Nhân Vật

TẾT VỀ NHỚ ƠN “BÁC” HỒ

Nói gì thì nói, ai cũng phải công nhân ông Hồ Chí Minh là một nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử nước ta, kể cả dư luận ngoại quốc.

 

Nói gì thì nói, ai cũng phải công nhân ông Hồ Chí Minh là một nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử nước ta, kể cả dư luận ngoại quốc.

Những kẻ cùng phe và bọn thuộc hạ thì ca tụng “Bác” Hồ hết biết. Nhưng những người oán hận ông Hồ Chí Minh và những việc làm gian ác mà ông ta và Đảng Việt Cộng của ông ta thì cũng bằng mọi cách chửi bới ông ta bằng thi ca hò vè rất là độc đáo.

Năm 1992, khi phát động “Phong Trào Quốc Dân Xoá Bỏ Huyền Thoại Hồ Chí Minh” tức “Phong Trào No Hồ”, chúng tôi có phát động cuộc thi “Tố cáo tên tội phạm Hồ Chí Minh” bằng hình thức thi ca hò vè và nhận được rất nhiều bài dự thi rất là xuất sắc từ khắp nơi tại hải ngoại. Rất tiếc vì khả năng có hạn nên chúng tôi đã không thể hoàn tất và công bố kết quả cuộc thi. Và rất tiếc, các sáng tác gửi về đã bị thất lạc.

Nay, chúng tôi viết bài viết này, xin gửi đến các vị đã có gửi bài dự thi trong cuộc thi do “Phong Trào No Hồ” phát động vào năm 1992. Xin quý vị coi đây như một lời tạ lỗi vì chúng tôi đã không làm tròn nhiệm vụ mà mình đã đề xướng.

*

Tết về nhớ ơn “Bác” Hồ

 

Tụt quần ta ỉa, hát đời ấm no!”

Đây là hai câu thơ của cụ VIP KK, tức cựu luật sư Nguyễn Văn Chức chớ không phải của Lão Móc. Xin mượn hai câu thơ rất hiện thực của cựu luật sư Nguyễn Văn Chức để mở đầu bài viết này.

-THƠ VĂN CỦA PHE COI “BÁC HỒ LÀ VỊ CHA CHUNG”:

Sau đây là thi ca hò vè của quân dân miền Bắc đối với “Bác” Hồ:

Mỗi khi cháu bắn quân thù

Thì cháu lại nhớ Bác Hồ muôn năm.

Mỗi khi lòng cháu hờn căm

Thì cháu lại nhớ lời răn Bác Hồ.

Đại hạn nhớ ơn trận mưa,

Đêm tối mịt mờ, nhớ ngọn đèn soi.

*

Trên trời có ông sao Rua

Việt Nam ta có cụ Hồ, em ơi!

Ánh sao Rua sáng ngời một góc,

Gương Cụ Hồ tỏ khắp năm châu.

*

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Nước Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ.

*

Ngọn Tây Phong Lĩnh Bác trèo,

Để giờ có núi, có đèo con qua.

Trường Sơn mây phủ mưa sa,

Chân chồn càng nhớ bước Cha mở đường.

*

Chúng con ở bốn phương trời,

Quay về hướng Cụ muôn lời chúc mong.

Dài lâu như núi, như sông,

Cụ Hồ sống mãi trong lòng chúng con.

*

Cụ Hồ ở giữa lòng dân,

Tuy xa xa lắm, nhưng gần gần ghê.

Mỗi khi thư Cụ gửi về,

Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng.

Ai ngoài muôn dặm trùng dương,

Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.

Mong ngày độc lập Cụ vô

Thỏa lòng ao ước ước mơ đêm ngày.

*

Cụ Hồ là vị cha chung,

Là sao Bắc đẩu, là vừng thái dương.

Chúng con đi giữa đêm trường,

Như Cha dìu dắt, dẫn đường chúng con.

