Đoạn Đường Chiến Binh
Sống chết bên nhau
Huy Phương/NV
“Hài cốt người phi công tìm thấy là Trung Úy Nguyễn Văn Tạng và người phụ nữ cùng em bé là vợ con của y tá phi hành Nguyễn Chược (thuộc Phi Đoàn 257 Trực Thăng)?”
Theo lời kể của ông Nguyễn Minh Đệ, 55 tuổi, trưởng nam của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm, những năm trước đây, với nguồn tin máy bay trực thăng do Trung Tá Lê Ngọc Bình lái bị bắn rớt tại Sa Huỳnh vào ngày 28 tháng 3, 1975 sau khi Đà Nẵng bị thất thủ, gia đình Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đã đến vùng này để tìm kiếm nhưng không có kết quả. Thật ra địa điểm máy bay rơi là Sa Kỳ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Năm ngoái, có một thân nhân ở Đà Lạt cho biết ở Sa Kỳ năm 1975 người ta có chôn một ông tướng VNCH tên Điềm và chỗ này dân chúng tin tưởng rất linh thiêng, hay đến cầu xin và nhang khói, tuy vậy gia đình đã mất lòng tin vì đã cất công tìm kiếm nhiều lần.
Nhân có người em của Chuẩn Tướng Điềm ở Mỹ mới về thăm nhà và ông này đã thúc giục gia đình nên đi Sa Kỳ một lần để rõ thực hư. Khi đến nơi hỏi thì dân làng ai cũng biết ngôi mộ này, nằm trong một xóm nhỏ có tên là Lá Ngái.
Theo lời kể của dân làng thì đầu tháng 4 năm đó có rất nhiều xác người tấp vào bờ và dân làng đã chôn họ rải rác ven bờ biển, qua các trận bão lụt, bây giờ đã không còn dấu tích gì. Rất may mắn, sáu thi thể trong đó có Chuẩn Tướng Điềm, Đại Tá Võ Toàn nằm gần một hố bom, cao hơn mặt biển được dân làng mai táng vào đó, nên không hề bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Vì sự linh thiêng của người chết mà dân trong vùng tin tưởng, nên khi gia đình đến nơi, người trong thôn đã chỉ nơi chính xác của ngôi mộ.
Khi công nhân khai quật nấm mộ đã bắt gặp hai đôi giầy trận đã mục nát. Một hài cốt nhỏ nhắn được gia đình nghi là của Chuẩn Tướng Điềm, còn thẻ bài mang rõ họ tên, và trong túi áo còn có một mảnh bùa. Cạnh bên là hài cốt của Đại Tá Võ Toàn, có thẻ bài và một chiếc nhẫn vàng trên lóng xương tay. Theo xác nhận của bà quả phụ Võ Toàn, hiện đang sống tại Việt Nam nói chuyện với chúng tôi qua điện thoại, đây là chiếc nhẫn đính hôn từ năm 1964, sau này tay của ông mập ra nên không thể nào cởi nhẫn ra được, do đó mà chiếc nhẫn nhẫn mới còn.
Trong ngôi mộ này người ta còn tìm thấy hài cốt của một em bé, một phụ nữ, một thiếu úy (xác nhận nhờ cấp bậc trên cổ áo), một phi công (nhận ra nhờ bộ đồ bay). Hai quân nhân này không có giầy, và hài cốt của người phi công lớn hơn bình thường. Qua cuộc điện đàm với chúng tôi sau khi có tin nấm mộ được khai quật, cựu trung tá phi công Lê Ngọc Bình, hiện cư ngụ tại La Fayette, Louisana, cho rằng đây có thể là hài cốt của cố Trung Úy Nguyễn Văn Tạng, co-pilot của ông trong chuyến bay định mệnh này, và người đàn bà và đứa trẻ là gia đình của “y tá phi hành” Nguyễn Chược trong Phi Đoàn 257 Trực Thăng có nhiệm vụ “tản thương-tìm cứu” mà ông Lê Ngọc Bình là phi đoàn trưởng. Ông Nguyễn Chược đã gửi theo chuyến bay này người vợ và 4 đứa con nhỏ. Về những người khác đi trên chuyến bay ông không biết rõ.
