Sức khỏe và đời sống
Sự lạc quan là 'cái bẫy chết người'
Khoảng 15 năm trước, khi Michael Stausholm khởi nghiệp cùng một người bạn, cộng sự của ông đã vẽ nên một bức tranh đầy hứa hẹn về tương lai của công ty.
Sự lạc quan là 'cái bẫy chết người'
Renuka Rayasam BBC Capital
Khoảng 15 năm trước, khi Michael Stausholm khởi nghiệp cùng một người bạn, cộng sự của ông đã vẽ nên một bức tranh đầy hứa hẹn về tương lai của công ty.
Stausholm đã tin vào những gì mình nghe thấy. Dù gì đi nữa thì suy nghĩ tích cực cũng là một yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công, phải không?
"Suy nghĩ tích cực là điều in hằn trong DNA của hầu hết những người làm kinh doanh," Stausholm nói.
Stausholm hiện đóng tại Copenhagen. Ông từng làm việc cho công ty vận tải biển Maersk và sau đó chuyển sang tư vấn cho các công ty lớn về những vấn đề liên quan đến tính bền vững.
"Nếu bạn không suy nghĩ tích cực, bạn sẽ không bao giờ có thể khởi nghiệp."
Nhưng khi công việc kinh doanh đổ bể, ông học được một bài học quan trọng: Suy nghĩ tích cực cũng có vấn đề của nó.
"Chỉ suy nghĩ tích cực và chờ đợi vào may mắn là không đủ - bạn phải kết hợp với cả suy nghĩ thực tế," ông nói.
Sức mạnh của sự lạc quan đã là kim chỉ nam cho các lãnh đạo doanh nghiệp kể từ 1936, khi Napoleon Hill xuất bản cuốn Think and Grow Rich.
Hai thập niên sau, Norman Vincent Peale viết cuốn The Power of Positive Thinking, với 21 triệu ấn bản được bán đi trên toàn cầu.
Gần đây hơn, cuốn The Secret của Rhonda Byrne cũng thu hút sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp khi đề cập đến những thành công mà sự lạc quan có thể mang lại.
Theo các cuốn sách này, sự nghi ngờ hoặc những suy nghĩ tiêu cực có thể gây trở ngại cho thành công.
Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu mới đây cho thấy sự lạc quan có những điểm hạn chế và thậm chí là tác hại chết người. Suy nghĩ tích cực có thể hạn chế sự thành công của bạn.
Sức mạnh của ảo tưởng
Gabriele Oettingen, một giáo sư tâm lý học tại Đại học New York, nói khi bà bắt đầu nghiên cứu về suy nghĩ tích cực, bà phát hiện ra rằng năng lượng cơ thể, được đo bằng huyết áp, giảm xuống khi người ta ảo tưởng về tương lai, ví dụ như được nhận việc làm hay kiếm được tiền.
Image copyright Michael Stausholm
Image caption Michael Stausholm nhận ra rằng lạc quan không phải lúc nào cũng tốt
"Vấn đề là người ta không dồn năng lượng để biến mong ước thành sự thật," Oettingen nói.
Những người hay ảo tưởng về các mục tiêu của mình thường không hành động quyết liệt để biến chúng thành sự thật, bà nói.
Oettingen nhận thấy hai năm sau khi tốt nghiệp, các sinh viên lạc quan về việc kiếm được việc làm thường nhận được việc trả lương thấp hơn hoặc khó kiếm việc hơn những sinh viên lo lắng về khả năng kiếm được việc.
Và hóa ra những người quá lạc quan cũng gửi đi ít đơn xin việc hơn.
"Họ ảo tưởng về điều đó. Họ cảm thấy đã đạt được thành công và muốn nghỉ ngơi," bà nói, đồng thời cho biết thêm điều này khiến con người ta mất động lực để biến mơ ước thành hiện thực.
Nimita Shah, giám đốc của The Career Psychologist, cho biết con người ta thường cảm thấy bực bội vì không thể biến điều ước của mình thành hiện thực, và sau đó lại cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ tiêu cực của mình.
Họ cho rằng chính những suy nghĩ tiêu cực đã góp phần khiến mình không thể đạt được mục tiêu.
"Nó cũng giống như khi bạn tìm kiếm một giải pháp để giảm cân nhanh chóng," Shah nói.
Những ảo tưởng về tương lai có thể giúp tạo động lực ngắn hạn, "nhưng về dài hạn, nó góp phần làm con người ta cảm thấy tệ hơn".
