Kinh Khổ
Song Chi - Không một trang sử nào có thể bị xóa trắng
Như nhiều tài liệu còn ghi chép lại, cuộc tấn công của Trung Quốc, mặc dù có những dấu hiệu báo trước trong mối quan hệ từ lâu đã không còn thắm thiết giữa hai đảng,
17 tháng 2, 1979-17 tháng 2, 2014. Tròn 35 năm ngày quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh ngắn ngủi, chỉ kéo dài 30 ngày, nhưng đã kịp để lại những hậu quả nặng nề cho cả quân xâm lược lẫn bên tự vệ.
Như nhiều tài liệu còn ghi chép lại, cuộc tấn công của Trung Quốc, mặc dù có những dấu hiệu báo trước trong mối quan hệ từ lâu đã không còn thắm thiết giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản, nhưng về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam, và ngay cả đa số người dân, vẫn là sự bất ngờ.
17 tháng 2, 1979-17 tháng 2, 2014. Tròn 35 năm ngày quân đội Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh ngắn ngủi, chỉ kéo dài 30 ngày, nhưng đã kịp để lại những hậu quả nặng nề cho cả quân xâm lược lẫn bên tự vệ.
Như nhiều tài liệu còn ghi chép lại, cuộc tấn công của Trung Quốc, mặc dù có những dấu hiệu báo trước trong mối quan hệ từ lâu đã không còn thắm thiết giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản, nhưng về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam, và ngay cả đa số người dân, vẫn là sự bất ngờ.
|
Cuộc chiến tranh biên giới 1979 vì vậy có thể xem như đã chính thức lột
bỏ trước thế giới cái mặt nạ về mối quan hệ “anh em, đồng chí” như “môi
với răng” này. Trả lại đúng thực chất nguyên nhân, ý đồ phía sau sự gắn
bó, “viện trợ” của Trung Cộng dành cho Việt Nam trong suốt hai cuộc
chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ trước đó.
Và nếu nhìn lại từ trận hải chiến đánh cướp Hoàng Sa 1974, các cuộc
chiến tranh biên giới 1979, 1984, 1988, việc xâm chiếm đảo Gạc Ma-Trường
Sa cho tới tuyên bố của Trung Quốc về đường lưỡi bò phi lý trên biển
Ðông, và có thể, sẽ là việc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng
không trên biển Ðông tiếp theo sau vùng nhận dạng phòng không trên biển
Hoa Ðông mới đây...
Rõ ràng Trung Quốc luôn luôn nhất quán với đường lối của chính họ trong
âm mưu thôn tính lâu dài Việt Nam như một phần trong chiến lược thâu tóm
toàn bộ biển Ðông, phục vụ khát vọng phục hưng đế chế Trung Hoa, trở
thành bá chủ toàn cầu.
Mỗi bước đi của Trung Cộng đều có sự tính toán trước hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.
Có lẽ đến bây giờ thì nhà cầm quyền Việt Nam, chỉ trừ những kẻ u mê quá độ, là đã thấm thía hiểu ra điều này.
Nhưng dù có hiểu ra thì sự khiếp nhược, sợ mất đảng hơn cả mất nước,
cũng không giúp họ có đủ dũng khí để thay đổi thái độ, đường lối, chính
sách đối với Trung Nam Hải.
Ngày 17 tháng 2 năm nay vì thế cũng như mọi năm, sẽ không hề có lễ tưởng
niệm nào về một cuộc chiến tranh cố tình bị lãng quên và hàng chục
nghìn binh lính lẫn thường dân đã ngã xuống 35 năm trước.
Báo chí cũng đã được lệnh im lặng, một số bài báo viết về sự kiện lịch
sử này đã bị rút vội xuống, các tổng biên tập, phó biên tập, phóng
viên... chắc chắn đã được ban tuyên giáo nhắc nhở với những luận điệu
quen thuộc.
