Quán Bên Đường
THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG CUẢ TỔNG THỐNG TRẦN VĂN HƯƠNG.
Sau 5 ngày đảm nhiệm chức vụ Tổng thống VNCH do nguyên Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu trao lại, cụ Trần Văn Hương đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong khi đó, các áp lự chính trị, và sự vận động của tòa đại sứ Pháp muốn Tổng thống Trần Văn Hương phải chuyển giao quyền lãnh đạo quốc gia cho cựu Đại tướng Dương Văn Minh. Ngày 26 tháng Tư năm 1975, Tổng thống Trần Văn Hương đã đọc diễn văn tại Quốc hội VNCH (bao gồm Thượng viện và Hạ Viện) để trình bày tình hình đất nước và quan điểm của cụ về trường hợp ông Dương Văn Minh. Sau đây là những điểm chính trong bài diễn văn này.
Tôi (Tổng thống Trần Văn Hương) nhiệm chức hôm nay đã được năm ngày. Nói rằng ở đây để đọc một cái thông điệp, tôi không có cái táo bạo như vậy, bởi vì tình thế nghiêm trọng của đất nước. Vả lại như quý vị đã biết, tôi không quen nói những lời văn hoa mà không có ý nghĩa, cho nên tôi xin thưa trước quý vị đây không phải là một thông điệp. Đây chẳng qua là lời thành khẩn, thật tình của một người vì nước, đến trình bày mọi việc để quý vị rõ và quyết đoán.
Tổng thống trao quyền lại cho tôi chẳng những là khó khăn, mà còn rất là bi đát. Bởi vì như quý vị đã biết, trong bốn vùng của chúng ta, hiện giờ chúng ta đã mất hơn hai vùng rồi, còn lại vùng III và vùng IV thì đã sứt mẻ, và sứt mẻ này có thể một ngày một lan rộng, và tình trạng khốn khổ, đau thương chẳng những là của toàn xứ mà của cả Sài Gòn và Chợ Lớn này trong những ngày gần đây.
Bởi vì vậy, khi tôi chấp nhận nhiệm vụ nối tiếp chánh quyền trước kia, thì tôi đã đưa ý rằng vấn đề phải giải quyết bằng một giải pháp chính trị, nghĩa là phải chấp nhận thương thuyết. Và đây, tôi xin công khai rằng chánh phủ của tôi và chánh phủ nào sẽ thành lập theo ý của tôi. lẽ cố nhiên là với sự chấp thuận của Quốc Hội. Chánh phủ đó sẽ đứng ra thương thuyết.
Đã nói cái chữ thương thuyết, không phải thương thuyết là đầu hàng. Nếu thương thuyết là đầu hàng thì còn thương thuyết gì nữa! Thà là chết cho đến cùng chứ sao lại gọi là thương thuyết được! Bởi vậy cho nên đã đặt là thương thuyết, tất nhiên cũng phải chấp nhận những điều kiện gì đau đớn. Nhưng những điều kiện đó không phải là đến lúc phải hoàn toàn chúng ta đầu hàng. Nếu phải đầu hàng, thì chúng ta đây, quý vị và tôi, sẽ trao lại cho quân nhân, chứ không phải là chúng tôi quyết định chuyện đó.
Với ý nghĩa đó, nghĩa là ý nghĩ thương thuyết, tôi đã ra công dò xét tìm bên này, tìm bên nọ, hỏi thăm dò ý kiến mọi nơi. Tới bữa nay cũng nói với quý vị là tôi có dịp đã gặp được Đại tướng Dương Văn Minh, bởi vì theo lời một số người, thì Đại tướng Dương Văn Minh có đủ điều kiện làm việc này.