Ơn cha như nước, như non,

Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn”…

Xin thưa ba cái loại thi ca hò vè loại ca tụng “Bác” Hồ lên tới tận mây xanh như thế này còn nhiều. Nhiều lắm! Vì “Bác” có cả một Đảng và Nhà Nước VC có nhiệm vụ ca tụng “Bác”. Đó là chưa kể đến một lô, một lốc những bài thơ ca tụng “Bác” Hồ của các nhà thơ VC Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Viễn Phương vân… vân…

Lão Móc tin rằng sẽ có rất nhiều người ngạc nhiên khi biết các bài ca tụng “Bác” Hồ ở phần trên xuất xứ từ quyển “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” do nhà phê bình văn học VC Vũ Ngọc Phan biên soạn.

-THƠ VĂN CỦA PHE COI “BÁC” LÀ KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG:

Nền văn hóa nông thôn của Việt Nam ta có bài “chửi” rất nổi tiếng là bài “Chửi Mất Gà.” Bài chửi có ca, có kệ, lên bổng, xuống trầm, kể lể có dây, có nhợ lòng thòng như chuyện dài “nhân dân tự vệ” thời Việt Nam Cộng Hoà:

Hãy nghe mụ đàn bà nhà quê giọng chua như dấm hoá học tốc váy, quai cồng ra mà chửi như sau:

Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Cao tằng tổ tỉ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chổng tai lên nghe cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe bà chửi đây này…”

Đúng là một bài chửi hết ý, phải không?

Đây là những câu chửi của thời xa xưa khi dân ta còn bị bọn Phú lãng sa đô hộ. Thời các vị “tư bản đỏ” cai trị đất nước thì lối chửi của người dân trở nên “văn minh” hơn nhiều. Nhất là với loại thi ca hò vè “ca tụng” “Bác” Hồ!

Vào năm 1987, khi Tổng bí Nguyễn Văn Linh “chưa chuyển sang từ trần”, Ngài bày trò “Cởi Mở”, “Cởi Trói” và đổi mới theo lệnh của Liên Sô. Ngài Tổng bí và Bộ Chính trị vào Nam “thăm dân cho biết sự tình” đã bất ngờ thấy rõ lòng thù hận, căm hận của dân chúng đối với chế độ qua những hình ảnh, dấu hiệu, ca dao bình dân.

Từ câu ca dao nói về thuốc lào:

Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”

Người dân miền Nam đã “cải biên” thành:

Nhớ ai như nhớ bác Hồ

Vừa chôn bác xuống lại muốn cuốc mồ bác lên”

Hoặc những câu thơ nói lái rất tài tình:

Lấy ảnh cụ Hồ lộng kiếng treo

Đá đeo liệng cống chốn chuồng heo

Chính mi nằm đó loài muôn cẩu

Đừng để chúng ông giận đá bèo

Và nhiều câu đối chửi rất tục tĩu chẳng hạn như:

Chiều ba mươi lấy ảnh bác lộng kiếng

 

Sáng mồng một tuột giày em đôn lò

Theo nhà văn Nguyễn Việt Nữ viết trong tập tiểu luận “Dương Thu Hương Và Con Hùm Ngủ” thì: “Sau ngày cái mộng “Nước Việt Nam là một” của “Bác” thành sự thật, người dân miền Bắc thấy đời sống tự do sung túc vượt bực của dân miền Nam, chính các đảng viên đi tập kết đã tỉnh ngộ. Họ kể rằng ngay thời mà nhà thơ Nguyễn Bính diễn tả trong hai câu lục bát:

Chín năm đốt đuốc soi rừng

Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân!”

