Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

THIÊN BẨM CHỈ LÀ THỂ XÁC CHƯA GIÁO DỤC KHÔNG THỂ THÀNH THIÊN TÀI *

Có rất nhiều người Việt luôn đeo dính bảo bối mang tính “bảo kê” cho tài năng của mình “không có thiên bẩm thì có học mấy, sáng tạo mấy cũng chẳng thể thành tài”. Vậy chúng ta thử nhìn đ

 Nguyễn Hoàng Đức

 4

Có rất nhiều người Việt luôn đeo dính bảo bối mang tính “bảo kê” cho tài năng của mình “không có thiên bẩm thì có học mấy, sáng tạo mấy cũng chẳng thể thành tài”. Vậy chúng ta thử nhìn đi, ở Việt Nam đã có con người xuất chúng nào thiên bẩm nhiều đến mức không học cũng thành tài? Về điểm này người Việt đã nói “không thầy đố mầy làm nên”. Hoặc còn có câu “có chí thì nên”. Nghĩa là người Việt còn đề cao cái Chí hơn thiên bẩm.

Thử nhìn kỹ hơn vào các tác giả. Thi hào Nguyễn Du dù chẳng được coi là thiên bẩm, nhưng mới đây UNESCO đã tôn vinh ông là một Danh nhân văn hóa thế giới, với tác phẩm chính “Truyện Kiều” – một truyện chế tác lại cuốn sách của Tầu “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du được đánh giá là người làm giầu ngôn ngữ tiếng Việt.

Còn nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa, có thể được coi như có thiên bẩm thần đồng thơ hàng đầu thế giới, nhưng con đường của T Đ Khoa còn bao nhiêu dặm để chạm đích thiên tài? Có thể nói là mù mịt và bất khả, một đường viền chân trời nhưng chỉ ở tầm nhìn biên giới tuổi ấu niên.

Không chỉ Trần Đăng Khoa, mới đây trong một cuộc hội thảo về nhà triết học Trần Đức Thảo, có ý kiến đánh giá: Trần Đức Thảo là một thần đồng triết học chứ không thể là thiên tài triết học. Có nghĩa là sau năm 27 tuổi, nhận xong bằng cử nhân của trường Sư Phạm Paris, T Đ Thảo đã không hề tăng trưởng độ cao, ông kết thúc và dẫm chân tại chỗ. Ông về nằm chờ ở chiến khu Thái Nguyên, chờ được xếp một chân cán bộ nào đó. Như vậy, dù ông tây học, nhưng vẫn mang nặng cái tư tưởng phong kiến Tầu muốn “học ưu nhi tắc sĩ” – học giỏi thì làm quan. Và không được xếp quan như ý muốn, đời ông mòn mỏi mục ruỗng trong vai cán bộ dự bị chờ đóng thế. Nhưng ông mãi mãi chỉ là một nhân vật dự bị. Dự bị lâu quá, ông trở thành dự bị ngay cả với triết học. Năng lực dấn thân, nhiệt huyết khoa học, óc khám phá sáng tạo của ông chẳng có gì khác hơn một năng lực chờ xe. Cam chịu chờ xe và mang sách báo ra đọc.

Giờ chúng ta hãy bàn vào thiên bẩm. Triết gia Aristote cho rằng: Thiên bẩm được sinh ra cùng thân xác, và chỉ là thứ ngang bằng thân xác thôi. Tại sao? Bởi vì thiên bẩm được sinh ra cùng với con người, ai cũng như ai. Ông còn bảo: không có đứa trẻ nào sinh ra mà không cần học. Như vậy thiên bẩm luôn thấp hơn giáo dục. Thiên bẩm mới chỉ là thân xác. Chỉ có giáo dục mới mang đến cho con người tinh thần.

Aristote còn quả quyết rõ ràng mạnh mẽ: Con người có thể gặp may. Nhưng không có con người đức dục tốt, nhân cách đẹp nào không qua rèn luyện mà có được.

Nhà văn thì phải có giá trị nhân văn cao cả, từ đó mới mong tỏa chiếu cho mọi người, vậy mà nhân cách anh kém, anh lại đòi cho ra đời tác phẩm đồ sộ sao?

