Sức khỏe và đời sống
Sô cô la và rau củ: Đồ ăn nào thải nhiều khí CO2 hơn? - David Robson
Với việc loài người đang đối mặt với thực trạng trái đất bị hâm nóng, chúng ta ngày càng thấy rõ là mọi việc thỏa mãn ham muốn của mình sẽ để lại dấu ấn lên môi trường. Điều này đặc biệt đúng với các thức ăn ta đưa lên miệng.
Tất cả việc nuôi trồng, sản xuất ở nhà máy và vận tải hàng hóa chủ yếu dùng năng lượng của nhiên liệu hóa thạch và sản sinh ra hiệu ứng nhà kính làm khí nóng tụ lại trong khí quyển. Các nhà khoa học đo tác động này bằng một "dấu chân carbon", thường được biểu thị bằng thể tích CO2 phát ra để tạo được 100g thức ăn.
Nếu vậy ta có thể vẽ được một hình chóp dựa trên tác hại mà từng loại món ăn nhanh và các món ngon gây ra cho môi trường. Thịt và sản phẩm sữa nằm ở đáy chóp và gây ra tổn hại lớn nhất, trong khi quả và rau là thân thiện nhất với môi trường và ở đỉnh chóp. Thức ăn dạng hạt như bánh mỳ, sợi mỳ và bánh kẹo nằm ở khoảng giữa hình chóp.
Tuy nhiên cách tiếp cận này không xét đến năng lượng mà cơ thể ta nhận được từ những thức ăn đó. Ta cần ăn một lượng rau diếp lớn hơn rất nhiều để có được cùng số lượng calore, thí dụ như, một lát thịt xông khói. Một nghiên cứu cho thấy lượng rau này sẽ sản sinh khí ga nhà kính gấp ba lần để cung cấp được cùng năng lượng dinh dưỡng. Rau củ chế biến, hoặc nhập từ các trang trại ở xa thì có thể còn tệ hại hơn nữa.
Ở một báo cáo khoa học trong tạp chí Mỹ về dinh dưỡng, Adam Drewnowski ở Đại học Washington, bang Seattle và các đồng nghiệp đã cố gắng xét đến điều này bằng cách ước tính khí thải CO2 cho mỗi 100 calore của các thức ăn khác nhau.
Nếu nhìn nhận theo cách đó thì hình chóp sẽ lộn ngược lại. Bây giờ kẹo hoặc sô cô la có một dấu chân carbon chỉ bằng 1/10 của tác động môi trường của rau củ đóng hộp hoặc đông lạnh. Thịt có xu thế chỉ tạo ra khoảng một nửa khí thải carbon của trứng.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future
Sô cô la và rau củ: Đồ ăn nào thải nhiều khí CO2 hơn? - David Robson
Với việc loài người đang đối mặt với thực trạng trái đất bị hâm nóng, chúng ta ngày càng thấy rõ là mọi việc thỏa mãn ham muốn của mình sẽ để lại dấu ấn lên môi trường. Điều này đặc biệt đúng với các thức ăn ta đưa lên miệng.
Tất cả việc nuôi trồng, sản xuất ở nhà máy và vận tải hàng hóa chủ yếu dùng năng lượng của nhiên liệu hóa thạch và sản sinh ra hiệu ứng nhà kính làm khí nóng tụ lại trong khí quyển. Các nhà khoa học đo tác động này bằng một "dấu chân carbon", thường được biểu thị bằng thể tích CO2 phát ra để tạo được 100g thức ăn.
Nếu vậy ta có thể vẽ được một hình chóp dựa trên tác hại mà từng loại món ăn nhanh và các món ngon gây ra cho môi trường. Thịt và sản phẩm sữa nằm ở đáy chóp và gây ra tổn hại lớn nhất, trong khi quả và rau là thân thiện nhất với môi trường và ở đỉnh chóp. Thức ăn dạng hạt như bánh mỳ, sợi mỳ và bánh kẹo nằm ở khoảng giữa hình chóp.
Tuy nhiên cách tiếp cận này không xét đến năng lượng mà cơ thể ta nhận được từ những thức ăn đó. Ta cần ăn một lượng rau diếp lớn hơn rất nhiều để có được cùng số lượng calore, thí dụ như, một lát thịt xông khói. Một nghiên cứu cho thấy lượng rau này sẽ sản sinh khí ga nhà kính gấp ba lần để cung cấp được cùng năng lượng dinh dưỡng. Rau củ chế biến, hoặc nhập từ các trang trại ở xa thì có thể còn tệ hại hơn nữa.
Ở một báo cáo khoa học trong tạp chí Mỹ về dinh dưỡng, Adam Drewnowski ở Đại học Washington, bang Seattle và các đồng nghiệp đã cố gắng xét đến điều này bằng cách ước tính khí thải CO2 cho mỗi 100 calore của các thức ăn khác nhau.
Nếu nhìn nhận theo cách đó thì hình chóp sẽ lộn ngược lại. Bây giờ kẹo hoặc sô cô la có một dấu chân carbon chỉ bằng 1/10 của tác động môi trường của rau củ đóng hộp hoặc đông lạnh. Thịt có xu thế chỉ tạo ra khoảng một nửa khí thải carbon của trứng.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future