Kinh Khổ
THẾ THÌ DÂN CHỈ MUỐN LÀM ĐẦY TỚ !
Đảng Cộng Sản Việt Nam – với đòi hỏi tự đặt cho mình là phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng - đã và đang là người nắm quyền lực
* BÙI VĂN BỒNG
Mới đây, trong bài “Đảng-Nhà nước, Hiến pháp” nhà nghiên cứu Nguyễn Trung viết:
“... Đảng Cộng Sản Việt Nam – với đòi hỏi tự đặt cho mình là phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng - đã và đang là người nắm quyền lực toàn diện và tuyệt đối mang tính độc quyền toàn trị đối với quốc gia…Cùng với sự trói buộc của ý thức hệ và sự tha hóa trong thời bình, sự lãnh đạo của Đảng mang tính độc quyền toàn trị như thế trên thực tế đã biến dạng thành sự cai trị, Đảng mới là nhà nước đích thực: Nhà nước đảng trị. Sự tha hóa này khiến Đảng với danh nghĩa là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động… trở thành đảng thống trị. Uy tín của Đảng cũng như lòng tin của nhân dân vào Đảng vì thế theo thời gian chưa bao giờ giảm sút như ngày nay. Sửa hiến pháp nhưng bị khuôn vào những nguyên tắc chỉ đạo của Tổng bí thư như sửa gì thì cũng phải trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, quyền lực của hệ thống chính trị là thống nhất, không có tam quyền phân lập, gác lại vấn đề sở hữu đất đai…, chỉ đạo như thế là đứng trên, là ban cho, là ông chủ của nhân dân, là đứng trên Hiến pháp mất rồi!”…
Hiến pháp là của Nhà nước. Khẩu hiệu vẫn cứ hô vang: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Vậy, nếu theo đúng chỉ đạo “khung khổ” như trên, thì dân nằm ở góc nào trong Hiến pháp?!
Không riêng việc sửa Hiến pháp lần này, lâu nay rất nhiều chủ trương, bộ luật, chính sách vẫn đưa ra việc “trưng cầu dân ý”, vân xhô hào dân chủ rộng rãi, nhưng khi các tầng lớp nhân dân đóng góp, đâu có đưa được bao nhiêu vào nội dung? Phần nhiều, vẫn phải ban hành ra những văn bản theo ý chủ quan lãnh đạo, chỉ đạo. Rồi không phù hợp, lại tranh luận, phản biện, để xuất, sinh ra phải làm đi làm lại, nhiều lần “bổ sung, sửa đổi”, thêm tốn kém, mất công.
Thế nên, để chủ động và góp phần hoàn thành nhanh đợt vận động toàn dân góp ý xây dựng, sửa đổi Hiến pháp 1992, các nội dung nói về dân chủ, dân được quyền làm chủ xã hội, các quyền lợi của người dân, … không nên đưa vào Hiến pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ của nhân dân”. Nhưng đã thực chất đã ngược lại, cái gọi là “đầy tớ” vẫn nghiễm nhiên chễm chệ làm ông chủ; còn “ông chủ” khổ hơn thân phận đầy tớ. Tức là đang hiện hữu rất rõ: Thực chất, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng…làm chủ, còn dân vẫn cơ khổ thân phận đầy tớ.
Nay sửa lại Hiến pháp cũng nên gọi đúng tên của nó: Lãnh đạo là ông chủ, dân là đầy tớ. Bởi mấy lý do sau đây:
Thứ nhất, quyền làm chủ của nhân dân được quy định trong Hiến pháp 1946 đến nay, đã 57 năm, nhưng nhân dân chưa hề được thực sự làm chủ, không nên để dân ta chỉ là “có tiếng, không có miếng”. Sống bằng danh, không được hưởng thực đời.
Thứ hai: Đúc kết thực tiễn, xem xét khách quan, biện chứng cho thấy: Làm đầy tớ sướng hơn làm ông chủ, cần ưu tiên cho dân được làm đầy tớ. Vì thế, nên dành cho dân chỉ được quyền làm đầy tớ.
Thứ ba: Các chương, điều nên ưu tiên dành nói về Đảng, toàn bộ Điều lệ Đảng, các Nghị quyết nên đưa hết vào Hiến pháp, vì Hiến pháp hoàn toàn do Đảng chỉ đạo biên soạn, ban hành. Dân có tham gia góp ý cũng thừa, không dễ gì được Đảng, Nhà nước chấp nhận. Và để cho dân được rảnh rang làm tròn bổn phận đầy tớ, nên giao Hiến pháp cho Đảng thực hiện, mới là “Hiến pháp chính chủ”, đừng bắt dân thực hiện Hiến pháp mà vô tích sự, nhọc lòng, mất công, chỉ có mang tai mang tiếng.
