Cà Kê Dê Ngỗng
Sau Cốc Khai Lai, số phận Bạc Hy Lai sẽ ra sao?
Sau sự kiện vợ Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai chính thức bị buộc tội giết người, dư luận bắt đầu quan tâm tới việc chính trị gia họ Bạc sẽ được “đối đãi” ra sao trong phần tiếp theo của câu chuyện “quan lớn ngã ngựa” ở Trung Quốc.
Ông John Sudworth - phóng viên đài BBC tại Thượng Hải nhận định, đến lúc này người ta xem như đã rõ được một nửa sự thật đằng sau vụ bê bối động trời của Bạc gia.
Hôm 26/7, Tân Hoa Xã đưa tin bà Cốc Khai Lai và một người giúp việc trong gia đình chính thức bị buộc tội đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood và dự kiến sẽ phải ra hầu tòa vào đầu tháng 8 tới. Cũng theo nguồn tin này, bà Cốc có nhiều khả năng phải ngồi tù lâu dài hoặc cao nhất là lãnh án tử hình.
Có thể nói kết luận của các cơ quan chức năng về tội danh của bà Cốc đã giúp giải đáp một nghi vấn lớn trong toàn cảnh vụ bê bối của cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, kể từ sau khi những bí mật có liên quan tới Bạc gia được hé lộ cách đây hơn 4 tháng.
Tuy nhiên, điều được dư luận quan tâm hơn cả lại liên quan trực tiếp tới “thế tử ngã ngựa” Bạc Hy Lai.
Bản án nào được đưa ra cho ông Bạc còn giúp dư luận biết được hướng xử trí của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với những bê bối chính trị tương tự khi thời khắc chuyển giao quyền lực quan trọng đang tới gần.
Theo đó, giới phân tích nhận định có 2 viễn cảnh được đưa ra cho Bạc Hy Lai. Trước hết khả năng ông Bạc sẽ thoát khỏi những truy cứu hình sự nghiêm trọng nhất.
Khả năng này được dựa trên kết quả điều tra cái chết của doanh nhân người Anh cho thấy ông Bạc có thể vô tội vì không trực tiếp tham gia chỉ đạo vụ ám sát.
Đó được cho là lý do trong tuyên bố cáo buộc đối với bà Cốc gần đây, cơ quan chức năng không hề nhắc tới cái tên Bạc Hy Lai.
Đó được cho là lý do trong tuyên bố cáo buộc đối với bà Cốc gần đây, cơ quan chức năng không hề nhắc tới cái tên Bạc Hy Lai.
Theo BBC, lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý của dư luận về phía bà Cốc để khiến người ta tin rằng “người vợ mang âm mưu thâm độc đã hủy hoại sự nghiệp của chồng”.
Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc vẫn đang rất thận trọng trong việc đưa tin về số phận chính trị gia họ Bạc.
Từ khi Bạc Hy Lai nổi lên với vai trò thị trưởng Thành phố Đại Liên cho tới lúc trở thành Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, hình ảnh ông Bạc luôn gắn liền với nhiều chiến dịch Cách mạnh Đỏ - một phong trào ca ngợi sức mạnh tối cao của Đảng theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông dưới thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.
Phong trào này được Bạc triển khai với 2 mục tiêu cơ bản: Một là, kiên quyết giải trừ nạn tham nhũng dù có phải sử dụng những biện pháp nghiêm khắc đến tàn nhẫn; Hai là, ngợi ca văn hóa cộng sản bằng việc kêu gọi người dân hát những bài hát cách mạng truyền thống và tôn sùng chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Đường lối lãnh đạo của Bạc Hy Lai đã từng gây được tiếng vang lớn trong giới chính trị Trung Quốc và được không ít người ủng hộ, noi theo.
Điều này khiến Bạc hy vọng sẽ có một tiền đề vững chắc để leo lên vị trí cao nhất trong Đảng, trở thành 1 trong số 25 lãnh đạo Ban thường vụ Bộ Chính trị vào mùa thu năm nay.
Điều này khiến Bạc hy vọng sẽ có một tiền đề vững chắc để leo lên vị trí cao nhất trong Đảng, trở thành 1 trong số 25 lãnh đạo Ban thường vụ Bộ Chính trị vào mùa thu năm nay.
