Quán Bên Đường
THẾ UYÊN - ĐI TÌM NHỮNG HÌNH BÓNG QUÁ KHỨ
Từ giữa thập niên 95, thủ tục xin visa về Việt Nam du lịch và thăm thân (viết tắt từ chữ thăm thân nhân) trở thành dễ dàng hơn, mặt khác Việt kiều hải ngoại đa số đã ổn định cuộc sống, bỗng nhiên không ai bảo ai không ai rủ ai
Từ giữa thập
niên 95, thủ tục xin visa về Việt Nam du lịch và
thăm thân (viết tắt từ chữ thăm thân nhân) trở thành
dễ dàng hơn, mặt khác Việt kiều hải ngoại đa số đã
ổn định cuộc sống, bỗng nhiên không ai bảo ai không
ai rủ ai nẩy sinh một thứ gần như là phong trào về quê
cũ Việt Nam thăm và tìm kiếm mồ mả cha ông, và khi đã
thấy thì sửa sang xây cất cho thật đẹp, thật đàng
hoàng, theo ý chủ quan của mỗi người, tất nhiên. Một
người bạn kể đã kéo tất cả anh chị em ở hải ngoại
về Việt Nam làm một chuyến đi dài từ Nam ra Bắc, chỉ
để lo nơi an nghỉ cuối cùng của các người thân qua
đời đã lâu.
Trước hết là
trở về Hội An lo xây một vòng tường chắc chắn bao
quanh nghĩa trang riêng của giòng họ. Người bà con nội
địa, làm một thứ thủ từ, đã gửi thư cấp báo là
không xây mau, với nạn xây cất nhà mới bùng nổ, dân
sẽ lấn chiếm nghĩa trang. Sau đó là làm lễ rước hũ
tro cốt của bố và mẹ chết ở hải ngoại, các hũ tro
còn gửi ở các chùa của các thân nhân Sài Gòn, trở về
chôn cất trong những ngôi mộ xây cất hẳn hoi, trong
nghĩa trang của giòng họ. Dĩ nhiên mọi phí tổn là do
quyên góp của tất cả, không phải do riêng một người
nào, dù có những con cháu đủ giầu để bao sân tất cả
phí tổn. Vấn đề là tình cảm chung, là cùng tưởng nhớ
tới những người thân đã qua, vậy phải để ai cũng
đóng góp, dù ít hay nhiều.
Nhưng đến đó
chưa phải là xong việc: cả phái đoàn kéo ra Bắc làm
một công trình khó khăn là đi tìm mộ của ông nội chết
khá sớm, mà vì thế hệ trước đã chết cả (con), thế
hệ thứ ba (cháu) không ai còn biết đích xác ở đâu.
Phái đoàn đi theo trí nhớ mờ nhạt của những đứa trẻ
con hồi đó, đại khái là đi tuyến đường xe lửa Hà
Nội – Hải Phòng, xuống tại ga X, nhìn qua đường rầy
về phía bên trái, thấy cây đa cổ thụ giữa cánh đồng,
đi vào sâu bên trong đến làng Z, tìm đến một cái ao
lớn, sẽ thấy một gò cao trên đó có mộ ông nội của
mấy đứa cháu, bây giờ đầu cũng điểm bạc như ông
nội ngày qua đời. Sau khi đi bộ lang thang cả buổi sáng,
cây đa cổ thụ mốc dấu đã biến mất từ bao giờ, tất
cả đã bị san bằng thành ruộng, đi hết cánh đồng này
sang cánh đồng khác, vừa đi vừa hỏi, phái đoàn cũng
đến được làng Z và kiếm ra cái ao lớn, nhưng trên gò
đất không có mộ nào mang tên ông nội cả. Dân làng
liền mời bà già nhất làng đầu tóc bạc phơ đến hỏi,
thì may quá bà già đã hơn 90 tuổi vẫn còn nhớ được
là phần mộ ấy trước ở chỗ này, bà chỉ tay. Chỗ
này là mặt nước ao phẳng lặng, ngôi mộ lâu quá không
ai chăm nom, đã lở dần mỗi năm một chút, sau cùng vào
một đêm trời bão, chìm xuống ao mất tăm, mất tích.
Người chủ tịch xã thấy phái đoàn buồn thiu bèn hứa
sẽ cho phép đóng cọc trong ao rồi đổ đất thành một
ngôi mộ không cốt không tro, gọi là ghi dấu người đã
khuất hơn nửa thế kỷ trước. Người bạn kể là một
phương án dài ngày như thế không ngoài khả năng tài
chính của mấy anh em, nhưng phải để lui lại đã. Trời
đã về chiều rồi, và trong phái đoàn có cả nữ nhân,
không tiện ngủ lại ngôi làng xa lạ thiếu tiện nghi và
cũng không quen biết một ai, từ già đến trẻ. Do đó
một bia đá tạm thời được dựng lên để đánh dấu
chỗ yên nghỉ của người đàn ông mà đứa cháu lớn
tuổi nhất cũng không biết mặt. Người bạn còn cho biết
mấy anh em dự trù chuyến sau trở về, sẽ rước tro bà
nội hiện để ở hậu liêu một ngôi chùa Sài Gòn, trở
về đất Bắc, lập mộ chôn cùng chỗ với ông nội. Cho
ông và bà sau cùng cũng được “đoàn tụ gia đình”...
Đến đó mới kể là xong xuôi, ấm lòng những người
tha phương cách quê nhà mười ngàn dậm biển xanh.
Khu bạn ấy của
tôi đa số là trí thức, có ông là tiến sĩ dạy đại
học Pháp rồi Mỹ, đã đối xử với phần mộ cha ông,
nguồn gốc của mình, ân cần, thân ái, chí tình như vậy.
