Đoạn Đường Chiến Binh
TIỂU ĐOÀN 82 BIỆT ĐỘNG QUÂN *
Vũ đình Hiếu
Trại Lực-lượng Đặc-biệt Plei Me nằm cách thị trấn Pleiku vào khoảng 50 cây-số về hướng nam, được thành lập vào tháng mười năm 1963. Đến 31 tháng mười năm 1970, trại dược bàn giao cho QL/VNCH và trở thành tiểu-đoàn 82 Biệt-động-quân biên-phòng.
Vào cuối năm 1965, quân bắc việt do tướng Chu-huy-Mân chỉ-huy, xử-dụng trung-đoàn 33 bao vây trại LLĐB Plei Me bắt đàu từ đêm 19 tháng mười. Trong khi đó trung-đoàn 32 cộng sản xâm lược được lệnh di-chuyển đến vị-trí đã lựa chọn để phục-kích các đơn-vị VNCH đến giải-vây. Chiến thuật này địch quân xử-dụng rất công-hiệu trong thời gian đánh nhau với quân đội Pháp trước đây. Mở màn cho trận đánh, quân cộng sản pháo kích nặng nề vào trại, sau đó bộ binh thuộc trung đoàn 33 xung phong tấn công. Các chiến sĩ LLĐB chiến đấu dũng cảm, đảy lui các đợt xung phong và chờ quân tiếp viện đến giải vây. Lực lượng tăng viện của QL/VNCH bị rơi vào nơi phục kích của trung đoàn 32, nhưng vẫn chống trả phá vỡ kế hoạch của đơn vị này. Đến ngày 23 tháng mười, đoàn quân tiếp viện tiến về hướng Plei Mẹ Trung đoàn 33 sau khi bao vây trại một tuần lễ đành phải rút lui khi viện binh VNCH đến.
Đầu tháng mười một, các đơn vị Nhẩy-dù VNCH phối hợp với các đơn vị thuộc sư-đoàn 1 kỵ-binh Hoa Kỳ, tảo thanh các khu vực gần trại Plei Me, thung lũng Ia Drang và rặng núi Chu Pong. Cuộc hành quân tiêu diệt tàn quân của trung đoàn 32, 33 và trung đoàn 66 CSBV. Trận Plei Me được coi như chiến thắng lớn nhất trong năm 1965, để kỷ niệm trận đánh này, bộ tư-lệnh quân-đoàn II đặt tên cho đại bản-doanh BTL/QĐ II là thành Plei Mẹ
Tháng sáu 1974, sư-đoàn 320 CSBV hoạt-động trong vùng Đức Cơ bắt đầu dò thám và chuẩn bị tấn công trại Plei Mẹ Các trung đoàn 48, 64 thêm một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn phòng không bắt đầu di chuyển đến gần trại để tấn công. Bộ tư-lệnh QDII phản ứng cấp thời, cho tăng viện căn cứ hỏa-lực 711 với trung đoàn 42 thuộc sư-đoàn 22 BB, đồng thời oanh-tạc và pháo kích vào các vùng tập trung quân của địch. Điều này làm cho sư đoàn 320 CSBV dình hoãn cuộc tấn công, tuy nhiên địch vẫn để trung đoàn 48 nằm lại gần Plei Mẹ Sau khi bộ tư-lệnh QDII ra lẹnh cho trung đoàn 42 BB quay trở về tỉnh Bình Định, bộ tư-lệnh mặt trận B3 không bỏ lỡ cơ hội ra lệnh tấn công trại Plei Mẹ
Trách nhiệm phòng thủ căn cứ Plei Me được trao cho tiểu đoàn 82 Biệt-động-quân, ngoài bốn đại-đội tác chiến, tiểu-đoàn được tăng cường thêm đại đội 2, tiểu đoàn 81 BĐQ. Biệt-động-quân rải quân ra giữa hai tiền-đồn Chu Hô và đồi 509 (cao độ), phần còn lại phòng thủ trại chính Plei-Mẹ Cuộc tấn công của quân cộng-sản bắt đầu khi đại đội 2 đang hoạt động bên ngoài. Đơn vị này chống cự mãnh liệt với địch quân và lui dần về căn cứ, về được 22 người trươc khi quân cộng sản siét chặt vòng vây.
Trong trận này, sư đoàn 320 xử dụng ít nhất bốn tiểu đoàn thuộc hai trung đoàn cơ-hữu 9 và 48, tăng cường thêm trung đoàn 26 biệt lập của mặt trận B3 và sau đó thêm trung đoàn 64 để dứt điểm 410 biệt-động-quân thuộc tiểu đoàn 82 và quân tăng viện. Lực lượng yểm trợ cho chiến trường Plei Me, quân bắc việt có tối thiểu 2 khẩu đại bác 130 ly, ba khẩu cối 120 ly, thêm một số súng cối 82 ly và súng không dật 75 ly. Ngoài ra còn có thêm đơn vị phòng không vớI hơn 12 khẩu đại liên 12.7 ly, địch dùng những khẩu này bắn máy bay của không quân VNCH vừa bắn trực xạ vào căn cứ.
