Nhân Vật
Syria : Khi phát thanh viên đài nhà nước trở thành nhà ly khai
LND : Nhân xem clip của đài truyền hình Hà Nội ngày 5/8, thấy có đôi nét « quen quen » về từ ngữ chỉ phong trào biểu tình yêu nước - trong một bài báo của Le Monde nói về một nhà báo nữ của đài phát thanh nhà nước Syria bỏ sang phe đối lập, nên xin dịch tạm ở đây.
(Le Monde 05/08/2012) Olas Abbas đã quay mặt với cuộc sống cũ chỉ bằng một cú nhấp chuột. Khi clic nhẹ lên chuột máy tính, người nữ xướng ngôn viên đài phát thanh nhà nước Syria đã đứng sang hàng ngũ những người đối lập với Tổng thống Bachar Al Assad.
Vào lúc mười giờ tối 11/07/2012 tại Damas, sau nhiều năm dài đọc những lời tuyên truyền cho chế độ, nhà báo nữ 38 tuổi, thuộc hệ phái alaouite, tức cùng một nhánh của Hồi giáo chiite với những người đang cầm quyền, đã loan báo trên trang Facebook của mình là cô đã bỏ ngũ.
Ola Abbas, người tự nguyện rời bỏ vai trò phát thanh viên đài nhà nước Syria |
Olas Abbas cho biết : « Tôi nhận được 250 « like » chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, và sau đó bắt đầu nhận được những cuộc điện thoại vô danh. Tôi tắt máy, nhét vội ít quần áo vào một chiếc va-li rồi đi sang nhà bạn bè ẩn náu». Hôm sau, cô đến được Beyrouth và một tuần sau đó, cô sang Paris. Tại đây, La Maison des journalistes, nơi tiếp đón các nhà báo buộc phải đi lưu vong, có thể sẽ tiếp nhận cô.
Nhà báo nữ biết được một số bí mật của đài phát thanh truyền hình Syria, trái tim của chế độ Assad, đặt tại quảng trường Omeyyades ở Damas. Để thực hiện các chương trình cho đài Sawt Al Shebab (Tiếng nói thanh niên), cô phải sử dụng những thủ thuật mà các phóng viên báo chí nhà nước đều thuộc nằm lòng. Đặc biệt là các chương trình phát sóng trực tiếp giả tạo, nhằm duy trì ấn tượng là đám đông quần chúng đều ủng hộ nhà độc tài.
Phụ nữ ngoại ô Damas biểu tình với áo choàng in ảnh các thanh niên bị quân chính phủ sát hại. |
« Ngược với truyền hình, đài phát thanh không có hệ thống giúp duy trì khoảng cách vài giây từ lúc nhận được cuộc gọi đến lúc phát trên đài. Tiến trình này cho phép kiểm soát nội dung cuộc gọi của thính giả và cắt ngang nếu thấy cần thiết, mà người nghe đài không biết được. Thành ra tại đài phát thanh chúng tôi phải thu trước các cuộc nói chuyện, nhưng giới thiệu với thính giả là đang thu trực tiếp ».
Xuất xứ của các cuộc gọi giúp vẽ nên một đất nước đang bị cắt làm đôi, theo những khác biệt về tín ngưỡng và địa lý. Các thành phố duyên hải như Lattaquié hay Tartous, thành trì của phe alaouite, cung ứng nhiều cuộc trao đổi, cùng với Alep, thành phố lớn ở phương bắc lâu nay vẫn đứng ngoài phong trào phản kháng. Ngược lại, rất hiếm khi có thính giả gọi từ Homs, Idlib, Hama hay Deraa, nơi phe nổi dậy được người dân ủng hộ.