Bây giờ đến một ông bạn khác ít học của tôi, trước
kia chỉ là một hạ sĩ quan, sau 75 đi bán cà rem dạo,
phơi mình với nắng mưa trồng lúa trồng dưa hấu... có
lúc lang thang buôn bán nhỏ ở Cao Mên, để nuôi một bầy
con. Nay nhờ một khe hở lịch sử, anh đến được Mỹ
với toàn gia đình, anh cám ơn nước Mỹ, dân tộc Mỹ
rất nhiều. Không thấy đồng dollars nào mọc trên cây,
cũng chẳng thấy cơn mưa dollars lớn nhỏ nào, nhưng công
việc chân tay kiếm ra dollar thì nhiều vô số, và anh chăm
chỉ làm việc không cần biết weekend là cái gì. Anh sau
cùng chọn nghề xén cỏ cưa cây mức thu nhập cao như một
tiến sĩ, cho đến khi gặp tai nạn gãy lưng suýt chết,
anh chuyển sang lao động nhẹ và cũng vẫn chăm chỉ không
ai bằng. Anh thích trồng hoa như tôi nên anh để dành nước
rửa để tưới cây cho đỡ tốn, hoa coi bộ còn tươi
tốt hơn hoa của tôi tưới nước máy nguyên chất, và
cũng như người xưa ở miền quê Việt Nam chẻ một que
diêm làm hai hay làm bốn xài cho đỡ tốn, anh cặm cụi
cắt giấy khăn ăn làm hai cho đỡ phí. Và khi lang thang đó
đây, như một nhà văn già ở Hoa Kỳ, nhà văn nữ trẻ ở
Âu Châu đi nhặt rau mọc dại ven đường về nấu món
canh ‘tập tàng’ ăn cho đỡ nhớ quê, khi đi qua những
cánh đồng có rau dền hoang lên tươi tốt, anh không ngại
ngừng lại, thu hoạch đầy một xe truck. Anh kể: Chỉ
chịu khó một buổi sáng là đầy xe, về bán cho chợ Á
châu được $160 ngon lành... Và khi di chuyển trong thành
phố, có qua nơi nào Food Bank đang phát thực phẩm khô
miễn phí cho dân nghèo, anh đôi khi ngừng lại xếp hàng
lãnh một túi. Anh kể là đồ Food Bank cho rất được, có
chuối, có trứng, có gà... tươi ngon như bán ở chợ.
Không biết anh ăn uống thế nào, chắc lại là gà kho mặn
thịt kho tàu cá kho dưa chua... là chính (ai dám bảo ăn
như thế là không ngon cơm), nhưng ngày anh mua nhà, một
nhà 4 beds 3 baths mới tinh, anh xách một bao dollar đầy ắp,
chắc lấy từ trong hộp bích quy ra (anh ở với Cộng sản
đủ lâu để không tin ở bất cứ một ngân hàng nào),
đòi thanh toán hết tiền mua nhà một lần cho xong. Công
ty bán nhà hoảng hốt, một mặt điện thoại cho security
đến gấp để canh số tiền mặt quá lớn, một mặt năn
nỉ anh để lại một khoản nợ trả góp, cho nó giống
các người Mỹ khác...
Và dĩ nhiên anh
đã gửi tiền về Việt Nam xây cất lại tất cả mồ mả
ông cha, nội cũng như ngoại, chỉ than phiền có một lần
khi đứa con trai nghe lời vợ gửi tiền về cho bố vợ
mua một xe hơi mới tinh để đi chơi... Anh chỉ bớt nhăn
nhó tiếc tiền khi bà vợ tôi góp ý: Chắc gì bác ấy
mua xe để chạy chơi, có thể là để cho khách du lịch
thuê chuyến kiếm tiền. Một hôm anh đến thăm tôi than
thở: Trận lụt lớn miền Trung làm cho từ đường trôi
mất tiêu, lại phải lo vài ngàn gửi về sửa lại, và
khi từ đường đã sửa xong, anh đến loan báo cho tôi tin
ấy với giọng tươi vui. Cứ thế cứ thế anh cõng trên
vai cả gánh nặng quê hương giòng họ mồ mả ở một
vùng nghèo ơi là nghèo của vùng cận sơn một tỉnh miền
Trung. Tuy là bạn nhưng tôi không hề khuyên can anh hay cười
anh là dại dột. Bởi vì rõ ràng anh là một người cư
dân Mỹ sung sướng vì đã tìm thấy cho mình một lẽ
sống hẳn hoi, một lý do để lao động và tồn tại,
cuộc đời có ý nghĩa hẳn lên, không hề biết chữ
boring là gì. Chứ đừng nói chi đến những phi lý,
những buồn nôn, những cô đơn cô độc này nọ... của
mấy ông triết gia Tây phương hiện đại.
Các bạn tôi có
những người như thế đấy, còn tôi, người viết bài
này, thì sao? Trước hết tôi là người may mắn (!) về
phương diện trợ giúp thân nhân quê nhà, lý do tất cả
anh em ruột thịt, họ hàng, đã theo nhau kẻ trước người
sau ‘dọn tiệm’ ra nước ngoài. Đúng là cả một giòng
họ lớn như thế bỏ quê hương ra đi, bằng đường bộ
bằng thuyền bằng máy bay, trong một thời gian tương đối
ngắn, và có thể nói chỉ có Đảng Cộng sản mới có
khả năng tạo ra hiện tượng đồng loạt bỏ quê như
vậy. Còn tứ thân phụ mẫu thì trừ bố tôi đã chết
từ lâu và hũ tro cải táng đã đưa vào thờ hậu ở một
ngôi chùa, những vị còn lại đã ra nước ngoài trước
cả tôi. Mẹ tôi vốn đã ghét Cộng sản vì nhiều người
thân đã bị Đảng này giết chết, lại sống ở Việt
Nam khá lâu sau 75 đủ để thấy chế độ này đáng từ
bỏ mà đi thôi. Bởi thế lời dặn dò các con lúc lâm
chung: mẹ chết ở đâu chôn ở đó cho gần con gần cháu,
nhập quan rồi là đóng quan tài lại luôn, và khi làm mộ
bia, hãy làm bia đứng đàng hoàng như ở quê nhà. Đang ở
cách xa mẹ một đại dương và một lục địa, tôi nghe
đứa em gái kể qua điện thoại lời mẹ dặn, hiểu tại
sao lắm. Người Mỹ theo Thiên Chúa giáo, không Tin lành
thì cũng Công giáo, tin tưởng rằng khi chết, cái thân
xác này vốn từ đất từ cát bụi mà ra, vậy chết đi
trở lại thành cát bụi. Vậy không làm mộ cao hơn mặt
đất, và găm một tấm bia đặt nằm ngay trên cỏ, là
phải, là đủ. Cát bụi lại trở thành cát bụi... có
đáng chi đâu. Như lời nhạc thơ của Trịnh Công Sơn:
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở
thành cát bụi... Mẹ tôi là người Đông Á trong văn
minh Trung quốc, tin còn linh hồn quanh quẩn thế gian phù
hộ cho con cháu, và sau đó luân hồi nhiều kiếp nữa...
