Văn Học & Nghệ Thuật
TIỆC TẠ ƠN Ở MỘT NHÀ KHÁCH GIÀ - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Những người di dân từ khắp nơi trên thế giới đến Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn bẵng nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng cái nhân của bàn tiệc vẫn là khay đựng con gà Tây nướng
( HNPĐ ) Những người di dân từ khắp nơi trên thế giới đến Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn bẵng nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng cái nhân của bàn tiệc vẫn là khay đựng con gà Tây nướng. Nên nhìn ra ngay "Thanks giving" và lòng hân hoan, mừng rỡ trước cuộc sống mới tràn đầy hạnh phúc.
Khu tôi đang ở là khoảng giữa 2 con đường bị cắt bởi những nhà xây trước chặn lại, hoá cho nên địa thế như một nửa chéo của một mặt bằng hình vuông, mà cái đỉnh là nhà cụ bà Mỹ gốc Âu trắng tinh, tuy hiếu khách, lão lai nhất nhưng đầy hãnh tiến.
Viết thế nhị ca Lính Dù lại bảo: - Trời, làm như người ta không biết, kẻ này đã hơn một lần bấm cái máy thấy ngay khuôn viên "xơ xác điêu tàn vì ai" của bà chị rồi, có gì đâu cứ khoe hoài phố nhà già đó.
À vì sắp kể Lễ Tạ Ơn ở nơi đó, họ đã cùng nhau họp lại để mỗi người ôn lại hành trình của mình khi đến Mỹ vậy thôi.
Khu phố ấy tập trung nhiều sắc tộc nhất, 3 nhà Châu Á là Nhật, Tàu, và ta là tôi, tính từ gần chỗ tiệc tới xa thì ngoài cụ bà Mỹ trắng chính tông gốc Anh ra, mấy nhà cũng Châu Âu nhưng mới nhập Hoa Kỳ độ hơn nửa thế kỷ, một Hy Lạp, một Phi Châu và một Mễ. À quên còn một nhà Ấn độ mới tới Mỹ khoảng mười năm, có nghĩa là mới bằng nửa thời gian tôi ở đây.
Bữa tiệc Tạ Ơn do cụ bà Mỹ trắng vừa lão lai, vừa lão làng khoản đãi phần đầu, mục đích để các gia đình có chút gắn bó, phần tiệc sau sẽ là dành cho con cháu, sẽ chơi tới khuya... Xem ra có vẽ VN quá.
Cụ lão làng đó kể rằng: tổ tiên của cụ đến Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ thứ 16. Chúng tôi ngạc nhiên vì tính ra đã hơn 300 năm, cụ nói đại gia đình cụ có một cuốn lịch sử gia đình, hơn 100 năm nay còn có cả hình ảnh, té ra cũng giống như người Tàu và người VN. Là có gia phả đấy.. .
Chủ nhân đãi khách như để chính mình ôn lại nhưng thăng trầm trong cuộc sống, cầu nguyện, chúc tụng sức khỏe xong có một câu rất thời đại ...toàn cầu là:
- Cám ơn Thượng Đế của chúng ta, ăn đi, có khi năm tới không gặp được nhau nữa ...
Ô! Phải vui mừng Tạ Ơn Trời đất, Tạ Ơn xứ sở và đủ thứ phái Tạ ơn, chứ có phải tiệc rượu kiểu ngày mai tiễn kẻ sang Tần đâu mà không gặp nữa.
Ông bà cụ người Tàu đã trên 80, tỏ vẻ am tường Lễ nghĩa Tạ Ơn ở Hoa Kỳ, họ không ngại bầy tỏ là họ sẽ không trở về Thiểm Tây nơi họ không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc, nhưng 2 cụ ấy lại mua được đất nơi nghĩa trang sang trọng "Đồi Xanh" bên bờ biển Rancho Palos Verdes, càng phải cám ơn xứ sở giàu sang này.
Tôi có cảm tưởng chỉ những khi sức khỏe không còn như thủa Xuân xanh, người ta mới cảm ơn tháng năm mất mát, còn khi lưng dài vai rộng, gánh vác được càn khôn, vẫn chưa nhận biết ân sủng của đất trời bát ngát ...