Tuy nhiên, những chính sách trên của chính trị gia họ Bạc bị cho là đi ngược tư tưởng của một số nhà cầm quyền Trung Quốc đương thời, trong đó có Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Giới chuyên môn cho rằng, Ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai là hai nhân vật đại diện cho hai luồng tư tưởng đối lập nhau gay gắt trong việc định hướng tương lai phát triển của đất nước Trung Quốc.
Trong khi phe ông Ôn chủ trương theo đuổi một hệ thống chính trị, kinh tế cởi mở thì phía ông Bạc lại muốn duy trì một chế độ cai trị chuyên quyền và độc đoán như thời kỳ Cách mạng Văn hóa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông.
Nên hay không nên loại bỏ Bạc Hy Lai do vậy còn là vấn đề gây tranh cãi trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người ủng hộ Bạc thì mưu cầu giải pháp “xoa dịu” vì lý do tội danh nghiêm trọng nhất đã có người “gánh vác” (ám chỉ bà Cốc Khai Lai) trong khi việc “làm căng” cũng chẳng đem lại lợi ích gì.
Có hay không một cuộc tranh giành quyền lực gay gắt trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc? Có hay không một âm mưu chính trị nhằm loại bỏ lẫn nhau khỏi thế giới quyền lực đầy tham vọng? Và có hay không một sự thỏa hiệp giữa các vị “cốt cán” nhằm xoa dịu dư luận để bảo vệ hình tượng chung?
Sự việc đến nay mới chỉ rõ một nửa, nửa còn lại thực sự quan trọng sẽ được hé lộ trước khi Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra ở Trung Quốc – thời điểm chuyển giao quyền lực quan trọng nhất nhằm quyết định thế hệ lãnh đạo thứ 5 sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Vụ bê bối của chính trị gia Bạc Hy Lai bắt đầu từ hồi giữa tháng 2 khi cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh (cấp dưới của Bạc lúc đó) chạy tới tổng lãnh sự Mỹ cùng nhiều tài liệu mật tố cáo vợ chồng Bạc – Cốc chủ mưu giết người, làm ăn phi pháp, tham nhũng, lộng quyền….
Đến đầu tháng 3, Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh do “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng”. Từ đó tới nay, ông Bạc vẫn bị giam giữ để thẩm tra và việc bà Cốc Khai Lai mới đây bị chính thức cáo buộc tội danh giết người nghiêm trọng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sau Cốc Khai Lai, số phận Bạc Hy Lai sẽ ra sao?
Sau sự kiện vợ Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai chính thức bị buộc tội giết người, dư luận bắt đầu quan tâm tới việc chính trị gia họ Bạc sẽ được “đối đãi” ra sao trong phần tiếp theo của câu chuyện “quan lớn ngã ngựa” ở Trung Quốc.
Ông John Sudworth - phóng viên đài BBC tại Thượng Hải nhận định, đến lúc này người ta xem như đã rõ được một nửa sự thật đằng sau vụ bê bối động trời của Bạc gia.
Hôm 26/7, Tân Hoa Xã đưa tin bà Cốc Khai Lai và một người giúp việc trong gia đình chính thức bị buộc tội đầu độc doanh nhân người Anh Neil Heywood và dự kiến sẽ phải ra hầu tòa vào đầu tháng 8 tới. Cũng theo nguồn tin này, bà Cốc có nhiều khả năng phải ngồi tù lâu dài hoặc cao nhất là lãnh án tử hình.
Có thể nói kết luận của các cơ quan chức năng về tội danh của bà Cốc đã giúp giải đáp một nghi vấn lớn trong toàn cảnh vụ bê bối của cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, kể từ sau khi những bí mật có liên quan tới Bạc gia được hé lộ cách đây hơn 4 tháng.
Tuy nhiên, điều được dư luận quan tâm hơn cả lại liên quan trực tiếp tới “thế tử ngã ngựa” Bạc Hy Lai.
Bản án nào được đưa ra cho ông Bạc còn giúp dư luận biết được hướng xử trí của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với những bê bối chính trị tương tự khi thời khắc chuyển giao quyền lực quan trọng đang tới gần.
Theo đó, giới phân tích nhận định có 2 viễn cảnh được đưa ra cho Bạc Hy Lai. Trước hết khả năng ông Bạc sẽ thoát khỏi những truy cứu hình sự nghiêm trọng nhất.
Khả năng này được dựa trên kết quả điều tra cái chết của doanh nhân người Anh cho thấy ông Bạc có thể vô tội vì không trực tiếp tham gia chỉ đạo vụ ám sát.