***
Sống chết bên nhau
Trong thời gian có cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào, lúc Đại Tá Điềm (Khóa 4 Thủ Đức), chỉ huy Trung Đoàn I BB thì Trung Tá Võ Toàn (khóa 17 VBQG Đà Lạt) là tiểu đoàn trưởng TĐ 3/1. Năm 1973 lúc Chuẩn Tướng Điềm được giao trọng trách tư lệnh SĐ 1 thì Đại Tá Võ Toàn là trung đoàn trưởng Trung Đoàn IBB. Tháng 3 năm 1975, Sư Đoàn 1 Bộ Binh cùng Liên Đoàn 15 Biệt Động Quân, chịu trách nhiệm bảo vệ hướng Tây và Nam tỉnh Thừa Thiên. Trong lúc hành quân, sư đoàn được lệnh rút về cửa Tư Hiền để thực hiện lệnh tái phối trí Quân Đoàn I. Theo kế hoạch rút quân, Sư Đoàn 1 Bộ Binh cùng các đơn vị phụ thuộc sẽ tập hợp tại cửa Tư Hiền, vượt đầm Cầu Hai, qua đèo Hải Vân rồi theo quốc lộ 1 về Đà Nẵng. Trước sự tấn công của cộng sản và Duyên Đoàn 13 Hải Quân chịu trách nhiệm đưa quân qua sông bị khó khăn, không làm tròn trọng trách, nên cuối cùng Sư Đoàn 1 Bộ Binh tan rã tại đây, và chỉ khoảng vài nghìn quân nhân về được đến Đà Nẵng.
Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng chỉ
định làm Quân Trấn Trưởng Đà Nẵng để tái lập an ninh, và Đại Tá Võ Toàn
tuy là phụ tá Quân Trấn Trưởng nhưng gần như ông đôn đốc mọi công
chuyện. Định mệnh đã sắp xếp để cuối cùng hai chiến hữu của SĐ1BB, đã
từng chiến đấu bên nhau cùng lên một máy bay trực thăng HU1H do Trung Tá
Lê Ngọc Bình lái từ căn cứ Non Nước bay về hướng Nam. Ngày 18 tháng 4
khi CS tiến vào Đà Nẵng. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình của chúng tôi
(và phóng viên quay phim Đăng Minh SBTN) tại nhà riêng của Cựu Trung Tá
Lê Ngọc Bình tại thành phố La Fayette vào tháng 10, 2007, ông Bình xác
nhận là không biết có Đại Tá Toàn trên máy bay hay không, vì trong lúc
hỗn loạn và quá đông người.
Cuối cùng khi khai quật nấm mồ, người thấy Chuẩn Tướng Điềm và Đại Tá Toàn nằm sát bên nhau.
Sau hơn 36 năm Đại Tá Võ Toàn đã về với gia đình tại Long Thành (Biên
Hòa) và Chuẩn Tướng Điềm có mộ phần tại Bà Rịa (Phước Tuy). Hai người
đều sinh trưởng ở Huế, chiến đấu nhiều năm cho mảnh đất quê hương, nhưng
sau tháng 4, 1975, gia đình của hai tử sĩ này đều bị vùi dập, kỳ thị và
xua đuổi phải đi dần về phương Nam tìm đất sống và đã “nhận nơi này làm
quê hương.”
Huy Phương
***
Đức QY xin nói rỏ lại một ít chi tiết ,dựa theo lời thật lại của một số anh em phi hành thuộc P.Đ 257 tải thương đêm S.Đ 1 KQ.
Trên chuyến bay đó Pilot là anh Đổ xuân Thắng chớ không phải Tr/ tá Lê Ngọc Bình, copilot là anh Tạng, cả 2 anh trước kia cùng thuộc P.Đ 233 của Th/tá Chính ,ngày 28/03/1975 ( không phải “Ngày 18 tháng 4 khi CS tiến vào Đà Nẵng” ), do thời tiết quá xấu, gió bảo mạnh hơn nữa không dám bay gần bờ sợ bị VC bắn, nên chiếc trực thăng này đã đâm xuống biển ( không biết có phải bị vertigo hay không? ) tất cả chết chìm hết, riêng Tr/ta Bình lội được vào bờ. Đến đây mới là ” sống chết có số “, thay vì khi vào bờ thì đáng lẻ phải đi về phía Nam dọc theo bờ biển( về hướng phe ta ,không biết Tr/tá Bình định hướng thế nào mà đi về phía Bắc !.
