Xe cán chó
TI: Việt Nam vẫn trong nhóm 'tham nhũng nghiêm trọng' ( Tham nhũng sống mãi trong vong của Bác Hồ )
Theo công bố ngày 25/1 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) năm 2016 của Việt Nam là 33/100 điểm.
Theo công bố ngày 25/1 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) năm 2016 của Việt Nam là 33/100 điểm. Với con số này, Việt Nam đứng thứ 113 trong số 176 nước trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, điểm của Việt Nam tăng nhẹ 2 điểm. Trong các năm từ 2012 đến 2015, Việt Nam có mức điểm là 31.
TI nhận xét mặc dù điểm số tăng nhẹ, nhưng Việt Nam chưa tạo ra “sự thay đổi mang tính đột phá” trong cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công và “tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là nghiêm trọng”.
Quan điểm này cũng tương đồng với nhận định của chính phủ Việt Nam và đánh giá của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về báo cáo tổng kết công tác phòng chống tham nhũng năm của chính phủ.
Các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần công khai gọi tham nhũng là “quốc nạn” tàn phá Việt Nam hàng chục năm nay.
Chỉ số CPI của TI xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công. Trên thang điểm từ 0 đến 100 của CPI, 0 là tham nhũng nghiêm trọng và 100 là rất trong sạch.
Dù bị đánh giá là chưa tạo sự thay đổi mang tính đột phá, song Việt Nam cũng được ghi nhận đã có một số bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế và chính sách liên quan đến phòng chống tham nhũng.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam, cho rằng trong năm 2016, Việt Nam đã có những bước tiến bao gồm thông qua Luật Tiếp cận thông tin, hoàn thành công tác đánh giá 10 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng, triển khai sửa đổi toàn diện luật này, tiếp tục nội luật hóa quy định của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (UNCAC) về hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước trong Bộ Luật Hình sự sửa đổi.
Từ Nha Trang, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo, người cũng tích cực hoạt động vì tiến bộ xã hội, nói với VOA về nguyên nhân công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn “ì ạch”:
“Tại sao cái tham nhũng không giải quyết được đột biến, tham nhũng càng ngày càng nặng bởi vì chính cái cơ chế chính trị là độc đảng, không có sợ giám sát, phân quyền. Không có lực lượng nào giám sát, thì không có sợ ai lên tiếng cả. Nếu mà để tạo ra một cái đột biến, chắc chắn là nó phải gắn với một cái đột biến về cơ chế, thể chế chính trị”.
Ông Tạo khẳng định Đảng Cộng sản cầm quyền lâu nay muốn giữ hình ảnh tốt, vì thế họ không “xử lý” một cách ồn ào đối với các quan chức cấp cao dính líu đến tham nhũng, đồng thời cản trở báo chí đưa tin.
Ông nói rằng một số quan chức bị trị tội tham nhũng chỉ là “những con ruồi, con muỗi thôi”, trong khi các quan chức cấp cao mà ông ví như “những con hổ, con sư tử” thì không bị đụng tới:
“Có những việc rất lớn, dữ kiện chính xác hoàn toàn, nguồn tin chúng tôi rất tốt. Nhưng mà chắc chắn không đem ra báo chí và khi xử lý thì cũng là âm thầm. Có những cái vụ tôi biết là họp Bộ Chính trị xong gợi ý là ‘Thôi thì đồng chí làm đơn xin nghỉ với lý do sức khỏe đi’ để giải quyết cho êm đẹp. Tức là họ muốn giữ một bộ mặt sạch sẽ trước dân chúng và quốc tế là Đảng Cộng sản Việt Nam không có tham nhũng ở những người hàng đầu như thế”.
Để tạo ra chuyển biến tích cực và thay đổi rõ rệt hơn nữa về cảm nhận tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đưa ra một số khuyến nghị.
TT nói nhà nước cần “tăng cường tính liêm chính trong hệ thống tư pháp” để đảm bảo các nguyên tắc độc lập trong công tác xét xử của toà án và thẩm phán.
Một khuyến nghị nữa của TT là cần phải “áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách triệt để và có hệ thống” đối với các hành vi tham nhũng”.
