Tin nóng trong ngày
Soái hạm của Nga ở Hắc Hải bị hư hại nặng nề [ CẬP NHẬT NGÀY 14-4-2022 ]
Chiến hạm Moskva hỏng nặng vì hỏa hoạn hay trúng đạn Ukraine? -
Tuần dương hạm chỉ huy của Nga đã bị "hư hại nghiêm trọng" và toàn bộ thủy thủ đoàn đã được sơ tán, truyền thông Nga cho biết.
Đạn trên tàu Moskva đã phát nổ do cháy, theo Bộ Quốc phòng Nga. Bộ này nói nguyên nhân gây cháy nổ chưa được xác định.
Phía Ukraine nói chiến hạm dài 186m đã bị hai tên lửa Neptune của họ tấn công.
Con tàu chiến có 510 thành viên thủy thủ đoàn dẫn đầu các vụ tấn công đường biển của Nga vào Ukraine, khiến nó trở thành một mục tiêu quân sự mang tính biểu tượng quan trọng.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến, tàu Moskva nổi đình đám sau khi kêu gọi lính biên phòng Ukraine bảo vệ Đảo Rắn ở Biển Đen nên đầu hàng.
Hai bên nói gì?
Đêm qua bộ quốc phòng Nga đưa ra thông cáo nói "con tàu đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ thủy thủ đoàn đã được sơ tán."
Nhưng Moscow nói vụ nổ là do một đám cháy gây ra và nói họ đang điều tra nguyên nhân, mà không hề nói đến một vụ không kích Ukraine nào.
Ukraine nhận trách nhiệm đã tấn công con tàu dài 186m và nói họ đã tấn công con tàu với hai tên lửa Neptune.
"Chúng tôi xác nhận rằng rằng tàu tuần dương tên lửa Moskva hôm nay đã tới đúng chỗ lực lượng biên phòng của chúng tôi đưa nó đến trên Đảo Rắn!" Thống đốc khu vực Odesa, Maksym Marchenko viết trên Telegram của mình.
Cố vẫn tổng thống Ukraine Oleksiy Arestovych nói: "Nó cháy dữ dội. Ngay bây giờ. Và với tình trạng biển động này, không rõ họ có nhận trợ giúp được hay không".
Trong một dòng tweet sau đó, vị cố vấn tổng thống nhận rằng Ukraine đã đánh chìm con tàu nhưng không đưa ra bằng chứng nào. BBC chưa thể xác nhận được tuyên bố này.
Động viên tinh thần cho Ukraine
Phân tích của Frank Gardner
Phóng viên An ninh BBC
Đây là một thất bại đáng kể cho nỗ lực chiến tranh của Nga, cả về phương diện quân sự và tinh thần.
Tàu Moskva là một tàu tuần dương hành trình cũ từ thời Soviet nhưng nó đã là soái hạm của Hạm đội Biển Đen từ năm 2000.
Con tàu chiến nặng 12.500 tấn là một phần của đội tàu lang thang trên biển và đe dọa cảng Odesa của Ukraine.
Cho dù nguyên nhân của vụ cháy lớn trên tàu là gì - mà Ukraine nói đó là do hai tên lửa của họ bắn vào - sự lụi tàn của con tàu Moskva hoành tráng một thời sẽ được coi là công lý ở Ukraine.
Về mặt thực tế, vụ việc này nhiều khả năng dẫn đến các tàu chiến Nga phải ra khơi xa hơn để đảm bảo an toàn.
Tàu Moskva quan trọng ra sao?
Được xây lắp từ kỷ nguyên Soviet, con tàu chiến đã bắt đầu vận hành từ đầu những năm 1980, theo truyền thông Nga.
Con tàu tuần dương hành trình trước đó được Moscow điều đến Syria, bảo vệ cho lực lượng Nga ở đất này.
Con tàu mang hơn một chục tên lửa chống hạm và một loạt vũ khí chống tàu ngầm và chống mìn và ngư lôi, theo nguồn tin này.
"Để có thể tấn công một cách quyết định vào soái hạm Biển Đen của Nga là một cú hích tinh thần to lớn vì nó đã giảm khả năng thực hiện các hoạt động tấn công hải quân trong tương lai," Samir Puri từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết.
Tên lửa Neptune
Hệ thống tên lửa hành trình Neptune được các kỹ sư quân sự Kyiv chế tạo để đáp lại mối đe dọa hàng hải ngày một lớn từ Nga ở Biển Đông, sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi 2014.
Theo tờ Bưu điện Kyiv, hải quân Ukraine mới được giao các tên lửa tầm 300km hồi tháng Ba năm ngoái.
Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Ukraine đã nhận được nhiều viện trợ quân sự từ đồng minh phương Tây, trong đó có tên lửa phòng không và chống tăng trị giá 100 triệu bảng Anh mà Anh Quốc hồi tuần trước hứa sẽ gửi cho Ukraine.
Tàu Moskva quan trọng ra sao?
Được xây lắp từ thời Liên Xô, con tàu chiến đã bắt đầu vận hành từ đầu những năm 1980, theo truyền thông Nga.
Con tàu tuần dương hành trình trước đó được Moscow điều đến Syria, bảo vệ cho lực lượng Nga ở đất này.
Con tàu mang hơn một chục tên lửa chống hạm và một loạt vũ khí chống tàu ngầm và chống mìn và ngư lôi, theo nguồn tin này.
"Để có thể tấn công một cách quyết định vào soái hạm Biển Đen của Nga là một cú hích tinh thần to lớn vì nó đã giảm khả năng thực hiện các hoạt động tấn công hải quân trong tương lai," Samir Puri từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết.
Chiến hạm Moskva là một con tàu Nga lớn thứ hai được biết là đã bị hư hỏng nặng kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.