Chẳng hạn, “phải suy nghĩ vì đại cục”, “không nên tạo bất cứ cái cớ gì
để Trung Quốc có thể vin vào đó mà làm khó dễ hoặc có thể leo thang gây
hấn với ta”, hoặc “đừng để mắc vào những âm mưu phía sau lời kêu gọi
tưởng niệm ngày 17 tháng 2 của các thế lực xấu, luôn tìm cách kích động,
gây chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa ta và Trung Quốc” v.v.
Và chắc chắn, nếu có bất cứ một cuộc biểu tình hay hoạt động nào của
người dân nhằm tưởng niệm ngày 17 tháng 2, sẽ bị nhà nước đàn áp thẳng
thừng, như mọi hành động tương tự phản đối Trung Quốc của nhân dân Việt
Nam từ trước đến nay.
Vì muốn được yên thân bằng mọi giá, nhà cầm quyền Việt Nam từ lâu đã
không còn biết nhục, mặc cho những tiếng chửi rủa như “bè lũ bán nước,
hèn hạ, tập đoàn Lê Chiêu Thống thời nay”... có đến tai họ.
Giống như Trung Quốc có tiếp tục mắng chửi, ngang ngược xâm phạm lãnh
hải Việt Nam, đâm chìm tàu cá, đánh đập, cướp phá ngư cụ, hải sản của
ngư dân Việt Nam, hay làm bất cứ điều gì đi nữa, họ cũng sẽ nhịn.
Không chỉ nhịn nhục, họ còn làm cho nhân dân Việt Nam cũng hèn hạ như họ.
Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hiện tại và tương lai gần, đảng cộng
sản Việt Nam đã tự mình tước bỏ hai vũ khí, hai nguồn sức mạnh lớn nhất
mà họ từng sử dụng rất thành thục, rất hiệu quả trước kia.
Một, tuyên truyền, kích động lòng yêu nước để người dân dũng cảm cầm
súng lao vào cuộc chiến tranh gian khổ suốt mấy chục năm chống lại “thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược”. Thứ hai, tuyên truyền với thế giới về
tính chính danh, chính nghĩa của mình, để kêu gọi sự ủng hộ của các nước
trên thế giới.
Và rõ ràng, họ đã thành công, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh với Mỹ.
Việc Mỹ quyết định rút khỏi Việt Nam không phải vì thua miền Bắc trên
chiến trường. Mà chính vì sức ép của dư luận quốc tế, các phong trào xã
hội có tính chất khuynh tả ở các nước phương Tây lúc bấy giờ, phong trào
phản chiến tại Mỹ, sức ép của báo chí phương Tây, nhất là báo chí của
chính nước Mỹ, với cách đưa tin, bài nhấn mạnh những tổn thất về tiền
bạc và sinh mạng của người Mỹ, chỉ trích sự sa lầy của chính phủ Mỹ tại
Việt Nam...
Ngay cả trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, dù bị bất ngờ, Việt Nam
vẫn đủ sức giáng trả cho quân đội Trung Quốc những đòn tổn thất nặng nề.
Và bài học mà Ðặng Tiểu Bình định dạy cho Việt Nam, hóa ra cũng là bài
học cho chính Bắc Kinh khi sự lạc hậu về vũ khí, yếu kém trong chỉ huy,
thiếu kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Trung Quốc đã bộc lộ đầy đủ qua
cuộc chiến.
Nhưng chí ít, khi đó nhà cầm quyền Việt Nam còn chưa sợ Bắc Kinh, báo
chí còn được phép gọi tên vạch mặt quân xâm lược Trung Quốc, kêu gọi
lòng yêu nước, căm thù của nhân dân.
Còn bây giờ, cả thế, lực lẫn thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Trung Cộng đã khác xa nhiều lắm.
Quan trọng nhất, khi chọn lựa con đường trái ngược hoàn toàn, đối ngoại
không dám công khai lên tiếng trước thế giới về những hành vi gây hấn
ngày càng ngang ngược và âm mưu bành trướng lâu dài của Trung Nam Hải,
đối nội cố tình che dấu lịch sử, cố tình làm cho người dân trở nên vô
cảm với hiện tình đất nước, thậm chí làm nhụt lòng yêu nước của người
dân, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã tự gây khó cho mình, tự làm
suy yếu mình trước Trung Quốc.