Từng là hội thẩm nhân dân trong 8 năm và có bằng cử nhân luật, nhà báo Võ Văn Tạo nhận định rằng nếu cơ chế chính trị không thay đổi, việc chỉnh sửa luật không có tác dụng nhiều:
“Các tổ chức quốc tế, các chính phủ nước ngoài cố gắng giúp đỡ Việt Nam tu sửa luật pháp, đặc biệt trong vấn đề chống tham nhũng. Họ cũng muốn giúp Việt Nam, và Việt Nam tôi ghi nhận là cũng có thay đổi nhất định trong lĩnh vực soạn thảo các luật, điều chỉnh lại để bịt các kẽ hở tham nhũng. Nhưng mà tôi nghĩ cái đó nó không có hiệu lực. Nó chỉ hỗ trợ phần nào, giống như chất xúc tác thôi, chứ nó không phải là phần quyết định. Quyết định vẫn là phải có tam quyền phân lập, phải có đối lập đa nguyên đa đảng để mà giám sát lẫn nhau”.
Bên cạnh khuyến nghị về hệ thống tư pháp, Tổ chức Hướng tới Minh bạch nói nhà nước Việt Nam cần tiếp tục “nội luật hóa Điều 13” của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc. Họ cho rằng làm như vậy là nhằm đảm bảo sự tham gia của xã hội trong phòng chống tham nhũng. Họ chỉ ra rằng nhà nước cần xây dựng cơ chế đối thoại và tham vấn thường xuyên giữa nhà nước, người dân và các tổ chức xã hội về các vấn đề liên quan đến phòng chống tham nhũng.
( VOA )
Theo công bố ngày 25/1 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) năm 2016 của Việt Nam là 33/100 điểm. Với con số này, Việt Nam đứng thứ 113 trong số 176 nước trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, điểm của Việt Nam tăng nhẹ 2 điểm. Trong các năm từ 2012 đến 2015, Việt Nam có mức điểm là 31.
TI nhận xét mặc dù điểm số tăng nhẹ, nhưng Việt Nam chưa tạo ra “sự thay đổi mang tính đột phá” trong cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công và “tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là nghiêm trọng”.
Quan điểm này cũng tương đồng với nhận định của chính phủ Việt Nam và đánh giá của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về báo cáo tổng kết công tác phòng chống tham nhũng năm của chính phủ.
Các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần công khai gọi tham nhũng là “quốc nạn” tàn phá Việt Nam hàng chục năm nay.
Chỉ số CPI của TI xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công. Trên thang điểm từ 0 đến 100 của CPI, 0 là tham nhũng nghiêm trọng và 100 là rất trong sạch.
Dù bị đánh giá là chưa tạo sự thay đổi mang tính đột phá, song Việt Nam cũng được ghi nhận đã có một số bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế và chính sách liên quan đến phòng chống tham nhũng.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam, cho rằng trong năm 2016, Việt Nam đã có những bước tiến bao gồm thông qua Luật Tiếp cận thông tin, hoàn thành công tác đánh giá 10 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng, triển khai sửa đổi toàn diện luật này, tiếp tục nội luật hóa quy định của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (UNCAC) về hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước trong Bộ Luật Hình sự sửa đổi.
Từ Nha Trang, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo, người cũng tích cực hoạt động vì tiến bộ xã hội, nói với VOA về nguyên nhân công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn “ì ạch”:
“Tại sao cái tham nhũng không giải quyết được đột biến, tham nhũng càng ngày càng nặng bởi vì chính cái cơ chế chính trị là độc đảng, không có sợ giám sát, phân quyền. Không có lực lượng nào giám sát, thì không có sợ ai lên tiếng cả. Nếu mà để tạo ra một cái đột biến, chắc chắn là nó phải gắn với một cái đột biến về cơ chế, thể chế chính trị”.
Ông Tạo khẳng định Đảng Cộng sản cầm quyền lâu nay muốn giữ hình ảnh tốt, vì thế họ không “xử lý” một cách ồn ào đối với các quan chức cấp cao dính líu đến tham nhũng, đồng thời cản trở báo chí đưa tin.