Đó được cho là lý do trong tuyên bố cáo buộc đối với bà Cốc gần đây, cơ quan chức năng không hề nhắc tới cái tên Bạc Hy Lai.
Đó được cho là lý do trong tuyên bố cáo buộc đối với bà Cốc gần đây, cơ quan chức năng không hề nhắc tới cái tên Bạc Hy Lai.
Theo BBC, lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý của dư luận về phía bà Cốc để khiến người ta tin rằng “người vợ mang âm mưu thâm độc đã hủy hoại sự nghiệp của chồng”.
Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc vẫn đang rất thận trọng trong việc đưa tin về số phận chính trị gia họ Bạc.
Từ khi Bạc Hy Lai nổi lên với vai trò thị trưởng Thành phố Đại Liên cho tới lúc trở thành Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, hình ảnh ông Bạc luôn gắn liền với nhiều chiến dịch Cách mạnh Đỏ - một phong trào ca ngợi sức mạnh tối cao của Đảng theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông dưới thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.
Phong trào này được Bạc triển khai với 2 mục tiêu cơ bản: Một là, kiên quyết giải trừ nạn tham nhũng dù có phải sử dụng những biện pháp nghiêm khắc đến tàn nhẫn; Hai là, ngợi ca văn hóa cộng sản bằng việc kêu gọi người dân hát những bài hát cách mạng truyền thống và tôn sùng chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Đường lối lãnh đạo của Bạc Hy Lai đã từng gây được tiếng vang lớn trong giới chính trị Trung Quốc và được không ít người ủng hộ, noi theo.
Điều này khiến Bạc hy vọng sẽ có một tiền đề vững chắc để leo lên vị trí cao nhất trong Đảng, trở thành 1 trong số 25 lãnh đạo Ban thường vụ Bộ Chính trị vào mùa thu năm nay.
Điều này khiến Bạc hy vọng sẽ có một tiền đề vững chắc để leo lên vị trí cao nhất trong Đảng, trở thành 1 trong số 25 lãnh đạo Ban thường vụ Bộ Chính trị vào mùa thu năm nay.
Tuy nhiên, những chính sách trên của chính trị gia họ Bạc bị cho là đi ngược tư tưởng của một số nhà cầm quyền Trung Quốc đương thời, trong đó có Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Giới chuyên môn cho rằng, Ôn Gia Bảo và Bạc Hy Lai là hai nhân vật đại diện cho hai luồng tư tưởng đối lập nhau gay gắt trong việc định hướng tương lai phát triển của đất nước Trung Quốc.
Trong khi phe ông Ôn chủ trương theo đuổi một hệ thống chính trị, kinh tế cởi mở thì phía ông Bạc lại muốn duy trì một chế độ cai trị chuyên quyền và độc đoán như thời kỳ Cách mạng Văn hóa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông.
Nên hay không nên loại bỏ Bạc Hy Lai do vậy còn là vấn đề gây tranh cãi trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người ủng hộ Bạc thì mưu cầu giải pháp “xoa dịu” vì lý do tội danh nghiêm trọng nhất đã có người “gánh vác” (ám chỉ bà Cốc Khai Lai) trong khi việc “làm căng” cũng chẳng đem lại lợi ích gì.
Có hay không một cuộc tranh giành quyền lực gay gắt trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc? Có hay không một âm mưu chính trị nhằm loại bỏ lẫn nhau khỏi thế giới quyền lực đầy tham vọng? Và có hay không một sự thỏa hiệp giữa các vị “cốt cán” nhằm xoa dịu dư luận để bảo vệ hình tượng chung?
Sự việc đến nay mới chỉ rõ một nửa, nửa còn lại thực sự quan trọng sẽ được hé lộ trước khi Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra ở Trung Quốc – thời điểm chuyển giao quyền lực quan trọng nhất nhằm quyết định thế hệ lãnh đạo thứ 5 sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Vụ bê bối của chính trị gia Bạc Hy Lai bắt đầu từ hồi giữa tháng 2 khi cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh (cấp dưới của Bạc lúc đó) chạy tới tổng lãnh sự Mỹ cùng nhiều tài liệu mật tố cáo vợ chồng Bạc – Cốc chủ mưu giết người, làm ăn phi pháp, tham nhũng, lộng quyền….
Đến đầu tháng 3, Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh do “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng”. Từ đó tới nay, ông Bạc vẫn bị giam giữ để thẩm tra và việc bà Cốc Khai Lai mới đây bị chính thức cáo buộc tội danh giết người nghiêm trọng.