Trách nhiệm giữ lửa yêu nước đó bây giờ hoàn toàn nằm trong tay người dân Việt Nam.
Nhờ có internet, ngày càng nhiều người Việt Nam chia sẻ với nhau những
hình ảnh, thông tin bị bưng bít. Như cuộc chiến tranh biên giới 35 năm
trước, khi báo chí nhà nước buộc phải im tiếng thì đã có báo chí lề dân,
các trang mạng xã hội liên tục đưa tin, kêu gọi tưởng niệm ngày 17
tháng 2 bằng nhiều hình thức khác nhau.
Không ai muốn chiến tranh lại xảy ra. Nhất là với một dân tộc đã phải
chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra bởi những
sự lựa chọn đường đi, nhận định bạn, thù sai lầm trong quá khứ của một
số cá nhân, một vài thế hệ cầm quyền.
Nhưng đâu phải khi ta cứ nhẫn nhục là có thể hóa giải được tham vọng
bành trướng của nước khác? Khi trong mục tiêu và trên con đường đi của
nước khác, Việt Nam vô tình lại là chướng ngại vật phải khuất phục hoặc
triệt tiêu?
Chỉ khi dám nhìn thẳng vào những bài học quá khứ, như các dân tộc Nhật,
Ðức hay Do Thái, và luôn giữ cho mình sự tỉnh táo, ngọn lửa yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, chúng ta mới có thể đứng vững trước mọi thử thách
trong tương lai mà không bị bất ngờ như cái ngày 17 tháng 2, 1979 ấy.
Như một câu ngạn ngữ Latin “Si vis pacem, para bellum”, tức “If you want
peace, prepare for war” (”Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến
tranh”).
Chuẩn bị cho chiến tranh đâu chỉ là mua thêm vũ khí, tàu ngầm, rèn luyện
quân đội... Bởi chạy đua vũ trang với một quốc gia nhỏ, nghèo làm sao
cho đủ và cũng sẽ là vô ích một khi người dân không được chuẩn bị đầy đủ
về tâm lý và đảng cầm quyền thì thiếu đi tính chính danh, sức mạnh ủng
hộ từ nhân dân và quốc tế.
Song Chi
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Song Chi - Không một trang sử nào có thể bị xóa trắng
Như nhiều tài liệu còn ghi chép lại, cuộc tấn công của Trung Quốc, mặc dù có những dấu hiệu báo trước trong mối quan hệ từ lâu đã không còn thắm thiết giữa hai đảng,
17 tháng 2, 1979-17 tháng 2, 2014. Tròn 35 năm ngày quân đội Trung
Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía
Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh ngắn ngủi, chỉ kéo dài 30 ngày, nhưng đã
kịp để lại những hậu quả nặng nề cho cả quân xâm lược lẫn bên tự vệ.
Như nhiều tài liệu còn ghi chép lại, cuộc tấn công của Trung Quốc, mặc dù có những dấu hiệu báo trước trong mối quan hệ từ lâu đã không còn thắm thiết giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản, nhưng về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam, và ngay cả đa số người dân, vẫn là sự bất ngờ.
Như nhiều tài liệu còn ghi chép lại, cuộc tấn công của Trung Quốc, mặc dù có những dấu hiệu báo trước trong mối quan hệ từ lâu đã không còn thắm thiết giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản, nhưng về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam, và ngay cả đa số người dân, vẫn là sự bất ngờ.
|
Cuộc chiến tranh biên giới 1979 vì vậy có thể xem như đã chính thức lột
bỏ trước thế giới cái mặt nạ về mối quan hệ “anh em, đồng chí” như “môi
với răng” này. Trả lại đúng thực chất nguyên nhân, ý đồ phía sau sự gắn
bó, “viện trợ” của Trung Cộng dành cho Việt Nam trong suốt hai cuộc
chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ trước đó.
Và nếu nhìn lại từ trận hải chiến đánh cướp Hoàng Sa 1974, các cuộc
chiến tranh biên giới 1979, 1984, 1988, việc xâm chiếm đảo Gạc Ma-Trường
Sa cho tới tuyên bố của Trung Quốc về đường lưỡi bò phi lý trên biển
Ðông, và có thể, sẽ là việc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng
không trên biển Ðông tiếp theo sau vùng nhận dạng phòng không trên biển
Hoa Ðông mới đây...