Nga cảnh báo khả năng tấn công 'các trung tâm ra quyết định' ở Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở thị trấn Bucha, phía tây bắc thủ đô Kiev ngày 4-4 - Ảnh: AFP
Theo Đài truyền hình Russia Today, ngày 13-4, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo cho đến nay Nga đã hạn chế việc tấn công vào những nhân vật có quyền ra quyết định của Ukraine. Nhưng nếu Kiev tiếp tục thực hiện các hành động phá hoại hoặc các cuộc tấn công trong lãnh thổ Nga, điều này sẽ thay đổi.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Igor Konashenkov khẳng định Nga đã ghi nhận một số hành động phá hoại và tấn công của quân đội Ukraine nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ Nga.
"Nếu những việc này tiếp tục, các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga sẽ tấn công vào các trung tâm ra quyết định, gồm cả Kiev - điều cho đến nay chúng tôi vẫn hạn chế", ông Konashenkov nói.
Ông Konashenkov không nêu những hành động tấn công hoặc âm mưu phá hoại cụ thể của Ukraine. Tuy nhiên, ngày 11-4, Nga cảnh báo khủng bố ở mức cao ở ba khu vực giáp biên giới với Ukraine là Bryansk, Kursk và Belgorod cùng nhiều đơn vị hành chính giáp biên giới ở các khu vực Krasnodar, Voronezh và Crimea.
Theo truyền thông địa phương, lực lượng phòng không ở khu vực Belgorod đã hoạt động rất tích cực trong tuần qua.
Ngoài ra, ban đầu Kiev tuyên bố sau đó lại phủ nhận cuộc tấn công ngày 1-4 của hai máy bay trực thăng nhằm vào một kho nhiên liệu ở phía nam thành phố Belgorod. Cuộc tấn công không làm ai bị thương hoặc tử vong nhưng gây thiệt hại lớn về vật chất.
Nhà chức trách Nga cũng điều tra vụ tấn công bằng tên lửa ngày 29-3 với ít nhất 3 quả tên lửa Tochka-U được bắn từ Ukraine vào một đơn vị quân đội gần Belgorod. Nga cáo buộc các loại bom, đạn chùm bị quốc tế cấm đã làm 8 công dân Nga bị thương, 21 xe và một số tòa nhà bị hư hỏng.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine tố ngược rằng việc Nga ra cảnh báo khủng bố là bằng chứng cho thấy nước này đang "tạo cớ" thông qua việc tấn công vào chính công dân của mình để đổ lỗi cho Ukraine, tìm kiếm sự ủng hộ cho các hoạt động quân sự ở Ukraine.
Thiếu tướng Kirill Budanov tại Bộ Quốc phòng Ukraine cáo buộc Nga “tự biên tự diễn” các vụ nổ hoặc tấn công bằng rocket để đổ lỗi cho quân đội Ukraine hoặc lực lượng quân tình nguyện nhằm vẽ nên một bức tranh xúc động về "những hành động tàn bạo theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine".
"Tất cả nhằm thao túng tình cảm của người Nga và khiến họ chống lại người Ukraine nhiều hơn", ông Budanov cáo buộc.
Trong một diễn tiến khác, Nga dọa tấn công đoàn xe NATO chở vũ khí cho Ukraine.
Theo Đài RT ngày 14-4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo Nga sẽ coi các đoàn xe vận chuyển vũ khí từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là mục tiêu hợp pháp của quân đội nước này một khi các đoàn xe này đến lãnh thổ do Kiev kiểm soát.
"Chúng tôi đang cảnh báo rằng các đoàn vận chuyển vũ khí của Mỹ - NATO trên khắp lãnh thổ Ukraine được coi là mục tiêu quân sự hợp pháp", ông Ryabkov nhấn mạnh.
Theo thứ trưởng Ryabkov, mục tiêu của Nga hiện nay là muốn Mỹ và đồng minh hiểu rõ rằng Nga sẽ sử dụng các biện pháp quyết liệt để phản ứng lại bất cứ nỗ lực nào nhằm gây cản trở cho quân đội nước này tại Ukraine.
*****************
Chiến sự Nga-Ukraine kéo dài 50 ngày, trọng tâm chuyển sang phía đông
Hôm nay (14/4), cuộc chiến của Nga và Ukraine đã bước sang ngày thứ 50 và tiến vào một giai đoạn quan trọng mới.
Moscow đã áp dụng các hình phạt trả đũa với gần 400 nghị sĩ Mỹ sau khi Washington có những hành động tương tự chống lại các thành viên Quốc hội Nga.
Hãng tin RT dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, ngày 13/4 các hình phạt mới đã được áp dụng với 398 nghị sĩ Mỹ. Thông báo nêu rõ, các trừng phạt này phản ánh các biện pháp tương tự mà Washington áp dụng với nghị sĩ Nga. Tất cả những nghị sĩ Mỹ là mục tiêu trừng phạt đều bị cấm nhập cảnh vào Nga.
Theo Bộ Ngoại giao Nga: "Với các biện pháp trừng phạt đang diễn ra của Mỹ, trong tương lai gần Nga sẽ có thông báo tiếp theo về các biện pháp đáp trả, liên quan tới số lượng người trong danh sách bị chặn và các bước trả đũa khác".
Nga cũng áp đặt hạn chế với 87 thượng nghị sĩ Canada nhằm đáp lại các động thái trước đó của Ottawa đối với thành viên thượng viện Nga.
Các thông báo trên được đưa ra một tháng sau khi Kremlin đưa ra một loạt lệnh trừng phạt chống các quan chức hàng đầu của Mỹ, gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken.
Nga đã trở thành nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới sau khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2. Mỹ, EU và các đồng minh đã đưa ra nhiều hạn chế hà khắc chống Nga, nhằm vào các chính trị gia, doanh nhân và toàn bộ các nhánh kinh tế của nước này.
Hôm nay (14/4), cuộc chiến của Nga và Ukraine bước sang ngày thứ 50 và tiến vào một giai đoạn quan trọng mới. Chiến sự chuyển sang phía đông. Tổng thống Nga Putin đã sửa đổi chiến lược, tập trung giành quyền kiểm soát ở Donbass và các vùng khác ở phía đông Ukraine với mục tiêu là đầu tháng 5, hãng tin CNN dẫn lời một số quan chức nắm rõ các đánh giá tình báo mới nhất của Mỹ cho hay.