Những cảnh biểu tình chống Assad như thế này là được "dàn dựng" trong phòng thu ??? |
Trong các hành lang của đài, hàng ngày Ola Abbas đều trông thấy Bộ trưởng Thông tin đến để truyền các mệnh lệnh trong ngày cho các tổng biên tập. « Lúc cuộc cách mạng mới khởi đầu, để làm tăng sự trọng vọng đối với Bachar, người ta giải thích với chúng tôi là từ nay phải nói « Ngài Tổng thống » chứ không chỉ « Tổng thống » ngắn gọn như trước nữa » - người nữ phát thanh viên nhớ lại. Cô đã nhiều lần đề nghị ban giám đốc cho phép mời cả các nhà đối lập đến đài, nhưng chỉ vô ích.
Biểu tình chống chế độ tại Alep ngày 20/07/12 |
Từ « biểu tình » đương nhiên là bị cấm. Để mô tả đám đông hàng trăm ngàn người Syria vẫn xuống đường mỗi ngày thứ Sáu hàng tuần, làm rung chuyển đất nước, Ola và các đồng nghiệp ban đầu phải sử dụng từ « gây rối trật tự » trước khi chuyển sang « âm mưu » ; gọi đối lập là « các nhóm vũ trang » hay « kẻ khủng bố », bị Qatar và Ả Rập Xê Út giật dây.
...và "gây rối trật tự" tại ngoại ô Damas |
…Những từ ngữ mà các nhà phân tích chuyên ủng hộ chế độ luôn sử dụng trong chương trình. Nhà báo bỏ ngũ thở dài : « Tôi còn nghe họ nói là Qatar đã cho làm giả các khu phố Damas trong phòng thu để dàn dựng cảnh biểu tình ».
Trong nhiều tháng trời, Ola sôi sục nhưng cố im lặng. Cô thấy kinh tởm ông Bachar, « Tổng thống đã cho bắn vào chính dân tộc mình », nhưng ảnh hưởng của mẹ cô, một nhà thơ nổi tiếng thân chế độ, khiến cô ráng nhịn để không gào lên. Cho đến buổi tối tháng Bảy hôm đó, một mình trước máy tính, Ola đã chuyển hẳn sang phía bên kia.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Syria : Khi phát thanh viên đài nhà nước trở thành nhà ly khai
LND : Nhân xem clip của đài truyền hình Hà Nội ngày 5/8, thấy có đôi nét « quen quen » về từ ngữ chỉ phong trào biểu tình yêu nước - trong một bài báo của Le Monde nói về một nhà báo nữ của đài phát thanh nhà nước Syria bỏ sang phe đối lập, nên xin dịch tạm ở đây.
(Le Monde 05/08/2012) Olas Abbas đã quay mặt với cuộc sống cũ chỉ bằng một cú nhấp chuột. Khi clic nhẹ lên chuột máy tính, người nữ xướng ngôn viên đài phát thanh nhà nước Syria đã đứng sang hàng ngũ những người đối lập với Tổng thống Bachar Al Assad.
Vào lúc mười giờ tối 11/07/2012 tại Damas, sau nhiều năm dài đọc những lời tuyên truyền cho chế độ, nhà báo nữ 38 tuổi, thuộc hệ phái alaouite, tức cùng một nhánh của Hồi giáo chiite với những người đang cầm quyền, đã loan báo trên trang Facebook của mình là cô đã bỏ ngũ.
Ola Abbas, người tự nguyện rời bỏ vai trò phát thanh viên đài nhà nước Syria |
Olas Abbas cho biết : « Tôi nhận được 250 « like » chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, và sau đó bắt đầu nhận được những cuộc điện thoại vô danh. Tôi tắt máy, nhét vội ít quần áo vào một chiếc va-li rồi đi sang nhà bạn bè ẩn náu». Hôm sau, cô đến được Beyrouth và một tuần sau đó, cô sang Paris. Tại đây, La Maison des journalistes, nơi tiếp đón các nhà báo buộc phải đi lưu vong, có thể sẽ tiếp nhận cô.
Nhà báo nữ biết được một số bí mật của đài phát thanh truyền hình Syria, trái tim của chế độ Assad, đặt tại quảng trường Omeyyades ở Damas. Để thực hiện các chương trình cho đài Sawt Al Shebab (Tiếng nói thanh niên), cô phải sử dụng những thủ thuật mà các phóng viên báo chí nhà nước đều thuộc nằm lòng. Đặc biệt là các chương trình phát sóng trực tiếp giả tạo, nhằm duy trì ấn tượng là đám đông quần chúng đều ủng hộ nhà độc tài.
Phụ nữ ngoại ô Damas biểu tình với áo choàng in ảnh các thanh niên bị quân chính phủ sát hại. |
« Ngược với truyền hình, đài phát thanh không có hệ thống giúp duy trì khoảng cách vài giây từ lúc nhận được cuộc gọi đến lúc phát trên đài. Tiến trình này cho phép kiểm soát nội dung cuộc gọi của thính giả và cắt ngang nếu thấy cần thiết, mà người nghe đài không biết được. Thành ra tại đài phát thanh chúng tôi phải thu trước các cuộc nói chuyện, nhưng giới thiệu với thính giả là đang thu trực tiếp ».
Xuất xứ của các cuộc gọi giúp vẽ nên một đất nước đang bị cắt làm đôi, theo những khác biệt về tín ngưỡng và địa lý. Các thành phố duyên hải như Lattaquié hay Tartous, thành trì của phe alaouite, cung ứng nhiều cuộc trao đổi, cùng với Alep, thành phố lớn ở phương bắc lâu nay vẫn đứng ngoài phong trào phản kháng. Ngược lại, rất hiếm khi có thính giả gọi từ Homs, Idlib, Hama hay Deraa, nơi phe nổi dậy được người dân ủng hộ.
Những cảnh biểu tình chống Assad như thế này là được "dàn dựng" trong phòng thu ??? |
Trong các hành lang của đài, hàng ngày Ola Abbas đều trông thấy Bộ trưởng Thông tin đến để truyền các mệnh lệnh trong ngày cho các tổng biên tập. « Lúc cuộc cách mạng mới khởi đầu, để làm tăng sự trọng vọng đối với Bachar, người ta giải thích với chúng tôi là từ nay phải nói « Ngài Tổng thống » chứ không chỉ « Tổng thống » ngắn gọn như trước nữa » - người nữ phát thanh viên nhớ lại. Cô đã nhiều lần đề nghị ban giám đốc cho phép mời cả các nhà đối lập đến đài, nhưng chỉ vô ích.
Biểu tình chống chế độ tại Alep ngày 20/07/12 |
Từ « biểu tình » đương nhiên là bị cấm. Để mô tả đám đông hàng trăm ngàn người Syria vẫn xuống đường mỗi ngày thứ Sáu hàng tuần, làm rung chuyển đất nước, Ola và các đồng nghiệp ban đầu phải sử dụng từ « gây rối trật tự » trước khi chuyển sang « âm mưu » ; gọi đối lập là « các nhóm vũ trang » hay « kẻ khủng bố », bị Qatar và Ả Rập Xê Út giật dây.
...và "gây rối trật tự" tại ngoại ô Damas |
…Những từ ngữ mà các nhà phân tích chuyên ủng hộ chế độ luôn sử dụng trong chương trình. Nhà báo bỏ ngũ thở dài : « Tôi còn nghe họ nói là Qatar đã cho làm giả các khu phố Damas trong phòng thu để dàn dựng cảnh biểu tình ».
Trong nhiều tháng trời, Ola sôi sục nhưng cố im lặng. Cô thấy kinh tởm ông Bachar, « Tổng thống đã cho bắn vào chính dân tộc mình », nhưng ảnh hưởng của mẹ cô, một nhà thơ nổi tiếng thân chế độ, khiến cô ráng nhịn để không gào lên. Cho đến buổi tối tháng Bảy hôm đó, một mình trước máy tính, Ola đã chuyển hẳn sang phía bên kia.