Kinh Khổ
Sống Với CS Duy Vật Lại Cuồng Tín Thế Sao: Sờ đầu rùa
Kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, kỳ thi đại học lại tới. Sĩ tử thập phương khăn gói lên xe, lên tàu nhằm thủ đô Hà Nội thẳng tiến. Hoà vào dòng sĩ tử bản địa, họ tới một địa chỉ nổi tiếng là "son”: Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Sống Với CS Duy Vật Lại Cuồng Tín Thế Sao: Sờ đầu rùa
Kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, kỳ thi đại học lại tới. Sĩ tử thập phương khăn gói lên xe, lên tàu nhằm thủ đô Hà Nội thẳng tiến. Hoà vào dòng sĩ tử bản địa, họ tới một địa chỉ nổi tiếng là "son”: Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Truyền rằng: Những chú, bác, ông rùa đội hai hàng bia tiến sĩ trong khu di tích quốc gia đặc biệt này đã lừng danh khắp thế giới. Lừng danh vì điều gì chưa rõ (cần phải tra gooole xem sau) nhưng nghe đồn: Hễ ai sờ được đầu rùa coi như "hên”, thi chỉ lấy lệ chứ việc đỗ đã cầm chắc ½. Còn như việc thắp hương cầu cúng các đấng tiên hiền, tiên thánh, ba vị vua có công với việc xây dựng, phát triển khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì tính sau. Hay thậm chí có người còn quan niệm: Cúng trong ban chưa chắc đã tốt hơn cúng ở đầu đường, tức ở góc của Văn Miếu ở ngã tư Tôn Đức Thắng - Quốc Tử Giám - Cát Linh.
Những ngày này rùa cũng như hai hàng bia tiến sĩ chợt ồn ào khác hẳn vẻ thâm nghiêm thường ngày. Công an phường Quốc Tử Giám vào cuộc canh giữ, bảo đảm an ninh trật tự. Lại thêm các tình nguyện viên là sinh viên hỗ trợ. Hàng rào chắn buộc lụa đỏ tại khu vực bia tiến sĩ được dựng lên, nhân thể Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám giăng thêm cả ở khu vực gác chuông, trống nhằm ngăn cản thí sinh khi không sờ được đầu rùa thì quay ra "sờ tạm” chuông trống nhằm vớt vát lấy tý may. Chưa hết, hệ thống loa được phát oang oang cảnh báo thường xuyên. Dự kiến số lượng thí sinh đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp thi này khoảng 30.000 - 40.0000 người, mà lại tập trung cực kỳ đông vào vài ba ngày trước và trong dịp thi. Như thế, việc bảo vệ quả là vô cùng gian nan.
Cho đến nay, chưa ai làm công việc điều tra trong các trường đại học ở Hà Nội: Những ai đỗ đại học sau khi đã sờ đầu rùa trước kỳ thi? Những ai vừa học giỏi, học khá sau khi sờ rùa thì thi đỗ? Và những ai học kém, may không trượt tốt nghiệp lại đỗ vì sờ đầu rùa? Chắc hẳn, nếu có cuộc điều tra này (có lẽ dễ dàng hơn và đỡ mất thời gian hơn là việc bảo vệ triền miên năm này sang năm khác) thì con số học sinh có ý nguyện sờ đầu rùa sẽ giảm trông thấy, hay là tăng lên?
Câu chuyện sờ đầu rùa lấy may cơ hồ khiến những chàng, những nàng sĩ tử học lười yên tâm và tin tưởng vào chỗ dựa này. Ngày rộng tháng dài chểnh mảng qua đi rồi, kỳ thi ở ngay sáng mai thì biết làm sao? Thôi thì đành nháo nhào tìm cơ hội, may ra vượt được "thiên la địa võng” của đội ngũ bảo vệ Di sản Ký ức Thế giới mà sờ được đầu rùa. Trong khi đó, những thí sinh học giỏi dành thời gian nghỉ ngơi để đầu óc minh mẫn, sức khoẻ căng đầy bước vào phòng thi. Đa phần số này đều gặp may tới trên 90%. Vậy thì câu chuyện sờ đầu rùa lấy may có gì khác câu chuyện anh chàng lười nằm "há miệng chờ sung”?
Thật "kỳ ngộ” nếu như lại có doanh nghiệp nào đó ăn theo tạo ra những rùa ông, rùa bác, rùa chú đội bia giả quanh Văn Miếu để cho thí sinh đến đó sờ, vớt vát lấy tý hơi hướng vận may liền kề chốn thiêng?...
Từ chuyện thần Kim Quy thời vua An Dương Vương mà chợt nghĩ: Không biết có thí sinh nào trót mệt vì cố gắng sờ đầu rùa, đêm trước kỳ thi nằm mộng thấy thần Kim Quy hiện lên bảo: "Đỗ hay không phải diệt được giặc dốt, giặc mê tín ở trong đầu nhà ngươi đấy”?
Từ Khôi
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Sống Với CS Duy Vật Lại Cuồng Tín Thế Sao: Sờ đầu rùa
Kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, kỳ thi đại học lại tới. Sĩ tử thập phương khăn gói lên xe, lên tàu nhằm thủ đô Hà Nội thẳng tiến. Hoà vào dòng sĩ tử bản địa, họ tới một địa chỉ nổi tiếng là "son”: Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Sống Với CS Duy Vật Lại Cuồng Tín Thế Sao: Sờ đầu rùa
Kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, kỳ thi đại học lại tới. Sĩ tử thập phương khăn gói lên xe, lên tàu nhằm thủ đô Hà Nội thẳng tiến. Hoà vào dòng sĩ tử bản địa, họ tới một địa chỉ nổi tiếng là "son”: Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Truyền rằng: Những chú, bác, ông rùa đội hai hàng bia tiến sĩ trong khu di tích quốc gia đặc biệt này đã lừng danh khắp thế giới. Lừng danh vì điều gì chưa rõ (cần phải tra gooole xem sau) nhưng nghe đồn: Hễ ai sờ được đầu rùa coi như "hên”, thi chỉ lấy lệ chứ việc đỗ đã cầm chắc ½. Còn như việc thắp hương cầu cúng các đấng tiên hiền, tiên thánh, ba vị vua có công với việc xây dựng, phát triển khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì tính sau. Hay thậm chí có người còn quan niệm: Cúng trong ban chưa chắc đã tốt hơn cúng ở đầu đường, tức ở góc của Văn Miếu ở ngã tư Tôn Đức Thắng - Quốc Tử Giám - Cát Linh.
Những ngày này rùa cũng như hai hàng bia tiến sĩ chợt ồn ào khác hẳn vẻ thâm nghiêm thường ngày. Công an phường Quốc Tử Giám vào cuộc canh giữ, bảo đảm an ninh trật tự. Lại thêm các tình nguyện viên là sinh viên hỗ trợ. Hàng rào chắn buộc lụa đỏ tại khu vực bia tiến sĩ được dựng lên, nhân thể Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám giăng thêm cả ở khu vực gác chuông, trống nhằm ngăn cản thí sinh khi không sờ được đầu rùa thì quay ra "sờ tạm” chuông trống nhằm vớt vát lấy tý may. Chưa hết, hệ thống loa được phát oang oang cảnh báo thường xuyên. Dự kiến số lượng thí sinh đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám dịp thi này khoảng 30.000 - 40.0000 người, mà lại tập trung cực kỳ đông vào vài ba ngày trước và trong dịp thi. Như thế, việc bảo vệ quả là vô cùng gian nan.
Cho đến nay, chưa ai làm công việc điều tra trong các trường đại học ở Hà Nội: Những ai đỗ đại học sau khi đã sờ đầu rùa trước kỳ thi? Những ai vừa học giỏi, học khá sau khi sờ rùa thì thi đỗ? Và những ai học kém, may không trượt tốt nghiệp lại đỗ vì sờ đầu rùa? Chắc hẳn, nếu có cuộc điều tra này (có lẽ dễ dàng hơn và đỡ mất thời gian hơn là việc bảo vệ triền miên năm này sang năm khác) thì con số học sinh có ý nguyện sờ đầu rùa sẽ giảm trông thấy, hay là tăng lên?
Câu chuyện sờ đầu rùa lấy may cơ hồ khiến những chàng, những nàng sĩ tử học lười yên tâm và tin tưởng vào chỗ dựa này. Ngày rộng tháng dài chểnh mảng qua đi rồi, kỳ thi ở ngay sáng mai thì biết làm sao? Thôi thì đành nháo nhào tìm cơ hội, may ra vượt được "thiên la địa võng” của đội ngũ bảo vệ Di sản Ký ức Thế giới mà sờ được đầu rùa. Trong khi đó, những thí sinh học giỏi dành thời gian nghỉ ngơi để đầu óc minh mẫn, sức khoẻ căng đầy bước vào phòng thi. Đa phần số này đều gặp may tới trên 90%. Vậy thì câu chuyện sờ đầu rùa lấy may có gì khác câu chuyện anh chàng lười nằm "há miệng chờ sung”?
Thật "kỳ ngộ” nếu như lại có doanh nghiệp nào đó ăn theo tạo ra những rùa ông, rùa bác, rùa chú đội bia giả quanh Văn Miếu để cho thí sinh đến đó sờ, vớt vát lấy tý hơi hướng vận may liền kề chốn thiêng?...
Từ chuyện thần Kim Quy thời vua An Dương Vương mà chợt nghĩ: Không biết có thí sinh nào trót mệt vì cố gắng sờ đầu rùa, đêm trước kỳ thi nằm mộng thấy thần Kim Quy hiện lên bảo: "Đỗ hay không phải diệt được giặc dốt, giặc mê tín ở trong đầu nhà ngươi đấy”?
Từ Khôi