Ukraine đang chuẩn bị cho một sự leo thang lớn, một quan chức nước này cảnh báo sẽ có một trận chiến "khiến bạn nhớ tới Thế chiến II". Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, số lượng binh sĩ và xe bọc thép ngày càng tăng của Nga đổ về phía đông Ukraine.
Khu vực phía đông Ukraine là nơi Nga có nhiều lợi thế hơn so với khu vực phía bắc và thủ đô Kiev của Ukraine. Cuộc chiến sắp tới sẽ diễn ra ở địa hình rộng mở thay vì giao tranh gần trong các khu thành thị và khu vực rậm rạp. Phía đông của Ukraine cũng có biên giới với vùng tây nam của Nga, cho phép quân đội Nga tránh được các vấn đề về hậu cần, truyền thông, những vấn đề từng làm chệch hướng chiến dịch của nước này ở Ukraine.
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, kể từ khi cuộc chiến Nga và Ukraine bùng nổ, hơn 4,6 triệu người Ukraine phải rời bỏ đất nước để chạy sang các quốc gia láng giềng lánh nạn, hàng nghìn người đã chết, trong đó có trẻ em.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, gần 120 cuộc tấn công vào hệ thống chăm sóc sức khỏe đã xảy ra kể từ khi cuộc tấn công của Nga diễn ra. Nhiều người dân bị mắc kẹt tại các thành phố Ukraine phải chịu cảnh không có thức ăn, nước uống, thuốc men...
Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau gây ra tội ác chiến tranh sau khi có ít nhất 20 thi thể nằm rải rác trên đường phố Bucha, sau khi quân Nga rút đi.
***************
Đức tạm giữ siêu du thuyền lớn nhất thế giới của em gái tỉ phú Nga
Cảnh sát Đức cho biết họ đã xác định được chủ sở hữu thật sự của siêu du thuyền này là bà Ismailova, bất chấp nỗ lực "che giấu du thuyền ngoài khơi".
Bà Ismailova cũng nằm trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Giới chức EU cho biết ông Usmanov đã "gián tiếp chuyển các tài sản", trong đó có siêu du thuyền Dilbar, cho em gái, theo Hãng tin Reuters.
"Do đó du thuyền sang trọng Dilbar phải tuân theo luật trừng phạt và có thể bị tạm giữ hợp pháp tại Hamburg", Văn phòng Cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) thông tin trên Twitter.
Hãng thông tấn DPA dẫn lời người phát ngôn của BKA cho biết du thuyền sẽ không thể được "bán, cho thuê hay cầm cố làm tài sản thế chấp".
Siêu du thuyền Dilbar từng được cho là nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Đức hồi tháng 3 năm nay, khi nó được phát hiện tại xưởng đóng tàu Blohm+Voss ở Hamburg. Du thuyền đã được sửa chữa tại đây từ tháng 10-2021. Tuy nhiên, giới chức Đức đã nhanh chóng phủ nhận thông tin này.
Dilbar là du thuyền dài 156m, bên trên có một hồ bơi dài 25m và hai sân đỗ trực thăng. Bộ Tài chính Mỹ đã định giá siêu du thuyền này từ 600 - 750 triệu USD, theo Hãng tin Bloomberg.
Động thái nói trên của giới chức Đức nhấn mạnh tác động sâu rộng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với giới tài phiệt Nga được cho là có quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những siêu du thuyền và các tài sản khác của giới tài phiệt Nga đặc biệt thu hút sự giám sát của phương Tây kể từ khi Matxcơva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24-2.
Nhà tài phiệt Usmanov sở hữu cổ phần lớn tại USM, một tập đoàn đầu tư của Nga có cổ phần tại Công ty viễn thông MegaFon và nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới Metalloinvest. Tỉ phú Usmanov là người giàu thứ 6 tại Nga với khối tài sản 19 tỉ USD.
Du thuyền Dilbar được đặt tên theo mẹ của ông Usmanov.
******************
Nga vừa chịu một trong những tổn thất nặng nề nhất kể từ đầu cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraina: tuần dương hạm Moskva, soái hạm của hạm đội Nga ở Hắc Hải đã bị hư hại nặng nề. Theo Matxcơva, nguyên nhân là do một vụ nổ đạn trên tàu, nhưng phía Kiev khẳng định tàu bị trúng tên lửa.
Hai hãng tin Nhà nước Ria Novosti và TASS hôm nay, 14/03/2022, trích dẫn bộ Quốc Phòng Nga thông báo là tuần dương hạm Moskva có trang bị tên lửa đã bị “hư hại nặng nề” do một vụ hỏa hoạn, đạn dược đã phát nổ trên tàu, và một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định nguyên nhân vụ cháy.
Nhưng theo hãng tin AFP, chính quyền địa phương của Ukraina khẳng định tuần dương hạm Moskva đã bị trúng tên lửa. Thống đốc vùng Odessa, miền nam Ukraina, Maxime Martchenko cho biết: “Các tên lửa Neptune bảo vệ Hắc Hải đã gây những hư hại nặng nề cho tàu này”.
Tuần dương hạm Moskva đã được đưa vào hoạt động từ thời Liên Xô vào năm 1983 và đã từng tham gia vào cuộc can thiệp quân sự của Nga ở Syria kể từ năm 2015. Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, tàu này đã tham gia cuộc tấn công vào một hòn đảo gần biên giới Rumani. Trong trận đánh này, 19 thủy thủ Ukraina đã bị bắt và sau đó được trao đổi với các tù binh Nga.
Nga dọa oanh kích vào Kiev
Hôm qua, một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Nga, ông Igor Konachenkov khẳng định "lực lượng Ukraina mưu toan phá hoại và tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Liên bang Nga”. Ông Konachenkov đe dọa nếu những hành động đó tiếp diễn, quân đội Nga sẽ oanh kích vào các trung tâm chỉ huy, kể cả ở Kiev, điều mà cho tới nay họ vẫn tránh.
Phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Nga còn cho biết tại thành phố cảng Mariupol, miền đông nam Ukraina, những binh lính còn lại của các đơn vị Ukraina trong thành phố nay đã bị chặn hết đường thoát khỏi vòng vây của quân Nga. Theo hãng tin AFP, một số chuyên gia tin rằng sớm muộn gì Mariupol cũng sẽ thất thủ, nhưng quân Ukraina tiếp tục chống cự và các trận giao tranh kể từ nay tập trung tại khu nhà máy luyện kim Azovstal.
****************
Chiến sự Nga - Ukraine bước sang ngày thứ 50, chuyển giai đoạn mới
Một người dân ở Mariupol, Ukraine ngồi trước tòa nhà cháy đen vì bị tấn công ngày 13-4 - Ảnh: REUTERS
Nga mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine từ rạng sáng 24-2 với 3 hướng tấn công. Giao tranh nhanh chóng lan khắp miền đông và trung của Ukraine.
Tuy nhiên, kế hoạch nhanh chóng kiểm soát thủ đô Kiev của Nga vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, cộng thêm việc không thể kiểm soát được không phận Ukraine, các vấn đề về nguồn cung... theo Đài CNN.
Bước sang ngày thứ 50, chiến sự tại Ukraine đang chuyển hướng về phía đông. Theo giới tình báo Mỹ, Nga đang tập trung nhằm kiểm soát Donbass và các khu vực khác ở miền đông Ukraine vào đầu tháng 5-2022.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy ngày càng nhiều binh lính và xe bọc thép của Nga đổ về khu vực này. Phía Ukraine cũng đang chuẩn bị cho chiến sự tại đây.
Phía đông Ukraine là nơi Nga nắm nhiều lợi thế hơn so với cuộc tấn công trước đó vào miền bắc và thủ đô Kiev của Ukraine.
Thay vì thành thị hay rừng rậm, chiến sự tại miền đông sẽ diễn ra trên địa hình rộng mở. Khu vực này cũng giáp với phía tây nam nước Nga, cho phép các lực lượng Nga tránh được các loại vấn đề về hỗ trợ, hậu cần và thông tin liên lạc.
Trong khi đó các nước cũng tăng cường vũ khí cho Ukraine. Mỹ đang gửi thêm gói vũ khí và đạn dược trị giá 800 triệu USD cho Kiev, bao gồm trực thăng Mi-17, pháo Howitzer, máy bay không người lái Switchblade, hệ thống radar chống pháo và thiết bị bảo hộ trước nguy cơ xảy ra cuộc tấn công hóa học.
Trong nhiều tuần, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liên tục kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cung cấp thêm vũ khí và thiết bị.
Đến nay, hơn 4,6 triệu người đã chạy khỏi Ukraine sang tị nạn tại các nước láng giềng và hàng ngàn dân thường thiệt mạng, theo Liên Hiệp Quốc. Những người dân bị mắc kẹt tại các thành phố bị tấn công cho biết họ không có thức ăn, nước uống, thuốc men trong khi việc cứu trợ gặp khó khăn.
Nga đối mặt với các cáo buộc sát hại dân thường tại Ukraine, đặt biệt tại Bucha. Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích Nga phạm tội "diệt chủng" tại Ukraine.
Matxcơva bác bỏ cáo buộc và khẳng định chiến dịch của mình không nhắm vào dân thường. Điện Kremlin cho biết cáo buộc của ông Biden là điều "không thể chấp nhận được".
***************
Anh trừng phạt các nhân vật tiếp tay cho Putin
Anh đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt lên Nga, nhắm vào 178 cá nhân đã giúp hỗ trợ các khu vực ly khai do Kremlin hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm 13/4 cho biết rằng các biện pháp trừng phạt này được phối hợp với Liên minh châu Âu.
Những người bị trừng phạt bao gồm Alexander Ananchenko, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Sergey Kozlov, chủ tịch chính phủ ở Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng. Ngoài ra còn có Pavel Ezubov, em họ của tỷ phú Nga Oleg Deripaska và Nigina Zairova, trợ lý điều hành của ông trùm Nga Mikhail Fridman.
Truss cho biết Anh trừng phạt ‘những người ủng hộ các khu vực ly khai bất hợp pháp và đồng lõa trong những hành động tàn bạo chống lại người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhắm đến tất cả những người hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc chiến của Putin’.
(AP)
Phe ly khai kiểm soát hầu hết khu vực Lugansk
Một lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine hôm 13/4 nói rằng có tới 90% lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân.
Phát biểu trước báo giới trước một nhà máy điện gần thị trấn Shchastia, vốn từng nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv, lãnh đạo nhà nước ly khai, Leonid Pasechnik, nói: “Đến 80-90% lãnh thổ LNR hiện đã được giải phóng khỏi các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine”.
Ông Pasechnik nói rằng một số thị trấn bao gồm Severodonetsk và Kreminna vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Kyiv.
Ông nói thêm rằng sau khi quân ly khai ‘giải phóng’ phần lãnh thổ còn lại, họ sẽ quyết định có nên hỗ trợ quân đội Nga hay ‘những người anh em của chúng tôi’, tức Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.
Pasechnik nhắc lại rằng vùng lãnh thổ ly khai này muốn sáp nhập vào Nga.
(AFP)
Zelenskyy: Nếu không hành động mạnh hơn, Putin ‘sẽ chiếm toàn bộ Đông Âu’
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 13/4 kêu gọi châu Âu hành động nhiều hơn chống lại Nga, cảnh báo rằng “chúng ta hoặc là ngăn chặn Nga hoặc là mất toàn bộ Đông Âu’.
“Nếu châu Âu lãng phí thời gian, Nga sẽ sử dụng thời gian đó để mở rộng chiến sự sang các nước khác,” ông phát biểu trước Quốc hội Estonia.