Bản năng tự nhiên
Vậy chúng ta có nên lúc nào cũng lo lắng? Sự lạc quan đã ăn sâu vào tâm lý của mỗi người, Tali Sharot, giám đốc của Affective Brain Lab, nói.
Bà đã nghiên cứu tác động của những sự kiện tiêu cực lên cảm xúc con người. Trong những thử nghiệm ban đầu, bà đã yêu cầu người tham gia tưởng tượng về một sự kiện tiêu cực trong tương lai, ví dụ như mất việc hoặc đổ vỡ trong quan hệ.
"Bà nhận thấy những người này lập tức đánh đổi một trải nghiệm tiêu cực với một trải nghiệm tích cực - ví dụ như họ đã chia tay với người tình cũ và tìm được một người mới tốt hơn.
"Điều này đã làm hỏng thí nghiệm của tôi," Sharot nói. Nhưng điều này cũng giúp bà nhận ra rằng con người có một định kiến tự nhiên về sự lạc quan. "Họ tưởng tượng ra rằng tương lai sẽ tốt hơn quá khứ," bà nói.
Những định kiến này, được Sharot ước tính là tồn tại ở 80% trong số tất cả chúng ta, bất kể văn hoá hay quốc gia, và giúp chúng ta có động lực để làm việc.
Các nghiên cứu cũng cho thấy sự lạc quan thường kéo dài lâu hơn và cũng tốt hơn cho sức khoẻ. Những suy nghĩ tích cực có thể trở thành sự thật, bà nói.
Những người tin rằng họ sẽ sống thọ hơn có thể sẽ có động cơ để ăn uống điều độ và tập thể dục. Sự lạc quan cũng có thể giúp con người ta vượt qua những hoàn cảnh khó khăn.
Thế nhưng sự lạc quan cũng khiến con người ta đánh giá thấp các rủi ro. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể dự toán sai khoản tiền và thời gian cần thiết cho một dự án nào đó.
Sử dụng suy nghĩ tiêu cực
Thế nhưng sự lạc quan đã nằm trong bản năng của chúng ta và mỗi người sẽ cần phải tập cách dùng một lượng suy nghĩ tiêu cực vừa đủ để cân bằng lại.
Bằng công trình nghiên cứu trong suốt hai thập niên, Oettingen đã phát minh ra một công cụ có tên gọi WOOP, viết tắt của mong ước (Wish), Kết quả (Outcome), trở ngại (Obstacle) và kế hoạch (Plan).
Công cụ này cũng có thể được sử dụng qua nền tảng web hoặc ứng dụng điện thoại thông minh. Nó có công dụng hướng dẫn người dùng qua một loạt các bài tập được thiết kế để giúp họ lập ra một chiến lược cụ thể nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình và học cách lạc quan nhưng vẫn lưu tâm về những trở ngại và bất lợi.
Ví dụ nếu bạn muốn lập một công ty nhưng bạn nhận ra rằng mình không muốn đi vay tiền hoặc không muốn làm việc trong nhiều tiếng đồng hồ.
Bạn có thể tìm cách để vượt qua các trở ngại này, chẳng hạn như hợp tác với một người có kỹ năng bán hàng, hoặc đề ra một lịch làm việc cụ thể.
Nhiều khả năng bạn sẽ quyết định rằng trở ngại này quá lớn và không đáng vượt qua - trước khi bạn lao đầu vào và thất bại.
"Sau đó, ít ra bạn có thể đặt mục tiêu đó qua một bên mà không cảm thấy tội lỗi. Bạn có thể tự nhủ rằng mình đã phân tích kỹ lưỡng và cảm thấy nó không phù hợp với mình," Oettingen nói.
Khi Stausholm bắt đầu công ty bút chì bền vững Sprout một vài năm trước, ông đã học từ những thất bại trong kinh doanh trước đó. Ông đã viết tất cả mọi thoả thuận ra giấy và đề ra những kế hoạch dự phòng cho viễn cảnh xấu nhất.
Công ty hiện nay bán ra hơn 450 nghìn bút chì một tháng ở 60 quốc gia. Kết quả kinh doanh khiến bản thân Stausholm cũng ngạc nhiên.
