Văn Học & Nghệ Thuật
TIẾNG TƠ SẦU - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Năm năm sau 30-4-1975, đôi bên còn có vẻ sợ nhau. Những người từ Bắc vô thấy miền Nam tươi sáng, rực rỡ quá, thì sợ miền Nam chê mình quê
( HNPĐ ) Năm năm sau 30-4-1975, đôi bên còn có vẻ sợ nhau.
Những người từ Bắc vô thấy miền Nam tươi sáng, rực rỡ quá, thì sợ miền Nam chê mình quê. Người trong Nam sợ cái chế độ lạ hoắc, tất cả mọi sinh hoạt bị đảo lộn, mọi thứ đều không giống ngày xưa.
Nhưng bắt đầu qua thập niên 80, mọi sự việc có vẻ dãn ra, theo cách nhìn riêng của mỗi người trong giới Văn nghệ sĩ bị kẹt lại Saigon.
Mà sợ gì nữa khi có gì phải sợ, hay nói nôm na chẳng còn gì để mất, gia sản đã chuyển ra chợ trời bán sạch ...
Do đó từ trại tù cải tạo, tôi bước thẳng sang nông trường, sau người ta cho tôi về thành phố, nên cứ thế tôi vừa đi kiếm việc, vừa theo đoàn Văn nghệ lang thang. ..tới nơi này chốn nọ rong chơi.
Nhóm bạn thi ca đó lúc nào cũng có khoảng 15 người thay đổi tuỳ theo chỗ đến, hay nơi yêu cầu ...chơi chơi, cho qua ngày đoạn tháng.
Trình bầy thơ ca thì đã có chị Hồ Điệp, Huyền Trân, giọng Nam có Vân Khanh, Đoàn Yên Linh, sau thêm anh Tô Kiều Ngân mới ra trại tù cải tạo.
Đa số nơi hội họp là những tư gia sang trọng còn tiền của, không dính líu tới thời sự, chính trị. Có khi là các chùa, nhà thờ ...
Trong nhóm có 2 tay đàn lão luyện, đệm đàn bầu đàn tranh cho các giọng ngâm, hát tân nhạc thì có ngay 2 tay ghi ta nữa.
Một lần chúng tôi tới nơi kia khá đông, Vân Khanh vốn là giáo sư tư thục nhưng cũng tù cải tạo về, anh ngâm thơ giọng Huế. ..Mệ Bửu Lộc buổi ấy lại thả đàn tranh, chao ôi, tiếng thơ bay bổng chơi vơi, khiến chúng tôi nhớ thi sĩ thiếu tá Tô Kiều Ngân, giọng nam Huế ở Tao Đàn xưa, bất giác tôi làm được bài tứ tuyệt, có 2 câu đầu như vầy:
Nghe anh , tôi chạnh nhớ Tô lang
Tiếng Huế chan chan tiếng Huế vàng...
Mệ Bửu Lộc "ưa" quá, cứ hỏi rỡn tôi là cái tiếng Huế "chan chan" nó thế nào," nói nghe coi". Làm sao nói được, nó "chan chan" lạ lắm.
Mệ cười nói như thách, diễu cợt ...văn nghệ: - Vậy thử nghe đờn qua thơ coi hỉ? Tôi chẳng biết thánh thơ dang ngự trị chốn nào mà tôi viết ngay được một bài, trong đó có đoạn:
Tiếng đàn vừa thoát khỏi tay tiên
Bay bổng chơi vơi những nỗi niềm
Người dõi theo người rơi nước mắt
Bố ơi, xin để họ bình yên...
Ít năm sau Mệ Bửu Lộc mãn phần, năm tháng chưa khuây với khách mộ điệu, tiếp tới. giọng ngâm Hồ Điệp tắt ở rừng rậm Campuchia qua vượt biên đường bộ, rồi mới đây thì nhà thơ, ngâm sĩ, thiếu tá Tô Kiều Ngân cũng mệnh chung. ..những tiếng tơ sầu thoắt bay đi mãi
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
( HNPĐ ) Năm năm sau 30-4-1975, đôi bên còn có vẻ sợ nhau.
