Sức khỏe và đời sống
Son môi nhiễm chì có gây hại không? - Vũ Thế Thành
Tin đồn son môi nhiễm chì gây hoang mang nhiều cho người sử dụng
Tin đồn son môi nhiễm chì gây hoang mang nhiều cho người sử dụng. Nhiễm tới mức nào? Có gây rủi ro cho sức khỏe không? Vì son môi là loại mỹ phẩm đặc biệt, có thể vô tình được nuốt qua đường tiêu hóa (mà vô tình thường xuyên là đằng khác), nên về mặt an toàn, các nguyên liệu dùng trong son môi cũng phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Phẩm màu mới đáng lo ngại chứ không phải chì.
Tin đồn son môi nhiễm chì không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà đã một thời gây sóng gió ở Hoa Kỳ hơn 10 năm trước.
Trước đó, Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không quan tâm đến chì trong son môi. Họ cũng chẳng quan tâm nhà sản xuất son môi dùng những nguyên liệu gì. FDA dùng gì thì phải kê khai trên nhãn cho người tiêu dùng biết.
Nguyên liệu duy nhất mà FDA quan tâm đó là, phẩm màu dùng trong son môi. Mà FDA quan tâm rất gắt, thậm chí yêu cầu từng lô phẩm màu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm định. Trong các loại phụ gia thực phẩm, thì phẩm màu bị các cơ quan toàn chiếu cố kỹ nhất vì yếu tố rủi ro của nó rất dễ còn dư lượng tạp nguy hiểm trong quá trình sản xuất.
Dư luận nói quá thì FDA phải vào cuộc. Họ kiểm tra lượng chì, không chỉ trong son môi mà còn trong nhiều loại mỹ phẩm khác trên thị trường như phấn mắt, phấn xoa mặt, kem dưỡng da,…
Các loại mỹ phẩm khác không đáng ngại, vì chỉ ngấm qua da, chỉ có son môi bị chiếu cố nhiều nhất, vì có thể nuốt qua miệng.
Kết quả cho thấy 99% mẫu son môi chưa vượt quá 10 ppm (phần triệu) chì, đa số không quá 7 ppm). Và năm ngoái (2016), FDA dự tính đưa con số 10 ppm là mức tối đa lượng chì được phép có trong mỹ phẩm, nhưng chưa chính thức.
Liều lượng mới gây ngộ độc
Chì rất độc hại, ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em
Để có thể hình dung mức chì trong son môi có thể gây rủi ro cho sức khỏe hay không, có thể nhìn vào những con số dướiđây.
- Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đưa ra mức tiêu thụ chì chấp nhận được hàng tuần (TWI) là 0,05 mg/kg thể trọng. Đại loại, một người nặng 50 kg, có thể tiêu thụ tối đa mỗi ngày khoảng 0,36 mg chì. Con số TWI chỉ áp dụng cho người lớn (1)
- Nghiên cứu của trường Y tế Công Cộng thuộc đại học California-Berkeley cho thấy, mỗi ngày quý bà trung bình bôi son 2.3 lần, tương đương với 24 mg son môi. Nhóm người xài nhiều nhất là 14 lần/ngày, tiêu thụ 83 mg son (2)
- Lượng 10 ppm (phần triệu) chì mà FDA khảo sát là tính trên 01 kg son môi.
Với những đơn vị mg, phần triệu, rồi kg thì nhắm ắt cũng thấy lượng chì trong son môi chẳng nhằm nhò gì để có thể gây rủi ro sức khỏe cho người sử dụng. FDA còn phối kiểm bắng cách xét nghiệm máu xem có phải lượng chì là do son môi gây ra không. Kết quả là lượng chì quá ít, không phát hiện được.
FDA miễn cưỡng phải khảo sát chì trong son môi vì áp lực dư luận lớn quá. Nhưng đầu têu là vài báo cáo chưa đủ tính khoa học, nhưng dư sức làm mấy bà hoảng sợ qua mấy tờ báo lá cải.. Mà không phải chỉ riêng có chì, các kim loại nặng khác như cadmium, chromium cũng bị dính miểng vì liên quan tới son môi.
Vì sao son môi nhiễm chì?
Son môi làm từ các loại khoáng nghiền mịn (hiểu nôm na là đất đá cũng được), rồi trộn với các chất nhờn, paraffine, dầu khoáng, dầu thực vật các loại, hương liệu, có khi dùng cả bơ cacao,…mỗi nơi mỗi kiểu, công thức đa dạng nhiều lắm. Sau đó mới đưa phẩm màu vào. Mà đâu chỉ một loại màu, đủ loại màu trộn với nhau…. .
Son môi dùng phẩm màu, mà phẩm màu ít nhiều đều bị nhiễm chì. Chất nền của son môi làm từ khoáng thì nhiễm chì và các kim loại nặng khác là đương nhiên. Chì có trong son môi là chuyện chắc chắn. Nhưng vấn đề là ở mức bao nhiêu thì mới áp đặt được rủi ro trên sức khỏe con người. Chứ không phải hễ có chì là gây ngộ độc.
