Kinh Khổ
Sau 38 năm! Đạo đức con người từ trên xuống càng ngày càng xuống cấp.
Sự kiện
1). Cây quýt này trồng ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì quả lại chua !?
Theo cuốn sách 100 mẩu chuyện cổ Đông Tây, Án Anh (tức Án Tử) là con một vị tướng nước Tề thời Chiến Quốc, ông có đạo đức cao và tài ứng đối giỏi. Một lần Án Anh sang thăm nước Sở. Trước khi ông đến, vua nước Sở nói với cận thần :
– Án Tử là một tay ăn nói giỏi của nước Tề. Y sang đây, trẫm muốn làm nhục, có cách gì không ?
Một kẻ cận thần góp ý :
– Đợi lúc Án Tử sang đây. Kẻ hạ thần sẽ cho trói một người dẫn đến trước mặt bệ hạ.
– Để làm gì ?
– Để giả làm một kẻ người nước Tề phạm tội ăn trộm.
Khi Án anh đến nơi, vua nước Sở đãi tiệc trọng thể. Lúc đương uống rượu thì bọn lính điệu một người bị trói vào. Vua Sở hỏi :
– Tên kia có tội gì mà phải trói thế ?
Một tên lính thưa :
– Tên này là một người nước Tề phạm tội ăn trộm.
Vua nước Sở mỉm cười chế nhạo, nói với Án Anh :
– Người quý quốc hay trộm cắp nhỉ !
Án Anh bình tĩnh trả lời :
– Chúng tôi thiết nghĩ cây quýt mọc ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì quả lại chua. Đó là do thủy thổ khác nhau mà sinh ra thế. Người ở nước Tề chúng tôi không quen trộm cắp, nhưng sang nước Sở lại sinh ra ăn trộm có lẽ cũng là vì thủy thổ giữa bản quốc và quý quốc khác nhau chăng ?
2). Cây quýt ngọt thời Việt Nam Cộng Hòa,
a/. Ngay chính ông GS Đặng Phong, đảng viên cao cấp đảng CSVN, tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế csvn mà còn phải nhận định:
. Cuộc sống xã hội và tinh thần trong nội bộ xã hội VNCH, trong trường học, trong công sở, trong các gia đình, xóm giềng, bạn hữu… lại là quan hệ có nề nếp, có văn hóa. Học trò lễ phép với thầy, vợ chồng, cha con, mẹ con thương yêu gắn bó với nhau. Thời đó học trò ra đường không hỗn láo như bây giờ. Không có hiện tượng chửi thề, các quan chức cũng có chơi bời nhưng không tệ hại tới mức như một số quan chức hiện nay. Công an thời đó ít có hiện tượng chặn đường để ăn tiền mãi lộ một cách phổ biến như ngày nay.
. Xin giấy tờ ở cấp này cấp kia cũng không phải đút lót một cách phổ biến, đặc biệt là trong trường học thì tình trạng chạy điểm, mua điểm, ném phao, quay cóp gần như không có. Có thể nói, so với xã hội trước đây -thời VNCH- thì trên một số khía cạnh nào đó, cuộc sống văn hóa và tinh thần hôm nay đã xuống cấp nghiêm trọng…
. Những trí thức trước đây, công chức trong công sở là những người có tư cách, đàng hoàng, cả nói năng và hành xử rất có văn hóa. Còn bây giờ, một tỉ lệ đáng kể công chức và cả một số trí thức cũng không có được một phong độ văn hóa như trước đây”
b). Nhà văn Dương thu Hương, cùng đoàn quân chiến thắng, tới Sài gòn liền sau «ngày chiến thắng». Bà thấy cảnh sung túc và cuộc sống văn minh của miền Nam, thấy ở nhà sách Khai Trí có bày bán tự do hàng trăm đầu sách về chủ nghĩa cộng sản…bà đã tìm một góc phố, hẻo lánh, ngồi xuống, bật tiếng khóc!.
Theo như lời bà kể, và than lên : «Tôi đã vào Nam cùng đoàn quân chiến thắng. Nhưng kẻ chiến thắng chính là những kẻ man rợ; còn người chiến bại, chính là những người văn minh !»
c/. Thi sĩ Vũ hoàng Chương cũng gọi những người cộng sản là loài man rợ, man dại. Họ có lý. Bản chất của những người cộng sản cũng là ác ôn, côn đồ, giết người, cướp của và cực kỳ quỉ quyệt, xảo trá…
Từ độ người về hỡi loài man dại !
Dẫu vô tri sỏi đá cũng buồn đau.
Tiếng thở dài vang tận đáy sông sâu.
Màu đỏ oan cừu hành hung phố chợ. - Vũ Hoàng Chương
http://diendancongnhan.blogspot.com/2013/05/sau-38-nam-ao-uc-con-nguoi-tu-tren.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Sau 38 năm! Đạo đức con người từ trên xuống càng ngày càng xuống cấp.