Trong các cuộc gặp gỡ, trong một tư thất của một người bạn chung - bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự mình tới nhà Đại tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà một người bạn chung - Sau khi nói chuyện, tôi nói rằng: "Theo dư luận, một số người nói rằng Anh - xin lỗi, bởi vì giữa Đại tướng với tôi cũng còn cái thâm tình nhiều- người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy thì xin Anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm qua, mọi chuyện không tốt đẹp đã xảy ra, xin Anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế Thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phía bên kia." Đại tướng, lẽ cố nhiên đối với tôi lúc nào cũng giữ thái độ chẳng những là người bạn thân mà giữ cả thái độ, xin lỗi, như thể một người học trò của tôi vậy, mặc dù Đại tướng không phải là học trò của tôi, Đại tướng nói: "Thầy đã hy sinh đến mức này, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa mà thầy trao trọn quyền cho tôi." Nghĩa là trao cái quyền tổng thống cho Đại tướng.
Nước Việt Nam của chúng ta mặc dầu mất rất nhiều rồi, nhưng cái gọi là pháp lý, căn bản pháp lý vẫn còn. Quốc Hội vẫn còn đây, Hiến Pháp vẫn còn đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt được Quốc Hội và qua mặt được Hiến Pháp... (vỗ tay). Vả lại cái quyền hiện giờ gọi là ở trong tay tôi, là một cái quyền cũng do nơi Hiến Pháp mà ra. Đây không phải là một cái khăn mouchoir, đây không phải là một tờ giấy bạc từ ở trong tay tôi, tôi móc ra đưa cho Đại tướng, "Đây, cái quyền đây này." Tôi không thể làm như vậy được. Bởi vậy cho nên tôi nói vấn đề này tôi không thể giải quyết được. Nếu có muốn giải quyết chăng nữa, rồi đây tôi phải trình lại với Quốc Hội để Quốc hội quyết định coi thế nào.
Đại tướng cho rằng mình có thể nói chuyện với bên kia. Đại tướng nói rằng bên kia đã chấp nhận nói chuyện với Đại tướng. Cái chuyện này tôi xin phép không phải là tôi ngờ, nhưng mà tôi, khi nào tôi nắm được bằng cớ chính rồi, chừng đó tôi mới tin được là như vậy. Nhưng theo tôi thiết nghĩ, Đại tướng trong cuộc thương thuyết này là lãnh nhiệm vụ của một người do Quốc Hội chấp nhận đứng ra thương thuyết mà giao cho Đại tướng. Nếu mà Đại tướng tự nhiên đi nói chuyện với bên kia, xin lỗi, Đại tướng đến nói chuyện với danh nghĩa là gì? Đại tướng nói chuyện đại diện cho ai mà nói chuyện với bên kia? (vỗ tay)
Lại một điểm nữa, tôi nghĩ Đại tướng đã có cái gì mà cam đoan rằng những điều kiện Đại tướng sẽ thâu thập được đó là điều kiện, tôi không nói là hoàn toàn thuận lợi, mà là điều kiện ít đau khổ, ít nhục nhã cho nước Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, nghĩa là của chung chúng ta. Ở đây có cái gì bảo đảm chuyện đó hay không?
Một điểm nữa... hai chính phủ thương thuyết với nhau, có thể nào chính phủ này kêu chính phủ kia: "Nói anh phải chỉ định người này, người này nè, ra thương thuyết tôi mới chấp nhận, bằng không phải như vậy, tôi không chấp nhận." Có thể nào có được như vậy không? (vỗ tay)
Bởi vậy, đây cái chuyện, xin lỗi, đã thật là khó hiểu nổi. Lấy cái lý trí của con người, dẫu mà sơ đẳng thế nào, cũng không thể hiểu được.
Hôm nay đến trước mặt Quốc Hội, tôi trình bày vấn đề, thì như đã nói khi nãy, đây là một điểm mà Quốc Hội toàn quyền quyết định. Nếu nghĩ rằng tôi phải giao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh, tôi xin phép vâng lời Quốc Hội, tôi sẽ giao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh. Còn như nếu quý vị tính cái chuyện khác, đó là toàn quyền của quý vị, tôi không chen vào đó.
Một điểm sau, nhiều khi người ta nghĩ rằng tôi bị áp lực, áp lực chỗ này áp lực chỗ nọ, thì thưa quý vị, đây không phải là tự mình vẽ bùa để cho mình đeo, tôi bình sanh tới thuở giờ, không chấp nhận một áp lực của ai hết, mặc dù là áp lực của người gọi là bạn của mình hay là người tưởng là có quyền cho mình cái lịnh đó. Xin lỗi quý vị, tôi không có cái điểm đó. Vả lại đây là việc nước chung, việc nước chung nếu may ra trong cuộc thương thuyết này chúng tôi được những điều kiện nó còn phần nào, vì nó là vấn đề nhân đạo, hai là vấn đề lương tâm, ba là vấn đề thể diện. Chúng ta còn có thể chấp nhận được, thì thưa với quý vị, chừng đó dầu thế nào cái quyền quyết định là quyền của Quốc Hội, không phải quyền của tôi. Đây tôi xin xác nhận lại một lần nữa.
Bởi vậy cho nên khi tôi xin với quý vị, lát nữa đây những việc cho tôi trọn quyền chỉ định người đi thương thuyết này trong căn bản mà tôi mới vừa nói tới. Nếu được, tôi sẽ trình lại với Quốc Hội coi chấp nhận hay là không chấp nhận. Còn như quý vị nghĩ rằng không chấp nhận, bởi vì đây là một điều kiện khắt khe, một điều kiện của người thắng trận viết cho người bại trận, thì chúng ta không còn nước gì khác hơn là lúc đó chúng ta cứ việc chết tới cùng, không còn biết làm sao hơn được (vỗ tay) ... thì chừng đó dầu cái thành Sài Gòn này sẽ biến thành một biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam vì thể diện của mình, không thể nào từ chối được, trừ một số người không đáng gì (vỗ tay) nói là không thể nào chấp nhận được chuyện đó.
Tác giả bài viết: ĐẶNG QUANG
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Tân Sơn Hòa chuyển
THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG CUẢ TỔNG THỐNG TRẦN VĂN HƯƠNG.
Sau 5 ngày đảm nhiệm chức vụ Tổng thống VNCH do nguyên Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu trao lại, cụ Trần Văn Hương đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong khi đó, các áp lự chính trị, và sự vận động của tòa đại sứ Pháp muốn Tổng thống Trần Văn Hương phải chuyển giao quyền lãnh đạo quốc gia cho cựu Đại tướng Dương Văn Minh. Ngày 26 tháng Tư năm 1975, Tổng thống Trần Văn Hương đã đọc diễn văn tại Quốc hội VNCH (bao gồm Thượng viện và Hạ Viện) để trình bày tình hình đất nước và quan điểm của cụ về trường hợp ông Dương Văn Minh. Sau đây là những điểm chính trong bài diễn văn này.
Tôi (Tổng thống Trần Văn Hương) nhiệm chức hôm nay đã được năm ngày. Nói rằng ở đây để đọc một cái thông điệp, tôi không có cái táo bạo như vậy, bởi vì tình thế nghiêm trọng của đất nước. Vả lại như quý vị đã biết, tôi không quen nói những lời văn hoa mà không có ý nghĩa, cho nên tôi xin thưa trước quý vị đây không phải là một thông điệp. Đây chẳng qua là lời thành khẩn, thật tình của một người vì nước, đến trình bày mọi việc để quý vị rõ và quyết đoán.
Tổng thống trao quyền lại cho tôi chẳng những là khó khăn, mà còn rất là bi đát. Bởi vì như quý vị đã biết, trong bốn vùng của chúng ta, hiện giờ chúng ta đã mất hơn hai vùng rồi, còn lại vùng III và vùng IV thì đã sứt mẻ, và sứt mẻ này có thể một ngày một lan rộng, và tình trạng khốn khổ, đau thương chẳng những là của toàn xứ mà của cả Sài Gòn và Chợ Lớn này trong những ngày gần đây.
Bởi vì vậy, khi tôi chấp nhận nhiệm vụ nối tiếp chánh quyền trước kia, thì tôi đã đưa ý rằng vấn đề phải giải quyết bằng một giải pháp chính trị, nghĩa là phải chấp nhận thương thuyết. Và đây, tôi xin công khai rằng chánh phủ của tôi và chánh phủ nào sẽ thành lập theo ý của tôi. lẽ cố nhiên là với sự chấp thuận của Quốc Hội. Chánh phủ đó sẽ đứng ra thương thuyết.
Đã nói cái chữ thương thuyết, không phải thương thuyết là đầu hàng. Nếu thương thuyết là đầu hàng thì còn thương thuyết gì nữa! Thà là chết cho đến cùng chứ sao lại gọi là thương thuyết được! Bởi vậy cho nên đã đặt là thương thuyết, tất nhiên cũng phải chấp nhận những điều kiện gì đau đớn. Nhưng những điều kiện đó không phải là đến lúc phải hoàn toàn chúng ta đầu hàng. Nếu phải đầu hàng, thì chúng ta đây, quý vị và tôi, sẽ trao lại cho quân nhân, chứ không phải là chúng tôi quyết định chuyện đó.
Với ý nghĩa đó, nghĩa là ý nghĩ thương thuyết, tôi đã ra công dò xét tìm bên này, tìm bên nọ, hỏi thăm dò ý kiến mọi nơi. Tới bữa nay cũng nói với quý vị là tôi có dịp đã gặp được Đại tướng Dương Văn Minh, bởi vì theo lời một số người, thì Đại tướng Dương Văn Minh có đủ điều kiện làm việc này.
Trong các cuộc gặp gỡ, trong một tư thất của một người bạn chung - bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự mình tới nhà Đại tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà một người bạn chung - Sau khi nói chuyện, tôi nói rằng: "Theo dư luận, một số người nói rằng Anh - xin lỗi, bởi vì giữa Đại tướng với tôi cũng còn cái thâm tình nhiều- người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy thì xin Anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm qua, mọi chuyện không tốt đẹp đã xảy ra, xin Anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế Thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phía bên kia." Đại tướng, lẽ cố nhiên đối với tôi lúc nào cũng giữ thái độ chẳng những là người bạn thân mà giữ cả thái độ, xin lỗi, như thể một người học trò của tôi vậy, mặc dù Đại tướng không phải là học trò của tôi, Đại tướng nói: "Thầy đã hy sinh đến mức này, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa mà thầy trao trọn quyền cho tôi." Nghĩa là trao cái quyền tổng thống cho Đại tướng.
Nước Việt Nam của chúng ta mặc dầu mất rất nhiều rồi, nhưng cái gọi là pháp lý, căn bản pháp lý vẫn còn. Quốc Hội vẫn còn đây, Hiến Pháp vẫn còn đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt được Quốc Hội và qua mặt được Hiến Pháp... (vỗ tay). Vả lại cái quyền hiện giờ gọi là ở trong tay tôi, là một cái quyền cũng do nơi Hiến Pháp mà ra. Đây không phải là một cái khăn mouchoir, đây không phải là một tờ giấy bạc từ ở trong tay tôi, tôi móc ra đưa cho Đại tướng, "Đây, cái quyền đây này." Tôi không thể làm như vậy được. Bởi vậy cho nên tôi nói vấn đề này tôi không thể giải quyết được. Nếu có muốn giải quyết chăng nữa, rồi đây tôi phải trình lại với Quốc Hội để Quốc hội quyết định coi thế nào.
Đại tướng cho rằng mình có thể nói chuyện với bên kia. Đại tướng nói rằng bên kia đã chấp nhận nói chuyện với Đại tướng. Cái chuyện này tôi xin phép không phải là tôi ngờ, nhưng mà tôi, khi nào tôi nắm được bằng cớ chính rồi, chừng đó tôi mới tin được là như vậy. Nhưng theo tôi thiết nghĩ, Đại tướng trong cuộc thương thuyết này là lãnh nhiệm vụ của một người do Quốc Hội chấp nhận đứng ra thương thuyết mà giao cho Đại tướng. Nếu mà Đại tướng tự nhiên đi nói chuyện với bên kia, xin lỗi, Đại tướng đến nói chuyện với danh nghĩa là gì? Đại tướng nói chuyện đại diện cho ai mà nói chuyện với bên kia? (vỗ tay)
Lại một điểm nữa, tôi nghĩ Đại tướng đã có cái gì mà cam đoan rằng những điều kiện Đại tướng sẽ thâu thập được đó là điều kiện, tôi không nói là hoàn toàn thuận lợi, mà là điều kiện ít đau khổ, ít nhục nhã cho nước Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, nghĩa là của chung chúng ta. Ở đây có cái gì bảo đảm chuyện đó hay không?
Một điểm nữa... hai chính phủ thương thuyết với nhau, có thể nào chính phủ này kêu chính phủ kia: "Nói anh phải chỉ định người này, người này nè, ra thương thuyết tôi mới chấp nhận, bằng không phải như vậy, tôi không chấp nhận." Có thể nào có được như vậy không? (vỗ tay)
Bởi vậy, đây cái chuyện, xin lỗi, đã thật là khó hiểu nổi. Lấy cái lý trí của con người, dẫu mà sơ đẳng thế nào, cũng không thể hiểu được.
Hôm nay đến trước mặt Quốc Hội, tôi trình bày vấn đề, thì như đã nói khi nãy, đây là một điểm mà Quốc Hội toàn quyền quyết định. Nếu nghĩ rằng tôi phải giao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh, tôi xin phép vâng lời Quốc Hội, tôi sẽ giao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh. Còn như nếu quý vị tính cái chuyện khác, đó là toàn quyền của quý vị, tôi không chen vào đó.
Một điểm sau, nhiều khi người ta nghĩ rằng tôi bị áp lực, áp lực chỗ này áp lực chỗ nọ, thì thưa quý vị, đây không phải là tự mình vẽ bùa để cho mình đeo, tôi bình sanh tới thuở giờ, không chấp nhận một áp lực của ai hết, mặc dù là áp lực của người gọi là bạn của mình hay là người tưởng là có quyền cho mình cái lịnh đó. Xin lỗi quý vị, tôi không có cái điểm đó. Vả lại đây là việc nước chung, việc nước chung nếu may ra trong cuộc thương thuyết này chúng tôi được những điều kiện nó còn phần nào, vì nó là vấn đề nhân đạo, hai là vấn đề lương tâm, ba là vấn đề thể diện. Chúng ta còn có thể chấp nhận được, thì thưa với quý vị, chừng đó dầu thế nào cái quyền quyết định là quyền của Quốc Hội, không phải quyền của tôi. Đây tôi xin xác nhận lại một lần nữa.
Bởi vậy cho nên khi tôi xin với quý vị, lát nữa đây những việc cho tôi trọn quyền chỉ định người đi thương thuyết này trong căn bản mà tôi mới vừa nói tới. Nếu được, tôi sẽ trình lại với Quốc Hội coi chấp nhận hay là không chấp nhận. Còn như quý vị nghĩ rằng không chấp nhận, bởi vì đây là một điều kiện khắt khe, một điều kiện của người thắng trận viết cho người bại trận, thì chúng ta không còn nước gì khác hơn là lúc đó chúng ta cứ việc chết tới cùng, không còn biết làm sao hơn được (vỗ tay) ... thì chừng đó dầu cái thành Sài Gòn này sẽ biến thành một biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam vì thể diện của mình, không thể nào từ chối được, trừ một số người không đáng gì (vỗ tay) nói là không thể nào chấp nhận được chuyện đó.
Tác giả bài viết: ĐẶNG QUANG
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Tân Sơn Hòa chuyển