Di Sản Hồ Chí Minh
THẬP DIỆN MAI PHỤC
Những cái chết thường trực trên đường phố. Vì những lý do mưu sinh khác nhau từ những con người khổ hạnh từ khắp nơi lên thành phố kiếm ăn, nhưng họ đã hoặc vì không hiểu biết, hoặc vì sự coi thường (có sự đồng loã của việc buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng) nên họ lựa chọn cách hành xử bất chấp luật pháp và xem nhẹ sự an toàn của cộng đồng. Giống như Formosa hoặc rồi tiếp theo đây sẽ là thép Cà Ná trên quê hương khốn khổ này.
Ra đường thì sợ cẩu tháp trên đầu rơi xuống chết tức tưởi, đằng thì khiếp sợ những tấm phên, tôn hay sắt ở đâu va quệt, đâm xuyên hoặc cắt vào người rồi thương tật hoặc dẫn đến tử vong. Đằng khác thì vừa đi vừa nơm nớp lo những chiếc xe khổ lớn lao đi ầm ầm tông phải rồi kéo lết đi trên đường không còn nguyên xác mang về.
Như vụ việc người đàn ông chở tôn long dong trên phố và cứa đứt cổ đứa trẻ 9 tuổi đang đi xe đạp bên lề đường đầy thương tâm, đứa trẻ tội nghiệp đã chết, nhưng cả người lao động chân tay nghèo khó kia cũng lâm cảnh tù tội, bỏ lại gia đình, vợ con cơ cực phía sau để chịu án vì “vô ý làm chết người” của mình.
Có cô gái làm hoa hậu, cũng xinh đẹp, có học thức và từng tốt nghiệp ở Nga, mà rồi cũng vì khó khăn, đổ vỡ trong làm ăn khiến cô này phải chấp nhận làm “bồ” nhí của một tay đại gia đểu nhằn kiếm hàng chục tỷ đông trong vòng 7 năm, mà rồi cũng vướng vòng lao lý đầy trớ trêu.
Người nghèo chết kiểu nghèo, bởi bệnh tật, vì cướp giật, hay trộm cắp, hoặc thân cô thế cô nên không kêu oan được. Còn kẻ giàu chết kiểu giàu, doanh nhân thì thi nhau vào tù, mất sạch tiền trong ngân hàng hay sổ tiết kiệm sau một đêm, bị cướp giết, quan chức thì cũng chết vì súng ống của cấp dưới, hay bỗng dưng bị “đấu tố” vì thời thế thay đổi.
Đúng là hiểm nguy rình rập, mọi nẻo, mọi đằng và bởi nhiều cách khác nhau. Mỗi chúng ta sẽ đều là nạn nhân của một xã hội đầy bất trắc mà nó vốn được vận hành bên ngoài những nguyên tắc và khuôn khổ của luật pháp cũng như cả tình người.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
THẬP DIỆN MAI PHỤC
Những cái chết thường trực trên đường phố. Vì những lý do mưu sinh khác nhau từ những con người khổ hạnh từ khắp nơi lên thành phố kiếm ăn, nhưng họ đã hoặc vì không hiểu biết, hoặc vì sự coi thường (có sự đồng loã của việc buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng) nên họ lựa chọn cách hành xử bất chấp luật pháp và xem nhẹ sự an toàn của cộng đồng. Giống như Formosa hoặc rồi tiếp theo đây sẽ là thép Cà Ná trên quê hương khốn khổ này.
Ra đường thì sợ cẩu tháp trên đầu rơi xuống chết tức tưởi, đằng thì khiếp sợ những tấm phên, tôn hay sắt ở đâu va quệt, đâm xuyên hoặc cắt vào người rồi thương tật hoặc dẫn đến tử vong. Đằng khác thì vừa đi vừa nơm nớp lo những chiếc xe khổ lớn lao đi ầm ầm tông phải rồi kéo lết đi trên đường không còn nguyên xác mang về.
Như vụ việc người đàn ông chở tôn long dong trên phố và cứa đứt cổ đứa trẻ 9 tuổi đang đi xe đạp bên lề đường đầy thương tâm, đứa trẻ tội nghiệp đã chết, nhưng cả người lao động chân tay nghèo khó kia cũng lâm cảnh tù tội, bỏ lại gia đình, vợ con cơ cực phía sau để chịu án vì “vô ý làm chết người” của mình.
Có cô gái làm hoa hậu, cũng xinh đẹp, có học thức và từng tốt nghiệp ở Nga, mà rồi cũng vì khó khăn, đổ vỡ trong làm ăn khiến cô này phải chấp nhận làm “bồ” nhí của một tay đại gia đểu nhằn kiếm hàng chục tỷ đông trong vòng 7 năm, mà rồi cũng vướng vòng lao lý đầy trớ trêu.
Người nghèo chết kiểu nghèo, bởi bệnh tật, vì cướp giật, hay trộm cắp, hoặc thân cô thế cô nên không kêu oan được. Còn kẻ giàu chết kiểu giàu, doanh nhân thì thi nhau vào tù, mất sạch tiền trong ngân hàng hay sổ tiết kiệm sau một đêm, bị cướp giết, quan chức thì cũng chết vì súng ống của cấp dưới, hay bỗng dưng bị “đấu tố” vì thời thế thay đổi.
Đúng là hiểm nguy rình rập, mọi nẻo, mọi đằng và bởi nhiều cách khác nhau. Mỗi chúng ta sẽ đều là nạn nhân của một xã hội đầy bất trắc mà nó vốn được vận hành bên ngoài những nguyên tắc và khuôn khổ của luật pháp cũng như cả tình người.