Kinh Đời
Song Chi - Na Uy là quốc gia hạnh phúc nhất?
Theo “Báo cáo hạnh phúc Thế giới năm 2017” (the 2017 World Happiness Report) Na Uy từ vị trí thứ 4 đã vươn lên thành quốc gia hạnh phúc nhất. Và nếu bạn xem trong danh sách 5 nước đứng đầu thì có đến 4 nước Bắc Â
Lướt qua facebook bên dưới những bài báo đưa tin này, nếu đa số người
dân Na Uy đồng ý, thậm chí hãnh diện với kết quả khảo sát này thì nhiều
người dân của các quốc gia khác ở Hoa Kỷ, châu Âu hay Úc…có những ý kiến
trái ngược nhau.
Theo “Báo cáo hạnh phúc Thế giới năm 2017” (the 2017 World Happiness
Report) Na Uy từ vị trí thứ 4 đã vươn lên thành quốc gia hạnh phúc nhất.
Và nếu bạn xem trong danh sách 5 nước đứng đầu thì có đến 4 nước Bắc Âu
là Na Uy, Đan Mạch, Iceland và Phần Lan (ngoài ra có Thụy Sĩ đứng thứ
4).
Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm nay thuộc về Na Uy. |
Có một số bạn bè người quen biết tôi đang sống ở Na Uy hỏi tôi nghĩ như thế nào và kết quả khảo sát này có đúng hay không.
Cũng có ngưởi chế diễu đừng tin vào những bản báo cáo, khảo sát, VN cũng
từng lọt vào vị trí khá cao những quốc gia hạnh phúc đó thôi.
Là một người đang sống ở Na Uy và luôn cố gắng giữ cho mình có critical
thinking trong mọi vấn đề, luôn cố gắng giữ cho mọi nhận định của mình
khách quan nhất có thể, tôi nhận thấy điều này có thể là đúng với đa số
người Na Uy bản xứ hoặc sinh ra và lớn lên ở Na Uy.
Tại sao vậy?
Xã hội Na Uy cũng như các xã hội Bắc Âu khác, đi theo mô hình nhà nước
phúc lợi xã hội dân chủ (social democratic welfare state), nhấn mạnh sự
bình đẳng, đánh thuế cao để người dân có thể thụ hưởng y tế và giáo dục
miễn phí.
Trẻ em khi mới sinh ra thì nhà nước sẽ hỗ trợ tiền nuôi cho đến năm 18
tuổi. Đi học miễn phí cha mẹ khỏi phải nuôi. Học đại học thì mượn tiền
nhà nước sau ra đi làm trả. Đau ốm vào bệnh viện miễn phí. Già có tiền
già. Tàn tật hay khuyết tật bẩm sinh thì nhà nước nuôi cả đời. Mọi thứ
đều có nhà nước lo nên con người cũng bớt phải lo nghĩ nhiều. Nhưng thật
ra những chính sách an sinh xã hội này nhiều quốc gia khác ở châu Âu,
Úc, Canada…đều có, chả riêng gì mấy nước Bắc Âu. Thế thì tại sao Na Uy
lại là quốc gia hạnh phúc nhất?
Tự do, dân chủ, nam nữ bình đẳng-không có rào cản nào đối với phụ nữ, sự
minh bạch của nhà nước, tỷ lệ tham nhũng thấp? Các nước tự do dân chủ
văn minh khác đều có, chỉ có nước này nhỉnh hơn nước khác ở mặt này mặt
khác. Vậy thì tại sao?
Sự bình đẳng, không có khoảng cách cách biệt lớn giữa người giàu người
nghèo, giữa người có học vấn cao và người ít học là một lý do. (Mặt tiêu
cực: việc nhấn mạnh yếu tố bình đẳng, hay cào bằng, sẽ không tạo động
lực cạnh tranh, thậm chí tạo ra sức ỳ trong xã hội)
Còn gì nữa? Đời sống không bị căng thẳng, làm việc vừa phải, một tuần
trung bình làm việc 5 ngày, mỗi ngày 7 tiếng rưỡi, một năm có 5 tuần
nghỉ ăn lương, chả mấy khi thấy người Na Uy làm hai job cùng lúc, cho dù
có thể kiếm thêm nhiều tiền. Không bị căng thẳng, không phải chạy theo
sức ép của công việc, nhịp sống chậm…là một lý do khác.