"Nhiều người nói rằng bạn phải suy nghĩ tích cực khi là một doanh nhân," Stausholm nói. "Nhưng đối nghịch với lạc quan không phải là tiêu cực - điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận một cách rất thực tế về những gì mình có thể đạt được."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )
Sự lạc quan là 'cái bẫy chết người'
Renuka Rayasam BBC Capital
Khoảng 15 năm trước, khi Michael Stausholm khởi nghiệp cùng một người bạn, cộng sự của ông đã vẽ nên một bức tranh đầy hứa hẹn về tương lai của công ty.
Stausholm đã tin vào những gì mình nghe thấy. Dù gì đi nữa thì suy nghĩ tích cực cũng là một yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công, phải không?
"Suy nghĩ tích cực là điều in hằn trong DNA của hầu hết những người làm kinh doanh," Stausholm nói.
Stausholm hiện đóng tại Copenhagen. Ông từng làm việc cho công ty vận tải biển Maersk và sau đó chuyển sang tư vấn cho các công ty lớn về những vấn đề liên quan đến tính bền vững.
"Nếu bạn không suy nghĩ tích cực, bạn sẽ không bao giờ có thể khởi nghiệp."
Nhưng khi công việc kinh doanh đổ bể, ông học được một bài học quan trọng: Suy nghĩ tích cực cũng có vấn đề của nó.
"Chỉ suy nghĩ tích cực và chờ đợi vào may mắn là không đủ - bạn phải kết hợp với cả suy nghĩ thực tế," ông nói.
Sức mạnh của sự lạc quan đã là kim chỉ nam cho các lãnh đạo doanh nghiệp kể từ 1936, khi Napoleon Hill xuất bản cuốn Think and Grow Rich.
Hai thập niên sau, Norman Vincent Peale viết cuốn The Power of Positive Thinking, với 21 triệu ấn bản được bán đi trên toàn cầu.
Gần đây hơn, cuốn The Secret của Rhonda Byrne cũng thu hút sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp khi đề cập đến những thành công mà sự lạc quan có thể mang lại.
Theo các cuốn sách này, sự nghi ngờ hoặc những suy nghĩ tiêu cực có thể gây trở ngại cho thành công.
Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu mới đây cho thấy sự lạc quan có những điểm hạn chế và thậm chí là tác hại chết người. Suy nghĩ tích cực có thể hạn chế sự thành công của bạn.
Sức mạnh của ảo tưởng
Gabriele Oettingen, một giáo sư tâm lý học tại Đại học New York, nói khi bà bắt đầu nghiên cứu về suy nghĩ tích cực, bà phát hiện ra rằng năng lượng cơ thể, được đo bằng huyết áp, giảm xuống khi người ta ảo tưởng về tương lai, ví dụ như được nhận việc làm hay kiếm được tiền.
Image copyright Michael Stausholm
Image caption Michael Stausholm nhận ra rằng lạc quan không phải lúc nào cũng tốt
"Vấn đề là người ta không dồn năng lượng để biến mong ước thành sự thật," Oettingen nói.
Những người hay ảo tưởng về các mục tiêu của mình thường không hành động quyết liệt để biến chúng thành sự thật, bà nói.
Oettingen nhận thấy hai năm sau khi tốt nghiệp, các sinh viên lạc quan về việc kiếm được việc làm thường nhận được việc trả lương thấp hơn hoặc khó kiếm việc hơn những sinh viên lo lắng về khả năng kiếm được việc.
Và hóa ra những người quá lạc quan cũng gửi đi ít đơn xin việc hơn.
"Họ ảo tưởng về điều đó. Họ cảm thấy đã đạt được thành công và muốn nghỉ ngơi," bà nói, đồng thời cho biết thêm điều này khiến con người ta mất động lực để biến mơ ước thành hiện thực.
Nimita Shah, giám đốc của The Career Psychologist, cho biết con người ta thường cảm thấy bực bội vì không thể biến điều ước của mình thành hiện thực, và sau đó lại cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ tiêu cực của mình.
Họ cho rằng chính những suy nghĩ tiêu cực đã góp phần khiến mình không thể đạt được mục tiêu.
"Nó cũng giống như khi bạn tìm kiếm một giải pháp để giảm cân nhanh chóng," Shah nói.
Những ảo tưởng về tương lai có thể giúp tạo động lực ngắn hạn, "nhưng về dài hạn, nó góp phần làm con người ta cảm thấy tệ hơn".