Một con ngựa hoang bao giờ cũng chạy nhanh hơn một con ngựa thuần chủng, nhưng để thi chạy vượt rào cần tốc độ và khéo léo thì con ngựa hoang luôn thua con ngựa được rèn luyện. Vả lại con ngựa hoang không thể đem đi đánh trận, qua trận địa nó lại hý, lộ hết cả chiến sĩ bị phơi ra trước vô số làn đạn, thì ngựa hoang chạy nhanh để làm gì. Gần đây, rất nhiều người mua chó cảnh đắt tiền, nhưng mua xong, người ta liền bỏ một khoản tiền không nhỏ gửi chó đi huấn luyện. Như vậy chứng tỏ, con chó hoang không thể quí bằng con chó đã qua rèn luyện. Một chiếc ô tô siêu tốc, nhưng nó không có tay lái để điều khiển, lại chẳng có phanh, chưa chạy đã đâm bừa, bốc cháy, gây nổ, thì phân khối lớn để làm gì?

Thiên bẩm như hạt giống vậy. Trong Kinh Thánh, Chúa Jesus có nói: Cùng là hạt giống, nhưng hạt rơi xuống đá sỏi sẽ không thể mọc mầm rồi bị chim trời mổ mất, hạt rơi vào bụi gai sẽ bị nghẹt, chỉ có hạt rơi vào đất tốt mới có thể trổ mầm lớn lên. Rơi vào đất tốt là thế nào? Đó chính là hệ điều hành và bánh lái của lý trí. Trời cho tôi là một hạt giống thơ ư, tôi chẳng cần học cứ thế nghêu ngao hát rồi mong đợi các vành nguyệt quế hay các giải thưởng leo thang ư? Một Trần Đức Thảo học hành uyên bác là vậy, sao lại từ bỏ nguyên tắc của khoa học mà ước mơ làm cán bộ? Sao lại đem hạt giống phi phàm đó vào gieo ở chiến khu rừng rú?

Trên thế giới người ta xác định không có thần đồng văn chương. Tại sao? Vì văn chương là con người, văn chương là cuộc đời. Vì thế văn chương đòi trải nghiệm. Âm nhạc là môn nghệ thuật chất chứa nhiều tính thiên bẩm thần đồng nhất, và nhạc sĩ thiên tài Morzat cũng được coi là người có nhiều thiên bẩm nhất, ấy vậy mà ông chỉ sáng tác được bản nhạc Đám cưới Figaro lừng danh sau khi đã trải nghiệm một tình yêu mê đắm tơi bời và một cơn thất tình nghiền nát trái tim sục sôi vỡ vụn bao đêm trường đau khổ vẫn lộng lẫy ánh đèn sân khấu. Còn nhạc sĩ thiên tài Beethoven thì sao? Ông là người vừa mù vừa điếc. Đã điếc thì còn thiên bẩm cái gì nữa, thậm chí đó còn là tài sản nạo vét khánh kiệt của bản năng, ông sáng tác bằng cách dùng một chiếc đũa nối từ phím đàn đến tai. Nhưng tại sao nhạc của ông vẫn trôi chảy dào dạt bay bổng khơi sâu mãnh liệt? Vì ông sáng tác bằng lô gic và tinh thần kiến trúc của âm thanh. Và đó là một bậc thầy. Sáng tác bằng lý trí luôn là bậc thầy vì nó dạy được cho người khác. Còn sáng tạo bằng thiên bẩm thì chẳng có gì dạy được cho người khác cả.

Câu chuyện về thiên bẩm của chúng ta đã rõ ràng mạch lạc về mọi nẻo. Để minh định hơn, tôi xin nhắc lại tuyên ngôn của Aristote: Người ta có thể may mắn, nhưng không có người nào có nhân cách lớn mà không phải rèn luyện. Qua quan sát tôi thấy rõ ràng thể chất của người Việt yếu mấy điều sau:

– Đam mê yếu: Triết gia Nietzsche có nói “Không phải đam mê mãnh liệt làm nên thiên tài mà là sự kéo dài của đam mê đó”. Người Việt thưởng chỉ đủ đam mê cho vài bài thơ tức cảnh sinh tình ngắn tũn, viết tiểu thuyết là không ổn, sáng tác ca khúc thì được, chứ viết giao hưởng thì lửa bao diêm xoẹt lên dễ dàng kia chẳng bao giờ có thể soi rọi thâu đêm trường trong câu hò điệu vũ.

– Nhiệt huyết yếu: nhiệt huyết ở đây là ý chí. Ý chí này thường cả thèm chóng chán dễ nản, chầu rìa ham vui tí tởn như “ngày hội thơ” quấn cả giấy vệ sinh lên người làm trò đọc thơ, rồi bay lên cả sân khấu diễn thơ, nhưng bên trong nội hàm tư tưởng có bao nhiêu? Nhiệt huyết đó đã sôi sục được bao nhiêu đêm trường?