ở ngoài Bắc người dân cũng đã ta thán và thóa mạ “Bác” Hồ, tuy kín đáo nhưng không kém phần… nẩy lửa. Như vào năm 1949, 1950 phong trào Việt Minh nổi dậy chống Tây. Họ cấm dân xài hàng hoá ngoại quốc. Nhưng thời nào cũng vậy, những con buôn thường bất chấp lệnh cấm, họ luồn lõi làm việc giao thương giữa hai vùng: dân vùng Việt Minh kiểm soát cần đá lửa và vải kaki để mặc cho chắc, mà đây là hàng ngoại hóa nên con buôn phải giấu đá lửa trong khăn vấn đầu và độn vải vào bụng làm như có chửa để dễ qua mặt các trạm kiểm soát. Bán xong thì nhận tiền cụ Hồ đi ra “thành” (ngoài Bắc gọi là vùng tề) thì lại phải giấu tiền trong khố, hay trong xì-líp (lúc ấy dân ta chưa biết xài loại này), nên dân gian có câu:

Đầu đội đá lửa

Bụng chửa kaki

Đít đẻ cụ Hồ”.

Chính phủ Hồ Chí Minh cấm mua vải kaki để trong nước xài hàng nội hoá, mà vải dệt đơn sơ mau rách, mà lại hạn chế, nên người dân than:

Một năm hai thước vải thô

Làm sao che kín cụ Hồ, em ơi!”

Ngay thời kháng chiến, dân ta đã chơi bạo bằng cách để “cụ Hồ” ở chỗ dơ bẩn nhất, và dùng tên của “cụ Hồ” để tượng trưng cho cái của quý của cả hai phái nam, nữ, mặc dù chính sách của Đảng buộc mỗi nhà dân phải có bàn thờ cụ Hồ. Nhiều người phải làm vì sợ công an cho đi tù, nhưng đa số lòng dân thì oán ghét.

Thời nào cũng vậy, hai chữ “công an” của chế độ Hồ Chí Minh luôn luôn gợi lên hình ảnh bạo ngược, chà đạp nhân phẩm con người; trong khi tuyên truyền thì lúc nào cũng đẹp đẽ: từ dân, bởi dân, vì dân v.v…

Nhưng cái cách hành xử thì khiến người dân phải ta thán và thù hận:

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Trong ba thằng ấy phải đâm thằng nào?”

Và tự người dân trả lời:

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Ở xa thì bắn, ở gần thì đâm

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Trong ba thằng ấy thằng nào cũng đâm!”

Nếu cái tên “công an khu vực” của thời sau 1975 ở miền Nam cho một “ấn tượng” như thế nào thì thời kháng chiến gần nửa thế kỷ trước, vai trò công an của “Bác Hồ” cũng y chang như vậy:

Rủ nhau đi chợ Cống Chiền

Mua được cái váy toàn tiền Đông Dương

Trở về đến phố Chợ Chuơng

Công an lột mất cởi truồng tô hô

Rủ nhau kéo đến cụ Hồ

Làm sao đến nỗi tô hô thế này?”

Người bình dân Việt Nam nào cũng biết trách nhiệm chính là của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhất là sau Cải Cách Ruộng Đất, miền Bắc có những câu đố mà những chữ cuối cùng của mỗi câu ghép lại thành câu chửi “Tiên Sư Cha Bác Hồ” như sau:

Trên đời đạo cốt là ai? Tiên

A di đà Phật! chùa này ai tu?

Nhà thờ ai giảng đạo ngay? Cha

 

Nước ta lãnh đạo ai tài vô song? Bác Hồ.

Thơ ca tụng “Bác Hồ đẹp giai” của “bà nhà văn già không nên nết” Nguyễn Thị Hoàng Bắc còn nhiều.

*

Tết về nhớ ơn “Bác” Hồ

 

Tụt quần ta ỉa, hát đời ấm no!

Cũng xin mượn lại hai câu thơ của cụ VIP KK để kết luận bài viết khen, chê “Bác” Hồ này.

Xin quý độc giả biết các bài thi ca hò vè khen cũng như chê “Bác” Hồ xin góp ý cho vui vẻ đời tỵ nạn trong ba ngày Tết!