Dưới cơn mưa pháo của địch, các pháo đài phòng thủ bị xập, binh sĩ Biệt-động-quân vẫn tiếp tục chiến đấu dưới giao thông hào. Bên ngoài hàng rào, xác cộng quân nằm chết rải rác xung quanh sau những đợt tấn công biển ngưới. Trong trận này pháo binh bạn từ căn cứ hỏa lực 711 đã yểm trợ quân trú phòng rất hiệu qủa, ngoài ra còn có thêm pháo binh từ Phú Nhơn bắn yểm trợ cho hướng đông và nam của trại. Sau sáu ngày đêm chiến đấu, tiền đồn Chu Hô nằm bên ngoài mất liên lạc với bộ chỉ huy tiểu đoàn hôm 10 tháng tám, năm ngày sau đó tiền đồn 509 cũng mất về tay giặc. Vài quân nhân BĐQ sống sót thuộc hai tiền đồn trên về cho biết là họ phải bỏ chạy vào rừng vì lý do đã hết lương thực và đạn dược đã gần cạn.
Thanh toán xong hai tiền đồn bên ngoài, quân CSBV dồn hỏa lực tập trung tấn công trại Plei Mẹ Mặ dù đã bị vây gần một tháng không được tiếp tế, tản thương, các quân nhân tiểu đoàn 82 Biệt-động-quân vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến ngày 2 tháng chín, các đơn vị tiếp viện VNCH gồm bộ binh, BĐQ và thiết giáp vào đến căn cứ. Các đơn vị thuộc sư đoàn 320 phải rút đi sau 20 lần tấn công không thành công. Các binh sĩ BĐQ sau khi được tiếp tế, củng cố lại hàng ngũ, tiến ra ngoài trại truy kích địch. Trận Plei Me được coi như chấm dứt khi các binh sĩ Biệt-động-quân thuộc tiểu đoàn 82 tái chiếm lại hai tiền đồn Chu Hô và 509.
Theo tài liệu:
Vietnam from Cease Fire to Capitulation, William Le Gro Washington D.C.,1981.
– The Green Berets, Francis J. Kelly, Brasseýs, New York, 1991.
– The Vietnam Story, Will Fowler, New Jersey, 1983.
Dallas – Texas,23-06-1995
Vũ-đình-Hiếu
http://www.bietdongquan.com/tailieu/bietdongquan/trangcuabietdongquan.htm
Bàn ra tán vào (0)
TIỂU ĐOÀN 82 BIỆT ĐỘNG QUÂN *
Vũ đình Hiếu
Trại Lực-lượng Đặc-biệt Plei Me nằm cách thị trấn Pleiku vào khoảng 50 cây-số về hướng nam, được thành lập vào tháng mười năm 1963. Đến 31 tháng mười năm 1970, trại dược bàn giao cho QL/VNCH và trở thành tiểu-đoàn 82 Biệt-động-quân biên-phòng.
Vào cuối năm 1965, quân bắc việt do tướng Chu-huy-Mân chỉ-huy, xử-dụng trung-đoàn 33 bao vây trại LLĐB Plei Me bắt đàu từ đêm 19 tháng mười. Trong khi đó trung-đoàn 32 cộng sản xâm lược được lệnh di-chuyển đến vị-trí đã lựa chọn để phục-kích các đơn-vị VNCH đến giải-vây. Chiến thuật này địch quân xử-dụng rất công-hiệu trong thời gian đánh nhau với quân đội Pháp trước đây. Mở màn cho trận đánh, quân cộng sản pháo kích nặng nề vào trại, sau đó bộ binh thuộc trung đoàn 33 xung phong tấn công. Các chiến sĩ LLĐB chiến đấu dũng cảm, đảy lui các đợt xung phong và chờ quân tiếp viện đến giải vây. Lực lượng tăng viện của QL/VNCH bị rơi vào nơi phục kích của trung đoàn 32, nhưng vẫn chống trả phá vỡ kế hoạch của đơn vị này. Đến ngày 23 tháng mười, đoàn quân tiếp viện tiến về hướng Plei Mẹ Trung đoàn 33 sau khi bao vây trại một tuần lễ đành phải rút lui khi viện binh VNCH đến.