Còn nhạc phụ
nhạc mẫu tôi, khi hỏi sao không về thăm Việt Nam một
chuyến dối già, cụ bà, nguyên là một nhà giáo, đã
buông một câu giản dị: Khi nào đất nước thanh bình,
sẽ về... Tôi há miệng toan cãi là Việt Nam thanh bình
lâu rồi, nhưng thấy ông cụ liếc nhìn tôi, cười nhẹ
nhàng, tôi ngậm miệng lại kịp thời. Cụ ông cũng là
một nhà giáo, thông thạo Anh Pháp và Hán văn, đã từng
xuất ngoại làm tùy viên văn hóa, đọc sách nhiều hơn
tôi. Nụ cười của ông cứ như nhắc nhở Đảng cộng
sản theo chủ nghĩa Mác Lênin, lấy đấu tranh giai cấp là
căn bản, lúc nào cũng chỉ nghĩ lấy giai cấp này tiêu
diệt giai cấp khác, một thứ nội chiến triền miên, làm
sao đất nước có thể thực sự thanh bình cho được...
Và như thế, khi ông mất hình hài đã được mai táng êm
ả ở một nghĩa trang miền Tây Bắc Hoa Kỳ, xa mồ mả
cha ông tổ tiên, xa thật là xa...
Nói như thế có
nghĩa là tôi không có gì để lưu luyến quê hương cũ
Việt Nam sao? Không phải thế. Tôi là một công dân Mỹ
gốc Việt, cái gốc Việt còn đó, không nhớ quê hương
cũ sao được, dù nỗi nhớ, tình hoài hương ấy mờ nhạt
thôi vì bị hóa giải đi nhiều bởi hình ảnh mấy anh
Công an áo vàng khó tính quạu quọ, thường xuyên nhìn
nhân dân miền Nam cũ, nhất là Việt kiều, ai cũng là kẻ
tội phạm mà Đảng khoan hồng “chưa” bắt... Gần đây,
tuổi tác cao dần, tôi thấy nhớ quê hương cũ nhiều
hơn, và thích mấy câu thơ của nhà văn Lâm Chương:
Ta, con ngựa
già thất thế
Bầm ruột gan
không trải được lòng
Thân xiêu tán
cõi ngoài muôn dặm
Mùa đông về
gió bấc căm căm
Dài cổ ngóng
quê nhà con ngựa hí...
Trong tôi bây giờ
cũng có một ngựa vùng đại mạc Mông Cổ bị đưa về
ở cõi trung nguyên, khi gió bấc thổi cũng dài cổ ngóng
quê nhà phương Bắc xa xa, nhưng tiếng hí không to lắm so
với những ngựa cùng hoàn cảnh. Nhưng mà “có hí” chứ
không phải là không... Bởi thế trong chuyến trở lại
Hà Nội đầu tiên, tôi đã dự tính đi tìm ngôi mộ của
bà nội thắp mấy nén hương tưởng nhớ, và tìm ngày bà
mất để có thể cúng giỗ sau này. Như tôi đã có lần
kể, một phần là dân Hà Nội lớp trung niên lớp trẻ
không ai biết cái làng Bằng ấy ở đâu, một phần vì
cơn bão lớn từ Vịnh Bắc Việt đang xâm nhập đồng
bằng, đã cản tôi và người quen có xe gắn máy, đi theo
con đường của trí óc trẻ thơ mấy chục năm trước.
Đi xuôi Nam trên quốc lộ 1 khoảng 7km, băng qua đường
rầy xe lửa ở một địa điểm nửa thế kỷ trước tên
gọi là Cầu Tiên, vào con đường nhỏ lát gạch đỏ hai
bên là ruộng nước, vào làng Đại Từ, băng qua hết
làng ra cánh đồng, một cánh đồng trí óc hồi tưởng
của tôi bao giờ cũng là cánh đồng lúa chín vàng xao
xác. Đi bộ qua bao giờ cũng làm bay lên rào rào hàng loạt
cào cào và châu chấu.
Cánh đồng lúa
không có đường, cứ lựa những bờ ruộng mà đi tiếp
đến khi đụng một hàng cây dài, sau hàng cây là một
con đường đất chạy dọc một con sông nhỏ ở sâu dưới
mặt đất, thật sâu trong tầm mức một đứa trẻ là
tôi hồi còn trẻ. Cứ theo con đường đất này đi về
phía trái, sẽ đến làng bà tôi, có một cái cổng gạch
cũ kỹ rêu phong cỏ mọc dẫn vào con đường nhỏ lát
gạch đã hư nhiều chỗ, đưa vào nhà bà tôi. Ở phía
phải, nhìn ra một cái ao bèo xanh mướt, là một cây nhãn
vỏ sần sùi có khắc tên hai anh em tôi. Sau cây nhãn, là
nhà tranh vách nan trét đất của bà tôi... Gần nửa thế
kỷ của chiến tranh rồi lại chiến tranh trên vùng đất
này, nhân mãn làm nhu cầu đất canh tác gia tăng dữ dội,
sự phát triển phình to của thủ đô Hà Nội, tốc độ
xây cất từ khi có Đổi Mới lại cao, thì một chỉ
đường căn cứ trí nhớ ấu thơ như thế, thì Từ Thức
cũng đến lạc đường phen nữa thôi... Cầu Tiên có còn
gọi là Cầu Tiên không, làng Đại Từ có còn như thế
hay đã biến thành một khu phố ngoại thành, con đường
với hàng cây xanh đã biến thành đường lộ lớn chưa,
chiếc cổng gạch cũ kỹ rêu phong có còn chăng?
Mấy năm sau đó,
tôi mới lại đặt ra vấn đề về làng cũ tìm thăm mộ
bà, do hai yếu tố mới xuất hiện: bạn cố tri Nguyên đã
về hưu và những chuyến về Hà Nội sau đó tôi thường
đi cùng vợ. Vì đã về hưu, dư thời giờ, Nguyên đã
thay tôi, trong thời kỳ cả hai vợ chồng tôi cùng bận
việc túi bụi vì lo xin visa du học Mỹ cho lớp trẻ và
nhức đầu vì Công an làm khó dễ, tìm kiếm cái làng
Bằng ấy và dò đường về thăm. Anh công bố kết quả:
Trước hết làng Bằng năm xưa bây giờ đổi tên là Bằng
A, đường xá đã mở mang xe hơi đi được tiện cho Thi
đi cùng, nhưng nhân vật chính là mộ bà tôi thì không
còn. Chiến tranh đã đảo lộn nhiều thứ và mộ bà tôi
cùng các mộ vô thừa nhận khác đã bị hốt cốt chôn
chung một ngôi mộ vô danh. Tôi ngỏ ý với Nguyên là nếu
mọi sự là thế, thì việc trở về làng xưa, không có
gì là gấp. Tôi muốn đợi đến khi hai vợ chồng thu xếp
được một chuyến ra Bắc không vì công việc, chỉ để
du lịch thôi vì Thi thường than nàng chưa biết mặt mũi
chùa Hương, vịnh Hạ Long, Tam Đảo, Chapa... ra sao. Nhưng
ông bạn Nguyên này kiên nhẫn lắm, tiếp tục tìm kiếm
và một hôm ông vui vẻ loan báo đã kiếm ra “chị Chín,”
người con gái thường gánh quà bà nội đi bộ từ làng
ra Hànội cho mấy đứa cháu bọn tôi mấy chục năm xưa.