LÃO MÓC

tieng-dan-weekly.blogspot.com

( Bài Tác giả gửi HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TẾT VỀ NHỚ ƠN “BÁC” HỒ

Nói gì thì nói, ai cũng phải công nhân ông Hồ Chí Minh là một nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử nước ta, kể cả dư luận ngoại quốc.

 

Nói gì thì nói, ai cũng phải công nhân ông Hồ Chí Minh là một nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử nước ta, kể cả dư luận ngoại quốc.

Những kẻ cùng phe và bọn thuộc hạ thì ca tụng “Bác” Hồ hết biết. Nhưng những người oán hận ông Hồ Chí Minh và những việc làm gian ác mà ông ta và Đảng Việt Cộng của ông ta thì cũng bằng mọi cách chửi bới ông ta bằng thi ca hò vè rất là độc đáo.

Năm 1992, khi phát động “Phong Trào Quốc Dân Xoá Bỏ Huyền Thoại Hồ Chí Minh” tức “Phong Trào No Hồ”, chúng tôi có phát động cuộc thi “Tố cáo tên tội phạm Hồ Chí Minh” bằng hình thức thi ca hò vè và nhận được rất nhiều bài dự thi rất là xuất sắc từ khắp nơi tại hải ngoại. Rất tiếc vì khả năng có hạn nên chúng tôi đã không thể hoàn tất và công bố kết quả cuộc thi. Và rất tiếc, các sáng tác gửi về đã bị thất lạc.

Nay, chúng tôi viết bài viết này, xin gửi đến các vị đã có gửi bài dự thi trong cuộc thi do “Phong Trào No Hồ” phát động vào năm 1992. Xin quý vị coi đây như một lời tạ lỗi vì chúng tôi đã không làm tròn nhiệm vụ mà mình đã đề xướng.

*

Tết về nhớ ơn “Bác” Hồ

 

Tụt quần ta ỉa, hát đời ấm no!”

Đây là hai câu thơ của cụ VIP KK, tức cựu luật sư Nguyễn Văn Chức chớ không phải của Lão Móc. Xin mượn hai câu thơ rất hiện thực của cựu luật sư Nguyễn Văn Chức để mở đầu bài viết này.

-THƠ VĂN CỦA PHE COI “BÁC HỒ LÀ VỊ CHA CHUNG”:

Sau đây là thi ca hò vè của quân dân miền Bắc đối với “Bác” Hồ:

Mỗi khi cháu bắn quân thù

Thì cháu lại nhớ Bác Hồ muôn năm.

Mỗi khi lòng cháu hờn căm

Thì cháu lại nhớ lời răn Bác Hồ.

Đại hạn nhớ ơn trận mưa,

Đêm tối mịt mờ, nhớ ngọn đèn soi.

*

Trên trời có ông sao Rua

Việt Nam ta có cụ Hồ, em ơi!

Ánh sao Rua sáng ngời một góc,

Gương Cụ Hồ tỏ khắp năm châu.

*

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Nước Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ.

*

Ngọn Tây Phong Lĩnh Bác trèo,

Để giờ có núi, có đèo con qua.

Trường Sơn mây phủ mưa sa,

Chân chồn càng nhớ bước Cha mở đường.

*

Chúng con ở bốn phương trời,

Quay về hướng Cụ muôn lời chúc mong.

Dài lâu như núi, như sông,

Cụ Hồ sống mãi trong lòng chúng con.

*

Cụ Hồ ở giữa lòng dân,

Tuy xa xa lắm, nhưng gần gần ghê.

Mỗi khi thư Cụ gửi về,

Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng.

Ai ngoài muôn dặm trùng dương,

Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.

Mong ngày độc lập Cụ vô

Thỏa lòng ao ước ước mơ đêm ngày.

*

Cụ Hồ là vị cha chung,

Là sao Bắc đẩu, là vừng thái dương.

Chúng con đi giữa đêm trường,

Như Cha dìu dắt, dẫn đường chúng con.