Thế nên bất cứ một dân tộc nào trên thế giới cũng đều công nhận điều phải có sức khỏe để tự lực tự cường trước khi chờ Thượng Đế ra tay kéo lên khỏi khơi sâu vực thẳm. Tuy nhiên khơi sâu vực thẳm vẫn trong quyền phép sắp xếp của Ngài, đấng tối cao, thành lại phải cầu nguyện, van xin Thượng Đế bảo bọc loài người được sinh tồn mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
27-11-2015
( HNPĐ ) Những người di dân từ khắp nơi trên thế giới đến Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn bẵng nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng cái nhân của bàn tiệc vẫn là khay đựng con gà Tây nướng. Nên nhìn ra ngay "Thanks giving" và lòng hân hoan, mừng rỡ trước cuộc sống mới tràn đầy hạnh phúc.
Khu tôi đang ở là khoảng giữa 2 con đường bị cắt bởi những nhà xây trước chặn lại, hoá cho nên địa thế như một nửa chéo của một mặt bằng hình vuông, mà cái đỉnh là nhà cụ bà Mỹ gốc Âu trắng tinh, tuy hiếu khách, lão lai nhất nhưng đầy hãnh tiến.
Viết thế nhị ca Lính Dù lại bảo: - Trời, làm như người ta không biết, kẻ này đã hơn một lần bấm cái máy thấy ngay khuôn viên "xơ xác điêu tàn vì ai" của bà chị rồi, có gì đâu cứ khoe hoài phố nhà già đó.
À vì sắp kể Lễ Tạ Ơn ở nơi đó, họ đã cùng nhau họp lại để mỗi người ôn lại hành trình của mình khi đến Mỹ vậy thôi.
Khu phố ấy tập trung nhiều sắc tộc nhất, 3 nhà Châu Á là Nhật, Tàu, và ta là tôi, tính từ gần chỗ tiệc tới xa thì ngoài cụ bà Mỹ trắng chính tông gốc Anh ra, mấy nhà cũng Châu Âu nhưng mới nhập Hoa Kỳ độ hơn nửa thế kỷ, một Hy Lạp, một Phi Châu và một Mễ. À quên còn một nhà Ấn độ mới tới Mỹ khoảng mười năm, có nghĩa là mới bằng nửa thời gian tôi ở đây.
Bữa tiệc Tạ Ơn do cụ bà Mỹ trắng vừa lão lai, vừa lão làng khoản đãi phần đầu, mục đích để các gia đình có chút gắn bó, phần tiệc sau sẽ là dành cho con cháu, sẽ chơi tới khuya... Xem ra có vẽ VN quá.
Cụ lão làng đó kể rằng: tổ tiên của cụ đến Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ thứ 16. Chúng tôi ngạc nhiên vì tính ra đã hơn 300 năm, cụ nói đại gia đình cụ có một cuốn lịch sử gia đình, hơn 100 năm nay còn có cả hình ảnh, té ra cũng giống như người Tàu và người VN. Là có gia phả đấy.. .
Chủ nhân đãi khách như để chính mình ôn lại nhưng thăng trầm trong cuộc sống, cầu nguyện, chúc tụng sức khỏe xong có một câu rất thời đại ...toàn cầu là:
- Cám ơn Thượng Đế của chúng ta, ăn đi, có khi năm tới không gặp được nhau nữa ...
Ô! Phải vui mừng Tạ Ơn Trời đất, Tạ Ơn xứ sở và đủ thứ phái Tạ ơn, chứ có phải tiệc rượu kiểu ngày mai tiễn kẻ sang Tần đâu mà không gặp nữa.
Ông bà cụ người Tàu đã trên 80, tỏ vẻ am tường Lễ nghĩa Tạ Ơn ở Hoa Kỳ, họ không ngại bầy tỏ là họ sẽ không trở về Thiểm Tây nơi họ không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc, nhưng 2 cụ ấy lại mua được đất nơi nghĩa trang sang trọng "Đồi Xanh" bên bờ biển Rancho Palos Verdes, càng phải cám ơn xứ sở giàu sang này.
Tôi có cảm tưởng chỉ những khi sức khỏe không còn như thủa Xuân xanh, người ta mới cảm ơn tháng năm mất mát, còn khi lưng dài vai rộng, gánh vác được càn khôn, vẫn chưa nhận biết ân sủng của đất trời bát ngát ...
Thế nên bất cứ một dân tộc nào trên thế giới cũng đều công nhận điều phải có sức khỏe để tự lực tự cường trước khi chờ Thượng Đế ra tay kéo lên khỏi khơi sâu vực thẳm. Tuy nhiên khơi sâu vực thẳm vẫn trong quyền phép sắp xếp của Ngài, đấng tối cao, thành lại phải cầu nguyện, van xin Thượng Đế bảo bọc loài người được sinh tồn mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
27-11-2015
Bàn ra tán vào (0)
TIỆC TẠ ƠN Ở MỘT NHÀ KHÁCH GIÀ - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Những người di dân từ khắp nơi trên thế giới đến Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn bẵng nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng cái nhân của bàn tiệc vẫn là khay đựng con gà Tây nướng
( HNPĐ ) Những người di dân từ khắp nơi trên thế giới đến Hoa Kỳ mừng Lễ Tạ Ơn bẵng nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng cái nhân của bàn tiệc vẫn là khay đựng con gà Tây nướng. Nên nhìn ra ngay "Thanks giving" và lòng hân hoan, mừng rỡ trước cuộc sống mới tràn đầy hạnh phúc.