Vào chủ nhật
gần nhất, vợ tôi chuẩn bị một bữa ăn đoàn tụ tại
quán dễ đến và dễ ăn cho tất cả là quán Việt Hương
quen thuộc, bạn Nguyên có nhiệm vụ đón “chị Chín”
ở dưới quê lên để gặp bọn tôi. Tôi hơi ngạc nhiên
vì cô gái quê mùa nhút nhát, người chắc nịch trong ký
ức, bây giờ lại là một phụ nữ tóc bạc đàng hoàng,
ăn nói tự nhiên, rõ ràng. Chị cho biết hiện là một
công nhân mới về hưu, và đính chính chị không phải là
“chị” mà là “dì” của tôi, nếu tính theo họ hàng
phía bên bà nội. Tôi cười đề nghị xin hãy làm chị
Chín như cũ, như trong ký ức mấy anh em tôi, cho thân
tình...
Bữa cơm qua đi
trong vui vẻ với hồi ức những kỷ niệm chung đã xa
vời. Chị cũng không cung cấp được nhiều tin tức về
bà nội vì chỉ ba năm sau khi tôi di cư vào Nam, chị cũng
thôi không ở với bà nữa. Và khi bà mất chị có biết
tin, nhưng đang làm công nhân khu gang thép Thái Nguyên, xa
quá không về đưa đám được. Nhưng chị giới thiệu
một ông già trong làng biết rõ hành tung mấy năm chót
của bà, và bạn Nguyên sẵn sàng đi kiếm ông già ấy,
vào khi nào thuận tiện cho vợ chồng tôi. Hai đứa tôi
tiễn chị Chín của quá khứ ấy ra về, dĩ nhiên vợ tôi
kín đáo biếu chị một khoản tiền gọn đẹp, gọi là
tiền xe pháo và mua quà cho các cháu. Từ lâu rồi bọn
tôi biết thói tục tặng tiền cho những người đến với
mình như thế, đã trở thành một tục lệ trong một nước
xã hội chủ nghĩa mọi người đa số thường nghèo. Hơn
thế nữa, lương công chức quá ít nên giới báo chí,
cũng lãnh lương hàng tháng như các viên chức khác, nghĩa
là không đủ sống nên mỗi lần có tin mới cần công bố
về vấn đề du học Mỹ, vợ tôi với tư cách phó đoàn
đại diện, tổ chức họp báo, thì mỗi phóng viên tới
dự, khi ra về được nhận một bao thư đựng một số
tiền “ăn trưa và phí tổn di chuyển.” Ở Việt Nam, từ
Nam đến Bắc, không ai coi việc tặng tiền kiểu đó là
tham nhũng cả. Luật lệ cũng qui định chỉ coi là tham
nhũng khi nào món quà hay tiền tặng ấy “trên mức tình
cảm,” còn trị giá bao nhiêu mới là “trên mức tình
cảm,” luật lệ không nói đến.
Bọn tôi hẹn
với bạn Nguyên để khi nào rảnh, sẽ thuê một chuyến
xe hơi về làng Bằng A thăm nấm mộ tập thể vô danh
trong có xương cốt người bà quê mùa bán đậu phụ dưới
gốc đa già nơi chợ nhỏ miền quê, để dành tiền mua
quà cho các cháu vì lúc nào cũng sợ các cháu đói. Lúc
đó sẽ gặp ông già làng biết những năm tháng cuối
cùng của bà, nhân thể thăm di tích làng xưa nhà cũ...
Nhưng bọn tôi sau đó một thời gian bị Công an nhiều
ngành làm khó dễ vì nghi cho bọn tôi là đội tiền phong
của mũi dùi “diễn tiến hòa bình” của Mỹ, một lãnh
đạo cao cấp còn gọi đích danh bọn tôi như vậy. Nhân
viên phái đoàn trong có cố vấn giáo dục là tôi, bị
gọi đến trụ sở Công an hạch hỏi theo chiều hướng
qui bọn tôi vào tội “cố ý làm sai qui định,” một
tội nghe như hành chánh, thực tế có thể bị nhốt 12
năm hay 20 năm như một học trò cũ của tôi, Việt kiều
ở Canada về đầu tư Việt Nam. Theo lề thói cố hữu của
đảng Cộng sản, ở Việt Nam không có tù chính trị, tù
vì lương tâm, vậy bất cứ ai bị gọi ra Công an hay truy
tố ra tòa, đều bị qui những tội hình sự lớn hay nhỏ.
Đến chặng này, Việt kiều nào khôn ngoan thì “bỏ của
chạy lấy người,” ai chần chừ sẽ bị giữ passport để
điều tra, và có nhờ người quen kẻ thuộc chạy và năn
nỉ tứ tung, mới được chi từ 3 đến 5000 dollars
để chuộc lấy giấy tờ, lên máy bay ra nước ngoài mà
“tạm dung” suốt chặng đời còn lại. Nếu ai dám
khiếu nại, với báo chí, với dư luận quốc ngoại, thì
có thể bị kết vào tội danh mới là “làm hại an ninh
tổ quốc,” và đã dính dáng tới “an ninh tổ quốc,”
thì chỉ có đi cải tạo đi tù mút mùa (không dùng tiền
mà chạy được).
Vợ tôi ngậm
ngùi bàn: Đi thôi anh khi cửa khẩu Tân Sơn Nhất còn rộng
mở... Chậm trễ nữa, chúng ta đâu có tiền để chuộc
passport, phải không anh? Tôi không còn ý kiến nào khác
nữa... Bởi vậy ngôi mộ tập thể trong có chút xương
cốt bà tôi, người bà nâu sòng có mái tóc bạc trắng
ấy ở một chỗ nào đó, cứ việc ở đó không có mấy
đứa cháu phương xa về thắp một nén hương. Hãy để
cho lá các cây vải, được trồng rất nhiều ở quê
hương cũ, về mùa đông rụng nhiều rụng tiếp trên các
ngôi mộ, như đã rụng như thế từ ngàn xưa đến ngàn
sau.