Mặt tiêu cực: nếu như người Nhật khi làm bất cứ viêc gì cũng tự đặt ra
yêu cầu rất cao cho bản thân, đòi hỏi sự hoàn hảo và luôn đặt 150% sức
lực vào cộng việc, thì người Na Uy nhìn chung chỉ bỏ khoảng 70% sức lực
vào công việc mà thôi-họ rất thư giãn (relax). Nhưng chính vì thế mà họ
hạnh phúc hơn người Nhật chẳng hạn, thế giới kính trọng người Nhật nhưng
có mấy ai nói người Nhật hạnh phúc đâu, toàn thấy người Nhật làm việc
rất căng, tận tụy với công việc, thường xuyên ngủ gật trên xe bus,
metro…và nếu có sai sót cái gì thì tự dằn vặt bản thân rất nhiều. Người
Mỹ cũng không hạnh phúc, tại sao, sức ép của công việc, của việc phải
chạy theo những cái bill hàng tháng, phải thành đạt, bởi vì không gì
khủng khiếp hơn nếu bị xem là một kẻ thất bại-loser.
Còn trong xã hội Na Uy và Bắc Âu nói chung, có thể gọi là dễ sống, giàu
nghèo, học nhiều học ít, xấu đẹp gì cũng sống được, không có gì phải mặc
cảm. Người Na Uy không phải chịu bất cứ một sức ép nào từ xã hội, dư
luận, cũng không buộc phải chạy theo cái gì. Có lẽ một xã hội như vậy là
hạnh phúc chăng?
Cuối cùng, tôi nghĩ có lẽ cái cảm nhận về hạnh phúc nó nằm trong phong
cách sống, triết lý sống của người Na Uy. Người Na Uy nhìn chung sống
giản dị, không đòi hỏi quá nhiều, hay nói cách khác, họ biết cách bằng
lòng, biết bằng lòng đã là một yếu tố cần thiết để cảm thấy hạnh phúc.
Ăn mặc không quá tốn kém, nhà cửa không quá rộng, quá xa hoa. Triết lý
sống giản di, không xa hoa lãng phí đó được thể hiện từ chính phủ, quan
chức cho tới người dân.
Na Uy là một trong những nước giàu có nhưng chính phủ của họ lại không
hề xài tiền phung phí. Một ví dụ nhỏ: tôi sống ở Oslo đã 4 mùa Giáng
Sinh, năm nào cũng thấy đường phố được trang hoàng đơn sơ y như cũ, cứ
cái cây thông y hệt trong nhà ga trung tâm của Oslo, cứ những cái chuông
màu trắng đem ra sử dụng lại trên các đường phố chính, chả bù cho
Paris, London, Vienna…và bao nhiêu thành phố lớn khác trên thế giới mỗi
năm một thay đổi, lộng lẫy bắt mắt.
Có phải họ không có tiền không? Không. Hay họ keo kiệt? Cũng không hẳn.
Na Uy là một trong những nước rất rông tay chi cho những hoạt động nhận
đạo, chia sẻ trách nhiệm cứu trợ với thế giới. Chả là cái cách nghĩ của
họ thế. Cái gì không đáng thì không chi. Nhà vua, gia đình Hoàng gia cho
tới quan chức chính phủ đều giản dị, nhà cửa chi tiêu ăn mặc chả có gì
cách biệt với người dân.
Giản dị, và yêu thích một cuộc sống đơn giản-simple life. Cái nhìn của
họ về một cuộc sống hạnh phúc có vẻ khá giống nhau. Có một công việc ổn
định, có một ngôi nhà, cái xe, một nhà nghỉ trên núi mùa đông hoặc nhà
mát trên biển mùa hè, thêm một cái tàu nữa càng tốt, là đủ đối với đa
số. Làm việc vừa phải, dành thời gian cho gia đình và đi du lịch-người
Na Uy nói chung đi du lịch nhiều, mùa đông lạnh đi trốn lạnh cũng có mà
mùa hè đi chơi cũng có.