(AFP)
************
Bàn ra tán vào (0)
Soái hạm của Nga ở Hắc Hải bị hư hại nặng nề [ CẬP NHẬT NGÀY 14-4-2022 ]
Chiến hạm Moskva hỏng nặng vì hỏa hoạn hay trúng đạn Ukraine? -
Tuần dương hạm chỉ huy của Nga đã bị "hư hại nghiêm trọng" và toàn bộ thủy thủ đoàn đã được sơ tán, truyền thông Nga cho biết.
Đạn trên tàu Moskva đã phát nổ do cháy, theo Bộ Quốc phòng Nga. Bộ này nói nguyên nhân gây cháy nổ chưa được xác định.
Phía Ukraine nói chiến hạm dài 186m đã bị hai tên lửa Neptune của họ tấn công.
Con tàu chiến có 510 thành viên thủy thủ đoàn dẫn đầu các vụ tấn công đường biển của Nga vào Ukraine, khiến nó trở thành một mục tiêu quân sự mang tính biểu tượng quan trọng.
Trong những ngày đầu của cuộc chiến, tàu Moskva nổi đình đám sau khi kêu gọi lính biên phòng Ukraine bảo vệ Đảo Rắn ở Biển Đen nên đầu hàng.
Hai bên nói gì?
Đêm qua bộ quốc phòng Nga đưa ra thông cáo nói "con tàu đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ thủy thủ đoàn đã được sơ tán."
Nhưng Moscow nói vụ nổ là do một đám cháy gây ra và nói họ đang điều tra nguyên nhân, mà không hề nói đến một vụ không kích Ukraine nào.
Ukraine nhận trách nhiệm đã tấn công con tàu dài 186m và nói họ đã tấn công con tàu với hai tên lửa Neptune.
"Chúng tôi xác nhận rằng rằng tàu tuần dương tên lửa Moskva hôm nay đã tới đúng chỗ lực lượng biên phòng của chúng tôi đưa nó đến trên Đảo Rắn!" Thống đốc khu vực Odesa, Maksym Marchenko viết trên Telegram của mình.
Cố vẫn tổng thống Ukraine Oleksiy Arestovych nói: "Nó cháy dữ dội. Ngay bây giờ. Và với tình trạng biển động này, không rõ họ có nhận trợ giúp được hay không".
Trong một dòng tweet sau đó, vị cố vấn tổng thống nhận rằng Ukraine đã đánh chìm con tàu nhưng không đưa ra bằng chứng nào. BBC chưa thể xác nhận được tuyên bố này.
Động viên tinh thần cho Ukraine
Phân tích của Frank Gardner
Phóng viên An ninh BBC
Đây là một thất bại đáng kể cho nỗ lực chiến tranh của Nga, cả về phương diện quân sự và tinh thần.
Tàu Moskva là một tàu tuần dương hành trình cũ từ thời Soviet nhưng nó đã là soái hạm của Hạm đội Biển Đen từ năm 2000.
Con tàu chiến nặng 12.500 tấn là một phần của đội tàu lang thang trên biển và đe dọa cảng Odesa của Ukraine.
Cho dù nguyên nhân của vụ cháy lớn trên tàu là gì - mà Ukraine nói đó là do hai tên lửa của họ bắn vào - sự lụi tàn của con tàu Moskva hoành tráng một thời sẽ được coi là công lý ở Ukraine.
Về mặt thực tế, vụ việc này nhiều khả năng dẫn đến các tàu chiến Nga phải ra khơi xa hơn để đảm bảo an toàn.
Tàu Moskva quan trọng ra sao?
Được xây lắp từ kỷ nguyên Soviet, con tàu chiến đã bắt đầu vận hành từ đầu những năm 1980, theo truyền thông Nga.
Con tàu tuần dương hành trình trước đó được Moscow điều đến Syria, bảo vệ cho lực lượng Nga ở đất này.
Con tàu mang hơn một chục tên lửa chống hạm và một loạt vũ khí chống tàu ngầm và chống mìn và ngư lôi, theo nguồn tin này.
"Để có thể tấn công một cách quyết định vào soái hạm Biển Đen của Nga là một cú hích tinh thần to lớn vì nó đã giảm khả năng thực hiện các hoạt động tấn công hải quân trong tương lai," Samir Puri từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết.
Tên lửa Neptune
Hệ thống tên lửa hành trình Neptune được các kỹ sư quân sự Kyiv chế tạo để đáp lại mối đe dọa hàng hải ngày một lớn từ Nga ở Biển Đông, sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi 2014.
Theo tờ Bưu điện Kyiv, hải quân Ukraine mới được giao các tên lửa tầm 300km hồi tháng Ba năm ngoái.
Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Ukraine đã nhận được nhiều viện trợ quân sự từ đồng minh phương Tây, trong đó có tên lửa phòng không và chống tăng trị giá 100 triệu bảng Anh mà Anh Quốc hồi tuần trước hứa sẽ gửi cho Ukraine.
Tàu Moskva quan trọng ra sao?
Được xây lắp từ thời Liên Xô, con tàu chiến đã bắt đầu vận hành từ đầu những năm 1980, theo truyền thông Nga.
Con tàu tuần dương hành trình trước đó được Moscow điều đến Syria, bảo vệ cho lực lượng Nga ở đất này.
Con tàu mang hơn một chục tên lửa chống hạm và một loạt vũ khí chống tàu ngầm và chống mìn và ngư lôi, theo nguồn tin này.
"Để có thể tấn công một cách quyết định vào soái hạm Biển Đen của Nga là một cú hích tinh thần to lớn vì nó đã giảm khả năng thực hiện các hoạt động tấn công hải quân trong tương lai," Samir Puri từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết.
Chiến hạm Moskva là một con tàu Nga lớn thứ hai được biết là đã bị hư hỏng nặng kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.