Bản năng tự nhiên
Vậy chúng ta có nên lúc nào cũng lo lắng? Sự lạc quan đã ăn sâu vào tâm lý của mỗi người, Tali Sharot, giám đốc của Affective Brain Lab, nói.
Bà đã nghiên cứu tác động của những sự kiện tiêu cực lên cảm xúc con người. Trong những thử nghiệm ban đầu, bà đã yêu cầu người tham gia tưởng tượng về một sự kiện tiêu cực trong tương lai, ví dụ như mất việc hoặc đổ vỡ trong quan hệ.
"Bà nhận thấy những người này lập tức đánh đổi một trải nghiệm tiêu cực với một trải nghiệm tích cực - ví dụ như họ đã chia tay với người tình cũ và tìm được một người mới tốt hơn.
"Điều này đã làm hỏng thí nghiệm của tôi," Sharot nói. Nhưng điều này cũng giúp bà nhận ra rằng con người có một định kiến tự nhiên về sự lạc quan. "Họ tưởng tượng ra rằng tương lai sẽ tốt hơn quá khứ," bà nói.
Những định kiến này, được Sharot ước tính là tồn tại ở 80% trong số tất cả chúng ta, bất kể văn hoá hay quốc gia, và giúp chúng ta có động lực để làm việc.
Các nghiên cứu cũng cho thấy sự lạc quan thường kéo dài lâu hơn và cũng tốt hơn cho sức khoẻ. Những suy nghĩ tích cực có thể trở thành sự thật, bà nói.
Những người tin rằng họ sẽ sống thọ hơn có thể sẽ có động cơ để ăn uống điều độ và tập thể dục. Sự lạc quan cũng có thể giúp con người ta vượt qua những hoàn cảnh khó khăn.
Thế nhưng sự lạc quan cũng khiến con người ta đánh giá thấp các rủi ro. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể dự toán sai khoản tiền và thời gian cần thiết cho một dự án nào đó.
Sử dụng suy nghĩ tiêu cực
Thế nhưng sự lạc quan đã nằm trong bản năng của chúng ta và mỗi người sẽ cần phải tập cách dùng một lượng suy nghĩ tiêu cực vừa đủ để cân bằng lại.
Bằng công trình nghiên cứu trong suốt hai thập niên, Oettingen đã phát minh ra một công cụ có tên gọi WOOP, viết tắt của mong ước (Wish), Kết quả (Outcome), trở ngại (Obstacle) và kế hoạch (Plan).
Công cụ này cũng có thể được sử dụng qua nền tảng web hoặc ứng dụng điện thoại thông minh. Nó có công dụng hướng dẫn người dùng qua một loạt các bài tập được thiết kế để giúp họ lập ra một chiến lược cụ thể nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình và học cách lạc quan nhưng vẫn lưu tâm về những trở ngại và bất lợi.
Ví dụ nếu bạn muốn lập một công ty nhưng bạn nhận ra rằng mình không muốn đi vay tiền hoặc không muốn làm việc trong nhiều tiếng đồng hồ.
Bạn có thể tìm cách để vượt qua các trở ngại này, chẳng hạn như hợp tác với một người có kỹ năng bán hàng, hoặc đề ra một lịch làm việc cụ thể.
Nhiều khả năng bạn sẽ quyết định rằng trở ngại này quá lớn và không đáng vượt qua - trước khi bạn lao đầu vào và thất bại.
"Sau đó, ít ra bạn có thể đặt mục tiêu đó qua một bên mà không cảm thấy tội lỗi. Bạn có thể tự nhủ rằng mình đã phân tích kỹ lưỡng và cảm thấy nó không phù hợp với mình," Oettingen nói.
Khi Stausholm bắt đầu công ty bút chì bền vững Sprout một vài năm trước, ông đã học từ những thất bại trong kinh doanh trước đó. Ông đã viết tất cả mọi thoả thuận ra giấy và đề ra những kế hoạch dự phòng cho viễn cảnh xấu nhất.
Công ty hiện nay bán ra hơn 450 nghìn bút chì một tháng ở 60 quốc gia. Kết quả kinh doanh khiến bản thân Stausholm cũng ngạc nhiên.
"Nhiều người nói rằng bạn phải suy nghĩ tích cực khi là một doanh nhân," Stausholm nói. "Nhưng đối nghịch với lạc quan không phải là tiêu cực - điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận một cách rất thực tế về những gì mình có thể đạt được."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )
Sự lạc quan là 'cái bẫy chết người'
Khoảng 15 năm trước, khi Michael Stausholm khởi nghiệp cùng một người bạn, cộng sự của ông đã vẽ nên một bức tranh đầy hứa hẹn về tương lai của công ty.