Hầu hết người Na Uy (và các dân tộc Bắc Âu) yêu thiên nhiên, gần gũi với
thiên nhiên. Biết thưởng thức thiên nhiên, biết sống với thiên nhiên là
thêm một yếu tố để hạnh phúc. Yêu thích thể thao, chú ý rèn luyện thân
thể, giữ gìn sức khỏe thì thân thể khỏe mạnh, con người vui sống hơn.
Cái triết lý đó là yếu tố chính làm cho người dân Na Uy cảm thấy hài lòng, hạnh phúc, ít than vãn.
Nhưng đó là người Na Uy bản xứ hay ít ra cũng là những người sinh ra và
lớn lên tại Na Uy. Và không phải là không có những người không hạnh
phúc, thậm chí bị trầm cảm nặng, vì những lý do cá nhân nào đó, tôi đã
từng gặp, tiếp xúc với khá nhiều trường hợp như vậy để nhận ra so với
người Na Uy, người Việt giỏi chịu đựng hơn rất nhiều.
Còn đối với dân nhập cư, tùy theo background của bạn, tùy theo mục đích
cuộc sống mà bạn sẽ thấy hợp hay không phù hợp, hạnh phúc hay không hạnh
phúc khi sống ở Na Uy. Ví dụ nếu bạn thích một cuộc sống đơn giản, ít
phải suy nghĩ, ít bon chen, căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy phù hợp và hạnh
phúc. Nói vui một chút, nếu bạn lười biếng, bạn cũng sẽ thấy thích sống ở
Na Uy, tại sao vậy, vì có thể “lợi dụng” vào các chương trình an sinh
xã hội của xứ này. Nhiều người dân nhập cư ở một số quốc gia khi tới Na
Uy chỉ thấy ăn rồi đẻ con, đẻ xoành xoạch 5, 7, 9…đứa để có tiền trợ cấp
xã hội, có tiền nuôi con, khỏi cần đi làm, hoặc cứ khai bệnh để ăn tiền
bệnh v.v…
Nhưng nếu bạn thích làm giàu, thích thành đạt, thích chinh phục những
đỉnh cao, thích làm việc trong những môi trường cạnh tranh thì bạn sẽ
hạnh phúc hơn khi ở Mỹ hay Nhật hay Đức chẳng hạn. Nếu bạn thích làm
việc vừa phải nhưng đời sống văn hóa tinh thần phải phong phú, luôn luôn
có cái gì đó để xem để nghe, bạn thích vui thì sẽ thích ở Pari (Pháp),
London (Anh), Vienna (Áo) hay một thành phố nào đó của Đức v.v... Na Uy
và các xứ Bắc Âu nói chung có dân số ít, vắng vẻ, đời sống bình lặng,
mùa đông lại dài và tối nên nếu ai không quen sẽ dễ cảm thấy buồn chán.
Tóm lại, quốc gia nào dù ưu việt đến đâu thì cũng có mặt này mặt kia
chưa ổn, mỗi nước có những điểm hơn nước khác và ngược lại. Tùy theo bạn
lựa chọn mục tiêu nào cho cuộc sống của mình thì sẽ cảm thấy hạnh phúc
với cái nơi ấy (tất nhiên, nếu được phép lựa chọn!)
Có lần nghe đâu VN mình cũng lọt vào danh sách những quốc gia hạnh phúc
với vị trí khá cao, nhưng rõ ràng ai cũng thấy điều đó là không đúng,
không chỉ vì cái thể chế chính trị độc tài, thối nát, tham nhũng, con
người hoàn toàn không có tự do, dân chủ, nhân quyền bị chà đạp, xã hội
VN có quá nhiều vấn đề mà còn do chính cái lối sống, lối suy nghĩ của
người Việt góp phần tạo ra sự không hạnh phúc.
Người Việt có quá nhiều nỗi lo, nỗi sợ, từ những cái sợ có lý cho tới
những cái sợ vô lý nhất, có quá nhiều định kiến trói buộc làm khổ mình
và khổ lẫn nhau, người Việt lại chạy theo quá nhiều những thứ bên ngoài
mình, khi còn nhỏ đi học thì chạy theo nào điểm số, trường chuyên trường
điểm, lớn thì chạy theo bằng cấp, cái danh cái ghế ngồi trong xã hội,
chạy theo đồng tiền, nếu là giới showbiz, giới hoa hậu người mẫu thì lại
càng phải xài hàng hiệu, có nhà đẹp xe sang, có bồ đại gia…Lắm nổi khổ
thế thì chúng ta hạnh phúc làm sao được!