Rõ ràng Trung Quốc luôn luôn nhất quán với đường lối của chính họ trong
âm mưu thôn tính lâu dài Việt Nam như một phần trong chiến lược thâu tóm
toàn bộ biển Ðông, phục vụ khát vọng phục hưng đế chế Trung Hoa, trở
thành bá chủ toàn cầu.
Mỗi bước đi của Trung Cộng đều có sự tính toán trước hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.
Có lẽ đến bây giờ thì nhà cầm quyền Việt Nam, chỉ trừ những kẻ u mê quá độ, là đã thấm thía hiểu ra điều này.
Nhưng dù có hiểu ra thì sự khiếp nhược, sợ mất đảng hơn cả mất nước,
cũng không giúp họ có đủ dũng khí để thay đổi thái độ, đường lối, chính
sách đối với Trung Nam Hải.
Ngày 17 tháng 2 năm nay vì thế cũng như mọi năm, sẽ không hề có lễ tưởng
niệm nào về một cuộc chiến tranh cố tình bị lãng quên và hàng chục
nghìn binh lính lẫn thường dân đã ngã xuống 35 năm trước.
Báo chí cũng đã được lệnh im lặng, một số bài báo viết về sự kiện lịch
sử này đã bị rút vội xuống, các tổng biên tập, phó biên tập, phóng
viên... chắc chắn đã được ban tuyên giáo nhắc nhở với những luận điệu
quen thuộc.
Chẳng hạn, “phải suy nghĩ vì đại cục”, “không nên tạo bất cứ cái cớ gì
để Trung Quốc có thể vin vào đó mà làm khó dễ hoặc có thể leo thang gây
hấn với ta”, hoặc “đừng để mắc vào những âm mưu phía sau lời kêu gọi
tưởng niệm ngày 17 tháng 2 của các thế lực xấu, luôn tìm cách kích động,
gây chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa ta và Trung Quốc” v.v.
Và chắc chắn, nếu có bất cứ một cuộc biểu tình hay hoạt động nào của
người dân nhằm tưởng niệm ngày 17 tháng 2, sẽ bị nhà nước đàn áp thẳng
thừng, như mọi hành động tương tự phản đối Trung Quốc của nhân dân Việt
Nam từ trước đến nay.
Vì muốn được yên thân bằng mọi giá, nhà cầm quyền Việt Nam từ lâu đã
không còn biết nhục, mặc cho những tiếng chửi rủa như “bè lũ bán nước,
hèn hạ, tập đoàn Lê Chiêu Thống thời nay”... có đến tai họ.
Giống như Trung Quốc có tiếp tục mắng chửi, ngang ngược xâm phạm lãnh
hải Việt Nam, đâm chìm tàu cá, đánh đập, cướp phá ngư cụ, hải sản của
ngư dân Việt Nam, hay làm bất cứ điều gì đi nữa, họ cũng sẽ nhịn.
Không chỉ nhịn nhục, họ còn làm cho nhân dân Việt Nam cũng hèn hạ như họ.
Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hiện tại và tương lai gần, đảng cộng
sản Việt Nam đã tự mình tước bỏ hai vũ khí, hai nguồn sức mạnh lớn nhất
mà họ từng sử dụng rất thành thục, rất hiệu quả trước kia.
Một, tuyên truyền, kích động lòng yêu nước để người dân dũng cảm cầm
súng lao vào cuộc chiến tranh gian khổ suốt mấy chục năm chống lại “thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược”. Thứ hai, tuyên truyền với thế giới về
tính chính danh, chính nghĩa của mình, để kêu gọi sự ủng hộ của các nước
trên thế giới.
Và rõ ràng, họ đã thành công, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh với Mỹ.