Sự lạc quan là 'cái bẫy chết người'
Renuka Rayasam BBC Capital
Khoảng 15 năm trước, khi Michael Stausholm khởi nghiệp cùng một người bạn, cộng sự của ông đã vẽ nên một bức tranh đầy hứa hẹn về tương lai của công ty.
Stausholm đã tin vào những gì mình nghe thấy. Dù gì đi nữa thì suy nghĩ tích cực cũng là một yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công, phải không?
"Suy nghĩ tích cực là điều in hằn trong DNA của hầu hết những người làm kinh doanh," Stausholm nói.
Stausholm hiện đóng tại Copenhagen. Ông từng làm việc cho công ty vận tải biển Maersk và sau đó chuyển sang tư vấn cho các công ty lớn về những vấn đề liên quan đến tính bền vững.
"Nếu bạn không suy nghĩ tích cực, bạn sẽ không bao giờ có thể khởi nghiệp."
Nhưng khi công việc kinh doanh đổ bể, ông học được một bài học quan trọng: Suy nghĩ tích cực cũng có vấn đề của nó.
"Chỉ suy nghĩ tích cực và chờ đợi vào may mắn là không đủ - bạn phải kết hợp với cả suy nghĩ thực tế," ông nói.
Sức mạnh của sự lạc quan đã là kim chỉ nam cho các lãnh đạo doanh nghiệp kể từ 1936, khi Napoleon Hill xuất bản cuốn Think and Grow Rich.
Hai thập niên sau, Norman Vincent Peale viết cuốn The Power of Positive Thinking, với 21 triệu ấn bản được bán đi trên toàn cầu.
Gần đây hơn, cuốn The Secret của Rhonda Byrne cũng thu hút sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp khi đề cập đến những thành công mà sự lạc quan có thể mang lại.
Theo các cuốn sách này, sự nghi ngờ hoặc những suy nghĩ tiêu cực có thể gây trở ngại cho thành công.
Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu mới đây cho thấy sự lạc quan có những điểm hạn chế và thậm chí là tác hại chết người. Suy nghĩ tích cực có thể hạn chế sự thành công của bạn.
Sức mạnh của ảo tưởng
Gabriele Oettingen, một giáo sư tâm lý học tại Đại học New York, nói khi bà bắt đầu nghiên cứu về suy nghĩ tích cực, bà phát hiện ra rằng năng lượng cơ thể, được đo bằng huyết áp, giảm xuống khi người ta ảo tưởng về tương lai, ví dụ như được nhận việc làm hay kiếm được tiền.
Image copyright Michael Stausholm
Image caption Michael Stausholm nhận ra rằng lạc quan không phải lúc nào cũng tốt
"Vấn đề là người ta không dồn năng lượng để biến mong ước thành sự thật," Oettingen nói.
Những người hay ảo tưởng về các mục tiêu của mình thường không hành động quyết liệt để biến chúng thành sự thật, bà nói.
Oettingen nhận thấy hai năm sau khi tốt nghiệp, các sinh viên lạc quan về việc kiếm được việc làm thường nhận được việc trả lương thấp hơn hoặc khó kiếm việc hơn những sinh viên lo lắng về khả năng kiếm được việc.
Và hóa ra những người quá lạc quan cũng gửi đi ít đơn xin việc hơn.
"Họ ảo tưởng về điều đó. Họ cảm thấy đã đạt được thành công và muốn nghỉ ngơi," bà nói, đồng thời cho biết thêm điều này khiến con người ta mất động lực để biến mơ ước thành hiện thực.
Nimita Shah, giám đốc của The Career Psychologist, cho biết con người ta thường cảm thấy bực bội vì không thể biến điều ước của mình thành hiện thực, và sau đó lại cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ tiêu cực của mình.
Họ cho rằng chính những suy nghĩ tiêu cực đã góp phần khiến mình không thể đạt được mục tiêu.
"Nó cũng giống như khi bạn tìm kiếm một giải pháp để giảm cân nhanh chóng," Shah nói.
Những ảo tưởng về tương lai có thể giúp tạo động lực ngắn hạn, "nhưng về dài hạn, nó góp phần làm con người ta cảm thấy tệ hơn".