Song Chi
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Song Chi - Na Uy là quốc gia hạnh phúc nhất?
Theo “Báo cáo hạnh phúc Thế giới năm 2017” (the 2017 World Happiness Report) Na Uy từ vị trí thứ 4 đã vươn lên thành quốc gia hạnh phúc nhất. Và nếu bạn xem trong danh sách 5 nước đứng đầu thì có đến 4 nước Bắc Â
Theo “Báo cáo hạnh phúc Thế giới năm 2017” (the 2017 World Happiness
Report) Na Uy từ vị trí thứ 4 đã vươn lên thành quốc gia hạnh phúc nhất.
Và nếu bạn xem trong danh sách 5 nước đứng đầu thì có đến 4 nước Bắc Âu
là Na Uy, Đan Mạch, Iceland và Phần Lan (ngoài ra có Thụy Sĩ đứng thứ
4).
Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm nay thuộc về Na Uy. |
Có một số bạn bè người quen biết tôi đang sống ở Na Uy hỏi tôi nghĩ như thế nào và kết quả khảo sát này có đúng hay không.
Cũng có ngưởi chế diễu đừng tin vào những bản báo cáo, khảo sát, VN cũng
từng lọt vào vị trí khá cao những quốc gia hạnh phúc đó thôi.
Là một người đang sống ở Na Uy và luôn cố gắng giữ cho mình có critical
thinking trong mọi vấn đề, luôn cố gắng giữ cho mọi nhận định của mình
khách quan nhất có thể, tôi nhận thấy điều này có thể là đúng với đa số
người Na Uy bản xứ hoặc sinh ra và lớn lên ở Na Uy.
Tại sao vậy?
Xã hội Na Uy cũng như các xã hội Bắc Âu khác, đi theo mô hình nhà nước
phúc lợi xã hội dân chủ (social democratic welfare state), nhấn mạnh sự
bình đẳng, đánh thuế cao để người dân có thể thụ hưởng y tế và giáo dục
miễn phí.
Trẻ em khi mới sinh ra thì nhà nước sẽ hỗ trợ tiền nuôi cho đến năm 18
tuổi. Đi học miễn phí cha mẹ khỏi phải nuôi. Học đại học thì mượn tiền
nhà nước sau ra đi làm trả. Đau ốm vào bệnh viện miễn phí. Già có tiền
già. Tàn tật hay khuyết tật bẩm sinh thì nhà nước nuôi cả đời. Mọi thứ
đều có nhà nước lo nên con người cũng bớt phải lo nghĩ nhiều. Nhưng thật
ra những chính sách an sinh xã hội này nhiều quốc gia khác ở châu Âu,
Úc, Canada…đều có, chả riêng gì mấy nước Bắc Âu. Thế thì tại sao Na Uy
lại là quốc gia hạnh phúc nhất?
Tự do, dân chủ, nam nữ bình đẳng-không có rào cản nào đối với phụ nữ, sự
minh bạch của nhà nước, tỷ lệ tham nhũng thấp? Các nước tự do dân chủ
văn minh khác đều có, chỉ có nước này nhỉnh hơn nước khác ở mặt này mặt
khác. Vậy thì tại sao?
Sự bình đẳng, không có khoảng cách cách biệt lớn giữa người giàu người
nghèo, giữa người có học vấn cao và người ít học là một lý do. (Mặt tiêu
cực: việc nhấn mạnh yếu tố bình đẳng, hay cào bằng, sẽ không tạo động
lực cạnh tranh, thậm chí tạo ra sức ỳ trong xã hội)
Còn gì nữa? Đời sống không bị căng thẳng, làm việc vừa phải, một tuần
trung bình làm việc 5 ngày, mỗi ngày 7 tiếng rưỡi, một năm có 5 tuần
nghỉ ăn lương, chả mấy khi thấy người Na Uy làm hai job cùng lúc, cho dù
có thể kiếm thêm nhiều tiền. Không bị căng thẳng, không phải chạy theo
sức ép của công việc, nhịp sống chậm…là một lý do khác.