http://www.diendantheky.net/2014/10/the-uyen-i-tim-nhung-hinh-bong-qua-khu.html
http://www.diendantheky.net/2014/10/the-uyen-i-tim-nhung-hinh-bong-qua-khu.html
THẾ UYÊN - ĐI TÌM NHỮNG HÌNH BÓNG QUÁ KHỨ
Từ giữa thập niên 95, thủ tục xin visa về Việt Nam du lịch và thăm thân (viết tắt từ chữ thăm thân nhân) trở thành dễ dàng hơn, mặt khác Việt kiều hải ngoại đa số đã ổn định cuộc sống, bỗng nhiên không ai bảo ai không ai rủ ai
Từ giữa thập
niên 95, thủ tục xin visa về Việt Nam du lịch và
thăm thân (viết tắt từ chữ thăm thân nhân) trở thành
dễ dàng hơn, mặt khác Việt kiều hải ngoại đa số đã
ổn định cuộc sống, bỗng nhiên không ai bảo ai không
ai rủ ai nẩy sinh một thứ gần như là phong trào về quê
cũ Việt Nam thăm và tìm kiếm mồ mả cha ông, và khi đã
thấy thì sửa sang xây cất cho thật đẹp, thật đàng
hoàng, theo ý chủ quan của mỗi người, tất nhiên. Một
người bạn kể đã kéo tất cả anh chị em ở hải ngoại
về Việt Nam làm một chuyến đi dài từ Nam ra Bắc, chỉ
để lo nơi an nghỉ cuối cùng của các người thân qua
đời đã lâu.
Trước hết là
trở về Hội An lo xây một vòng tường chắc chắn bao
quanh nghĩa trang riêng của giòng họ. Người bà con nội
địa, làm một thứ thủ từ, đã gửi thư cấp báo là
không xây mau, với nạn xây cất nhà mới bùng nổ, dân
sẽ lấn chiếm nghĩa trang. Sau đó là làm lễ rước hũ
tro cốt của bố và mẹ chết ở hải ngoại, các hũ tro
còn gửi ở các chùa của các thân nhân Sài Gòn, trở về
chôn cất trong những ngôi mộ xây cất hẳn hoi, trong
nghĩa trang của giòng họ. Dĩ nhiên mọi phí tổn là do
quyên góp của tất cả, không phải do riêng một người
nào, dù có những con cháu đủ giầu để bao sân tất cả
phí tổn. Vấn đề là tình cảm chung, là cùng tưởng nhớ
tới những người thân đã qua, vậy phải để ai cũng
đóng góp, dù ít hay nhiều.
Nhưng đến đó
chưa phải là xong việc: cả phái đoàn kéo ra Bắc làm
một công trình khó khăn là đi tìm mộ của ông nội chết
khá sớm, mà vì thế hệ trước đã chết cả (con), thế
hệ thứ ba (cháu) không ai còn biết đích xác ở đâu.
Phái đoàn đi theo trí nhớ mờ nhạt của những đứa trẻ
con hồi đó, đại khái là đi tuyến đường xe lửa Hà
Nội – Hải Phòng, xuống tại ga X, nhìn qua đường rầy
về phía bên trái, thấy cây đa cổ thụ giữa cánh đồng,
đi vào sâu bên trong đến làng Z, tìm đến một cái ao
lớn, sẽ thấy một gò cao trên đó có mộ ông nội của
mấy đứa cháu, bây giờ đầu cũng điểm bạc như ông
nội ngày qua đời. Sau khi đi bộ lang thang cả buổi sáng,
cây đa cổ thụ mốc dấu đã biến mất từ bao giờ, tất
cả đã bị san bằng thành ruộng, đi hết cánh đồng này
sang cánh đồng khác, vừa đi vừa hỏi, phái đoàn cũng
đến được làng Z và kiếm ra cái ao lớn, nhưng trên gò
đất không có mộ nào mang tên ông nội cả. Dân làng
liền mời bà già nhất làng đầu tóc bạc phơ đến hỏi,
thì may quá bà già đã hơn 90 tuổi vẫn còn nhớ được
là phần mộ ấy trước ở chỗ này, bà chỉ tay. Chỗ
này là mặt nước ao phẳng lặng, ngôi mộ lâu quá không
ai chăm nom, đã lở dần mỗi năm một chút, sau cùng vào
một đêm trời bão, chìm xuống ao mất tăm, mất tích.
Người chủ tịch xã thấy phái đoàn buồn thiu bèn hứa
sẽ cho phép đóng cọc trong ao rồi đổ đất thành một
ngôi mộ không cốt không tro, gọi là ghi dấu người đã
khuất hơn nửa thế kỷ trước. Người bạn kể là một
phương án dài ngày như thế không ngoài khả năng tài
chính của mấy anh em, nhưng phải để lui lại đã. Trời
đã về chiều rồi, và trong phái đoàn có cả nữ nhân,
không tiện ngủ lại ngôi làng xa lạ thiếu tiện nghi và
cũng không quen biết một ai, từ già đến trẻ. Do đó
một bia đá tạm thời được dựng lên để đánh dấu
chỗ yên nghỉ của người đàn ông mà đứa cháu lớn
tuổi nhất cũng không biết mặt. Người bạn còn cho biết
mấy anh em dự trù chuyến sau trở về, sẽ rước tro bà
nội hiện để ở hậu liêu một ngôi chùa Sài Gòn, trở
về đất Bắc, lập mộ chôn cùng chỗ với ông nội. Cho
ông và bà sau cùng cũng được “đoàn tụ gia đình”...
Đến đó mới kể là xong xuôi, ấm lòng những người
tha phương cách quê nhà mười ngàn dậm biển xanh.
Khu bạn ấy của
tôi đa số là trí thức, có ông là tiến sĩ dạy đại
học Pháp rồi Mỹ, đã đối xử với phần mộ cha ông,
nguồn gốc của mình, ân cần, thân ái, chí tình như vậy.