Cùng trong đêm đó có một trực thăng khác cũng của P.Đ 257 do anh pilot Nguyễn sanh Đức(69B) trên đường bay về phía Nam ,vì thời tiết quá xấu nên liều mạng đáp đại xuống bãi cát bờ biển Quảng Ngãi, nắm chờ trời sáng bay tiếp. Khi trời vừa mờ mờ sáng thì anh xạ thủ lên đạn cây đại liên M.60 trên tàu chuẩn bị bắn vì có bóng dáng người đang tiến tới gần, anh pilot Đức bảo khoan bắn chờ xem là ai ,và sau cùng khi thấy rỏ mặt nhận ra xếp PĐ trưỡng Tr/tá Bình.Nhờ vậy mà ông Bình theo tàu về Nha Trang rồi vào Sài gòn. Bạn tin có số mạng hay không?
Nếu khi lên bờ ông Bình định hướng đúng đi về phía Nam thì không gặp trực thăng của anh N.S.Đức , hoặc anh xạ thủ Tuấn tự ” Tuấn trích ” nhanh tay bóp cò thì ông cũng đã nằm lại như Tướng Điềm và các người khác !!
Nhân đây DQY cũng xin nói thêm một chi tiết khác của chuyến bay định mệnh này , sau khi đi tù 6 năm, được tha ra năm 1981, tôi có đến bên nhà của ông anh lớn của anh Đổ xuân Thắng bên dốc cầu chử Y để thăm, thì anh Tư cho biết gia đình vẫn gỡi tiền ,quà nhờ người mang thăm nuôi cho anh Thắng đang tù ngoài Bắc ,sau khi hỏi chi tiết tôi nói anh Tư coi chừng bị gạt vì nếu anh Thăng còn sống sao không thư từ nhắn gỡi gia đinh..??, hoặc cho biết đang ở tù trại nào, ở đâu ?, mà chỉ có mấy tên bộ đội đến lấy tiền ,quà chuyển đi thôi ??, thêm một chuyện là tất cả những người trên chuyến bay đó cuối cùng cũng đả thấy được xác ,riêng anh Đổ xuân Thắng thì hoàn toàn không còn gì hết ,khi trực thăng bị vertigo ,anh Thắng bảo mọi người nhảy ra khỏi mà không ai có áo phao ngoại trừ Tr/tá Bình. Anh Thắng kềm tay lái bay ra xa và đâm xuống biển sau đó.
Bàn ra tán vào (0)
Sống chết bên nhau
Huy Phương/NV
“Hài cốt người phi công tìm thấy là Trung Úy Nguyễn Văn Tạng và người phụ nữ cùng em bé là vợ con của y tá phi hành Nguyễn Chược (thuộc Phi Đoàn 257 Trực Thăng)?”
Theo lời kể của ông Nguyễn Minh Đệ, 55 tuổi, trưởng nam của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm, những năm trước đây, với nguồn tin máy bay trực thăng do Trung Tá Lê Ngọc Bình lái bị bắn rớt tại Sa Huỳnh vào ngày 28 tháng 3, 1975 sau khi Đà Nẵng bị thất thủ, gia đình Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đã đến vùng này để tìm kiếm nhưng không có kết quả. Thật ra địa điểm máy bay rơi là Sa Kỳ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Năm ngoái, có một thân nhân ở Đà Lạt cho biết ở Sa Kỳ năm 1975 người ta có chôn một ông tướng VNCH tên Điềm và chỗ này dân chúng tin tưởng rất linh thiêng, hay đến cầu xin và nhang khói, tuy vậy gia đình đã mất lòng tin vì đã cất công tìm kiếm nhiều lần.
Nhân có người em của Chuẩn Tướng Điềm ở Mỹ mới về thăm nhà và ông này đã thúc giục gia đình nên đi Sa Kỳ một lần để rõ thực hư. Khi đến nơi hỏi thì dân làng ai cũng biết ngôi mộ này, nằm trong một xóm nhỏ có tên là Lá Ngái.
Theo lời kể của dân làng thì đầu tháng 4 năm đó có rất nhiều xác người tấp vào bờ và dân làng đã chôn họ rải rác ven bờ biển, qua các trận bão lụt, bây giờ đã không còn dấu tích gì. Rất may mắn, sáu thi thể trong đó có Chuẩn Tướng Điềm, Đại Tá Võ Toàn nằm gần một hố bom, cao hơn mặt biển được dân làng mai táng vào đó, nên không hề bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Vì sự linh thiêng của người chết mà dân trong vùng tin tưởng, nên khi gia đình đến nơi, người trong thôn đã chỉ nơi chính xác của ngôi mộ.