Có thể nói rằng, lượng chì trong son môi quá nhỏ không thể gây ngộ độc chì cho người được, kể cả trước mắt lẫn lâu dài.
Khoan đổ tội cho son môi
Đó là son môi nước ngoài, còn son môi trong nước thì sao? Son môi trong nước đến từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng thế nào không biết được. Hàng nhập vào trong nước phải qua kiểm định. Cơ quan chức năng nên có những khảo sát về lượng chì trong son môi trên thị trường, rồi từ đó mới có khuyến cáo chính thức cho người dùng.
Thế người dùng son môi, khi xét nhiệm thấy lượng chì trong máu cao thì sao? Phải xác định được nguồn lây nhiễm chì. Chì có trong tự nhiên, đất đai, sông suối, không khí, cỏ cây, thực phẩm, ngay cả nước uống cũng có. Những nguồn nhiễm chì phổ biến là trong nhà sử dụng sơn chì, hàn chì, đồ chơi màu mè của trẻ em, không khí ở khu vực ô nhiễm chì, một số loại thuốc Nam,…
Xác định chính xác nguồn lây nhiễm này để tránh xa nó không phải là chuyện đơn giản, phải qua thử nghiệm và loại trừ khá nhiều. Đối với son môi, phải xác định được lượng chì trong đó là bao nhiêu mới có thể đổ tội cho son môi được.
Hiện nay, nhiều người bán mỹ phẩm đã đưa ra những quảng cáo, những lời khuyên rỉ tai vớ vẩn, đầy rẫy trên mạng, nên dùng loại này không chì, loại kia ít chì. Rồi thì cách thử chì bằng vàng, bằng nước,…Thử được như thế thì mấy phòng thí nghiệm dẹp tiệm rồi. Chỉ là những chiêu trò nhảm nhí để bán hàng.
Sao mấy bà rất tinh quái chuyện cơm phở, mà lại nhẹ dạ chuyện son môi chì thế nhỉ?
—-
(1) http://www.inchem.org/documents/jecfa/jecmono/v21je16.htm LEAD (EVALUATION OF HEALTH RISK TO INFANTS AND CHILDREN)
(2)https://www.usatoday.com/story/news/nation/2013/05/02/toxic-chemicals-lipstick/2125325/ Lipstick study opens up concerns about carcinogen
—-
Đối thoại với Vũ Thế Thành : Mỗi ngày “ăn” 0,06mg son môi, phụ nữ có sợ nhiễm độc chì?
Hoang Pham chuyen
Son môi nhiễm chì có gây hại không? - Vũ Thế Thành
Tin đồn son môi nhiễm chì gây hoang mang nhiều cho người sử dụng
Tin đồn son môi nhiễm chì gây hoang mang nhiều cho người sử dụng. Nhiễm tới mức nào? Có gây rủi ro cho sức khỏe không? Vì son môi là loại mỹ phẩm đặc biệt, có thể vô tình được nuốt qua đường tiêu hóa (mà vô tình thường xuyên là đằng khác), nên về mặt an toàn, các nguyên liệu dùng trong son môi cũng phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Phẩm màu mới đáng lo ngại chứ không phải chì.
Tin đồn son môi nhiễm chì không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà đã một thời gây sóng gió ở Hoa Kỳ hơn 10 năm trước.
Trước đó, Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không quan tâm đến chì trong son môi. Họ cũng chẳng quan tâm nhà sản xuất son môi dùng những nguyên liệu gì. FDA dùng gì thì phải kê khai trên nhãn cho người tiêu dùng biết.
Nguyên liệu duy nhất mà FDA quan tâm đó là, phẩm màu dùng trong son môi. Mà FDA quan tâm rất gắt, thậm chí yêu cầu từng lô phẩm màu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm định. Trong các loại phụ gia thực phẩm, thì phẩm màu bị các cơ quan toàn chiếu cố kỹ nhất vì yếu tố rủi ro của nó rất dễ còn dư lượng tạp nguy hiểm trong quá trình sản xuất.
Dư luận nói quá thì FDA phải vào cuộc. Họ kiểm tra lượng chì, không chỉ trong son môi mà còn trong nhiều loại mỹ phẩm khác trên thị trường như phấn mắt, phấn xoa mặt, kem dưỡng da,…
Các loại mỹ phẩm khác không đáng ngại, vì chỉ ngấm qua da, chỉ có son môi bị chiếu cố nhiều nhất, vì có thể nuốt qua miệng.
Kết quả cho thấy 99% mẫu son môi chưa vượt quá 10 ppm (phần triệu) chì, đa số không quá 7 ppm). Và năm ngoái (2016), FDA dự tính đưa con số 10 ppm là mức tối đa lượng chì được phép có trong mỹ phẩm, nhưng chưa chính thức.
Liều lượng mới gây ngộ độc
Chì rất độc hại, ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em
Để có thể hình dung mức chì trong son môi có thể gây rủi ro cho sức khỏe hay không, có thể nhìn vào những con số dướiđây.
- Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đưa ra mức tiêu thụ chì chấp nhận được hàng tuần (TWI) là 0,05 mg/kg thể trọng. Đại loại, một người nặng 50 kg, có thể tiêu thụ tối đa mỗi ngày khoảng 0,36 mg chì. Con số TWI chỉ áp dụng cho người lớn (1)
- Nghiên cứu của trường Y tế Công Cộng thuộc đại học California-Berkeley cho thấy, mỗi ngày quý bà trung bình bôi son 2.3 lần, tương đương với 24 mg son môi. Nhóm người xài nhiều nhất là 14 lần/ngày, tiêu thụ 83 mg son (2)
- Lượng 10 ppm (phần triệu) chì mà FDA khảo sát là tính trên 01 kg son môi.
Với những đơn vị mg, phần triệu, rồi kg thì nhắm ắt cũng thấy lượng chì trong son môi chẳng nhằm nhò gì để có thể gây rủi ro sức khỏe cho người sử dụng. FDA còn phối kiểm bắng cách xét nghiệm máu xem có phải lượng chì là do son môi gây ra không. Kết quả là lượng chì quá ít, không phát hiện được.
FDA miễn cưỡng phải khảo sát chì trong son môi vì áp lực dư luận lớn quá. Nhưng đầu têu là vài báo cáo chưa đủ tính khoa học, nhưng dư sức làm mấy bà hoảng sợ qua mấy tờ báo lá cải.. Mà không phải chỉ riêng có chì, các kim loại nặng khác như cadmium, chromium cũng bị dính miểng vì liên quan tới son môi.
Vì sao son môi nhiễm chì?
Son môi làm từ các loại khoáng nghiền mịn (hiểu nôm na là đất đá cũng được), rồi trộn với các chất nhờn, paraffine, dầu khoáng, dầu thực vật các loại, hương liệu, có khi dùng cả bơ cacao,…mỗi nơi mỗi kiểu, công thức đa dạng nhiều lắm. Sau đó mới đưa phẩm màu vào. Mà đâu chỉ một loại màu, đủ loại màu trộn với nhau…. .
Son môi dùng phẩm màu, mà phẩm màu ít nhiều đều bị nhiễm chì. Chất nền của son môi làm từ khoáng thì nhiễm chì và các kim loại nặng khác là đương nhiên. Chì có trong son môi là chuyện chắc chắn. Nhưng vấn đề là ở mức bao nhiêu thì mới áp đặt được rủi ro trên sức khỏe con người. Chứ không phải hễ có chì là gây ngộ độc.
Có thể nói rằng, lượng chì trong son môi quá nhỏ không thể gây ngộ độc chì cho người được, kể cả trước mắt lẫn lâu dài.
Khoan đổ tội cho son môi
Đó là son môi nước ngoài, còn son môi trong nước thì sao? Son môi trong nước đến từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng thế nào không biết được. Hàng nhập vào trong nước phải qua kiểm định. Cơ quan chức năng nên có những khảo sát về lượng chì trong son môi trên thị trường, rồi từ đó mới có khuyến cáo chính thức cho người dùng.
Thế người dùng son môi, khi xét nhiệm thấy lượng chì trong máu cao thì sao? Phải xác định được nguồn lây nhiễm chì. Chì có trong tự nhiên, đất đai, sông suối, không khí, cỏ cây, thực phẩm, ngay cả nước uống cũng có. Những nguồn nhiễm chì phổ biến là trong nhà sử dụng sơn chì, hàn chì, đồ chơi màu mè của trẻ em, không khí ở khu vực ô nhiễm chì, một số loại thuốc Nam,…
Xác định chính xác nguồn lây nhiễm này để tránh xa nó không phải là chuyện đơn giản, phải qua thử nghiệm và loại trừ khá nhiều. Đối với son môi, phải xác định được lượng chì trong đó là bao nhiêu mới có thể đổ tội cho son môi được.
Hiện nay, nhiều người bán mỹ phẩm đã đưa ra những quảng cáo, những lời khuyên rỉ tai vớ vẩn, đầy rẫy trên mạng, nên dùng loại này không chì, loại kia ít chì. Rồi thì cách thử chì bằng vàng, bằng nước,…Thử được như thế thì mấy phòng thí nghiệm dẹp tiệm rồi. Chỉ là những chiêu trò nhảm nhí để bán hàng.
Sao mấy bà rất tinh quái chuyện cơm phở, mà lại nhẹ dạ chuyện son môi chì thế nhỉ?
—-
(1) http://www.inchem.org/documents/jecfa/jecmono/v21je16.htm LEAD (EVALUATION OF HEALTH RISK TO INFANTS AND CHILDREN)
(2)https://www.usatoday.com/story/news/nation/2013/05/02/toxic-chemicals-lipstick/2125325/ Lipstick study opens up concerns about carcinogen
—-
Đối thoại với Vũ Thế Thành : Mỗi ngày “ăn” 0,06mg son môi, phụ nữ có sợ nhiễm độc chì?
Hoang Pham chuyen