Bây giờ đến một ông bạn khác ít học của tôi, trước
kia chỉ là một hạ sĩ quan, sau 75 đi bán cà rem dạo,
phơi mình với nắng mưa trồng lúa trồng dưa hấu... có
lúc lang thang buôn bán nhỏ ở Cao Mên, để nuôi một bầy
con. Nay nhờ một khe hở lịch sử, anh đến được Mỹ
với toàn gia đình, anh cám ơn nước Mỹ, dân tộc Mỹ
rất nhiều. Không thấy đồng dollars nào mọc trên cây,
cũng chẳng thấy cơn mưa dollars lớn nhỏ nào, nhưng công
việc chân tay kiếm ra dollar thì nhiều vô số, và anh chăm
chỉ làm việc không cần biết weekend là cái gì. Anh sau
cùng chọn nghề xén cỏ cưa cây mức thu nhập cao như một
tiến sĩ, cho đến khi gặp tai nạn gãy lưng suýt chết,
anh chuyển sang lao động nhẹ và cũng vẫn chăm chỉ không
ai bằng. Anh thích trồng hoa như tôi nên anh để dành nước
rửa để tưới cây cho đỡ tốn, hoa coi bộ còn tươi
tốt hơn hoa của tôi tưới nước máy nguyên chất, và
cũng như người xưa ở miền quê Việt Nam chẻ một que
diêm làm hai hay làm bốn xài cho đỡ tốn, anh cặm cụi
cắt giấy khăn ăn làm hai cho đỡ phí. Và khi lang thang đó
đây, như một nhà văn già ở Hoa Kỳ, nhà văn nữ trẻ ở
Âu Châu đi nhặt rau mọc dại ven đường về nấu món
canh ‘tập tàng’ ăn cho đỡ nhớ quê, khi đi qua những
cánh đồng có rau dền hoang lên tươi tốt, anh không ngại
ngừng lại, thu hoạch đầy một xe truck. Anh kể: Chỉ
chịu khó một buổi sáng là đầy xe, về bán cho chợ Á
châu được $160 ngon lành... Và khi di chuyển trong thành
phố, có qua nơi nào Food Bank đang phát thực phẩm khô
miễn phí cho dân nghèo, anh đôi khi ngừng lại xếp hàng
lãnh một túi. Anh kể là đồ Food Bank cho rất được, có
chuối, có trứng, có gà... tươi ngon như bán ở chợ.
Không biết anh ăn uống thế nào, chắc lại là gà kho mặn
thịt kho tàu cá kho dưa chua... là chính (ai dám bảo ăn
như thế là không ngon cơm), nhưng ngày anh mua nhà, một
nhà 4 beds 3 baths mới tinh, anh xách một bao dollar đầy ắp,
chắc lấy từ trong hộp bích quy ra (anh ở với Cộng sản
đủ lâu để không tin ở bất cứ một ngân hàng nào),
đòi thanh toán hết tiền mua nhà một lần cho xong. Công
ty bán nhà hoảng hốt, một mặt điện thoại cho security
đến gấp để canh số tiền mặt quá lớn, một mặt năn
nỉ anh để lại một khoản nợ trả góp, cho nó giống
các người Mỹ khác...
Và dĩ nhiên anh
đã gửi tiền về Việt Nam xây cất lại tất cả mồ mả
ông cha, nội cũng như ngoại, chỉ than phiền có một lần
khi đứa con trai nghe lời vợ gửi tiền về cho bố vợ
mua một xe hơi mới tinh để đi chơi... Anh chỉ bớt nhăn
nhó tiếc tiền khi bà vợ tôi góp ý: Chắc gì bác ấy
mua xe để chạy chơi, có thể là để cho khách du lịch
thuê chuyến kiếm tiền. Một hôm anh đến thăm tôi than
thở: Trận lụt lớn miền Trung làm cho từ đường trôi
mất tiêu, lại phải lo vài ngàn gửi về sửa lại, và
khi từ đường đã sửa xong, anh đến loan báo cho tôi tin
ấy với giọng tươi vui. Cứ thế cứ thế anh cõng trên
vai cả gánh nặng quê hương giòng họ mồ mả ở một
vùng nghèo ơi là nghèo của vùng cận sơn một tỉnh miền
Trung. Tuy là bạn nhưng tôi không hề khuyên can anh hay cười
anh là dại dột. Bởi vì rõ ràng anh là một người cư
dân Mỹ sung sướng vì đã tìm thấy cho mình một lẽ
sống hẳn hoi, một lý do để lao động và tồn tại,
cuộc đời có ý nghĩa hẳn lên, không hề biết chữ
boring là gì. Chứ đừng nói chi đến những phi lý,
những buồn nôn, những cô đơn cô độc này nọ... của
mấy ông triết gia Tây phương hiện đại.
Các bạn tôi có
những người như thế đấy, còn tôi, người viết bài
này, thì sao? Trước hết tôi là người may mắn (!) về
phương diện trợ giúp thân nhân quê nhà, lý do tất cả
anh em ruột thịt, họ hàng, đã theo nhau kẻ trước người
sau ‘dọn tiệm’ ra nước ngoài. Đúng là cả một giòng
họ lớn như thế bỏ quê hương ra đi, bằng đường bộ
bằng thuyền bằng máy bay, trong một thời gian tương đối
ngắn, và có thể nói chỉ có Đảng Cộng sản mới có
khả năng tạo ra hiện tượng đồng loạt bỏ quê như
vậy. Còn tứ thân phụ mẫu thì trừ bố tôi đã chết
từ lâu và hũ tro cải táng đã đưa vào thờ hậu ở một
ngôi chùa, những vị còn lại đã ra nước ngoài trước
cả tôi. Mẹ tôi vốn đã ghét Cộng sản vì nhiều người
thân đã bị Đảng này giết chết, lại sống ở Việt
Nam khá lâu sau 75 đủ để thấy chế độ này đáng từ
bỏ mà đi thôi. Bởi thế lời dặn dò các con lúc lâm
chung: mẹ chết ở đâu chôn ở đó cho gần con gần cháu,
nhập quan rồi là đóng quan tài lại luôn, và khi làm mộ
bia, hãy làm bia đứng đàng hoàng như ở quê nhà. Đang ở
cách xa mẹ một đại dương và một lục địa, tôi nghe
đứa em gái kể qua điện thoại lời mẹ dặn, hiểu tại
sao lắm. Người Mỹ theo Thiên Chúa giáo, không Tin lành
thì cũng Công giáo, tin tưởng rằng khi chết, cái thân
xác này vốn từ đất từ cát bụi mà ra, vậy chết đi
trở lại thành cát bụi. Vậy không làm mộ cao hơn mặt
đất, và găm một tấm bia đặt nằm ngay trên cỏ, là
phải, là đủ. Cát bụi lại trở thành cát bụi... có
đáng chi đâu. Như lời nhạc thơ của Trịnh Công Sơn:
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở
thành cát bụi... Mẹ tôi là người Đông Á trong văn
minh Trung quốc, tin còn linh hồn quanh quẩn thế gian phù
hộ cho con cháu, và sau đó luân hồi nhiều kiếp nữa...
