỹ cảm kích Cronkite vì trong thời khắc khó khăn như vậy, ông vẫn hoàn thành hết bài tường thuật của mình một cách khách quan nhất, bình tĩnh nhất. Chẳng ai hỏi Cronkite có phát âm chuẩn tiếng Mỹ hay không.
Vì sao lại như vậy? Đơn giản, theo mình, bởi vì tuy có hơi nghe không quen tai giữa các vùng miền, nhưng người Mỹ hay người Nga không ai cảm thấy khó chịu vì âm điệu khác của đồng bào mình cả. Cái làm mình bực bội nhất khi xem những cuộc tranh luận gần đây đó là thái độ không chấp nhận cái đa dạng từ những người ủng hộ giọng Hà Nội "chuẩn". Mình có rất nhiều bạn Hà Nội và có tình cảm gắn bó với đất Hà Nội, nhưng có một điều mình không thích ở Hà Nội. Đó là mình cảm giác trong khi Sài Gòn chấp nhận những người địa phương đến và giữ gìn bản sắc của họ (bún bò, mì quảng ở Sài Gòn không nấu giống hủ tiếu) thì để sống ở Hà Nội, người địa phương phải ít nhiều chiều lòng người Hà Nội, từ việc pha tiếng đổi giọng, đến đổi khẩu vị (bún bò ở Hà Nội nấu như phở). Mình có một người bạn từng bị chủ lao động yêu cầu phải đổi từ giọng miền Trung thành giọng Hà Nội nếu muốn làm việc. Một MC khác chuyên dẫn chương trình dành cho sinh viên cũng nói giọng Bắc thay vì giọng Nghệ An đặc trưng của cô. Mình không phủ nhận ở đâu cũng sẽ có những khó khăn giữa những người có giọng khác nhau, nhưng thay vì bắt người ta đổi giọng cho hợp ý mình, hoặc đóng cửa một công việc nào đó với họ, tại sao bản thân không tự biết học hỏi thêm một nét đa dạng khác của đồng bào mình. Đó mới là tôn trọng lẫn nhau.
Việc trước mắt không phải là tranh cãi xem phát thanh viên nên nói giọng Hà Nội hay giọng Huế, Sài Gòn, Tây Nguyên hay miền Tây mà là tạo điều kiện cho phát thanh viên được có chính kiến, có cảm xúc khi thực hiện công việc của mình. Trong một sự kiện gần đây, khi mà khách mời của VTV quên tắt chuông điện thoại, người ta chú ý quá nhiều đến hình ảnh xử lý là vứt điện thoại sang một bên của khách mời (theo mình là rất cương quyết và tôn trọng khán giả) thì ít ai đề cập đến sự bất động như tượng của cô phát thanh viên. Lẽ ra cô phát thanh viên cần linh hoạt và đỡ lời giúp khách mời thay vì ngồi như không có chuyện gì xảy ra như vậy. Bất động, thiếu cá tính, rập khuôn và máy móc như vậy thì dù có nói giọng chuẩn từ đời vua Hùng cũng không xứng đáng được góp mặt trên đài truyền hình quốc gia!
Lê Nguyễn Duy Hậu
Theo FB Lê Nguyễn Duy Hậu
Edward Murrow, một anchorman huyền thoại khác của đài CBS Hoa Kỳ, cũng là một ví dụ về hình mẫu phát thanh viên chúng ta nên trông chờ. Giọng nói của Murrow không phải chuẩn đặc trưng Hoa Kỳ. Ông nói nhanh và nhiều khi có cảm giác nuốt chữ. Nhưng cái làm cho Murrow trở thành huyền thoại chính là ánh mắt cương nghị, lối nói không khoan nhượng và có chính kiến rõ ràng trước những vấn đề của nước Mỹ. Chính Murrow và các bản tin của ông đã góp phần đánh lùi chủ nghĩa chống Cộng cực đoan của Thượng nghị sĩ McCarthy.
Tiếp theo sau Murrow là một huyền thoại khác của CBS là Walter Cronkite. Cronkite trở thành biểu tượng của truyền hình Hoa Kỳ, đặc biệt là sau buổi phát hình tin Tổng thống Kennedy bị ám sát. Trực tiếp trên truyền hình, không có sẵn kịch bản, những gì Cronkite nói lúc đó hoàn toàn là những thông tin tường thuật trực tiếp từ hiện trường. Người Mỹ cảm kích Cronkite vì trong thời khắc khó khăn như vậy, ông vẫn hoàn thành hết bài tường thuật của mình một cách khách quan nhất, bình tĩnh nhất. Chẳng ai hỏi Cronkite có phát âm chuẩn tiếng Mỹ hay không.
Vì sao lại như vậy? Đơn giản, theo mình, bởi vì tuy có hơi nghe không quen tai giữa các vùng miền, nhưng người Mỹ hay người Nga không ai cảm thấy khó chịu vì âm điệu khác của đồng bào mình cả. Cái làm mình bực bội nhất khi xem những cuộc tranh luận gần đây đó là thái độ không chấp nhận cái đa dạng từ những người ủng hộ giọng Hà Nội "chuẩn". Mình có rất nhiều bạn Hà Nội và có tình cảm gắn bó với đất Hà Nội, nhưng có một điều mình không thích ở Hà Nội. Đó là mình cảm giác trong khi Sài Gòn chấp nhận những người địa phương đến và giữ gìn bản sắc của họ (bún bò, mì quảng ở Sài Gòn không nấu giống hủ tiếu) thì để sống ở Hà Nội, người địa phương phải ít nhiều chiều lòng người Hà Nội, từ việc pha tiếng đổi giọng, đến đổi khẩu vị (bún bò ở Hà Nội nấu như phở). Mình có một người bạn từng bị chủ lao động yêu cầu phải đổi từ giọng miền Trung thành giọng Hà Nội nếu muốn làm việc. Một MC khác chuyên dẫn chương trình dành cho sinh viên cũng nói giọng Bắc thay vì giọng Nghệ An đặc trưng của cô. Mình không phủ nhận ở đâu cũng sẽ có những khó khăn giữa những người có giọng khác nhau, nhưng thay vì bắt người ta đổi giọng cho hợp ý mình, hoặc đóng cửa một công việc nào đó với họ, tại sao bản thân không tự biết học hỏi thêm một nét đa dạng khác của đồng bào mình. Đó mới là tôn trọng lẫn nhau.
Việc trước mắt không phải là tranh cãi xem phát thanh viên nên nói giọng Hà Nội hay giọng Huế, Sài Gòn, Tây Nguyên hay miền Tây mà là tạo điều kiện cho phát thanh viên được có chính kiến, có cảm xúc khi thực hiện công việc của mình. Trong một sự kiện gần đây, khi mà khách mời của VTV quên tắt chuông điện thoại, người ta chú ý quá nhiều đến hình ảnh xử lý là vứt điện thoại sang một bên của khách mời (theo mình là rất cương quyết và tôn trọng khán giả) thì ít ai đề cập đến sự bất động như tượng của cô phát thanh viên. Lẽ ra cô phát thanh viên cần linh hoạt và đỡ lời giúp khách mời thay vì ngồi như không có chuyện gì xảy ra như vậy. Bất động, thiếu cá tính, rập khuôn và máy móc như vậy thì dù có nói giọng chuẩn từ đời vua Hùng cũng không xứng đáng được góp mặt trên đài truyền hình quốc gia!
Lê Nguyễn Duy Hậu
Theo FB Lê Nguyễn Duy Hậu