Khu tôi đang ở là khoảng giữa 2 con đường bị cắt bởi những nhà xây trước chặn lại, hoá cho nên địa thế như một nửa chéo của một mặt bằng hình vuông, mà cái đỉnh là nhà cụ bà Mỹ gốc Âu trắng tinh, tuy hiếu khách, lão lai nhất nhưng đầy hãnh tiến.
Viết thế nhị ca Lính Dù lại bảo: - Trời, làm như người ta không biết, kẻ này đã hơn một lần bấm cái máy thấy ngay khuôn viên "xơ xác điêu tàn vì ai" của bà chị rồi, có gì đâu cứ khoe hoài phố nhà già đó.
À vì sắp kể Lễ Tạ Ơn ở nơi đó, họ đã cùng nhau họp lại để mỗi người ôn lại hành trình của mình khi đến Mỹ vậy thôi.
Khu phố ấy tập trung nhiều sắc tộc nhất, 3 nhà Châu Á là Nhật, Tàu, và ta là tôi, tính từ gần chỗ tiệc tới xa thì ngoài cụ bà Mỹ trắng chính tông gốc Anh ra, mấy nhà cũng Châu Âu nhưng mới nhập Hoa Kỳ độ hơn nửa thế kỷ, một Hy Lạp, một Phi Châu và một Mễ. À quên còn một nhà Ấn độ mới tới Mỹ khoảng mười năm, có nghĩa là mới bằng nửa thời gian tôi ở đây.
Bữa tiệc Tạ Ơn do cụ bà Mỹ trắng vừa lão lai, vừa lão làng khoản đãi phần đầu, mục đích để các gia đình có chút gắn bó, phần tiệc sau sẽ là dành cho con cháu, sẽ chơi tới khuya... Xem ra có vẽ VN quá.
Cụ lão làng đó kể rằng: tổ tiên của cụ đến Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ thứ 16. Chúng tôi ngạc nhiên vì tính ra đã hơn 300 năm, cụ nói đại gia đình cụ có một cuốn lịch sử gia đình, hơn 100 năm nay còn có cả hình ảnh, té ra cũng giống như người Tàu và người VN. Là có gia phả đấy.. .
Chủ nhân đãi khách như để chính mình ôn lại nhưng thăng trầm trong cuộc sống, cầu nguyện, chúc tụng sức khỏe xong có một câu rất thời đại ...toàn cầu là:
- Cám ơn Thượng Đế của chúng ta, ăn đi, có khi năm tới không gặp được nhau nữa ...
Ô! Phải vui mừng Tạ Ơn Trời đất, Tạ Ơn xứ sở và đủ thứ phái Tạ ơn, chứ có phải tiệc rượu kiểu ngày mai tiễn kẻ sang Tần đâu mà không gặp nữa.
Ông bà cụ người Tàu đã trên 80, tỏ vẻ am tường Lễ nghĩa Tạ Ơn ở Hoa Kỳ, họ không ngại bầy tỏ là họ sẽ không trở về Thiểm Tây nơi họ không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc, nhưng 2 cụ ấy lại mua được đất nơi nghĩa trang sang trọng "Đồi Xanh" bên bờ biển Rancho Palos Verdes, càng phải cám ơn xứ sở giàu sang này.
Tôi có cảm tưởng chỉ những khi sức khỏe không còn như thủa Xuân xanh, người ta mới cảm ơn tháng năm mất mát, còn khi lưng dài vai rộng, gánh vác được càn khôn, vẫn chưa nhận biết ân sủng của đất trời bát ngát ...
Thế nên bất cứ một dân tộc nào trên thế giới cũng đều công nhận điều phải có sức khỏe để tự lực tự cường trước khi chờ Thượng Đế ra tay kéo lên khỏi khơi sâu vực thẳm. Tuy nhiên khơi sâu vực thẳm vẫn trong quyền phép sắp xếp của Ngài, đấng tối cao, thành lại phải cầu nguyện, van xin Thượng Đế bảo bọc loài người được sinh tồn mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
27-11-2015