Những người từ Bắc vô thấy miền Nam tươi sáng, rực rỡ quá, thì sợ miền Nam chê mình quê. Người trong Nam sợ cái chế độ lạ hoắc, tất cả mọi sinh hoạt bị đảo lộn, mọi thứ đều không giống ngày xưa.
Nhưng bắt đầu qua thập niên 80, mọi sự việc có vẻ dãn ra, theo cách nhìn riêng của mỗi người trong giới Văn nghệ sĩ bị kẹt lại Saigon.
Mà sợ gì nữa khi có gì phải sợ, hay nói nôm na chẳng còn gì để mất, gia sản đã chuyển ra chợ trời bán sạch ...
Do đó từ trại tù cải tạo, tôi bước thẳng sang nông trường, sau người ta cho tôi về thành phố, nên cứ thế tôi vừa đi kiếm việc, vừa theo đoàn Văn nghệ lang thang. ..tới nơi này chốn nọ rong chơi.
Nhóm bạn thi ca đó lúc nào cũng có khoảng 15 người thay đổi tuỳ theo chỗ đến, hay nơi yêu cầu ...chơi chơi, cho qua ngày đoạn tháng.
Trình bầy thơ ca thì đã có chị Hồ Điệp, Huyền Trân, giọng Nam có Vân Khanh, Đoàn Yên Linh, sau thêm anh Tô Kiều Ngân mới ra trại tù cải tạo.
Đa số nơi hội họp là những tư gia sang trọng còn tiền của, không dính líu tới thời sự, chính trị. Có khi là các chùa, nhà thờ ...
Trong nhóm có 2 tay đàn lão luyện, đệm đàn bầu đàn tranh cho các giọng ngâm, hát tân nhạc thì có ngay 2 tay ghi ta nữa.
Một lần chúng tôi tới nơi kia khá đông, Vân Khanh vốn là giáo sư tư thục nhưng cũng tù cải tạo về, anh ngâm thơ giọng Huế. ..Mệ Bửu Lộc buổi ấy lại thả đàn tranh, chao ôi, tiếng thơ bay bổng chơi vơi, khiến chúng tôi nhớ thi sĩ thiếu tá Tô Kiều Ngân, giọng nam Huế ở Tao Đàn xưa, bất giác tôi làm được bài tứ tuyệt, có 2 câu đầu như vầy:
Nghe anh , tôi chạnh nhớ Tô lang
Tiếng Huế chan chan tiếng Huế vàng...
Mệ Bửu Lộc "ưa" quá, cứ hỏi rỡn tôi là cái tiếng Huế "chan chan" nó thế nào," nói nghe coi". Làm sao nói được, nó "chan chan" lạ lắm.
Mệ cười nói như thách, diễu cợt ...văn nghệ: - Vậy thử nghe đờn qua thơ coi hỉ? Tôi chẳng biết thánh thơ dang ngự trị chốn nào mà tôi viết ngay được một bài, trong đó có đoạn:
Tiếng đàn vừa thoát khỏi tay tiên
Bay bổng chơi vơi những nỗi niềm
Người dõi theo người rơi nước mắt
Bố ơi, xin để họ bình yên...
Ít năm sau Mệ Bửu Lộc mãn phần, năm tháng chưa khuây với khách mộ điệu, tiếp tới. giọng ngâm Hồ Điệp tắt ở rừng rậm Campuchia qua vượt biên đường bộ, rồi mới đây thì nhà thơ, ngâm sĩ, thiếu tá Tô Kiều Ngân cũng mệnh chung. ..những tiếng tơ sầu thoắt bay đi mãi
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
TIẾNG TƠ SẦU - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Năm năm sau 30-4-1975, đôi bên còn có vẻ sợ nhau. Những người từ Bắc vô thấy miền Nam tươi sáng, rực rỡ quá, thì sợ miền Nam chê mình quê
( HNPĐ ) Năm năm sau 30-4-1975, đôi bên còn có vẻ sợ nhau.