Nga cảnh báo khả năng tấn công 'các trung tâm ra quyết định' ở Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở thị trấn Bucha, phía tây bắc thủ đô Kiev ngày 4-4 - Ảnh: AFP
Theo Đài truyền hình Russia Today, ngày 13-4, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo cho đến nay Nga đã hạn chế việc tấn công vào những nhân vật có quyền ra quyết định của Ukraine. Nhưng nếu Kiev tiếp tục thực hiện các hành động phá hoại hoặc các cuộc tấn công trong lãnh thổ Nga, điều này sẽ thay đổi.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Igor Konashenkov khẳng định Nga đã ghi nhận một số hành động phá hoại và tấn công của quân đội Ukraine nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ Nga.
"Nếu những việc này tiếp tục, các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga sẽ tấn công vào các trung tâm ra quyết định, gồm cả Kiev - điều cho đến nay chúng tôi vẫn hạn chế", ông Konashenkov nói.
Ông Konashenkov không nêu những hành động tấn công hoặc âm mưu phá hoại cụ thể của Ukraine. Tuy nhiên, ngày 11-4, Nga cảnh báo khủng bố ở mức cao ở ba khu vực giáp biên giới với Ukraine là Bryansk, Kursk và Belgorod cùng nhiều đơn vị hành chính giáp biên giới ở các khu vực Krasnodar, Voronezh và Crimea.
Theo truyền thông địa phương, lực lượng phòng không ở khu vực Belgorod đã hoạt động rất tích cực trong tuần qua.
Ngoài ra, ban đầu Kiev tuyên bố sau đó lại phủ nhận cuộc tấn công ngày 1-4 của hai máy bay trực thăng nhằm vào một kho nhiên liệu ở phía nam thành phố Belgorod. Cuộc tấn công không làm ai bị thương hoặc tử vong nhưng gây thiệt hại lớn về vật chất.
Nhà chức trách Nga cũng điều tra vụ tấn công bằng tên lửa ngày 29-3 với ít nhất 3 quả tên lửa Tochka-U được bắn từ Ukraine vào một đơn vị quân đội gần Belgorod. Nga cáo buộc các loại bom, đạn chùm bị quốc tế cấm đã làm 8 công dân Nga bị thương, 21 xe và một số tòa nhà bị hư hỏng.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine tố ngược rằng việc Nga ra cảnh báo khủng bố là bằng chứng cho thấy nước này đang "tạo cớ" thông qua việc tấn công vào chính công dân của mình để đổ lỗi cho Ukraine, tìm kiếm sự ủng hộ cho các hoạt động quân sự ở Ukraine.
Thiếu tướng Kirill Budanov tại Bộ Quốc phòng Ukraine cáo buộc Nga “tự biên tự diễn” các vụ nổ hoặc tấn công bằng rocket để đổ lỗi cho quân đội Ukraine hoặc lực lượng quân tình nguyện nhằm vẽ nên một bức tranh xúc động về "những hành động tàn bạo theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine".
"Tất cả nhằm thao túng tình cảm của người Nga và khiến họ chống lại người Ukraine nhiều hơn", ông Budanov cáo buộc.
Trong một diễn tiến khác, Nga dọa tấn công đoàn xe NATO chở vũ khí cho Ukraine.
Theo Đài RT ngày 14-4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo Nga sẽ coi các đoàn xe vận chuyển vũ khí từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là mục tiêu hợp pháp của quân đội nước này một khi các đoàn xe này đến lãnh thổ do Kiev kiểm soát.
"Chúng tôi đang cảnh báo rằng các đoàn vận chuyển vũ khí của Mỹ - NATO trên khắp lãnh thổ Ukraine được coi là mục tiêu quân sự hợp pháp", ông Ryabkov nhấn mạnh.
Theo thứ trưởng Ryabkov, mục tiêu của Nga hiện nay là muốn Mỹ và đồng minh hiểu rõ rằng Nga sẽ sử dụng các biện pháp quyết liệt để phản ứng lại bất cứ nỗ lực nào nhằm gây cản trở cho quân đội nước này tại Ukraine.
*****************
Chiến sự Nga-Ukraine kéo dài 50 ngày, trọng tâm chuyển sang phía đông
Hôm nay (14/4), cuộc chiến của Nga và Ukraine đã bước sang ngày thứ 50 và tiến vào một giai đoạn quan trọng mới.
Moscow đã áp dụng các hình phạt trả đũa với gần 400 nghị sĩ Mỹ sau khi Washington có những hành động tương tự chống lại các thành viên Quốc hội Nga.
Hãng tin RT dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, ngày 13/4 các hình phạt mới đã được áp dụng với 398 nghị sĩ Mỹ. Thông báo nêu rõ, các trừng phạt này phản ánh các biện pháp tương tự mà Washington áp dụng với nghị sĩ Nga. Tất cả những nghị sĩ Mỹ là mục tiêu trừng phạt đều bị cấm nhập cảnh vào Nga.
Theo Bộ Ngoại giao Nga: "Với các biện pháp trừng phạt đang diễn ra của Mỹ, trong tương lai gần Nga sẽ có thông báo tiếp theo về các biện pháp đáp trả, liên quan tới số lượng người trong danh sách bị chặn và các bước trả đũa khác".
Nga cũng áp đặt hạn chế với 87 thượng nghị sĩ Canada nhằm đáp lại các động thái trước đó của Ottawa đối với thành viên thượng viện Nga.
Các thông báo trên được đưa ra một tháng sau khi Kremlin đưa ra một loạt lệnh trừng phạt chống các quan chức hàng đầu của Mỹ, gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken.
Nga đã trở thành nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới sau khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2. Mỹ, EU và các đồng minh đã đưa ra nhiều hạn chế hà khắc chống Nga, nhằm vào các chính trị gia, doanh nhân và toàn bộ các nhánh kinh tế của nước này.
Hôm nay (14/4), cuộc chiến của Nga và Ukraine bước sang ngày thứ 50 và tiến vào một giai đoạn quan trọng mới. Chiến sự chuyển sang phía đông. Tổng thống Nga Putin đã sửa đổi chiến lược, tập trung giành quyền kiểm soát ở Donbass và các vùng khác ở phía đông Ukraine với mục tiêu là đầu tháng 5, hãng tin CNN dẫn lời một số quan chức nắm rõ các đánh giá tình báo mới nhất của Mỹ cho hay.