Khi công nhân khai quật nấm mộ đã bắt gặp hai đôi giầy trận đã mục nát. Một hài cốt nhỏ nhắn được gia đình nghi là của Chuẩn Tướng Điềm, còn thẻ bài mang rõ họ tên, và trong túi áo còn có một mảnh bùa. Cạnh bên là hài cốt của Đại Tá Võ Toàn, có thẻ bài và một chiếc nhẫn vàng trên lóng xương tay. Theo xác nhận của bà quả phụ Võ Toàn, hiện đang sống tại Việt Nam nói chuyện với chúng tôi qua điện thoại, đây là chiếc nhẫn đính hôn từ năm 1964, sau này tay của ông mập ra nên không thể nào cởi nhẫn ra được, do đó mà chiếc nhẫn nhẫn mới còn.
Trong ngôi mộ này người ta còn tìm thấy hài cốt của một em bé, một phụ nữ, một thiếu úy (xác nhận nhờ cấp bậc trên cổ áo), một phi công (nhận ra nhờ bộ đồ bay). Hai quân nhân này không có giầy, và hài cốt của người phi công lớn hơn bình thường. Qua cuộc điện đàm với chúng tôi sau khi có tin nấm mộ được khai quật, cựu trung tá phi công Lê Ngọc Bình, hiện cư ngụ tại La Fayette, Louisana, cho rằng đây có thể là hài cốt của cố Trung Úy Nguyễn Văn Tạng, co-pilot của ông trong chuyến bay định mệnh này, và người đàn bà và đứa trẻ là gia đình của “y tá phi hành” Nguyễn Chược trong Phi Đoàn 257 Trực Thăng có nhiệm vụ “tản thương-tìm cứu” mà ông Lê Ngọc Bình là phi đoàn trưởng. Ông Nguyễn Chược đã gửi theo chuyến bay này người vợ và 4 đứa con nhỏ. Về những người khác đi trên chuyến bay ông không biết rõ.
***
Sống chết bên nhau
Trong thời gian có cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào, lúc Đại Tá Điềm (Khóa 4 Thủ Đức), chỉ huy Trung Đoàn I BB thì Trung Tá Võ Toàn (khóa 17 VBQG Đà Lạt) là tiểu đoàn trưởng TĐ 3/1. Năm 1973 lúc Chuẩn Tướng Điềm được giao trọng trách tư lệnh SĐ 1 thì Đại Tá Võ Toàn là trung đoàn trưởng Trung Đoàn IBB. Tháng 3 năm 1975, Sư Đoàn 1 Bộ Binh cùng Liên Đoàn 15 Biệt Động Quân, chịu trách nhiệm bảo vệ hướng Tây và Nam tỉnh Thừa Thiên. Trong lúc hành quân, sư đoàn được lệnh rút về cửa Tư Hiền để thực hiện lệnh tái phối trí Quân Đoàn I. Theo kế hoạch rút quân, Sư Đoàn 1 Bộ Binh cùng các đơn vị phụ thuộc sẽ tập hợp tại cửa Tư Hiền, vượt đầm Cầu Hai, qua đèo Hải Vân rồi theo quốc lộ 1 về Đà Nẵng. Trước sự tấn công của cộng sản và Duyên Đoàn 13 Hải Quân chịu trách nhiệm đưa quân qua sông bị khó khăn, không làm tròn trọng trách, nên cuối cùng Sư Đoàn 1 Bộ Binh tan rã tại đây, và chỉ khoảng vài nghìn quân nhân về được đến Đà Nẵng.
Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng chỉ
định làm Quân Trấn Trưởng Đà Nẵng để tái lập an ninh, và Đại Tá Võ Toàn
tuy là phụ tá Quân Trấn Trưởng nhưng gần như ông đôn đốc mọi công
chuyện. Định mệnh đã sắp xếp để cuối cùng hai chiến hữu của SĐ1BB, đã
từng chiến đấu bên nhau cùng lên một máy bay trực thăng HU1H do Trung Tá
Lê Ngọc Bình lái từ căn cứ Non Nước bay về hướng Nam. Ngày 18 tháng 4
khi CS tiến vào Đà Nẵng. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình của chúng tôi
(và phóng viên quay phim Đăng Minh SBTN) tại nhà riêng của Cựu Trung Tá
Lê Ngọc Bình tại thành phố La Fayette vào tháng 10, 2007, ông Bình xác
nhận là không biết có Đại Tá Toàn trên máy bay hay không, vì trong lúc
hỗn loạn và quá đông người.