Đầu tháng mười một, các đơn vị Nhẩy-dù VNCH phối hợp với các đơn vị thuộc sư-đoàn 1 kỵ-binh Hoa Kỳ, tảo thanh các khu vực gần trại Plei Me, thung lũng Ia Drang và rặng núi Chu Pong. Cuộc hành quân tiêu diệt tàn quân của trung đoàn 32, 33 và trung đoàn 66 CSBV. Trận Plei Me được coi như chiến thắng lớn nhất trong năm 1965, để kỷ niệm trận đánh này, bộ tư-lệnh quân-đoàn II đặt tên cho đại bản-doanh BTL/QĐ II là thành Plei Mẹ
Tháng sáu 1974, sư-đoàn 320 CSBV hoạt-động trong vùng Đức Cơ bắt đầu dò thám và chuẩn bị tấn công trại Plei Mẹ Các trung đoàn 48, 64 thêm một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn phòng không bắt đầu di chuyển đến gần trại để tấn công. Bộ tư-lệnh QDII phản ứng cấp thời, cho tăng viện căn cứ hỏa-lực 711 với trung đoàn 42 thuộc sư-đoàn 22 BB, đồng thời oanh-tạc và pháo kích vào các vùng tập trung quân của địch. Điều này làm cho sư đoàn 320 CSBV dình hoãn cuộc tấn công, tuy nhiên địch vẫn để trung đoàn 48 nằm lại gần Plei Mẹ Sau khi bộ tư-lệnh QDII ra lẹnh cho trung đoàn 42 BB quay trở về tỉnh Bình Định, bộ tư-lệnh mặt trận B3 không bỏ lỡ cơ hội ra lệnh tấn công trại Plei Mẹ
Trách nhiệm phòng thủ căn cứ Plei Me được trao cho tiểu đoàn 82 Biệt-động-quân, ngoài bốn đại-đội tác chiến, tiểu-đoàn được tăng cường thêm đại đội 2, tiểu đoàn 81 BĐQ. Biệt-động-quân rải quân ra giữa hai tiền-đồn Chu Hô và đồi 509 (cao độ), phần còn lại phòng thủ trại chính Plei-Mẹ Cuộc tấn công của quân cộng-sản bắt đầu khi đại đội 2 đang hoạt động bên ngoài. Đơn vị này chống cự mãnh liệt với địch quân và lui dần về căn cứ, về được 22 người trươc khi quân cộng sản siét chặt vòng vây.
Trong trận này, sư đoàn 320 xử dụng ít nhất bốn tiểu đoàn thuộc hai trung đoàn cơ-hữu 9 và 48, tăng cường thêm trung đoàn 26 biệt lập của mặt trận B3 và sau đó thêm trung đoàn 64 để dứt điểm 410 biệt-động-quân thuộc tiểu đoàn 82 và quân tăng viện. Lực lượng yểm trợ cho chiến trường Plei Me, quân bắc việt có tối thiểu 2 khẩu đại bác 130 ly, ba khẩu cối 120 ly, thêm một số súng cối 82 ly và súng không dật 75 ly. Ngoài ra còn có thêm đơn vị phòng không vớI hơn 12 khẩu đại liên 12.7 ly, địch dùng những khẩu này bắn máy bay của không quân VNCH vừa bắn trực xạ vào căn cứ.
Dưới cơn mưa pháo của địch, các pháo đài phòng thủ bị xập, binh sĩ Biệt-động-quân vẫn tiếp tục chiến đấu dưới giao thông hào. Bên ngoài hàng rào, xác cộng quân nằm chết rải rác xung quanh sau những đợt tấn công biển ngưới. Trong trận này pháo binh bạn từ căn cứ hỏa lực 711 đã yểm trợ quân trú phòng rất hiệu qủa, ngoài ra còn có thêm pháo binh từ Phú Nhơn bắn yểm trợ cho hướng đông và nam của trại. Sau sáu ngày đêm chiến đấu, tiền đồn Chu Hô nằm bên ngoài mất liên lạc với bộ chỉ huy tiểu đoàn hôm 10 tháng tám, năm ngày sau đó tiền đồn 509 cũng mất về tay giặc. Vài quân nhân BĐQ sống sót thuộc hai tiền đồn trên về cho biết là họ phải bỏ chạy vào rừng vì lý do đã hết lương thực và đạn dược đã gần cạn.
Thanh toán xong hai tiền đồn bên ngoài, quân CSBV dồn hỏa lực tập trung tấn công trại Plei Mẹ Mặ dù đã bị vây gần một tháng không được tiếp tế, tản thương, các quân nhân tiểu đoàn 82 Biệt-động-quân vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến ngày 2 tháng chín, các đơn vị tiếp viện VNCH gồm bộ binh, BĐQ và thiết giáp vào đến căn cứ. Các đơn vị thuộc sư đoàn 320 phải rút đi sau 20 lần tấn công không thành công. Các binh sĩ BĐQ sau khi được tiếp tế, củng cố lại hàng ngũ, tiến ra ngoài trại truy kích địch. Trận Plei Me được coi như chấm dứt khi các binh sĩ Biệt-động-quân thuộc tiểu đoàn 82 tái chiếm lại hai tiền đồn Chu Hô và 509.
Theo tài liệu:
Vietnam from Cease Fire to Capitulation, William Le Gro Washington D.C.,1981.
– The Green Berets, Francis J. Kelly, Brasseýs, New York, 1991.
– The Vietnam Story, Will Fowler, New Jersey, 1983.
Dallas – Texas,23-06-1995
Vũ-đình-Hiếu
http://www.bietdongquan.com/tailieu/bietdongquan/trangcuabietdongquan.htm