Những người từ Bắc vô thấy miền Nam tươi sáng, rực rỡ quá, thì sợ miền Nam chê mình quê. Người trong Nam sợ cái chế độ lạ hoắc, tất cả mọi sinh hoạt bị đảo lộn, mọi thứ đều không giống ngày xưa.
Nhưng bắt đầu qua thập niên 80, mọi sự việc có vẻ dãn ra, theo cách nhìn riêng của mỗi người trong giới Văn nghệ sĩ bị kẹt lại Saigon.
Mà sợ gì nữa khi có gì phải sợ, hay nói nôm na chẳng còn gì để mất, gia sản đã chuyển ra chợ trời bán sạch ...
Do đó từ trại tù cải tạo, tôi bước thẳng sang nông trường, sau người ta cho tôi về thành phố, nên cứ thế tôi vừa đi kiếm việc, vừa theo đoàn Văn nghệ lang thang. ..tới nơi này chốn nọ rong chơi.
Nhóm bạn thi ca đó lúc nào cũng có khoảng 15 người thay đổi tuỳ theo chỗ đến, hay nơi yêu cầu ...chơi chơi, cho qua ngày đoạn tháng.
Trình bầy thơ ca thì đã có chị Hồ Điệp, Huyền Trân, giọng Nam có Vân Khanh, Đoàn Yên Linh, sau thêm anh Tô Kiều Ngân mới ra trại tù cải tạo.
Đa số nơi hội họp là những tư gia sang trọng còn tiền của, không dính líu tới thời sự, chính trị. Có khi là các chùa, nhà thờ ...
Trong nhóm có 2 tay đàn lão luyện, đệm đàn bầu đàn tranh cho các giọng ngâm, hát tân nhạc thì có ngay 2 tay ghi ta nữa.
Một lần chúng tôi tới nơi kia khá đông, Vân Khanh vốn là giáo sư tư thục nhưng cũng tù cải tạo về, anh ngâm thơ giọng Huế. ..Mệ Bửu Lộc buổi ấy lại thả đàn tranh, chao ôi, tiếng thơ bay bổng chơi vơi, khiến chúng tôi nhớ thi sĩ thiếu tá Tô Kiều Ngân, giọng nam Huế ở Tao Đàn xưa, bất giác tôi làm được bài tứ tuyệt, có 2 câu đầu như vầy:
Nghe anh , tôi chạnh nhớ Tô lang
Tiếng Huế chan chan tiếng Huế vàng...
Mệ Bửu Lộc "ưa" quá, cứ hỏi rỡn tôi là cái tiếng Huế "chan chan" nó thế nào," nói nghe coi". Làm sao nói được, nó "chan chan" lạ lắm.
Mệ cười nói như thách, diễu cợt ...văn nghệ: - Vậy thử nghe đờn qua thơ coi hỉ? Tôi chẳng biết thánh thơ dang ngự trị chốn nào mà tôi viết ngay được một bài, trong đó có đoạn:
Tiếng đàn vừa thoát khỏi tay tiên
Bay bổng chơi vơi những nỗi niềm
Người dõi theo người rơi nước mắt
Bố ơi, xin để họ bình yên...
Ít năm sau Mệ Bửu Lộc mãn phần, năm tháng chưa khuây với khách mộ điệu, tiếp tới. giọng ngâm Hồ Điệp tắt ở rừng rậm Campuchia qua vượt biên đường bộ, rồi mới đây thì nhà thơ, ngâm sĩ, thiếu tá Tô Kiều Ngân cũng mệnh chung. ..những tiếng tơ sầu thoắt bay đi mãi
CAO MỴ NHÂN (HNPD)