Thứ tư: Dân đang có biểu hiện tâm thần, mà tình trạng lạm phát kinh tế nặng nề, Giá-Lương-Tiền kiểu này thì tâm thần sẽ…thành dịch, nguy hơn H5N1, ví như vi rút mang các tên: H3D-N99, X,Y,Z…Không nên giao cho dân làm chủ, vì sẽ nguy cho xã hội. bằng chứng mới nhất là Lê Anh Hùng, Phương Uyên, trước đó có Cù Huy Hà Vũ, Bích Hằng, Huỳnh Thục Vy, … cũng bị tung tin là có biểu hiện tâm thần. Bà Thương, vợ ông Vươn ở Tiên Lãng sau căng thẳng cả năm rồi mà oan khuất chưa được giải, ông Vươn lại có nguy cơ bị quy tội “giết người” (dù chưa có ai bị giết), nay bà Thương cũng điên rồi. Cho nên, dân làm chủ như lâu nay chỉ có mà rối xã hội, tầm thần, không tỉnh táo suy xét, dễ bị “thế lực thù địch” lợi dụng chống phá chế độ. Làm chủ, bị trị; còn làm đầy tớ được cưng chiều, nhiều quyền lợi, được đối xử nhẹ tay "trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Làm đầy tớ như quan quyền xưa nay, cái gọi là dân chủ chỉ là thứ "bánh vẽ", thế thì dân chỉ muốn làm đầy tớ!
Vì những lẽ trên, nay kính đề nghị không nên hô khẩu hiệu ầm lên là dân chủ nhân dân, tất cả mọi quyền lực, quyền lợi thuộc về nhân dân, Nhà nước của dân, do dân vì dân”. Nên đặt đúng vị trí xã hội: Dân chỉ là đầy tớ, mà đầy tơ sthì không nên đứng nhiều nội dung trong Hiến pháp! Dân làm đầy tớ, sướng hơn! Làm đầy tớ, có vi phạm gì cũng chiỉ “xin lỗi’ là mọi sự cho qua, có vi phạm hoặc sai lầm, phật ý ông chủ thì cũng không kỷ luật, chỉ “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe” là chính. Lâu nay dân làm chủ, hơi chút xíu là bị bắt giam, đánh đập, truy bức vô tội vạ, gánh nhiều oan khiên, khổ ải, chịu đủ mọi thiệt thòi. Thế nên, ngay trong Hiến pháp cũng đừng lừa dối nhau, mà nên rõ ràng: Đảng lãnh đạo và làm chủ xã hội, dân là đầy tớ!
BVB
http://bvbong.blogspot.com/2013/02/the-thi-dan-chi-muon-lam-ay-to.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
THẾ THÌ DÂN CHỈ MUỐN LÀM ĐẦY TỚ !
Đảng Cộng Sản Việt Nam – với đòi hỏi tự đặt cho mình là phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng - đã và đang là người nắm quyền lực
* BÙI VĂN BỒNG
Mới đây, trong bài “Đảng-Nhà nước, Hiến pháp” nhà nghiên cứu Nguyễn Trung viết:
“... Đảng Cộng Sản Việt Nam – với đòi hỏi tự đặt cho mình là phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng - đã và đang là người nắm quyền lực toàn diện và tuyệt đối mang tính độc quyền toàn trị đối với quốc gia…Cùng với sự trói buộc của ý thức hệ và sự tha hóa trong thời bình, sự lãnh đạo của Đảng mang tính độc quyền toàn trị như thế trên thực tế đã biến dạng thành sự cai trị, Đảng mới là nhà nước đích thực: Nhà nước đảng trị. Sự tha hóa này khiến Đảng với danh nghĩa là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động… trở thành đảng thống trị. Uy tín của Đảng cũng như lòng tin của nhân dân vào Đảng vì thế theo thời gian chưa bao giờ giảm sút như ngày nay. Sửa hiến pháp nhưng bị khuôn vào những nguyên tắc chỉ đạo của Tổng bí thư như sửa gì thì cũng phải trong khung khổ Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, quyền lực của hệ thống chính trị là thống nhất, không có tam quyền phân lập, gác lại vấn đề sở hữu đất đai…, chỉ đạo như thế là đứng trên, là ban cho, là ông chủ của nhân dân, là đứng trên Hiến pháp mất rồi!”…
Hiến pháp là của Nhà nước. Khẩu hiệu vẫn cứ hô vang: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Vậy, nếu theo đúng chỉ đạo “khung khổ” như trên, thì dân nằm ở góc nào trong Hiến pháp?!
Không riêng việc sửa Hiến pháp lần này, lâu nay rất nhiều chủ trương, bộ luật, chính sách vẫn đưa ra việc “trưng cầu dân ý”, vân xhô hào dân chủ rộng rãi, nhưng khi các tầng lớp nhân dân đóng góp, đâu có đưa được bao nhiêu vào nội dung? Phần nhiều, vẫn phải ban hành ra những văn bản theo ý chủ quan lãnh đạo, chỉ đạo. Rồi không phù hợp, lại tranh luận, phản biện, để xuất, sinh ra phải làm đi làm lại, nhiều lần “bổ sung, sửa đổi”, thêm tốn kém, mất công.