Mặt tiêu cực: nếu như người Nhật khi làm bất cứ viêc gì cũng tự đặt ra
yêu cầu rất cao cho bản thân, đòi hỏi sự hoàn hảo và luôn đặt 150% sức
lực vào cộng việc, thì người Na Uy nhìn chung chỉ bỏ khoảng 70% sức lực
vào công việc mà thôi-họ rất thư giãn (relax). Nhưng chính vì thế mà họ
hạnh phúc hơn người Nhật chẳng hạn, thế giới kính trọng người Nhật nhưng
có mấy ai nói người Nhật hạnh phúc đâu, toàn thấy người Nhật làm việc
rất căng, tận tụy với công việc, thường xuyên ngủ gật trên xe bus,
metro…và nếu có sai sót cái gì thì tự dằn vặt bản thân rất nhiều. Người
Mỹ cũng không hạnh phúc, tại sao, sức ép của công việc, của việc phải
chạy theo những cái bill hàng tháng, phải thành đạt, bởi vì không gì
khủng khiếp hơn nếu bị xem là một kẻ thất bại-loser.
Còn trong xã hội Na Uy và Bắc Âu nói chung, có thể gọi là dễ sống, giàu
nghèo, học nhiều học ít, xấu đẹp gì cũng sống được, không có gì phải mặc
cảm. Người Na Uy không phải chịu bất cứ một sức ép nào từ xã hội, dư
luận, cũng không buộc phải chạy theo cái gì. Có lẽ một xã hội như vậy là
hạnh phúc chăng?
Cuối cùng, tôi nghĩ có lẽ cái cảm nhận về hạnh phúc nó nằm trong phong
cách sống, triết lý sống của người Na Uy. Người Na Uy nhìn chung sống
giản dị, không đòi hỏi quá nhiều, hay nói cách khác, họ biết cách bằng
lòng, biết bằng lòng đã là một yếu tố cần thiết để cảm thấy hạnh phúc.
Ăn mặc không quá tốn kém, nhà cửa không quá rộng, quá xa hoa. Triết lý
sống giản di, không xa hoa lãng phí đó được thể hiện từ chính phủ, quan
chức cho tới người dân.
Na Uy là một trong những nước giàu có nhưng chính phủ của họ lại không
hề xài tiền phung phí. Một ví dụ nhỏ: tôi sống ở Oslo đã 4 mùa Giáng
Sinh, năm nào cũng thấy đường phố được trang hoàng đơn sơ y như cũ, cứ
cái cây thông y hệt trong nhà ga trung tâm của Oslo, cứ những cái chuông
màu trắng đem ra sử dụng lại trên các đường phố chính, chả bù cho
Paris, London, Vienna…và bao nhiêu thành phố lớn khác trên thế giới mỗi
năm một thay đổi, lộng lẫy bắt mắt.
Có phải họ không có tiền không? Không. Hay họ keo kiệt? Cũng không hẳn.
Na Uy là một trong những nước rất rông tay chi cho những hoạt động nhận
đạo, chia sẻ trách nhiệm cứu trợ với thế giới. Chả là cái cách nghĩ của
họ thế. Cái gì không đáng thì không chi. Nhà vua, gia đình Hoàng gia cho
tới quan chức chính phủ đều giản dị, nhà cửa chi tiêu ăn mặc chả có gì
cách biệt với người dân.
Giản dị, và yêu thích một cuộc sống đơn giản-simple life. Cái nhìn của
họ về một cuộc sống hạnh phúc có vẻ khá giống nhau. Có một công việc ổn
định, có một ngôi nhà, cái xe, một nhà nghỉ trên núi mùa đông hoặc nhà
mát trên biển mùa hè, thêm một cái tàu nữa càng tốt, là đủ đối với đa
số. Làm việc vừa phải, dành thời gian cho gia đình và đi du lịch-người
Na Uy nói chung đi du lịch nhiều, mùa đông lạnh đi trốn lạnh cũng có mà
mùa hè đi chơi cũng có.
Hầu hết người Na Uy (và các dân tộc Bắc Âu) yêu thiên nhiên, gần gũi với
thiên nhiên. Biết thưởng thức thiên nhiên, biết sống với thiên nhiên là
thêm một yếu tố để hạnh phúc. Yêu thích thể thao, chú ý rèn luyện thân
thể, giữ gìn sức khỏe thì thân thể khỏe mạnh, con người vui sống hơn.