Còn nhạc phụ
nhạc mẫu tôi, khi hỏi sao không về thăm Việt Nam một
chuyến dối già, cụ bà, nguyên là một nhà giáo, đã
buông một câu giản dị: Khi nào đất nước thanh bình,
sẽ về... Tôi há miệng toan cãi là Việt Nam thanh bình
lâu rồi, nhưng thấy ông cụ liếc nhìn tôi, cười nhẹ
nhàng, tôi ngậm miệng lại kịp thời. Cụ ông cũng là
một nhà giáo, thông thạo Anh Pháp và Hán văn, đã từng
xuất ngoại làm tùy viên văn hóa, đọc sách nhiều hơn
tôi. Nụ cười của ông cứ như nhắc nhở Đảng cộng
sản theo chủ nghĩa Mác Lênin, lấy đấu tranh giai cấp là
căn bản, lúc nào cũng chỉ nghĩ lấy giai cấp này tiêu
diệt giai cấp khác, một thứ nội chiến triền miên, làm
sao đất nước có thể thực sự thanh bình cho được...
Và như thế, khi ông mất hình hài đã được mai táng êm
ả ở một nghĩa trang miền Tây Bắc Hoa Kỳ, xa mồ mả
cha ông tổ tiên, xa thật là xa...
Nói như thế có
nghĩa là tôi không có gì để lưu luyến quê hương cũ
Việt Nam sao? Không phải thế. Tôi là một công dân Mỹ
gốc Việt, cái gốc Việt còn đó, không nhớ quê hương
cũ sao được, dù nỗi nhớ, tình hoài hương ấy mờ nhạt
thôi vì bị hóa giải đi nhiều bởi hình ảnh mấy anh
Công an áo vàng khó tính quạu quọ, thường xuyên nhìn
nhân dân miền Nam cũ, nhất là Việt kiều, ai cũng là kẻ
tội phạm mà Đảng khoan hồng “chưa” bắt... Gần đây,
tuổi tác cao dần, tôi thấy nhớ quê hương cũ nhiều
hơn, và thích mấy câu thơ của nhà văn Lâm Chương:
Ta, con ngựa
già thất thế
Bầm ruột gan
không trải được lòng
Thân xiêu tán
cõi ngoài muôn dặm
Mùa đông về
gió bấc căm căm
Dài cổ ngóng
quê nhà con ngựa hí...
Trong tôi bây giờ
cũng có một ngựa vùng đại mạc Mông Cổ bị đưa về
ở cõi trung nguyên, khi gió bấc thổi cũng dài cổ ngóng
quê nhà phương Bắc xa xa, nhưng tiếng hí không to lắm so
với những ngựa cùng hoàn cảnh. Nhưng mà “có hí” chứ
không phải là không... Bởi thế trong chuyến trở lại
Hà Nội đầu tiên, tôi đã dự tính đi tìm ngôi mộ của
bà nội thắp mấy nén hương tưởng nhớ, và tìm ngày bà
mất để có thể cúng giỗ sau này. Như tôi đã có lần
kể, một phần là dân Hà Nội lớp trung niên lớp trẻ
không ai biết cái làng Bằng ấy ở đâu, một phần vì
cơn bão lớn từ Vịnh Bắc Việt đang xâm nhập đồng
bằng, đã cản tôi và người quen có xe gắn máy, đi theo
con đường của trí óc trẻ thơ mấy chục năm trước.
Đi xuôi Nam trên quốc lộ 1 khoảng 7km, băng qua đường
rầy xe lửa ở một địa điểm nửa thế kỷ trước tên
gọi là Cầu Tiên, vào con đường nhỏ lát gạch đỏ hai
bên là ruộng nước, vào làng Đại Từ, băng qua hết
làng ra cánh đồng, một cánh đồng trí óc hồi tưởng
của tôi bao giờ cũng là cánh đồng lúa chín vàng xao
xác. Đi bộ qua bao giờ cũng làm bay lên rào rào hàng loạt
cào cào và châu chấu.
Cánh đồng lúa
không có đường, cứ lựa những bờ ruộng mà đi tiếp
đến khi đụng một hàng cây dài, sau hàng cây là một
con đường đất chạy dọc một con sông nhỏ ở sâu dưới
mặt đất, thật sâu trong tầm mức một đứa trẻ là
tôi hồi còn trẻ. Cứ theo con đường đất này đi về
phía trái, sẽ đến làng bà tôi, có một cái cổng gạch
cũ kỹ rêu phong cỏ mọc dẫn vào con đường nhỏ lát
gạch đã hư nhiều chỗ, đưa vào nhà bà tôi. Ở phía
phải, nhìn ra một cái ao bèo xanh mướt, là một cây nhãn
vỏ sần sùi có khắc tên hai anh em tôi. Sau cây nhãn, là
nhà tranh vách nan trét đất của bà tôi... Gần nửa thế
kỷ của chiến tranh rồi lại chiến tranh trên vùng đất
này, nhân mãn làm nhu cầu đất canh tác gia tăng dữ dội,
sự phát triển phình to của thủ đô Hà Nội, tốc độ
xây cất từ khi có Đổi Mới lại cao, thì một chỉ
đường căn cứ trí nhớ ấu thơ như thế, thì Từ Thức
cũng đến lạc đường phen nữa thôi... Cầu Tiên có còn
gọi là Cầu Tiên không, làng Đại Từ có còn như thế
hay đã biến thành một khu phố ngoại thành, con đường
với hàng cây xanh đã biến thành đường lộ lớn chưa,
chiếc cổng gạch cũ kỹ rêu phong có còn chăng?
Mấy năm sau đó,
tôi mới lại đặt ra vấn đề về làng cũ tìm thăm mộ
bà, do hai yếu tố mới xuất hiện: bạn cố tri Nguyên đã
về hưu và những chuyến về Hà Nội sau đó tôi thường
đi cùng vợ. Vì đã về hưu, dư thời giờ, Nguyên đã
thay tôi, trong thời kỳ cả hai vợ chồng tôi cùng bận
việc túi bụi vì lo xin visa du học Mỹ cho lớp trẻ và
nhức đầu vì Công an làm khó dễ, tìm kiếm cái làng
Bằng ấy và dò đường về thăm. Anh công bố kết quả:
Trước hết làng Bằng năm xưa bây giờ đổi tên là Bằng
A, đường xá đã mở mang xe hơi đi được tiện cho Thi
đi cùng, nhưng nhân vật chính là mộ bà tôi thì không
còn. Chiến tranh đã đảo lộn nhiều thứ và mộ bà tôi
cùng các mộ vô thừa nhận khác đã bị hốt cốt chôn
chung một ngôi mộ vô danh. Tôi ngỏ ý với Nguyên là nếu
mọi sự là thế, thì việc trở về làng xưa, không có
gì là gấp. Tôi muốn đợi đến khi hai vợ chồng thu xếp
được một chuyến ra Bắc không vì công việc, chỉ để
du lịch thôi vì Thi thường than nàng chưa biết mặt mũi
chùa Hương, vịnh Hạ Long, Tam Đảo, Chapa... ra sao. Nhưng
ông bạn Nguyên này kiên nhẫn lắm, tiếp tục tìm kiếm
và một hôm ông vui vẻ loan báo đã kiếm ra “chị Chín,”
người con gái thường gánh quà bà nội đi bộ từ làng
ra Hànội cho mấy đứa cháu bọn tôi mấy chục năm xưa.