Sự kiện
1). Cây quýt này trồng ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì quả lại chua !?
Theo cuốn sách 100 mẩu chuyện cổ Đông Tây, Án Anh (tức Án Tử) là con một vị tướng nước Tề thời Chiến Quốc, ông có đạo đức cao và tài ứng đối giỏi. Một lần Án Anh sang thăm nước Sở. Trước khi ông đến, vua nước Sở nói với cận thần :
– Án Tử là một tay ăn nói giỏi của nước Tề. Y sang đây, trẫm muốn làm nhục, có cách gì không ?
Một kẻ cận thần góp ý :
– Đợi lúc Án Tử sang đây. Kẻ hạ thần sẽ cho trói một người dẫn đến trước mặt bệ hạ.
– Để làm gì ?
– Để giả làm một kẻ người nước Tề phạm tội ăn trộm.
Khi Án anh đến nơi, vua nước Sở đãi tiệc trọng thể. Lúc đương uống rượu thì bọn lính điệu một người bị trói vào. Vua Sở hỏi :
– Tên kia có tội gì mà phải trói thế ?
Một tên lính thưa :
– Tên này là một người nước Tề phạm tội ăn trộm.
Vua nước Sở mỉm cười chế nhạo, nói với Án Anh :
– Người quý quốc hay trộm cắp nhỉ !
Án Anh bình tĩnh trả lời :
– Chúng tôi thiết nghĩ cây quýt mọc ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất Hoài Bắc thì quả lại chua. Đó là do thủy thổ khác nhau mà sinh ra thế. Người ở nước Tề chúng tôi không quen trộm cắp, nhưng sang nước Sở lại sinh ra ăn trộm có lẽ cũng là vì thủy thổ giữa bản quốc và quý quốc khác nhau chăng ?
2). Cây quýt ngọt thời Việt Nam Cộng Hòa,
a/. Ngay chính ông GS Đặng Phong, đảng viên cao cấp đảng CSVN, tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế csvn mà còn phải nhận định:
. Cuộc sống xã hội và tinh thần trong nội bộ xã hội VNCH, trong trường học, trong công sở, trong các gia đình, xóm giềng, bạn hữu… lại là quan hệ có nề nếp, có văn hóa. Học trò lễ phép với thầy, vợ chồng, cha con, mẹ con thương yêu gắn bó với nhau. Thời đó học trò ra đường không hỗn láo như bây giờ. Không có hiện tượng chửi thề, các quan chức cũng có chơi bời nhưng không tệ hại tới mức như một số quan chức hiện nay. Công an thời đó ít có hiện tượng chặn đường để ăn tiền mãi lộ một cách phổ biến như ngày nay.
. Xin giấy tờ ở cấp này cấp kia cũng không phải đút lót một cách phổ biến, đặc biệt là trong trường học thì tình trạng chạy điểm, mua điểm, ném phao, quay cóp gần như không có. Có thể nói, so với xã hội trước đây -thời VNCH- thì trên một số khía cạnh nào đó, cuộc sống văn hóa và tinh thần hôm nay đã xuống cấp nghiêm trọng…
. Những trí thức trước đây, công chức trong công sở là những người có tư cách, đàng hoàng, cả nói năng và hành xử rất có văn hóa. Còn bây giờ, một tỉ lệ đáng kể công chức và cả một số trí thức cũng không có được một phong độ văn hóa như trước đây”
b). Nhà văn Dương thu Hương, cùng đoàn quân chiến thắng, tới Sài gòn liền sau «ngày chiến thắng». Bà thấy cảnh sung túc và cuộc sống văn minh của miền Nam, thấy ở nhà sách Khai Trí có bày bán tự do hàng trăm đầu sách về chủ nghĩa cộng sản…bà đã tìm một góc phố, hẻo lánh, ngồi xuống, bật tiếng khóc!.
Theo như lời bà kể, và than lên : «Tôi đã vào Nam cùng đoàn quân chiến thắng. Nhưng kẻ chiến thắng chính là những kẻ man rợ; còn người chiến bại, chính là những người văn minh !»
c/. Thi sĩ Vũ hoàng Chương cũng gọi những người cộng sản là loài man rợ, man dại. Họ có lý. Bản chất của những người cộng sản cũng là ác ôn, côn đồ, giết người, cướp của và cực kỳ quỉ quyệt, xảo trá…
Từ độ người về hỡi loài man dại !
Dẫu vô tri sỏi đá cũng buồn đau.
Tiếng thở dài vang tận đáy sông sâu.
Màu đỏ oan cừu hành hung phố chợ. - Vũ Hoàng Chương
http://diendancongnhan.blogspot.com/2013/05/sau-38-nam-ao-uc-con-nguoi-tu-tren.html