Cuối cùng khi khai quật nấm mồ, người thấy Chuẩn Tướng Điềm và Đại Tá Toàn nằm sát bên nhau.
Sau hơn 36 năm Đại Tá Võ Toàn đã về với gia đình tại Long Thành (Biên
Hòa) và Chuẩn Tướng Điềm có mộ phần tại Bà Rịa (Phước Tuy). Hai người
đều sinh trưởng ở Huế, chiến đấu nhiều năm cho mảnh đất quê hương, nhưng
sau tháng 4, 1975, gia đình của hai tử sĩ này đều bị vùi dập, kỳ thị và
xua đuổi phải đi dần về phương Nam tìm đất sống và đã “nhận nơi này làm
quê hương.”
Huy Phương
***
Đức QY xin nói rỏ lại một ít chi tiết ,dựa theo lời thật lại của một số anh em phi hành thuộc P.Đ 257 tải thương đêm S.Đ 1 KQ.
Trên chuyến bay đó Pilot là anh Đổ xuân Thắng chớ không phải Tr/ tá Lê Ngọc Bình, copilot là anh Tạng, cả 2 anh trước kia cùng thuộc P.Đ 233 của Th/tá Chính ,ngày 28/03/1975 ( không phải “Ngày 18 tháng 4 khi CS tiến vào Đà Nẵng” ), do thời tiết quá xấu, gió bảo mạnh hơn nữa không dám bay gần bờ sợ bị VC bắn, nên chiếc trực thăng này đã đâm xuống biển ( không biết có phải bị vertigo hay không? ) tất cả chết chìm hết, riêng Tr/ta Bình lội được vào bờ. Đến đây mới là ” sống chết có số “, thay vì khi vào bờ thì đáng lẻ phải đi về phía Nam dọc theo bờ biển( về hướng phe ta ,không biết Tr/tá Bình định hướng thế nào mà đi về phía Bắc !.
Cùng trong đêm đó có một trực thăng khác cũng của P.Đ 257 do anh pilot Nguyễn sanh Đức(69B) trên đường bay về phía Nam ,vì thời tiết quá xấu nên liều mạng đáp đại xuống bãi cát bờ biển Quảng Ngãi, nắm chờ trời sáng bay tiếp. Khi trời vừa mờ mờ sáng thì anh xạ thủ lên đạn cây đại liên M.60 trên tàu chuẩn bị bắn vì có bóng dáng người đang tiến tới gần, anh pilot Đức bảo khoan bắn chờ xem là ai ,và sau cùng khi thấy rỏ mặt nhận ra xếp PĐ trưỡng Tr/tá Bình.Nhờ vậy mà ông Bình theo tàu về Nha Trang rồi vào Sài gòn. Bạn tin có số mạng hay không?
Nếu khi lên bờ ông Bình định hướng đúng đi về phía Nam thì không gặp trực thăng của anh N.S.Đức , hoặc anh xạ thủ Tuấn tự ” Tuấn trích ” nhanh tay bóp cò thì ông cũng đã nằm lại như Tướng Điềm và các người khác !!
Nhân đây DQY cũng xin nói thêm một chi tiết khác của chuyến bay định mệnh này , sau khi đi tù 6 năm, được tha ra năm 1981, tôi có đến bên nhà của ông anh lớn của anh Đổ xuân Thắng bên dốc cầu chử Y để thăm, thì anh Tư cho biết gia đình vẫn gỡi tiền ,quà nhờ người mang thăm nuôi cho anh Thắng đang tù ngoài Bắc ,sau khi hỏi chi tiết tôi nói anh Tư coi chừng bị gạt vì nếu anh Thăng còn sống sao không thư từ nhắn gỡi gia đinh..??, hoặc cho biết đang ở tù trại nào, ở đâu ?, mà chỉ có mấy tên bộ đội đến lấy tiền ,quà chuyển đi thôi ??, thêm một chuyện là tất cả những người trên chuyến bay đó cuối cùng cũng đả thấy được xác ,riêng anh Đổ xuân Thắng thì hoàn toàn không còn gì hết ,khi trực thăng bị vertigo ,anh Thắng bảo mọi người nhảy ra khỏi mà không ai có áo phao ngoại trừ Tr/tá Bình. Anh Thắng kềm tay lái bay ra xa và đâm xuống biển sau đó.