Việc Mỹ quyết định rút khỏi Việt Nam không phải vì thua miền Bắc trên
chiến trường. Mà chính vì sức ép của dư luận quốc tế, các phong trào xã
hội có tính chất khuynh tả ở các nước phương Tây lúc bấy giờ, phong trào
phản chiến tại Mỹ, sức ép của báo chí phương Tây, nhất là báo chí của
chính nước Mỹ, với cách đưa tin, bài nhấn mạnh những tổn thất về tiền
bạc và sinh mạng của người Mỹ, chỉ trích sự sa lầy của chính phủ Mỹ tại
Việt Nam...
Ngay cả trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, dù bị bất ngờ, Việt Nam
vẫn đủ sức giáng trả cho quân đội Trung Quốc những đòn tổn thất nặng nề.
Và bài học mà Ðặng Tiểu Bình định dạy cho Việt Nam, hóa ra cũng là bài
học cho chính Bắc Kinh khi sự lạc hậu về vũ khí, yếu kém trong chỉ huy,
thiếu kinh nghiệm chiến đấu của quân đội Trung Quốc đã bộc lộ đầy đủ qua
cuộc chiến.
Nhưng chí ít, khi đó nhà cầm quyền Việt Nam còn chưa sợ Bắc Kinh, báo
chí còn được phép gọi tên vạch mặt quân xâm lược Trung Quốc, kêu gọi
lòng yêu nước, căm thù của nhân dân.
Còn bây giờ, cả thế, lực lẫn thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Trung Cộng đã khác xa nhiều lắm.
Quan trọng nhất, khi chọn lựa con đường trái ngược hoàn toàn, đối ngoại
không dám công khai lên tiếng trước thế giới về những hành vi gây hấn
ngày càng ngang ngược và âm mưu bành trướng lâu dài của Trung Nam Hải,
đối nội cố tình che dấu lịch sử, cố tình làm cho người dân trở nên vô
cảm với hiện tình đất nước, thậm chí làm nhụt lòng yêu nước của người
dân, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã tự gây khó cho mình, tự làm
suy yếu mình trước Trung Quốc.
Trách nhiệm giữ lửa yêu nước đó bây giờ hoàn toàn nằm trong tay người dân Việt Nam.
Nhờ có internet, ngày càng nhiều người Việt Nam chia sẻ với nhau những
hình ảnh, thông tin bị bưng bít. Như cuộc chiến tranh biên giới 35 năm
trước, khi báo chí nhà nước buộc phải im tiếng thì đã có báo chí lề dân,
các trang mạng xã hội liên tục đưa tin, kêu gọi tưởng niệm ngày 17
tháng 2 bằng nhiều hình thức khác nhau.
Không ai muốn chiến tranh lại xảy ra. Nhất là với một dân tộc đã phải
chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra bởi những
sự lựa chọn đường đi, nhận định bạn, thù sai lầm trong quá khứ của một
số cá nhân, một vài thế hệ cầm quyền.
Nhưng đâu phải khi ta cứ nhẫn nhục là có thể hóa giải được tham vọng
bành trướng của nước khác? Khi trong mục tiêu và trên con đường đi của
nước khác, Việt Nam vô tình lại là chướng ngại vật phải khuất phục hoặc
triệt tiêu?
Chỉ khi dám nhìn thẳng vào những bài học quá khứ, như các dân tộc Nhật,
Ðức hay Do Thái, và luôn giữ cho mình sự tỉnh táo, ngọn lửa yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, chúng ta mới có thể đứng vững trước mọi thử thách
trong tương lai mà không bị bất ngờ như cái ngày 17 tháng 2, 1979 ấy.
Như một câu ngạn ngữ Latin “Si vis pacem, para bellum”, tức “If you want
peace, prepare for war” (”Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến
tranh”).
Chuẩn bị cho chiến tranh đâu chỉ là mua thêm vũ khí, tàu ngầm, rèn luyện
quân đội... Bởi chạy đua vũ trang với một quốc gia nhỏ, nghèo làm sao
cho đủ và cũng sẽ là vô ích một khi người dân không được chuẩn bị đầy đủ
về tâm lý và đảng cầm quyền thì thiếu đi tính chính danh, sức mạnh ủng
hộ từ nhân dân và quốc tế.
Song Chi