Vào chủ nhật
gần nhất, vợ tôi chuẩn bị một bữa ăn đoàn tụ tại
quán dễ đến và dễ ăn cho tất cả là quán Việt Hương
quen thuộc, bạn Nguyên có nhiệm vụ đón “chị Chín”
ở dưới quê lên để gặp bọn tôi. Tôi hơi ngạc nhiên
vì cô gái quê mùa nhút nhát, người chắc nịch trong ký
ức, bây giờ lại là một phụ nữ tóc bạc đàng hoàng,
ăn nói tự nhiên, rõ ràng. Chị cho biết hiện là một
công nhân mới về hưu, và đính chính chị không phải là
“chị” mà là “dì” của tôi, nếu tính theo họ hàng
phía bên bà nội. Tôi cười đề nghị xin hãy làm chị
Chín như cũ, như trong ký ức mấy anh em tôi, cho thân
tình...
Bữa cơm qua đi
trong vui vẻ với hồi ức những kỷ niệm chung đã xa
vời. Chị cũng không cung cấp được nhiều tin tức về
bà nội vì chỉ ba năm sau khi tôi di cư vào Nam, chị cũng
thôi không ở với bà nữa. Và khi bà mất chị có biết
tin, nhưng đang làm công nhân khu gang thép Thái Nguyên, xa
quá không về đưa đám được. Nhưng chị giới thiệu
một ông già trong làng biết rõ hành tung mấy năm chót
của bà, và bạn Nguyên sẵn sàng đi kiếm ông già ấy,
vào khi nào thuận tiện cho vợ chồng tôi. Hai đứa tôi
tiễn chị Chín của quá khứ ấy ra về, dĩ nhiên vợ tôi
kín đáo biếu chị một khoản tiền gọn đẹp, gọi là
tiền xe pháo và mua quà cho các cháu. Từ lâu rồi bọn
tôi biết thói tục tặng tiền cho những người đến với
mình như thế, đã trở thành một tục lệ trong một nước
xã hội chủ nghĩa mọi người đa số thường nghèo. Hơn
thế nữa, lương công chức quá ít nên giới báo chí,
cũng lãnh lương hàng tháng như các viên chức khác, nghĩa
là không đủ sống nên mỗi lần có tin mới cần công bố
về vấn đề du học Mỹ, vợ tôi với tư cách phó đoàn
đại diện, tổ chức họp báo, thì mỗi phóng viên tới
dự, khi ra về được nhận một bao thư đựng một số
tiền “ăn trưa và phí tổn di chuyển.” Ở Việt Nam, từ
Nam đến Bắc, không ai coi việc tặng tiền kiểu đó là
tham nhũng cả. Luật lệ cũng qui định chỉ coi là tham
nhũng khi nào món quà hay tiền tặng ấy “trên mức tình
cảm,” còn trị giá bao nhiêu mới là “trên mức tình
cảm,” luật lệ không nói đến.
Bọn tôi hẹn
với bạn Nguyên để khi nào rảnh, sẽ thuê một chuyến
xe hơi về làng Bằng A thăm nấm mộ tập thể vô danh
trong có xương cốt người bà quê mùa bán đậu phụ dưới
gốc đa già nơi chợ nhỏ miền quê, để dành tiền mua
quà cho các cháu vì lúc nào cũng sợ các cháu đói. Lúc
đó sẽ gặp ông già làng biết những năm tháng cuối
cùng của bà, nhân thể thăm di tích làng xưa nhà cũ...
Nhưng bọn tôi sau đó một thời gian bị Công an nhiều
ngành làm khó dễ vì nghi cho bọn tôi là đội tiền phong
của mũi dùi “diễn tiến hòa bình” của Mỹ, một lãnh
đạo cao cấp còn gọi đích danh bọn tôi như vậy. Nhân
viên phái đoàn trong có cố vấn giáo dục là tôi, bị
gọi đến trụ sở Công an hạch hỏi theo chiều hướng
qui bọn tôi vào tội “cố ý làm sai qui định,” một
tội nghe như hành chánh, thực tế có thể bị nhốt 12
năm hay 20 năm như một học trò cũ của tôi, Việt kiều
ở Canada về đầu tư Việt Nam. Theo lề thói cố hữu của
đảng Cộng sản, ở Việt Nam không có tù chính trị, tù
vì lương tâm, vậy bất cứ ai bị gọi ra Công an hay truy
tố ra tòa, đều bị qui những tội hình sự lớn hay nhỏ.
Đến chặng này, Việt kiều nào khôn ngoan thì “bỏ của
chạy lấy người,” ai chần chừ sẽ bị giữ passport để
điều tra, và có nhờ người quen kẻ thuộc chạy và năn
nỉ tứ tung, mới được chi từ 3 đến 5000 dollars
để chuộc lấy giấy tờ, lên máy bay ra nước ngoài mà
“tạm dung” suốt chặng đời còn lại. Nếu ai dám
khiếu nại, với báo chí, với dư luận quốc ngoại, thì
có thể bị kết vào tội danh mới là “làm hại an ninh
tổ quốc,” và đã dính dáng tới “an ninh tổ quốc,”
thì chỉ có đi cải tạo đi tù mút mùa (không dùng tiền
mà chạy được).
Vợ tôi ngậm
ngùi bàn: Đi thôi anh khi cửa khẩu Tân Sơn Nhất còn rộng
mở... Chậm trễ nữa, chúng ta đâu có tiền để chuộc
passport, phải không anh? Tôi không còn ý kiến nào khác
nữa... Bởi vậy ngôi mộ tập thể trong có chút xương
cốt bà tôi, người bà nâu sòng có mái tóc bạc trắng
ấy ở một chỗ nào đó, cứ việc ở đó không có mấy
đứa cháu phương xa về thắp một nén hương. Hãy để
cho lá các cây vải, được trồng rất nhiều ở quê
hương cũ, về mùa đông rụng nhiều rụng tiếp trên các
ngôi mộ, như đã rụng như thế từ ngàn xưa đến ngàn
sau.
http://www.diendantheky.net/2014/10/the-uyen-i-tim-nhung-hinh-bong-qua-khu.html
http://www.diendantheky.net/2014/10/the-uyen-i-tim-nhung-hinh-bong-qua-khu.html