Bản năng tự nhiên
Vậy chúng ta có nên lúc nào cũng lo lắng? Sự lạc quan đã ăn sâu vào tâm lý của mỗi người, Tali Sharot, giám đốc của Affective Brain Lab, nói.
Bà đã nghiên cứu tác động của những sự kiện tiêu cực lên cảm xúc con người. Trong những thử nghiệm ban đầu, bà đã yêu cầu người tham gia tưởng tượng về một sự kiện tiêu cực trong tương lai, ví dụ như mất việc hoặc đổ vỡ trong quan hệ.
"Bà nhận thấy những người này lập tức đánh đổi một trải nghiệm tiêu cực với một trải nghiệm tích cực - ví dụ như họ đã chia tay với người tình cũ và tìm được một người mới tốt hơn.
"Điều này đã làm hỏng thí nghiệm của tôi," Sharot nói. Nhưng điều này cũng giúp bà nhận ra rằng con người có một định kiến tự nhiên về sự lạc quan. "Họ tưởng tượng ra rằng tương lai sẽ tốt hơn quá khứ," bà nói.
Những định kiến này, được Sharot ước tính là tồn tại ở 80% trong số tất cả chúng ta, bất kể văn hoá hay quốc gia, và giúp chúng ta có động lực để làm việc.
Các nghiên cứu cũng cho thấy sự lạc quan thường kéo dài lâu hơn và cũng tốt hơn cho sức khoẻ. Những suy nghĩ tích cực có thể trở thành sự thật, bà nói.
Những người tin rằng họ sẽ sống thọ hơn có thể sẽ có động cơ để ăn uống điều độ và tập thể dục. Sự lạc quan cũng có thể giúp con người ta vượt qua những hoàn cảnh khó khăn.
Thế nhưng sự lạc quan cũng khiến con người ta đánh giá thấp các rủi ro. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể dự toán sai khoản tiền và thời gian cần thiết cho một dự án nào đó.
Sử dụng suy nghĩ tiêu cực
Thế nhưng sự lạc quan đã nằm trong bản năng của chúng ta và mỗi người sẽ cần phải tập cách dùng một lượng suy nghĩ tiêu cực vừa đủ để cân bằng lại.
Bằng công trình nghiên cứu trong suốt hai thập niên, Oettingen đã phát minh ra một công cụ có tên gọi WOOP, viết tắt của mong ước (Wish), Kết quả (Outcome), trở ngại (Obstacle) và kế hoạch (Plan).
Công cụ này cũng có thể được sử dụng qua nền tảng web hoặc ứng dụng điện thoại thông minh. Nó có công dụng hướng dẫn người dùng qua một loạt các bài tập được thiết kế để giúp họ lập ra một chiến lược cụ thể nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình và học cách lạc quan nhưng vẫn lưu tâm về những trở ngại và bất lợi.
Ví dụ nếu bạn muốn lập một công ty nhưng bạn nhận ra rằng mình không muốn đi vay tiền hoặc không muốn làm việc trong nhiều tiếng đồng hồ.
Bạn có thể tìm cách để vượt qua các trở ngại này, chẳng hạn như hợp tác với một người có kỹ năng bán hàng, hoặc đề ra một lịch làm việc cụ thể.
Nhiều khả năng bạn sẽ quyết định rằng trở ngại này quá lớn và không đáng vượt qua - trước khi bạn lao đầu vào và thất bại.
"Sau đó, ít ra bạn có thể đặt mục tiêu đó qua một bên mà không cảm thấy tội lỗi. Bạn có thể tự nhủ rằng mình đã phân tích kỹ lưỡng và cảm thấy nó không phù hợp với mình," Oettingen nói.
Khi Stausholm bắt đầu công ty bút chì bền vững Sprout một vài năm trước, ông đã học từ những thất bại trong kinh doanh trước đó. Ông đã viết tất cả mọi thoả thuận ra giấy và đề ra những kế hoạch dự phòng cho viễn cảnh xấu nhất.
Công ty hiện nay bán ra hơn 450 nghìn bút chì một tháng ở 60 quốc gia. Kết quả kinh doanh khiến bản thân Stausholm cũng ngạc nhiên.
"Nhiều người nói rằng bạn phải suy nghĩ tích cực khi là một doanh nhân," Stausholm nói. "Nhưng đối nghịch với lạc quan không phải là tiêu cực - điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận một cách rất thực tế về những gì mình có thể đạt được."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
( BBC )