– Lý trí yếu: tức giáo dục yếu, vì thế không thể trở thành một kiến trúc sư cho tác phẩm. Do vậy, tác phẩm luôn luôn chỉ là tiểu phẩm mà khó trở thành công trình tác phẩm. Chẳng hạn, một Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng về truyện ngắn đến vậy, nhưng chỉ cần bay vào bầu trời tiểu thuyết chữ to, hay mini, thì gãy cánh liền. Còn kia cả nghìn nhà thơ gục ngã không tiếng động trước trường ca không có nhân vật và kịch tính, đủ thấy tài sản lý trí của họ chỉ nhiều hơn con số “không” một tẹo.

Tôi xin mời và chắc chắn rằng, ở Việt Nam, bạn không thể chỉ ra một ai cậy thiên bẩm mà có tài năng phi phàm cả. Nếu bạn muốn chỉ bằng Trần Đăng Khoa, thì đó là một sự kịch trần đấy. Chỉ cần bằng một nửa Nguyễn Du, đi chép và chế tác sách hạng hai vẫn có nhiều cơ hội thành công hơn hạt giống đầu mùa Trần Đăng Khoa. Vậy thì ta chớ nên ảo tưởng việc trông chờ vào thiên bẩm. Trái lại, tôi nhìn thấy căn gốc rằng: hầu hết những người học hành ấm ớ, lỗ mỗ, chưa tới nơi tới chốn, thì mới tìm cách tự hào rằng ta có thiên bẩm. Thiên bẩm đó muốn mặc định lớn hơn giáo dục.

Người Việt nói thiên bẩm là “Trời cho” chỉ là thứ “trò chơi” thôi. Người ta cũng bảo: kẻ cậy vào thiên bẩm “vốn tự có” là chưa có chút nào tài sản của tinh thần cả. Tinh thần và thể xác khác nhau thế nào? Thánh Augustino nói: “Một linh hồn quí hơn cả vũ trụ này”.

 NHĐ 31/05/2013

https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2013/05/31/thien-bam-chi-la-the-xac-chua-giao-duc-khong-the-thanh-thien-tai/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

THIÊN BẨM CHỈ LÀ THỂ XÁC CHƯA GIÁO DỤC KHÔNG THỂ THÀNH THIÊN TÀI *

Có rất nhiều người Việt luôn đeo dính bảo bối mang tính “bảo kê” cho tài năng của mình “không có thiên bẩm thì có học mấy, sáng tạo mấy cũng chẳng thể thành tài”. Vậy chúng ta thử nhìn đ

 Nguyễn Hoàng Đức

 4

Có rất nhiều người Việt luôn đeo dính bảo bối mang tính “bảo kê” cho tài năng của mình “không có thiên bẩm thì có học mấy, sáng tạo mấy cũng chẳng thể thành tài”. Vậy chúng ta thử nhìn đi, ở Việt Nam đã có con người xuất chúng nào thiên bẩm nhiều đến mức không học cũng thành tài? Về điểm này người Việt đã nói “không thầy đố mầy làm nên”. Hoặc còn có câu “có chí thì nên”. Nghĩa là người Việt còn đề cao cái Chí hơn thiên bẩm.

Thử nhìn kỹ hơn vào các tác giả. Thi hào Nguyễn Du dù chẳng được coi là thiên bẩm, nhưng mới đây UNESCO đã tôn vinh ông là một Danh nhân văn hóa thế giới, với tác phẩm chính “Truyện Kiều” – một truyện chế tác lại cuốn sách của Tầu “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du được đánh giá là người làm giầu ngôn ngữ tiếng Việt.

Còn nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa, có thể được coi như có thiên bẩm thần đồng thơ hàng đầu thế giới, nhưng con đường của T Đ Khoa còn bao nhiêu dặm để chạm đích thiên tài? Có thể nói là mù mịt và bất khả, một đường viền chân trời nhưng chỉ ở tầm nhìn biên giới tuổi ấu niên.

Không chỉ Trần Đăng Khoa, mới đây trong một cuộc hội thảo về nhà triết học Trần Đức Thảo, có ý kiến đánh giá: Trần Đức Thảo là một thần đồng triết học chứ không thể là thiên tài triết học. Có nghĩa là sau năm 27 tuổi, nhận xong bằng cử nhân của trường Sư Phạm Paris, T Đ Thảo đã không hề tăng trưởng độ cao, ông kết thúc và dẫm chân tại chỗ. Ông về nằm chờ ở chiến khu Thái Nguyên, chờ được xếp một chân cán bộ nào đó. Như vậy, dù ông tây học, nhưng vẫn mang nặng cái tư tưởng phong kiến Tầu muốn “học ưu nhi tắc sĩ” – học giỏi thì làm quan. Và không được xếp quan như ý muốn, đời ông mòn mỏi mục ruỗng trong vai cán bộ dự bị chờ đóng thế. Nhưng ông mãi mãi chỉ là một nhân vật dự bị. Dự bị lâu quá, ông trở thành dự bị ngay cả với triết học. Năng lực dấn thân, nhiệt huyết khoa học, óc khám phá sáng tạo của ông chẳng có gì khác hơn một năng lực chờ xe. Cam chịu chờ xe và mang sách báo ra đọc.

Giờ chúng ta hãy bàn vào thiên bẩm. Triết gia Aristote cho rằng: Thiên bẩm được sinh ra cùng thân xác, và chỉ là thứ ngang bằng thân xác thôi. Tại sao? Bởi vì thiên bẩm được sinh ra cùng với con người, ai cũng như ai. Ông còn bảo: không có đứa trẻ nào sinh ra mà không cần học. Như vậy thiên bẩm luôn thấp hơn giáo dục. Thiên bẩm mới chỉ là thân xác. Chỉ có giáo dục mới mang đến cho con người tinh thần.

Aristote còn quả quyết rõ ràng mạnh mẽ: Con người có thể gặp may. Nhưng không có con người đức dục tốt, nhân cách đẹp nào không qua rèn luyện mà có được.

Nhà văn thì phải có giá trị nhân văn cao cả, từ đó mới mong tỏa chiếu cho mọi người, vậy mà nhân cách anh kém, anh lại đòi cho ra đời tác phẩm đồ sộ sao?

Một con ngựa hoang bao giờ cũng chạy nhanh hơn một con ngựa thuần chủng, nhưng để thi chạy vượt rào cần tốc độ và khéo léo thì con ngựa hoang luôn thua con ngựa được rèn luyện. Vả lại con ngựa hoang không thể đem đi đánh trận, qua trận địa nó lại hý, lộ hết cả chiến sĩ bị phơi ra trước vô số làn đạn, thì ngựa hoang chạy nhanh để làm gì. Gần đây, rất nhiều người mua chó cảnh đắt tiền, nhưng mua xong, người ta liền bỏ một khoản tiền không nhỏ gửi chó đi huấn luyện. Như vậy chứng tỏ, con chó hoang không thể quí bằng con chó đã qua rèn luyện. Một chiếc ô tô siêu tốc, nhưng nó không có tay lái để điều khiển, lại chẳng có phanh, chưa chạy đã đâm bừa, bốc cháy, gây nổ, thì phân khối lớn để làm gì?

Thiên bẩm như hạt giống vậy. Trong Kinh Thánh, Chúa Jesus có nói: Cùng là hạt giống, nhưng hạt rơi xuống đá sỏi sẽ không thể mọc mầm rồi bị chim trời mổ mất, hạt rơi vào bụi gai sẽ bị nghẹt, chỉ có hạt rơi vào đất tốt mới có thể trổ mầm lớn lên. Rơi vào đất tốt là thế nào? Đó chính là hệ điều hành và bánh lái của lý trí. Trời cho tôi là một hạt giống thơ ư, tôi chẳng cần học cứ thế nghêu ngao hát rồi mong đợi các vành nguyệt quế hay các giải thưởng leo thang ư? Một Trần Đức Thảo học hành uyên bác là vậy, sao lại từ bỏ nguyên tắc của khoa học mà ước mơ làm cán bộ? Sao lại đem hạt giống phi phàm đó vào gieo ở chiến khu rừng rú?

Trên thế giới người ta xác định không có thần đồng văn chương. Tại sao? Vì văn chương là con người, văn chương là cuộc đời. Vì thế văn chương đòi trải nghiệm. Âm nhạc là môn nghệ thuật chất chứa nhiều tính thiên bẩm thần đồng nhất, và nhạc sĩ thiên tài Morzat cũng được coi là người có nhiều thiên bẩm nhất, ấy vậy mà ông chỉ sáng tác được bản nhạc Đám cưới Figaro lừng danh sau khi đã trải nghiệm một tình yêu mê đắm tơi bời và một cơn thất tình nghiền nát trái tim sục sôi vỡ vụn bao đêm trường đau khổ vẫn lộng lẫy ánh đèn sân khấu. Còn nhạc sĩ thiên tài Beethoven thì sao? Ông là người vừa mù vừa điếc. Đã điếc thì còn thiên bẩm cái gì nữa, thậm chí đó còn là tài sản nạo vét khánh kiệt của bản năng, ông sáng tác bằng cách dùng một chiếc đũa nối từ phím đàn đến tai. Nhưng tại sao nhạc của ông vẫn trôi chảy dào dạt bay bổng khơi sâu mãnh liệt? Vì ông sáng tác bằng lô gic và tinh thần kiến trúc của âm thanh. Và đó là một bậc thầy. Sáng tác bằng lý trí luôn là bậc thầy vì nó dạy được cho người khác. Còn sáng tạo bằng thiên bẩm thì chẳng có gì dạy được cho người khác cả.

Câu chuyện về thiên bẩm của chúng ta đã rõ ràng mạch lạc về mọi nẻo. Để minh định hơn, tôi xin nhắc lại tuyên ngôn của Aristote: Người ta có thể may mắn, nhưng không có người nào có nhân cách lớn mà không phải rèn luyện. Qua quan sát tôi thấy rõ ràng thể chất của người Việt yếu mấy điều sau:

– Đam mê yếu: Triết gia Nietzsche có nói “Không phải đam mê mãnh liệt làm nên thiên tài mà là sự kéo dài của đam mê đó”. Người Việt thưởng chỉ đủ đam mê cho vài bài thơ tức cảnh sinh tình ngắn tũn, viết tiểu thuyết là không ổn, sáng tác ca khúc thì được, chứ viết giao hưởng thì lửa bao diêm xoẹt lên dễ dàng kia chẳng bao giờ có thể soi rọi thâu đêm trường trong câu hò điệu vũ.

– Nhiệt huyết yếu: nhiệt huyết ở đây là ý chí. Ý chí này thường cả thèm chóng chán dễ nản, chầu rìa ham vui tí tởn như “ngày hội thơ” quấn cả giấy vệ sinh lên người làm trò đọc thơ, rồi bay lên cả sân khấu diễn thơ, nhưng bên trong nội hàm tư tưởng có bao nhiêu? Nhiệt huyết đó đã sôi sục được bao nhiêu đêm trường?

– Lý trí yếu: tức giáo dục yếu, vì thế không thể trở thành một kiến trúc sư cho tác phẩm. Do vậy, tác phẩm luôn luôn chỉ là tiểu phẩm mà khó trở thành công trình tác phẩm. Chẳng hạn, một Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng về truyện ngắn đến vậy, nhưng chỉ cần bay vào bầu trời tiểu thuyết chữ to, hay mini, thì gãy cánh liền. Còn kia cả nghìn nhà thơ gục ngã không tiếng động trước trường ca không có nhân vật và kịch tính, đủ thấy tài sản lý trí của họ chỉ nhiều hơn con số “không” một tẹo.

Tôi xin mời và chắc chắn rằng, ở Việt Nam, bạn không thể chỉ ra một ai cậy thiên bẩm mà có tài năng phi phàm cả. Nếu bạn muốn chỉ bằng Trần Đăng Khoa, thì đó là một sự kịch trần đấy. Chỉ cần bằng một nửa Nguyễn Du, đi chép và chế tác sách hạng hai vẫn có nhiều cơ hội thành công hơn hạt giống đầu mùa Trần Đăng Khoa. Vậy thì ta chớ nên ảo tưởng việc trông chờ vào thiên bẩm. Trái lại, tôi nhìn thấy căn gốc rằng: hầu hết những người học hành ấm ớ, lỗ mỗ, chưa tới nơi tới chốn, thì mới tìm cách tự hào rằng ta có thiên bẩm. Thiên bẩm đó muốn mặc định lớn hơn giáo dục.

Người Việt nói thiên bẩm là “Trời cho” chỉ là thứ “trò chơi” thôi. Người ta cũng bảo: kẻ cậy vào thiên bẩm “vốn tự có” là chưa có chút nào tài sản của tinh thần cả. Tinh thần và thể xác khác nhau thế nào? Thánh Augustino nói: “Một linh hồn quí hơn cả vũ trụ này”.

 NHĐ 31/05/2013

https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2013/05/31/thien-bam-chi-la-the-xac-chua-giao-duc-khong-the-thanh-thien-tai/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm