Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Sự nhàm chán tốt cho bạn thế nào?
Sự nhàm chán có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng có thể giúp định hình những cá tính hữu ích nhất.
Sự nhàm chán có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng có thể giúp định hình những cá tính hữu ích nhất.
Các tình nguyện viên được mời đến phòng thí nghiệm của Sandi Mann. Họ được yêu cầu làm những việc vô cùng nhàm chán, ví dụ như cóp lại những số điện thoại từ một danh sách dài dằng dặc.
Hầu hết những người này đều chịu đựng nhiệm vụ được giao một cách lịch sự, Mann cho biết, thế nhưng việc họ đứng ngồi không yên và những cú ngáp dài cho thấy họ không thích việc đang làm một chút nào.
Tuy nhiên sự nhàm chán của họ lại đang phục vụ cho mục đích khoa học. Mann đang muốn tìm hiểu tác động mà sự nhàm chán có thể mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
Sự nhàm chán có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn và có thể làm giảm tuổi thọ. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Mann cũng cho thấy sự nhàm chán có thể giúp chúng ta sở hữu những kỹ năng sáng tạo.
Cá tính nào dễ bị nhàm chán?
Sự nhàm chán là điều chiếm một phần lớn thời gian mỗi ngày. Thế nhưng từ 'nhàm chán' mới chỉ được đưa vào từ điển vào năm 1852 bởi Charles Dickens.
"Khi bạn đang chìm đắm trong thứ gì đó, bạn không nhận ra là nó đáng chú ý", John Eastwood, từ Đại học York ở Canada, nhận định.
Một trong những quan niệm sai lầm thường thấy, đó là "chỉ những người nhàm chán mới cảm thấy nhàm chán".
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, Eastwood nhận ra có hai loại cá tính thường dễ bị nhàm chán nhất, và bản thân cả hai đều không phải dạng người nhàm chán.
Sự nhàm chán thường xảy ra đối với những người có tính cách hấp tấp, thường xuyên muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới.
Đối với những người này, nhịp sống êm đềm không đủ để khiến họ cảm thấy thỏa mãn.
Dạng cá tính thứ hai dễ bị nhàm chán là những người cảm thấy sợ hãi trước thế giới bên ngoài, vì thế họ tự khép mình lại và không muốn thử nghiệm những thứ mới.
Dù điều này có thể khiến họ cảm thấy thoải mái, họ lại không hoàn toàn thỏa mãn với sự an toàn mà nó mang lại.
Trong cả hai trường hợp, sự nhàm chán có thể khiến con người có các hành động hại đến bản thân, như hút thuốc, uống rượu hoặc dùng ma túy.
Một kết quả nghiên cứu tại Anh cho thấy sự nhàm chán có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của bạn. Công trình này đã dựa trên nghiên cứu đối với các công chức ở tuổi trung niên và cho thấy những người cảm thấy nhàm chán có 30% khả năng sẽ chết trong 3 năm sau đó.
Tác động tích cực
Cảm xúc là điều nên phục vụ cho lợi ích của chúng ta, thay vì đẩy chúng ta đến chỗ tự hủy diệt mình.
Cảm giác sợ hãi giúp chúng ta tránh nguy hiểm, cảm giác buồn bã giúp chúng ta tránh những lỗi lầm trong tương lai.
Vậy sự nhàm chán giúp gặt hái những gì?
Bà Heather Lench, từ Đại học Texas A&M, nói lợi ích lớn nhất của sự nhàm chán bắt nguồn từ cá tính quan trọng nhất của con người: Sự tò mò.
Sự nhàm chán khiến chúng ta tìm kiếm những mục tiêu mới, những sáng kiến mới, dù nỗ lực thoát ra khỏi sự nhàm chán có thể đẩy chúng ta đối mặt với những rủi ro hoặc có thể khiến chúng ta bị tổn thương.
Một thử nghiệm cho các tình nguyện viên ngồi trong một căn phòng trống, với một chiếc nút duy nhất khiến họ bị giật điện ở mắt cá chân nếu bấm vào.
Kết quả: Rất nhiều người đã bấm vào chiếc nút này chỉ vì nó giúp họ thoát khỏi cảm giác nhàm chán.
Điều này có thể giải thích vì sao con người có những hành động hại sức khỏe khi họ nhàm chán. Tuy nhiên nó cũng giúp họ tăng sự sáng tạo.
Trở lại những tình nguyện viên được yêu cầu ghi lại số điện thoại, Mann nhận ra sự nhàm chán đã giúp họ tăng tính sáng tạo, ví dụ như tìm ra những cách thức mới để sử dụng các vật dụng thường ngày.
Bà cũng cho rằng sự nhàm chán khiến đầu óc con người phiêu lưu và dễ dẫn đến những suy nghĩ sáng tạo.
"Nếu chúng ta không tìm được sự kích thích từ môi trường bên ngoài, chúng ta thường quay trở lại lục lọi từ chính trong đầu mình".
"Nếu không có sự nhàm chán, nhân loại sẽ khó lòng có được những thành tựu về nghệ thuật hay khoa học công nghệ".
Bản gốc tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Future.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Sự nhàm chán tốt cho bạn thế nào?
Sự nhàm chán có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng có thể giúp định hình những cá tính hữu ích nhất.
Sự nhàm chán có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta, nhưng cũng có thể giúp định hình những cá tính hữu ích nhất.
Các tình nguyện viên được mời đến phòng thí nghiệm của Sandi Mann. Họ được yêu cầu làm những việc vô cùng nhàm chán, ví dụ như cóp lại những số điện thoại từ một danh sách dài dằng dặc.
Hầu hết những người này đều chịu đựng nhiệm vụ được giao một cách lịch sự, Mann cho biết, thế nhưng việc họ đứng ngồi không yên và những cú ngáp dài cho thấy họ không thích việc đang làm một chút nào.
Tuy nhiên sự nhàm chán của họ lại đang phục vụ cho mục đích khoa học. Mann đang muốn tìm hiểu tác động mà sự nhàm chán có thể mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
Sự nhàm chán có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn và có thể làm giảm tuổi thọ. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Mann cũng cho thấy sự nhàm chán có thể giúp chúng ta sở hữu những kỹ năng sáng tạo.
Cá tính nào dễ bị nhàm chán?
Sự nhàm chán là điều chiếm một phần lớn thời gian mỗi ngày. Thế nhưng từ 'nhàm chán' mới chỉ được đưa vào từ điển vào năm 1852 bởi Charles Dickens.
"Khi bạn đang chìm đắm trong thứ gì đó, bạn không nhận ra là nó đáng chú ý", John Eastwood, từ Đại học York ở Canada, nhận định.
Một trong những quan niệm sai lầm thường thấy, đó là "chỉ những người nhàm chán mới cảm thấy nhàm chán".
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, Eastwood nhận ra có hai loại cá tính thường dễ bị nhàm chán nhất, và bản thân cả hai đều không phải dạng người nhàm chán.
Sự nhàm chán thường xảy ra đối với những người có tính cách hấp tấp, thường xuyên muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới.
Đối với những người này, nhịp sống êm đềm không đủ để khiến họ cảm thấy thỏa mãn.
Dạng cá tính thứ hai dễ bị nhàm chán là những người cảm thấy sợ hãi trước thế giới bên ngoài, vì thế họ tự khép mình lại và không muốn thử nghiệm những thứ mới.
Dù điều này có thể khiến họ cảm thấy thoải mái, họ lại không hoàn toàn thỏa mãn với sự an toàn mà nó mang lại.
Trong cả hai trường hợp, sự nhàm chán có thể khiến con người có các hành động hại đến bản thân, như hút thuốc, uống rượu hoặc dùng ma túy.
Một kết quả nghiên cứu tại Anh cho thấy sự nhàm chán có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của bạn. Công trình này đã dựa trên nghiên cứu đối với các công chức ở tuổi trung niên và cho thấy những người cảm thấy nhàm chán có 30% khả năng sẽ chết trong 3 năm sau đó.
Tác động tích cực
Cảm xúc là điều nên phục vụ cho lợi ích của chúng ta, thay vì đẩy chúng ta đến chỗ tự hủy diệt mình.
Cảm giác sợ hãi giúp chúng ta tránh nguy hiểm, cảm giác buồn bã giúp chúng ta tránh những lỗi lầm trong tương lai.
Vậy sự nhàm chán giúp gặt hái những gì?
Bà Heather Lench, từ Đại học Texas A&M, nói lợi ích lớn nhất của sự nhàm chán bắt nguồn từ cá tính quan trọng nhất của con người: Sự tò mò.
Sự nhàm chán khiến chúng ta tìm kiếm những mục tiêu mới, những sáng kiến mới, dù nỗ lực thoát ra khỏi sự nhàm chán có thể đẩy chúng ta đối mặt với những rủi ro hoặc có thể khiến chúng ta bị tổn thương.
Một thử nghiệm cho các tình nguyện viên ngồi trong một căn phòng trống, với một chiếc nút duy nhất khiến họ bị giật điện ở mắt cá chân nếu bấm vào.
Kết quả: Rất nhiều người đã bấm vào chiếc nút này chỉ vì nó giúp họ thoát khỏi cảm giác nhàm chán.
Điều này có thể giải thích vì sao con người có những hành động hại sức khỏe khi họ nhàm chán. Tuy nhiên nó cũng giúp họ tăng sự sáng tạo.
Trở lại những tình nguyện viên được yêu cầu ghi lại số điện thoại, Mann nhận ra sự nhàm chán đã giúp họ tăng tính sáng tạo, ví dụ như tìm ra những cách thức mới để sử dụng các vật dụng thường ngày.
Bà cũng cho rằng sự nhàm chán khiến đầu óc con người phiêu lưu và dễ dẫn đến những suy nghĩ sáng tạo.
"Nếu chúng ta không tìm được sự kích thích từ môi trường bên ngoài, chúng ta thường quay trở lại lục lọi từ chính trong đầu mình".
"Nếu không có sự nhàm chán, nhân loại sẽ khó lòng có được những thành tựu về nghệ thuật hay khoa học công nghệ".
Bản gốc tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Future.