Cái triết lý đó là yếu tố chính làm cho người dân Na Uy cảm thấy hài lòng, hạnh phúc, ít than vãn.
Nhưng đó là người Na Uy bản xứ hay ít ra cũng là những người sinh ra và
lớn lên tại Na Uy. Và không phải là không có những người không hạnh
phúc, thậm chí bị trầm cảm nặng, vì những lý do cá nhân nào đó, tôi đã
từng gặp, tiếp xúc với khá nhiều trường hợp như vậy để nhận ra so với
người Na Uy, người Việt giỏi chịu đựng hơn rất nhiều.
Còn đối với dân nhập cư, tùy theo background của bạn, tùy theo mục đích
cuộc sống mà bạn sẽ thấy hợp hay không phù hợp, hạnh phúc hay không hạnh
phúc khi sống ở Na Uy. Ví dụ nếu bạn thích một cuộc sống đơn giản, ít
phải suy nghĩ, ít bon chen, căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy phù hợp và hạnh
phúc. Nói vui một chút, nếu bạn lười biếng, bạn cũng sẽ thấy thích sống ở
Na Uy, tại sao vậy, vì có thể “lợi dụng” vào các chương trình an sinh
xã hội của xứ này. Nhiều người dân nhập cư ở một số quốc gia khi tới Na
Uy chỉ thấy ăn rồi đẻ con, đẻ xoành xoạch 5, 7, 9…đứa để có tiền trợ cấp
xã hội, có tiền nuôi con, khỏi cần đi làm, hoặc cứ khai bệnh để ăn tiền
bệnh v.v…
Nhưng nếu bạn thích làm giàu, thích thành đạt, thích chinh phục những
đỉnh cao, thích làm việc trong những môi trường cạnh tranh thì bạn sẽ
hạnh phúc hơn khi ở Mỹ hay Nhật hay Đức chẳng hạn. Nếu bạn thích làm
việc vừa phải nhưng đời sống văn hóa tinh thần phải phong phú, luôn luôn
có cái gì đó để xem để nghe, bạn thích vui thì sẽ thích ở Pari (Pháp),
London (Anh), Vienna (Áo) hay một thành phố nào đó của Đức v.v... Na Uy
và các xứ Bắc Âu nói chung có dân số ít, vắng vẻ, đời sống bình lặng,
mùa đông lại dài và tối nên nếu ai không quen sẽ dễ cảm thấy buồn chán.
Tóm lại, quốc gia nào dù ưu việt đến đâu thì cũng có mặt này mặt kia
chưa ổn, mỗi nước có những điểm hơn nước khác và ngược lại. Tùy theo bạn
lựa chọn mục tiêu nào cho cuộc sống của mình thì sẽ cảm thấy hạnh phúc
với cái nơi ấy (tất nhiên, nếu được phép lựa chọn!)
Có lần nghe đâu VN mình cũng lọt vào danh sách những quốc gia hạnh phúc
với vị trí khá cao, nhưng rõ ràng ai cũng thấy điều đó là không đúng,
không chỉ vì cái thể chế chính trị độc tài, thối nát, tham nhũng, con
người hoàn toàn không có tự do, dân chủ, nhân quyền bị chà đạp, xã hội
VN có quá nhiều vấn đề mà còn do chính cái lối sống, lối suy nghĩ của
người Việt góp phần tạo ra sự không hạnh phúc.
Người Việt có quá nhiều nỗi lo, nỗi sợ, từ những cái sợ có lý cho tới
những cái sợ vô lý nhất, có quá nhiều định kiến trói buộc làm khổ mình
và khổ lẫn nhau, người Việt lại chạy theo quá nhiều những thứ bên ngoài
mình, khi còn nhỏ đi học thì chạy theo nào điểm số, trường chuyên trường
điểm, lớn thì chạy theo bằng cấp, cái danh cái ghế ngồi trong xã hội,
chạy theo đồng tiền, nếu là giới showbiz, giới hoa hậu người mẫu thì lại
càng phải xài hàng hiệu, có nhà đẹp xe sang, có bồ đại gia…Lắm nổi khổ
thế thì chúng ta hạnh phúc làm sao được!
Song Chi
(RFA)