Ơn cha như nước, như non,

Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn”…

Xin thưa ba cái loại thi ca hò vè loại ca tụng “Bác” Hồ lên tới tận mây xanh như thế này còn nhiều. Nhiều lắm! Vì “Bác” có cả một Đảng và Nhà Nước VC có nhiệm vụ ca tụng “Bác”. Đó là chưa kể đến một lô, một lốc những bài thơ ca tụng “Bác” Hồ của các nhà thơ VC Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Viễn Phương vân… vân…

Lão Móc tin rằng sẽ có rất nhiều người ngạc nhiên khi biết các bài ca tụng “Bác” Hồ ở phần trên xuất xứ từ quyển “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” do nhà phê bình văn học VC Vũ Ngọc Phan biên soạn.

-THƠ VĂN CỦA PHE COI “BÁC” LÀ KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG:

Nền văn hóa nông thôn của Việt Nam ta có bài “chửi” rất nổi tiếng là bài “Chửi Mất Gà.” Bài chửi có ca, có kệ, lên bổng, xuống trầm, kể lể có dây, có nhợ lòng thòng như chuyện dài “nhân dân tự vệ” thời Việt Nam Cộng Hoà:

Hãy nghe mụ đàn bà nhà quê giọng chua như dấm hoá học tốc váy, quai cồng ra mà chửi như sau:

Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Cao tằng tổ tỉ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chổng tai lên nghe cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe bà chửi đây này…”

Đúng là một bài chửi hết ý, phải không?

Đây là những câu chửi của thời xa xưa khi dân ta còn bị bọn Phú lãng sa đô hộ. Thời các vị “tư bản đỏ” cai trị đất nước thì lối chửi của người dân trở nên “văn minh” hơn nhiều. Nhất là với loại thi ca hò vè “ca tụng” “Bác” Hồ!

Vào năm 1987, khi Tổng bí Nguyễn Văn Linh “chưa chuyển sang từ trần”, Ngài bày trò “Cởi Mở”, “Cởi Trói” và đổi mới theo lệnh của Liên Sô. Ngài Tổng bí và Bộ Chính trị vào Nam “thăm dân cho biết sự tình” đã bất ngờ thấy rõ lòng thù hận, căm hận của dân chúng đối với chế độ qua những hình ảnh, dấu hiệu, ca dao bình dân.

Từ câu ca dao nói về thuốc lào:

Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”

Người dân miền Nam đã “cải biên” thành:

Nhớ ai như nhớ bác Hồ

Vừa chôn bác xuống lại muốn cuốc mồ bác lên”

Hoặc những câu thơ nói lái rất tài tình:

Lấy ảnh cụ Hồ lộng kiếng treo

Đá đeo liệng cống chốn chuồng heo

Chính mi nằm đó loài muôn cẩu

Đừng để chúng ông giận đá bèo

Và nhiều câu đối chửi rất tục tĩu chẳng hạn như:

Chiều ba mươi lấy ảnh bác lộng kiếng

 

Sáng mồng một tuột giày em đôn lò

Theo nhà văn Nguyễn Việt Nữ viết trong tập tiểu luận “Dương Thu Hương Và Con Hùm Ngủ” thì: “Sau ngày cái mộng “Nước Việt Nam là một” của “Bác” thành sự thật, người dân miền Bắc thấy đời sống tự do sung túc vượt bực của dân miền Nam, chính các đảng viên đi tập kết đã tỉnh ngộ. Họ kể rằng ngay thời mà nhà thơ Nguyễn Bính diễn tả trong hai câu lục bát:

Chín năm đốt đuốc soi rừng

Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân!”