Ukraine đang chuẩn bị cho một sự leo thang lớn, một quan chức nước này cảnh báo sẽ có một trận chiến "khiến bạn nhớ tới Thế chiến II". Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, số lượng binh sĩ và xe bọc thép ngày càng tăng của Nga đổ về phía đông Ukraine.
Khu vực phía đông Ukraine là nơi Nga có nhiều lợi thế hơn so với khu vực phía bắc và thủ đô Kiev của Ukraine. Cuộc chiến sắp tới sẽ diễn ra ở địa hình rộng mở thay vì giao tranh gần trong các khu thành thị và khu vực rậm rạp. Phía đông của Ukraine cũng có biên giới với vùng tây nam của Nga, cho phép quân đội Nga tránh được các vấn đề về hậu cần, truyền thông, những vấn đề từng làm chệch hướng chiến dịch của nước này ở Ukraine.
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, kể từ khi cuộc chiến Nga và Ukraine bùng nổ, hơn 4,6 triệu người Ukraine phải rời bỏ đất nước để chạy sang các quốc gia láng giềng lánh nạn, hàng nghìn người đã chết, trong đó có trẻ em.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, gần 120 cuộc tấn công vào hệ thống chăm sóc sức khỏe đã xảy ra kể từ khi cuộc tấn công của Nga diễn ra. Nhiều người dân bị mắc kẹt tại các thành phố Ukraine phải chịu cảnh không có thức ăn, nước uống, thuốc men...
Nga và Ukraine cáo buộc lẫn nhau gây ra tội ác chiến tranh sau khi có ít nhất 20 thi thể nằm rải rác trên đường phố Bucha, sau khi quân Nga rút đi.
***************
Đức tạm giữ siêu du thuyền lớn nhất thế giới của em gái tỉ phú Nga
Cảnh sát Đức cho biết họ đã xác định được chủ sở hữu thật sự của siêu du thuyền này là bà Ismailova, bất chấp nỗ lực "che giấu du thuyền ngoài khơi".
Bà Ismailova cũng nằm trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Giới chức EU cho biết ông Usmanov đã "gián tiếp chuyển các tài sản", trong đó có siêu du thuyền Dilbar, cho em gái, theo Hãng tin Reuters.
"Do đó du thuyền sang trọng Dilbar phải tuân theo luật trừng phạt và có thể bị tạm giữ hợp pháp tại Hamburg", Văn phòng Cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) thông tin trên Twitter.
Hãng thông tấn DPA dẫn lời người phát ngôn của BKA cho biết du thuyền sẽ không thể được "bán, cho thuê hay cầm cố làm tài sản thế chấp".
Siêu du thuyền Dilbar từng được cho là nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Đức hồi tháng 3 năm nay, khi nó được phát hiện tại xưởng đóng tàu Blohm+Voss ở Hamburg. Du thuyền đã được sửa chữa tại đây từ tháng 10-2021. Tuy nhiên, giới chức Đức đã nhanh chóng phủ nhận thông tin này.
Dilbar là du thuyền dài 156m, bên trên có một hồ bơi dài 25m và hai sân đỗ trực thăng. Bộ Tài chính Mỹ đã định giá siêu du thuyền này từ 600 - 750 triệu USD, theo Hãng tin Bloomberg.
Động thái nói trên của giới chức Đức nhấn mạnh tác động sâu rộng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với giới tài phiệt Nga được cho là có quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những siêu du thuyền và các tài sản khác của giới tài phiệt Nga đặc biệt thu hút sự giám sát của phương Tây kể từ khi Matxcơva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24-2.
Nhà tài phiệt Usmanov sở hữu cổ phần lớn tại USM, một tập đoàn đầu tư của Nga có cổ phần tại Công ty viễn thông MegaFon và nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới Metalloinvest. Tỉ phú Usmanov là người giàu thứ 6 tại Nga với khối tài sản 19 tỉ USD.
Du thuyền Dilbar được đặt tên theo mẹ của ông Usmanov.
******************
Nga vừa chịu một trong những tổn thất nặng nề nhất kể từ đầu cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraina: tuần dương hạm Moskva, soái hạm của hạm đội Nga ở Hắc Hải đã bị hư hại nặng nề. Theo Matxcơva, nguyên nhân là do một vụ nổ đạn trên tàu, nhưng phía Kiev khẳng định tàu bị trúng tên lửa.
Hai hãng tin Nhà nước Ria Novosti và TASS hôm nay, 14/03/2022, trích dẫn bộ Quốc Phòng Nga thông báo là tuần dương hạm Moskva có trang bị tên lửa đã bị “hư hại nặng nề” do một vụ hỏa hoạn, đạn dược đã phát nổ trên tàu, và một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định nguyên nhân vụ cháy.
Nhưng theo hãng tin AFP, chính quyền địa phương của Ukraina khẳng định tuần dương hạm Moskva đã bị trúng tên lửa. Thống đốc vùng Odessa, miền nam Ukraina, Maxime Martchenko cho biết: “Các tên lửa Neptune bảo vệ Hắc Hải đã gây những hư hại nặng nề cho tàu này”.
Tuần dương hạm Moskva đã được đưa vào hoạt động từ thời Liên Xô vào năm 1983 và đã từng tham gia vào cuộc can thiệp quân sự của Nga ở Syria kể từ năm 2015. Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, tàu này đã tham gia cuộc tấn công vào một hòn đảo gần biên giới Rumani. Trong trận đánh này, 19 thủy thủ Ukraina đã bị bắt và sau đó được trao đổi với các tù binh Nga.
Nga dọa oanh kích vào Kiev
Hôm qua, một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Nga, ông Igor Konachenkov khẳng định "lực lượng Ukraina mưu toan phá hoại và tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Liên bang Nga”. Ông Konachenkov đe dọa nếu những hành động đó tiếp diễn, quân đội Nga sẽ oanh kích vào các trung tâm chỉ huy, kể cả ở Kiev, điều mà cho tới nay họ vẫn tránh.
Phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Nga còn cho biết tại thành phố cảng Mariupol, miền đông nam Ukraina, những binh lính còn lại của các đơn vị Ukraina trong thành phố nay đã bị chặn hết đường thoát khỏi vòng vây của quân Nga. Theo hãng tin AFP, một số chuyên gia tin rằng sớm muộn gì Mariupol cũng sẽ thất thủ, nhưng quân Ukraina tiếp tục chống cự và các trận giao tranh kể từ nay tập trung tại khu nhà máy luyện kim Azovstal.
****************
Chiến sự Nga - Ukraine bước sang ngày thứ 50, chuyển giai đoạn mới
Một người dân ở Mariupol, Ukraine ngồi trước tòa nhà cháy đen vì bị tấn công ngày 13-4 - Ảnh: REUTERS
Nga mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine từ rạng sáng 24-2 với 3 hướng tấn công. Giao tranh nhanh chóng lan khắp miền đông và trung của Ukraine.
Tuy nhiên, kế hoạch nhanh chóng kiểm soát thủ đô Kiev của Nga vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, cộng thêm việc không thể kiểm soát được không phận Ukraine, các vấn đề về nguồn cung... theo Đài CNN.
Bước sang ngày thứ 50, chiến sự tại Ukraine đang chuyển hướng về phía đông. Theo giới tình báo Mỹ, Nga đang tập trung nhằm kiểm soát Donbass và các khu vực khác ở miền đông Ukraine vào đầu tháng 5-2022.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy ngày càng nhiều binh lính và xe bọc thép của Nga đổ về khu vực này. Phía Ukraine cũng đang chuẩn bị cho chiến sự tại đây.
Phía đông Ukraine là nơi Nga nắm nhiều lợi thế hơn so với cuộc tấn công trước đó vào miền bắc và thủ đô Kiev của Ukraine.
Thay vì thành thị hay rừng rậm, chiến sự tại miền đông sẽ diễn ra trên địa hình rộng mở. Khu vực này cũng giáp với phía tây nam nước Nga, cho phép các lực lượng Nga tránh được các loại vấn đề về hỗ trợ, hậu cần và thông tin liên lạc.
Trong khi đó các nước cũng tăng cường vũ khí cho Ukraine. Mỹ đang gửi thêm gói vũ khí và đạn dược trị giá 800 triệu USD cho Kiev, bao gồm trực thăng Mi-17, pháo Howitzer, máy bay không người lái Switchblade, hệ thống radar chống pháo và thiết bị bảo hộ trước nguy cơ xảy ra cuộc tấn công hóa học.
Trong nhiều tuần, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liên tục kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cung cấp thêm vũ khí và thiết bị.
Đến nay, hơn 4,6 triệu người đã chạy khỏi Ukraine sang tị nạn tại các nước láng giềng và hàng ngàn dân thường thiệt mạng, theo Liên Hiệp Quốc. Những người dân bị mắc kẹt tại các thành phố bị tấn công cho biết họ không có thức ăn, nước uống, thuốc men trong khi việc cứu trợ gặp khó khăn.
Nga đối mặt với các cáo buộc sát hại dân thường tại Ukraine, đặt biệt tại Bucha. Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích Nga phạm tội "diệt chủng" tại Ukraine.
Matxcơva bác bỏ cáo buộc và khẳng định chiến dịch của mình không nhắm vào dân thường. Điện Kremlin cho biết cáo buộc của ông Biden là điều "không thể chấp nhận được".
***************
Anh trừng phạt các nhân vật tiếp tay cho Putin
Anh đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt lên Nga, nhắm vào 178 cá nhân đã giúp hỗ trợ các khu vực ly khai do Kremlin hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm 13/4 cho biết rằng các biện pháp trừng phạt này được phối hợp với Liên minh châu Âu.
Những người bị trừng phạt bao gồm Alexander Ananchenko, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, Sergey Kozlov, chủ tịch chính phủ ở Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng. Ngoài ra còn có Pavel Ezubov, em họ của tỷ phú Nga Oleg Deripaska và Nigina Zairova, trợ lý điều hành của ông trùm Nga Mikhail Fridman.
Truss cho biết Anh trừng phạt ‘những người ủng hộ các khu vực ly khai bất hợp pháp và đồng lõa trong những hành động tàn bạo chống lại người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhắm đến tất cả những người hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc chiến của Putin’.
(AP)
Phe ly khai kiểm soát hầu hết khu vực Lugansk
Một lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine hôm 13/4 nói rằng có tới 90% lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân.
Phát biểu trước báo giới trước một nhà máy điện gần thị trấn Shchastia, vốn từng nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv, lãnh đạo nhà nước ly khai, Leonid Pasechnik, nói: “Đến 80-90% lãnh thổ LNR hiện đã được giải phóng khỏi các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine”.
Ông Pasechnik nói rằng một số thị trấn bao gồm Severodonetsk và Kreminna vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Kyiv.
Ông nói thêm rằng sau khi quân ly khai ‘giải phóng’ phần lãnh thổ còn lại, họ sẽ quyết định có nên hỗ trợ quân đội Nga hay ‘những người anh em của chúng tôi’, tức Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.
Pasechnik nhắc lại rằng vùng lãnh thổ ly khai này muốn sáp nhập vào Nga.
(AFP)
Zelenskyy: Nếu không hành động mạnh hơn, Putin ‘sẽ chiếm toàn bộ Đông Âu’
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 13/4 kêu gọi châu Âu hành động nhiều hơn chống lại Nga, cảnh báo rằng “chúng ta hoặc là ngăn chặn Nga hoặc là mất toàn bộ Đông Âu’.
“Nếu châu Âu lãng phí thời gian, Nga sẽ sử dụng thời gian đó để mở rộng chiến sự sang các nước khác,” ông phát biểu trước Quốc hội Estonia.
(AFP)
************