Ông nói rằng một số quan chức bị trị tội tham nhũng chỉ là “những con ruồi, con muỗi thôi”, trong khi các quan chức cấp cao mà ông ví như “những con hổ, con sư tử” thì không bị đụng tới:
“Có những việc rất lớn, dữ kiện chính xác hoàn toàn, nguồn tin chúng tôi rất tốt. Nhưng mà chắc chắn không đem ra báo chí và khi xử lý thì cũng là âm thầm. Có những cái vụ tôi biết là họp Bộ Chính trị xong gợi ý là ‘Thôi thì đồng chí làm đơn xin nghỉ với lý do sức khỏe đi’ để giải quyết cho êm đẹp. Tức là họ muốn giữ một bộ mặt sạch sẽ trước dân chúng và quốc tế là Đảng Cộng sản Việt Nam không có tham nhũng ở những người hàng đầu như thế”.
Để tạo ra chuyển biến tích cực và thay đổi rõ rệt hơn nữa về cảm nhận tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đưa ra một số khuyến nghị.
TT nói nhà nước cần “tăng cường tính liêm chính trong hệ thống tư pháp” để đảm bảo các nguyên tắc độc lập trong công tác xét xử của toà án và thẩm phán.
Một khuyến nghị nữa của TT là cần phải “áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách triệt để và có hệ thống” đối với các hành vi tham nhũng”.
Từng là hội thẩm nhân dân trong 8 năm và có bằng cử nhân luật, nhà báo Võ Văn Tạo nhận định rằng nếu cơ chế chính trị không thay đổi, việc chỉnh sửa luật không có tác dụng nhiều:
“Các tổ chức quốc tế, các chính phủ nước ngoài cố gắng giúp đỡ Việt Nam tu sửa luật pháp, đặc biệt trong vấn đề chống tham nhũng. Họ cũng muốn giúp Việt Nam, và Việt Nam tôi ghi nhận là cũng có thay đổi nhất định trong lĩnh vực soạn thảo các luật, điều chỉnh lại để bịt các kẽ hở tham nhũng. Nhưng mà tôi nghĩ cái đó nó không có hiệu lực. Nó chỉ hỗ trợ phần nào, giống như chất xúc tác thôi, chứ nó không phải là phần quyết định. Quyết định vẫn là phải có tam quyền phân lập, phải có đối lập đa nguyên đa đảng để mà giám sát lẫn nhau”.
Bên cạnh khuyến nghị về hệ thống tư pháp, Tổ chức Hướng tới Minh bạch nói nhà nước Việt Nam cần tiếp tục “nội luật hóa Điều 13” của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc. Họ cho rằng làm như vậy là nhằm đảm bảo sự tham gia của xã hội trong phòng chống tham nhũng. Họ chỉ ra rằng nhà nước cần xây dựng cơ chế đối thoại và tham vấn thường xuyên giữa nhà nước, người dân và các tổ chức xã hội về các vấn đề liên quan đến phòng chống tham nhũng.
( VOA )
Bàn ra tán vào (1)
SR
ĐĐng ta nhất trí là THAM......NHŨNG thì đảng sửa để làm giỏi hơn :.........Tham hoành tráng,tham tơn tơn........Còn cơ chế đảng,đảng còn cần tham
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
TI: Việt Nam vẫn trong nhóm 'tham nhũng nghiêm trọng' ( Tham nhũng sống mãi trong vong của Bác Hồ )
Theo công bố ngày 25/1 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) năm 2016 của Việt Nam là 33/100 điểm.
Theo công bố ngày 25/1 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) năm 2016 của Việt Nam là 33/100 điểm. Với con số này, Việt Nam đứng thứ 113 trong số 176 nước trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, điểm của Việt Nam tăng nhẹ 2 điểm. Trong các năm từ 2012 đến 2015, Việt Nam có mức điểm là 31.
TI nhận xét mặc dù điểm số tăng nhẹ, nhưng Việt Nam chưa tạo ra “sự thay đổi mang tính đột phá” trong cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công và “tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là nghiêm trọng”.
Quan điểm này cũng tương đồng với nhận định của chính phủ Việt Nam và đánh giá của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về báo cáo tổng kết công tác phòng chống tham nhũng năm của chính phủ.
Các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần công khai gọi tham nhũng là “quốc nạn” tàn phá Việt Nam hàng chục năm nay.
Chỉ số CPI của TI xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công. Trên thang điểm từ 0 đến 100 của CPI, 0 là tham nhũng nghiêm trọng và 100 là rất trong sạch.