ở ngoài Bắc người dân cũng đã ta thán và thóa mạ “Bác” Hồ, tuy kín đáo nhưng không kém phần… nẩy lửa. Như vào năm 1949, 1950 phong trào Việt Minh nổi dậy chống Tây. Họ cấm dân xài hàng hoá ngoại quốc. Nhưng thời nào cũng vậy, những con buôn thường bất chấp lệnh cấm, họ luồn lõi làm việc giao thương giữa hai vùng: dân vùng Việt Minh kiểm soát cần đá lửa và vải kaki để mặc cho chắc, mà đây là hàng ngoại hóa nên con buôn phải giấu đá lửa trong khăn vấn đầu và độn vải vào bụng làm như có chửa để dễ qua mặt các trạm kiểm soát. Bán xong thì nhận tiền cụ Hồ đi ra “thành” (ngoài Bắc gọi là vùng tề) thì lại phải giấu tiền trong khố, hay trong xì-líp (lúc ấy dân ta chưa biết xài loại này), nên dân gian có câu:

Đầu đội đá lửa

Bụng chửa kaki

Đít đẻ cụ Hồ”.

Chính phủ Hồ Chí Minh cấm mua vải kaki để trong nước xài hàng nội hoá, mà vải dệt đơn sơ mau rách, mà lại hạn chế, nên người dân than:

Một năm hai thước vải thô

Làm sao che kín cụ Hồ, em ơi!”

Ngay thời kháng chiến, dân ta đã chơi bạo bằng cách để “cụ Hồ” ở chỗ dơ bẩn nhất, và dùng tên của “cụ Hồ” để tượng trưng cho cái của quý của cả hai phái nam, nữ, mặc dù chính sách của Đảng buộc mỗi nhà dân phải có bàn thờ cụ Hồ. Nhiều người phải làm vì sợ công an cho đi tù, nhưng đa số lòng dân thì oán ghét.

Thời nào cũng vậy, hai chữ “công an” của chế độ Hồ Chí Minh luôn luôn gợi lên hình ảnh bạo ngược, chà đạp nhân phẩm con người; trong khi tuyên truyền thì lúc nào cũng đẹp đẽ: từ dân, bởi dân, vì dân v.v…

Nhưng cái cách hành xử thì khiến người dân phải ta thán và thù hận:

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Trong ba thằng ấy phải đâm thằng nào?”

Và tự người dân trả lời:

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Ở xa thì bắn, ở gần thì đâm

Công an, thuế vụ, kiểm lâm

Trong ba thằng ấy thằng nào cũng đâm!”

Nếu cái tên “công an khu vực” của thời sau 1975 ở miền Nam cho một “ấn tượng” như thế nào thì thời kháng chiến gần nửa thế kỷ trước, vai trò công an của “Bác Hồ” cũng y chang như vậy:

Rủ nhau đi chợ Cống Chiền

Mua được cái váy toàn tiền Đông Dương

Trở về đến phố Chợ Chuơng

Công an lột mất cởi truồng tô hô

Rủ nhau kéo đến cụ Hồ

Làm sao đến nỗi tô hô thế này?”

Người bình dân Việt Nam nào cũng biết trách nhiệm chính là của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhất là sau Cải Cách Ruộng Đất, miền Bắc có những câu đố mà những chữ cuối cùng của mỗi câu ghép lại thành câu chửi “Tiên Sư Cha Bác Hồ” như sau:

Trên đời đạo cốt là ai? Tiên

A di đà Phật! chùa này ai tu?

Nhà thờ ai giảng đạo ngay? Cha

 

Nước ta lãnh đạo ai tài vô song? Bác Hồ.

Thơ ca tụng “Bác Hồ đẹp giai” của “bà nhà văn già không nên nết” Nguyễn Thị Hoàng Bắc còn nhiều.

*

Tết về nhớ ơn “Bác” Hồ

 

Tụt quần ta ỉa, hát đời ấm no!

Cũng xin mượn lại hai câu thơ của cụ VIP KK để kết luận bài viết khen, chê “Bác” Hồ này.

Xin quý độc giả biết các bài thi ca hò vè khen cũng như chê “Bác” Hồ xin góp ý cho vui vẻ đời tỵ nạn trong ba ngày Tết!

LÃO MÓC

tieng-dan-weekly.blogspot.com

( Bài Tác giả gửi HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm