Văn Học & Nghệ Thuật
Song Chi - Nhân một nhà văn lớn của miền Nam trước 1975 vừa qua đời…
Như nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một nhà văn lớn của miền Nam vừa mới qua đời tối ngày 2.8.2016 tại Sài Gòn, nếu không có biến cố 30.4.1975 chắc chắn số lượng tác phẩm và sức sáng tạo của ông đã không dừng ở đó.
Sau 30.4.1975, nhiều người miền Bắc vào miền Nam và nhận ra mình bị lừa,
nhận ra sự dối trá của đảng và nhà nước cộng sản khi tận mắt chứng kiến
sự phồn thịnh, sung túc, tự do, thoải mái, văn minh tiến bộ hơn hẳn của
Sài Gòn và miền Nam. Nhưng đó chỉ mới là khía cạnh kinh tế, và sự tự do
dân chủ. Còn những cái mất mát đáng tiếc nữa, nói lên sự ngu xuẩn, tội
ác của nhà cầm quyền và sự éo le của lịch sử khi một chế độ lạc hậu, man
rợ hơn lại thắng một chế độ văn minh hơn. Đó là sự mất mát của cả một
nền văn học nghệ thuật tự do, đầy sáng tạo, đầy tính nhân văn, một nền
giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” hay một xã hội đã xây dựng
được tương đối một nền nếp đạo đức, quy củ, tôn trọng luật pháp…
Riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ngay sau tháng 4.1975, nhà cầm
quyền đã ra lệnh tịch thu, đốt phá cho bằng hết những sản phẩm văn hóa
“đồi trụy” của miền Nam. Cùng với một số lượng lớn quân nhân công chức,
trí thức của chế độ VNCH, nhiều văn nghệ sĩ miền Nam cũng phải lên đường
đi học tập cải tạo, những người còn lại hầu hết buông bút, bị gạt ra
ngoài lề xã hội, vất vả mưu sinh bằng những công việc khác, chả liện
quan gì đến nghiệp văn, như ra chợ trời bán thuốc lá, bán đồ cũ, thậm
chí làm ruộng, chăn dê (như nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ chẳng hạn). Rồi
nhiều người trong số họ lần lượt phải từ bỏ đất nước ra đi tìm tự do vì
không chịu nổi đời sống tinh thần, chính trị, sáng tác bức bối, kỳ thị ở
VN.
Hơn 41 năm sau, có lẽ chỉ có âm nhạc miền Nam là vẫn hiện diện thường
xuyên trong đời sống tinh thần của người Việt trong và ngoài nước. Dù
một số lượng tác phẩm và nghệ sĩ vẫn bị cấm biểu diễn, cấm phổ biến ở VN
nhưng với những ai yêu âm nhạc miền Nam thì người ta vẫn có thể tìm
nghe đủ hết, qua các kênh khác nhau. Nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trong nước ra
bên ngoài biểu diễn và nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại trở về nước hát,
làm việc, ngay cả những người từng lớn tiếng chống Cộng hay tuyên bố
không bao giờ trở về khi chế độ cộng sản còn tồn tại…Nhưng văn chương
thì khó hơn nhiều. (Và điện ảnh chẳng hạn, tất nhiên càng không có cơ
hội). Hơn 41 năm, một nền văn chương miền Nam dưới chế độ VNCH cực kỳ
phong phú, đa dạng, tự do, sáng tạo, vẫn bị xem như chưa hề tồn tại.
Sự ngu xuẩn của nhà cầm quyền là ở chỗ trong khi Trung Cộng đã và vẫn
đang, sẽ là kẻ thù lâu dài của dân tộc VN, là mối đe dọa lớn nhất đối
với chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ, thì nhà cầm quyền lại tiếp
sức, tuyên truyền không công cho văn hóa của họ. Sách, tiểu thuyết Trung
Quốc được in đầy rẫy trong các nhà sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc, kể cả
những loại ngôn tình nhảm nhí cho tới những quyển sách ca ngợi Mao Trạch
Đông, ca ngợi Đặng Tiểu Bình- kẻ đã ra lệnh phát động cuộc chiến 1979
để “dạy cho VN một bài học”; phim truyền hình Trung Quốc chiếu tràn lan
dày đặc trên các kênh từ trung ương đến địa phương.
Tội ác của nhả cầm quyền là ở chỗ đã bức hại hàng trăm, hàng ngàn văn
nghệ sĩ miền Nam sau 1975 khiến họ phải đi học tập cải tạo, phải lăn lộn
với những công việc lao động vất vả để mưu sinh, khiến tài năng họ mỏi
mòn, thui chột, cho dù khi phải sống thầm lặng trên quê hương hay khi
phải lang bạt tha hương trên xứ người.
Đôi khi tôi cứ nghĩ, nếu không có biến cố tháng 4.1975 thì văn học dịch
thuật, khảo cứu ở miền Nam còn tiến tới đâu? Thì những nhà thơ như
Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, Trần Dạ Từ, Cung
Trầm Tưởng, Trần Tuấn Kiệt,Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Sao Trên Rừng
(Nguyễn Đức Sơn), Du Tử Lê….; những nhà văn như Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy
Vũ, Túy Hồng, Trần Thị NgH, Nguyễn Thị Hoàng, Mai Thảo, Võ Phiến, Dương
Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ, Phan Nhật Nam, Cung Tích
Biền, Hoàng Ngọc Biên…; hay mảng nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, triết
học, phật giáo và công giáo với những cây bút như Nguyễn Đăng Thục,
Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Nhất Hạnh, Võ Hồng, Hoài
Khanh, Phạm Công Thiện, các giáo sư và linh mục Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn
Nghiêm, Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Thích, Hoàng Sỹ Quý, Nguyễn Khắc Xuyên,
Kim Định…sẽ còn tiếp tục cho ra đời bao nhiêu tác phẩm, công trình khác
nữa?
Và chắc chắn với bầu không khí tự do, yêu chuộng văn chương học thuật
của miền Nam sẽ còn có rất nhiều gương mặt mới, thế hệ mới xuất hiện,
nhiều nhà sách, tạp chí, nhiều nhóm văn nghệ, tư tưởng ra đời như đã có
nhóm Bách Khoa, Nhân Loại, Nhận Thức (Huế), Tinh-Việt văn-đoàn, Sống
Đạo, Phương Đông, Đối Diện, Sáng Tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ Hai Mươi, Gió
Mới, Nghệ Thuật…Các tạp chí chuyên về tư tưởng, triết học như Tư Tưởng,
Vạn Hạnh, Giữ Thơm Quê Mẹ, các nhà xuất bản Lá Bối, An Tiêm, Ca Dao...,
và vô số những tờ báo, tạp chí văn học nghệ thuật như Sáng Tạo, Quan
Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, Nhân Loại, Văn Đàn, Bách Khoa, Văn Học, Văn,
Nghệ Thuật, Tiếng Nói…không thể kể hết.
Gia tài văn học nghệ thuật của VN vốn đã mỏng, đã ít ỏi, lại còn bị triệt hạ, thủ tiêu tàn nhẫn bởi “bên thắng cuộc”.
Như nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một nhà văn lớn của miền Nam vừa mới qua
đời tối ngày 2.8.2016 tại Sài Gòn, nếu không có biến cố 30.4.1975 chắc
chắn số lượng tác phẩm và sức sáng tạo của ông đã không dừng ở đó. Sau
khi đi học tập cải tạo về, ông sống lặng lẽ bằng công việc vẽ tranh sơn
mài cho đến khi nằm xuống vĩnh viễn. Vậy mà năm 2007, khi công ty Phương
Nam và NXB Văn Nghệ tái bản bốn tập truyện của ông gồm: Nhan sắc, Đôi
mắt trên trời, Tiếng sáo người em út, Cũng đành, ông vẫn bị “đấu tố”
tưng bừng, bởi những cây bút đầy ghen tị, với nhân cách và tài năng “nhỏ
bé” hơn ông.
Tính từ thế kỷ XX cho đến nay, lịch sử VN có quá nhiều biến cố bị che
dấu, bị bóp méo, thậm chí bị xóa trắng, mà các nhà văn nhà thơ, nhà
nghiên cứu cần tiếp tục viết nhiều, nhiều hơn nữa để cho các thế hệ sau
và thế giới hiểu được sự thật, hiểu được những năm tháng sai lầm, ngang
trái, bi kịch trên đất nước này.
Chỉ hy vọng rằng trong số những nhà văn còn lại của miền Nam phải im
lặng sống tại quê nhà bao nhiêu năm hay phải tha hương trên đất khách
vẫn giữ trong tim ngọn lửa văn chương chữ nghĩa, âm thầm viết để rồi một
ngày nào đó chúng ta sẽ được đọc những tác phẩm của họ. Và những nhà
văn thuộc thế hệ hôm nay, sinh ra, lớn lên sau chiến tranh, trong và
ngoài nước, nhưng canh cánh một tấm lòng đối với nước mẹ VN, cũng vậy.
Bởi đó là món nợ của văn nghệ sĩ trí thức đích thực đối với lịch sử và với đất nước.
Song Chi.
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Song Chi - Nhân một nhà văn lớn của miền Nam trước 1975 vừa qua đời…
Như nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một nhà văn lớn của miền Nam vừa mới qua đời tối ngày 2.8.2016 tại Sài Gòn, nếu không có biến cố 30.4.1975 chắc chắn số lượng tác phẩm và sức sáng tạo của ông đã không dừng ở đó.
Sau 30.4.1975, nhiều người miền Bắc vào miền Nam và nhận ra mình bị lừa,
nhận ra sự dối trá của đảng và nhà nước cộng sản khi tận mắt chứng kiến
sự phồn thịnh, sung túc, tự do, thoải mái, văn minh tiến bộ hơn hẳn của
Sài Gòn và miền Nam. Nhưng đó chỉ mới là khía cạnh kinh tế, và sự tự do
dân chủ. Còn những cái mất mát đáng tiếc nữa, nói lên sự ngu xuẩn, tội
ác của nhà cầm quyền và sự éo le của lịch sử khi một chế độ lạc hậu, man
rợ hơn lại thắng một chế độ văn minh hơn. Đó là sự mất mát của cả một
nền văn học nghệ thuật tự do, đầy sáng tạo, đầy tính nhân văn, một nền
giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” hay một xã hội đã xây dựng
được tương đối một nền nếp đạo đức, quy củ, tôn trọng luật pháp…
Riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ngay sau tháng 4.1975, nhà cầm
quyền đã ra lệnh tịch thu, đốt phá cho bằng hết những sản phẩm văn hóa
“đồi trụy” của miền Nam. Cùng với một số lượng lớn quân nhân công chức,
trí thức của chế độ VNCH, nhiều văn nghệ sĩ miền Nam cũng phải lên đường
đi học tập cải tạo, những người còn lại hầu hết buông bút, bị gạt ra
ngoài lề xã hội, vất vả mưu sinh bằng những công việc khác, chả liện
quan gì đến nghiệp văn, như ra chợ trời bán thuốc lá, bán đồ cũ, thậm
chí làm ruộng, chăn dê (như nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ chẳng hạn). Rồi
nhiều người trong số họ lần lượt phải từ bỏ đất nước ra đi tìm tự do vì
không chịu nổi đời sống tinh thần, chính trị, sáng tác bức bối, kỳ thị ở
VN.
Hơn 41 năm sau, có lẽ chỉ có âm nhạc miền Nam là vẫn hiện diện thường
xuyên trong đời sống tinh thần của người Việt trong và ngoài nước. Dù
một số lượng tác phẩm và nghệ sĩ vẫn bị cấm biểu diễn, cấm phổ biến ở VN
nhưng với những ai yêu âm nhạc miền Nam thì người ta vẫn có thể tìm
nghe đủ hết, qua các kênh khác nhau. Nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trong nước ra
bên ngoài biểu diễn và nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại trở về nước hát,
làm việc, ngay cả những người từng lớn tiếng chống Cộng hay tuyên bố
không bao giờ trở về khi chế độ cộng sản còn tồn tại…Nhưng văn chương
thì khó hơn nhiều. (Và điện ảnh chẳng hạn, tất nhiên càng không có cơ
hội). Hơn 41 năm, một nền văn chương miền Nam dưới chế độ VNCH cực kỳ
phong phú, đa dạng, tự do, sáng tạo, vẫn bị xem như chưa hề tồn tại.
Sự ngu xuẩn của nhà cầm quyền là ở chỗ trong khi Trung Cộng đã và vẫn
đang, sẽ là kẻ thù lâu dài của dân tộc VN, là mối đe dọa lớn nhất đối
với chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ, thì nhà cầm quyền lại tiếp
sức, tuyên truyền không công cho văn hóa của họ. Sách, tiểu thuyết Trung
Quốc được in đầy rẫy trong các nhà sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc, kể cả
những loại ngôn tình nhảm nhí cho tới những quyển sách ca ngợi Mao Trạch
Đông, ca ngợi Đặng Tiểu Bình- kẻ đã ra lệnh phát động cuộc chiến 1979
để “dạy cho VN một bài học”; phim truyền hình Trung Quốc chiếu tràn lan
dày đặc trên các kênh từ trung ương đến địa phương.
Tội ác của nhả cầm quyền là ở chỗ đã bức hại hàng trăm, hàng ngàn văn
nghệ sĩ miền Nam sau 1975 khiến họ phải đi học tập cải tạo, phải lăn lộn
với những công việc lao động vất vả để mưu sinh, khiến tài năng họ mỏi
mòn, thui chột, cho dù khi phải sống thầm lặng trên quê hương hay khi
phải lang bạt tha hương trên xứ người.
Đôi khi tôi cứ nghĩ, nếu không có biến cố tháng 4.1975 thì văn học dịch
thuật, khảo cứu ở miền Nam còn tiến tới đâu? Thì những nhà thơ như
Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, Trần Dạ Từ, Cung
Trầm Tưởng, Trần Tuấn Kiệt,Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Sao Trên Rừng
(Nguyễn Đức Sơn), Du Tử Lê….; những nhà văn như Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy
Vũ, Túy Hồng, Trần Thị NgH, Nguyễn Thị Hoàng, Mai Thảo, Võ Phiến, Dương
Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ, Phan Nhật Nam, Cung Tích
Biền, Hoàng Ngọc Biên…; hay mảng nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, triết
học, phật giáo và công giáo với những cây bút như Nguyễn Đăng Thục,
Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Nhất Hạnh, Võ Hồng, Hoài
Khanh, Phạm Công Thiện, các giáo sư và linh mục Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn
Nghiêm, Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Thích, Hoàng Sỹ Quý, Nguyễn Khắc Xuyên,
Kim Định…sẽ còn tiếp tục cho ra đời bao nhiêu tác phẩm, công trình khác
nữa?
Và chắc chắn với bầu không khí tự do, yêu chuộng văn chương học thuật
của miền Nam sẽ còn có rất nhiều gương mặt mới, thế hệ mới xuất hiện,
nhiều nhà sách, tạp chí, nhiều nhóm văn nghệ, tư tưởng ra đời như đã có
nhóm Bách Khoa, Nhân Loại, Nhận Thức (Huế), Tinh-Việt văn-đoàn, Sống
Đạo, Phương Đông, Đối Diện, Sáng Tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ Hai Mươi, Gió
Mới, Nghệ Thuật…Các tạp chí chuyên về tư tưởng, triết học như Tư Tưởng,
Vạn Hạnh, Giữ Thơm Quê Mẹ, các nhà xuất bản Lá Bối, An Tiêm, Ca Dao...,
và vô số những tờ báo, tạp chí văn học nghệ thuật như Sáng Tạo, Quan
Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, Nhân Loại, Văn Đàn, Bách Khoa, Văn Học, Văn,
Nghệ Thuật, Tiếng Nói…không thể kể hết.
Gia tài văn học nghệ thuật của VN vốn đã mỏng, đã ít ỏi, lại còn bị triệt hạ, thủ tiêu tàn nhẫn bởi “bên thắng cuộc”.
Như nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một nhà văn lớn của miền Nam vừa mới qua
đời tối ngày 2.8.2016 tại Sài Gòn, nếu không có biến cố 30.4.1975 chắc
chắn số lượng tác phẩm và sức sáng tạo của ông đã không dừng ở đó. Sau
khi đi học tập cải tạo về, ông sống lặng lẽ bằng công việc vẽ tranh sơn
mài cho đến khi nằm xuống vĩnh viễn. Vậy mà năm 2007, khi công ty Phương
Nam và NXB Văn Nghệ tái bản bốn tập truyện của ông gồm: Nhan sắc, Đôi
mắt trên trời, Tiếng sáo người em út, Cũng đành, ông vẫn bị “đấu tố”
tưng bừng, bởi những cây bút đầy ghen tị, với nhân cách và tài năng “nhỏ
bé” hơn ông.
Tính từ thế kỷ XX cho đến nay, lịch sử VN có quá nhiều biến cố bị che
dấu, bị bóp méo, thậm chí bị xóa trắng, mà các nhà văn nhà thơ, nhà
nghiên cứu cần tiếp tục viết nhiều, nhiều hơn nữa để cho các thế hệ sau
và thế giới hiểu được sự thật, hiểu được những năm tháng sai lầm, ngang
trái, bi kịch trên đất nước này.
Chỉ hy vọng rằng trong số những nhà văn còn lại của miền Nam phải im
lặng sống tại quê nhà bao nhiêu năm hay phải tha hương trên đất khách
vẫn giữ trong tim ngọn lửa văn chương chữ nghĩa, âm thầm viết để rồi một
ngày nào đó chúng ta sẽ được đọc những tác phẩm của họ. Và những nhà
văn thuộc thế hệ hôm nay, sinh ra, lớn lên sau chiến tranh, trong và
ngoài nước, nhưng canh cánh một tấm lòng đối với nước mẹ VN, cũng vậy.
Bởi đó là món nợ của văn nghệ sĩ trí thức đích thực đối với lịch sử và với đất nước.
Song Chi.
(Blog RFA)