Thế nên, để chủ động và góp phần hoàn thành nhanh đợt vận động toàn dân góp ý xây dựng, sửa đổi Hiến pháp 1992, các nội dung nói về dân chủ, dân được quyền làm chủ xã hội, các quyền lợi của người dân, … không nên đưa vào Hiến pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ của nhân dân”. Nhưng đã thực chất đã ngược lại, cái gọi là “đầy tớ” vẫn nghiễm nhiên chễm chệ làm ông chủ; còn “ông chủ” khổ hơn thân phận đầy tớ. Tức là đang hiện hữu rất rõ: Thực chất, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng…làm chủ, còn dân vẫn cơ khổ thân phận đầy tớ.
Nay sửa lại Hiến pháp cũng nên gọi đúng tên của nó: Lãnh đạo là ông chủ, dân là đầy tớ. Bởi mấy lý do sau đây:
Thứ nhất, quyền làm chủ của nhân dân được quy định trong Hiến pháp 1946 đến nay, đã 57 năm, nhưng nhân dân chưa hề được thực sự làm chủ, không nên để dân ta chỉ là “có tiếng, không có miếng”. Sống bằng danh, không được hưởng thực đời.
Thứ hai: Đúc kết thực tiễn, xem xét khách quan, biện chứng cho thấy: Làm đầy tớ sướng hơn làm ông chủ, cần ưu tiên cho dân được làm đầy tớ. Vì thế, nên dành cho dân chỉ được quyền làm đầy tớ.
Thứ ba: Các chương, điều nên ưu tiên dành nói về Đảng, toàn bộ Điều lệ Đảng, các Nghị quyết nên đưa hết vào Hiến pháp, vì Hiến pháp hoàn toàn do Đảng chỉ đạo biên soạn, ban hành. Dân có tham gia góp ý cũng thừa, không dễ gì được Đảng, Nhà nước chấp nhận. Và để cho dân được rảnh rang làm tròn bổn phận đầy tớ, nên giao Hiến pháp cho Đảng thực hiện, mới là “Hiến pháp chính chủ”, đừng bắt dân thực hiện Hiến pháp mà vô tích sự, nhọc lòng, mất công, chỉ có mang tai mang tiếng.
Thứ tư: Dân đang có biểu hiện tâm thần, mà tình trạng lạm phát kinh tế nặng nề, Giá-Lương-Tiền kiểu này thì tâm thần sẽ…thành dịch, nguy hơn H5N1, ví như vi rút mang các tên: H3D-N99, X,Y,Z…Không nên giao cho dân làm chủ, vì sẽ nguy cho xã hội. bằng chứng mới nhất là Lê Anh Hùng, Phương Uyên, trước đó có Cù Huy Hà Vũ, Bích Hằng, Huỳnh Thục Vy, … cũng bị tung tin là có biểu hiện tâm thần. Bà Thương, vợ ông Vươn ở Tiên Lãng sau căng thẳng cả năm rồi mà oan khuất chưa được giải, ông Vươn lại có nguy cơ bị quy tội “giết người” (dù chưa có ai bị giết), nay bà Thương cũng điên rồi. Cho nên, dân làm chủ như lâu nay chỉ có mà rối xã hội, tầm thần, không tỉnh táo suy xét, dễ bị “thế lực thù địch” lợi dụng chống phá chế độ. Làm chủ, bị trị; còn làm đầy tớ được cưng chiều, nhiều quyền lợi, được đối xử nhẹ tay "trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Làm đầy tớ như quan quyền xưa nay, cái gọi là dân chủ chỉ là thứ "bánh vẽ", thế thì dân chỉ muốn làm đầy tớ!
Vì những lẽ trên, nay kính đề nghị không nên hô khẩu hiệu ầm lên là dân chủ nhân dân, tất cả mọi quyền lực, quyền lợi thuộc về nhân dân, Nhà nước của dân, do dân vì dân”. Nên đặt đúng vị trí xã hội: Dân chỉ là đầy tớ, mà đầy tơ sthì không nên đứng nhiều nội dung trong Hiến pháp! Dân làm đầy tớ, sướng hơn! Làm đầy tớ, có vi phạm gì cũng chiỉ “xin lỗi’ là mọi sự cho qua, có vi phạm hoặc sai lầm, phật ý ông chủ thì cũng không kỷ luật, chỉ “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe” là chính. Lâu nay dân làm chủ, hơi chút xíu là bị bắt giam, đánh đập, truy bức vô tội vạ, gánh nhiều oan khiên, khổ ải, chịu đủ mọi thiệt thòi. Thế nên, ngay trong Hiến pháp cũng đừng lừa dối nhau, mà nên rõ ràng: Đảng lãnh đạo và làm chủ xã hội, dân là đầy tớ!
BVB
http://bvbong.blogspot.com/2013/02/the-thi-dan-chi-muon-lam-ay-to.html