Dù bị đánh giá là chưa tạo sự thay đổi mang tính đột phá, song Việt Nam cũng được ghi nhận đã có một số bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế và chính sách liên quan đến phòng chống tham nhũng.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam, cho rằng trong năm 2016, Việt Nam đã có những bước tiến bao gồm thông qua Luật Tiếp cận thông tin, hoàn thành công tác đánh giá 10 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng, triển khai sửa đổi toàn diện luật này, tiếp tục nội luật hóa quy định của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (UNCAC) về hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước trong Bộ Luật Hình sự sửa đổi.
Từ Nha Trang, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo, người cũng tích cực hoạt động vì tiến bộ xã hội, nói với VOA về nguyên nhân công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn “ì ạch”:
“Tại sao cái tham nhũng không giải quyết được đột biến, tham nhũng càng ngày càng nặng bởi vì chính cái cơ chế chính trị là độc đảng, không có sợ giám sát, phân quyền. Không có lực lượng nào giám sát, thì không có sợ ai lên tiếng cả. Nếu mà để tạo ra một cái đột biến, chắc chắn là nó phải gắn với một cái đột biến về cơ chế, thể chế chính trị”.
Ông Tạo khẳng định Đảng Cộng sản cầm quyền lâu nay muốn giữ hình ảnh tốt, vì thế họ không “xử lý” một cách ồn ào đối với các quan chức cấp cao dính líu đến tham nhũng, đồng thời cản trở báo chí đưa tin.
Ông nói rằng một số quan chức bị trị tội tham nhũng chỉ là “những con ruồi, con muỗi thôi”, trong khi các quan chức cấp cao mà ông ví như “những con hổ, con sư tử” thì không bị đụng tới:
“Có những việc rất lớn, dữ kiện chính xác hoàn toàn, nguồn tin chúng tôi rất tốt. Nhưng mà chắc chắn không đem ra báo chí và khi xử lý thì cũng là âm thầm. Có những cái vụ tôi biết là họp Bộ Chính trị xong gợi ý là ‘Thôi thì đồng chí làm đơn xin nghỉ với lý do sức khỏe đi’ để giải quyết cho êm đẹp. Tức là họ muốn giữ một bộ mặt sạch sẽ trước dân chúng và quốc tế là Đảng Cộng sản Việt Nam không có tham nhũng ở những người hàng đầu như thế”.
Để tạo ra chuyển biến tích cực và thay đổi rõ rệt hơn nữa về cảm nhận tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam, Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đưa ra một số khuyến nghị.
TT nói nhà nước cần “tăng cường tính liêm chính trong hệ thống tư pháp” để đảm bảo các nguyên tắc độc lập trong công tác xét xử của toà án và thẩm phán.
Một khuyến nghị nữa của TT là cần phải “áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách triệt để và có hệ thống” đối với các hành vi tham nhũng”.
Từng là hội thẩm nhân dân trong 8 năm và có bằng cử nhân luật, nhà báo Võ Văn Tạo nhận định rằng nếu cơ chế chính trị không thay đổi, việc chỉnh sửa luật không có tác dụng nhiều:
“Các tổ chức quốc tế, các chính phủ nước ngoài cố gắng giúp đỡ Việt Nam tu sửa luật pháp, đặc biệt trong vấn đề chống tham nhũng. Họ cũng muốn giúp Việt Nam, và Việt Nam tôi ghi nhận là cũng có thay đổi nhất định trong lĩnh vực soạn thảo các luật, điều chỉnh lại để bịt các kẽ hở tham nhũng. Nhưng mà tôi nghĩ cái đó nó không có hiệu lực. Nó chỉ hỗ trợ phần nào, giống như chất xúc tác thôi, chứ nó không phải là phần quyết định. Quyết định vẫn là phải có tam quyền phân lập, phải có đối lập đa nguyên đa đảng để mà giám sát lẫn nhau”.
Bên cạnh khuyến nghị về hệ thống tư pháp, Tổ chức Hướng tới Minh bạch nói nhà nước Việt Nam cần tiếp tục “nội luật hóa Điều 13” của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc. Họ cho rằng làm như vậy là nhằm đảm bảo sự tham gia của xã hội trong phòng chống tham nhũng. Họ chỉ ra rằng nhà nước cần xây dựng cơ chế đối thoại và tham vấn thường xuyên giữa nhà nước, người dân và các tổ chức xã hội về các vấn đề liên quan đến phòng chống tham nhũng.
( VOA )