Tin nóng trong ngày

TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 01-7 - 2022 ]

xxx

****************

Nỗ lực trở lại cuộc sống bình thường của một ngôi làng Ukraine


Sau khi quân đội Nga rời đi, người dân Yahidne và Makariv cùng các tình nguyện viên đang nỗ lực xây dựng lại ngôi làng của họ, nhằm quay lại cuộc sống bình thường trước khi mùa đông tới.

Theo AP, tại rìa của ngôi làng Yahidne là tàn tích của một trường học nhỏ bị phá hủy. Đây là một trong trong số nhiều công trình và nhà cửa đã không còn nguyên vẹn vì cuộc xung đột Ukraine.

Khi Nga bắt đầu rút khỏi khu vực này, làng Yahidne đã được thổi một làn gió mới, đầy năng lượng và lạc quan. Những người dân bản địa cùng với rất nhiều tình nguyện viên đang khẩn trương xây dựng lại ngôi làng, tiếng búa và đinh có thể nghe được ở khắp nơi.

Ngôi làng Yahidne đang được tái thiết. Ảnh: AP

Hai tình nguyện viên Denys Ovcharenko và Denys Huschyk tới từ Kiev cho biết, họ là thành viên của một tổ chức thiện nguyện tên Dobrobat (quân đoàn tốt bụng). Họ tới Yahidne cùng với 22 người khác để giúp những người dân tại đây có thể trở lại cuộc sống bình thường sớm nhất có thể. Dobrobat đã lên kế hoạch sửa chữa 21 ngôi nhà trong tuần tới, ngay cả khi 80% tình nguyện viên không hề có kinh nghiệm xây dựng trước đó.

Hai tình nguyện viên sửa mái nhà ở Yahidne

"Khi các binh sĩ vẫn đang bảo vệ chúng tôi ngoài kia, chúng tôi xây dựng lại những gì đã mất để không phụ công họ", anh Huschyk nói.

Làng Yahidne không phải là ngôi làng duy nhất đang khẩn trương tái thiết trươc khi mùa đông tới, và không chỉ có những người Ukraine sẵn sàng tham gia quá trình xây dựng. Tại làng Makariv, có một cặp cha con tới từ Czech đã tình nguyện tham gia giúp đỡ người dân địa phương.

Một ngôi nhà tại Makariv đang được sửa chữa. Ảnh: AP

Theo Daniel Kahle và người cha Michal, họ muốn làm một điều có ý nghĩa thay vì chỉ là khách du lịch. Hai cha con đã gia nhập nhóm tình nguyện "Cùng nhau dựng xây Ukraine" để khôi phục lại sở cứu hỏa Makariv, vốn bị phá hủy từ tháng 3. Với Daniel, đây là một kỷ niệm đặc biệt với cha con anh. Họ không hề hối hận khi dành thời gian nghỉ hè ngắn ngủi để tới đây (Daniel là sinh viên đang du học tại Mỹ).

Một vỏ đạn pháo còn sót lại ở Makariv. Ảnh: AP

Tetyana Symkovych - điều phối viên nhóm tình nguyện tại Makariv cho biết, rất nhiều người muốn đóng góp cho đất nước nên đã tới ngôi làng, nhưng cũng có những người muốn vượt qua những ám ảnh quá khứ như Yulia Kapustienko, cô gái 23 tuổi đến từ làng Horlivka, vốn bị phá hủy bởi một giao tranh từ năm 2014.

Tầng hầm của một trường học dùng làm nơi trú ẩn tại Makariv. Ảnh: AP

"Tôi đã thấy người quen thiệt mạng và những ngôi nhà bị phá hủy ở quê mình. Giờ đây, khi thấy một ngôi nhà bình thường, tôi lại tưởng tượng tới những gì có thể xảy ra khi tên lửa bắn trúng. Rất khó để xóa chúng khỏi tâm trí, nhưng tôi cố gắng không bị ám ảnh, nên việc là một phần trong quá trình xây dựng lại đất nước có ý nghĩa rất lớn với tôi. Tôi hiểu tôi cần phải có trách nhiệm, không cần biết là sửa chữa lại công trình gì, miễn là nó nằm trong lãnh thổ Ukraine, tôi sẽ góp một phần sức lực", Kapustienko chia sẻ.

Việt Dũng


***************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina : Nga oanh kích Odessa, hàng chục người thiệt mạng

Thanh Hà

Ít nhất 18 người chết sau một đợt oanh kích của Nga nhắm vào các khu dân cư tại vùng Odessa, miền nam Ukraina vào sáng nay 01/07/2022. Chính quyền Kiev loan báo tin trên một ngày sau khi chiếm lại Đảo Rắn, với vị trí chiến lược ở Hắc Hải đối diện với Odessa và sau khi được thông báo sẽ nhận thêm viện trợ quân sự của Anh, Hoa Kỳ.

Theo chính quyền Ukraina được Reuters trích dẫn, quân đội Nga đã phóng hai tên lửa Kh-22 được chế tạo từ thời Liên Xô cũ. Cả hai được phóng đi từ Biển Đen và cùng nhắm vào các khu dân cư. Hỏa tiễn thứ nhất bắn trúng một tòa nhà 9 tầng ở thành phố Serhiivke, vào lúc 1 giờ sáng nay, giờ địa phương, làm ít nhất 16 người chết. Mục tiêu thứ nhì là một khu khách sạn.

Thống đốc vùng Dodessa, Maksym Marchenko tạm thời đưa ra con số 18 người thiệt mạng, hơn 30 người bị thương đã được đưa vào bệnh viện. Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do chưa dập tắt được các đám cháy tại các tòa nhà bị oanh kích.

Đợt oanh kích sáng sớm nay diễn ra vài giờ sau khi Kiev thông báo đã chiếm lại được Đảo Rắn, ngoài khơi Odessa. Matxcơva xác nhận “đã rút quân để thể hiện thiện chí” sau khi đã “đạt được các mục tiêu” đề ra. Đảo Rắn đã được quân sự hóa, nằm ở phía tây nam cảng Odessa, hải cảng lớn nhất của Ukraina, nơi hàng triệu tấn ngũ cốc đang bị giữ lại. Theo giới quan sát, giành lại Đảo Rắn là một “thắng lợi quan trọng về mặt chiến lược” đối với Ukraina.

Trước khi có tin về tình hình ở Đảo Rắn, khi bế mạc thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo viện trợ thêm hơn 1 tỷ bảng Anh cho chính quyền Kiev, chủ yếu là viện trợ quân sự.

Tuy nhiên, mọi chú ý hướng về tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ. Trước khi lên đường về Mỹ, Joe Biden nhấn mạnh Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương luôn sát cánh với Kiev và không thể để mọi việc kết thúc bằng một “thất bại quân sự của Ukraina”  :

“Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng đây là một thượng đỉnh mang tính lịch sử của NATO. Trước khi xảy ra chiến tranh, tôi đã nói với Putin là nếu Nga xâm chiếm Ukraina, khối NATO không chỉ sẽ mạnh hơn mà còn đoàn kết hơn. Các nền dân chủ trên thế giới sẽ đứng lên, chống lại hành vi xâm lược đó và bảo vệ trật tự thế giới được xây dựng trên luật pháp. Đấy chính là điều đang diễn ra ngày hôm nay.

Thượng đỉnh lần này nhằm củng cố thêm liên minh, vượt qua những thách thức của thế giới hiện tại và những mối đe dọa mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai. Lần cuối cùng mà NATO soạn thảo khái niệm chiến lược cách nay 12 năm. Khi đó văn bản này coi Nga là một đối tác và thậm chí không nhắc đến Trung Quốc. Thế giới đã có nhiều chuyển biến từ đó đến nay và NATO cũng thay đổi để thích nghi.

Tại thượng đỉnh lần này, chúng ta đã tập hợp các liên minh để đối phó cùng lúc với những mối đe dọa trực tiếp mà nước Nga đang đặt ra cho châu Âu và những thách thức có hệ thống mà Trung Quốc đang đặt ra đối với trật tự thế giới được xây dựng trên nền tảng pháp luật”.


****************

Tổng thống Putin: 'Không có hạn chót cho chiến sự ở Ukraine'


Tổng thống Putin: Không có hạn chót cho chiến sự ở Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có mặt tại Turkmenistan ngày 29-6 - Ảnh: AFP

'Chiến dịch quân sự vẫn theo đúng kế hoạch'

Tại cuộc họp báo ở Ashgabat, trong khuôn khổ chuyến thăm Turkmenistan ngày 29-6, Tổng thống Putin đã trả lời các câu hỏi liên quan đến việc hai quốc gia láng giềng Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO và tình hình chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Nói về chiến dịch quân sự ở Ukraine, Tổng thống Nga khẳng định nó vẫn đang đi đúng kế hoạch với mục tiêu giải phóng vùng Donbass ở miền đông Ukraine, bảo vệ người dân và đảm bảo an toàn cho nước Nga.

"Chiến dịch đang tiến hành một cách bình tĩnh và nhịp nhàng. Các binh sĩ đang tiến đến những điểm cuối được giao cho một giai đoạn nhất định của cuộc chiến", ông nhấn mạnh.

Tổng thống Putin cho biết quân đội Nga có thể điều chỉnh chiến thuật, nơi điều quân và tấn công, của chiến dịch cho phù hợp, nhưng không đặt ra hạn chót.

"Tôi không bao giờ nói về hạn chót vì đó là cuộc sống, là thực tế. Việc áp hạn chót là sai bởi nó liên quan đến mức độ chiến đấu, và mức độ này gắn trực tiếp đến thương vong có thể xảy ra. Và chúng tôi phải đặt việc bảo vệ mạng sống của những người lính lên trên hết", nhà lãnh đạo Nga nói.

Về việc Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng khối này đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột kể từ năm 2014, ông Putin cho rằng điều đó "không có gì mới" đối với Matxcơva. Ông nói Mỹ từ lâu đã tìm kiếm một kẻ thù bên ngoài để tập hợp các đồng minh xung quanh Washington và Nga được chọn đóng vai kẻ thù đó.

"Điều này một lần nữa khẳng định những gì chúng ta đã nói từ trước đến nay, rằng NATO là một di tích của Chiến tranh lạnh", Đài RT dẫn lời ông Putin nói.

Tổng thống Putin: Không có hạn chót cho chiến sự ở Ukraine - Ảnh 2.

Ông Putin khẳng định chiến dịch quân sự của Nga vẫn đang đi theo kế hoạch - Ảnh: Kremlin

Cảnh báo Phần Lan, Thụy Điển

Tại cuộc họp báo, Tổng thống Putin cũng lên tiếng về NATO. Ông cho rằng việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO không giống như Ukraine, nhưng khẳng định sẽ đáp trả nếu xuất hiện mối đe dọa với Matxcơva.

"Với chúng tôi, việc Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên NATO không hoàn toàn giống với Ukraine. Đây là những điều hoàn toàn khác nhau", Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Putin nói tại cuộc họp báo ở thủ đô Ashgabat.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết Matxcơva không có bất đồng về lãnh thổ với Helsinki và Stockholm. "Không có gì có thể khiến chúng tôi bận tâm về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Nếu Phần Lan và Thụy Điển muốn, họ có thể gia nhập" - ông Putin khẳng định.

Tuy nhiên, ông Putin nói dù "trước đây không có mối đe dọa" nhưng "nếu lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng quân sự được triển khai ở những nước đó, chúng tôi (Nga) sẽ buộc phản ứng một cách đối xứng và tạo ra mối đe dọa tương tự cho những nơi đe dọa chúng tôi".

Nga đưa quân qua biên giới Ukraine bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại đây từ ngày 24-2 với lý do Kiev không thực hiện thỏa thuận Minsk ký kết năm 2014.

Tổng thống Vladimir Putin đến Ashgabat, Turkmenistan ngày 29-6 trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine. Chuyến đi nhằm củng cố các mối quan hệ với các nước láng giềng Trung Á.

Tại đây, ông tham dự hội nghị thượng đỉnh các quốc gia ven biển Caspi lần thứ 6, gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Azerbaijan, Iran, Kazakhstan và Turkmenistan. Một ngày trước đó, ông Putin đã đến Tajikistan và gặp gỡ Tổng thống Emomali Rahmon.


**************

Liên Hiệp Châu Âu sửa sai lầm 15 năm phụ thuộc năng lượng Nga

Thu Hằng

Từ phụ thuộc đến 40% vào khí đốt, cũng như vào dầu lửa và than đá của Nga, Liên Hiệp Châu Âu trong suốt bốn tháng qua không ngừng tìm kiếm các biện pháp thay thế song song với việc từng bước cấm vận hoàn toàn năng lượng Nga. Tuy nhiên, rất nhiều dự án cần đầu tư lớn và lâu dài. Còn mục tiêu trước mắt là dự trữ đủ khí đốt cho mùa đông sắp tới.

Có thể thấy các giải pháp thay thế, được đề xuất và triển khai, tập trung trong bốn điểm chính : gia tăng nguồn cung từ nước ngoài ; tăng cường khai thác nguồn nhiên liệu trong nước ; giảm tiêu thụ và mở rộng phát triển năng lượng tái tạo. Hai điểm cuối được nhấn mạnh trong Kế hoạch Năng lượng, được nguyên thủ các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thông qua trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 27/06/2022. 

1. Gia tăng nhập khẩu, đa dạng nguồn cung 

Ngay trong loạt trừng phạt đầu tiên sau khi Matxcơva phát động chiến tranh ở Ukraina, cấm vận năng lượng Nga đã được nhắc đến, cũng như việc phải mua nhiên liệu với giá đắt, nhưng khó khăn lớn lại nằm ở chỗ tìm nguồn thay thế ở đâu. Biện pháp khẩn cấp trước tiên là phải tích trữ khí đốt, ít nhất phải được 80% vào tháng 11, để qua được “mùa đông khó khăn” sắp tới. 

Các nước thành viên Liên Âu cũng chủ động đơn phương đàm phán với các nhà cung cấp. Ví dụ, Ý đã giảm mức phụ thuộc vào khí đốt của Nga còn 25%, thay vì 40% năm 2021. Tháng Tư, Roma đã ký một thỏa thuận quan trọng với Algérie về việc cung cấp thêm khí đốt. Nhiều cuộc đàm phán khác đang được tiến hành với Qatar, Angola, Congo và Mozambique. Trả lời phỏng vấn báo La Stampa, bộ trưởng Chuyển đổi Năng lượng Roberto Cingolani tỏ ra lạc quan rằng Ý “gần như nằm ngoài vòng nguy hiểm” với khả năng sẽ tích được 90% khí đốt vào cuối năm. 

Rumani nhập điện từ Ukraina từ ngày 30/06. Đối với tổng thống Volodymyr Zelensky, đây là “một bước tiến xích lại gần Liên Hiệp Châu Âu” của Ukraina và “giúp người tiêu dùng Liên Âu giảm một phần quan trọng vào khí đốt của Nga” cũng như giúp khối 27 nước “tự chủ năng lượng”

Về dầu lửa, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa mở rộng OPEC+ tăng sản lượng, thậm chí đề nghị để dầu lửa của Iran và Venezuela, hai nước bị cấm vận, được bán trở lại trên thị trường. 

Ngày 30/06, OPEC+ đồng ý tiếp tục gia tăng sản lượng trong mùa hè này, cụ thể là thêm 648.000 thùng mỗi ngày vào tháng 7 và 8, thay vì 432.000 thùng như dự kiến. Nhưng theo giới chuyên gia, khối lượng xuất khẩu thực tế có lẽ chỉ được đạt được một nửa, vì Nga bị cấm vận, trong khi nhiều nước thành viên (Libya, Nigeria, Congo…), do tình hình bất ổn hoặc thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng, nên không thể đáp ứng ngay thị trường bỏ ngỏ. Ngay cả các nhà sản xuất lớn, như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Xê Út, cũng cho tổng thống Pháp biết là khó có thể tăng thêm sản lượng.    

Về trường hợp Iran và Venezuela, đây là những kế hoạch dài hạn. Để Iran xuất được dầu ra thị trường nước ngoài thì trước hết phải đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Như vậy, phải nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán đang bị bế tắc và cần đến ba tháng trong trường hợp khả quan nhất. Iran có khả năng cung cấp thêm cho thị trường từ 500.000 đến 1 triệu thùng mỗi ngày. Venezuela cần đến vài năm vì cơ sở hạ tầng khai thác dầu khí trong tình trạng bi đát, cần được trùng tu và đầu tư lớn. Hiện giờ, Venezuela khai thác khoảng 800.000 thùng mỗi ngày.   

Sau khi ngừng dự án khai thác tại Nga, tập đoàn Total của Pháp trở thành đối tác lớn của Qatar để khai thác mỏ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, giúp quốc gia vùng Vịnh tăng thêm 60% sản lượng từ nay đến năm 2027. Dự án North Field East được bộ trưởng Năng Lượng Qatar thông báo ngày 12/06 và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026 được cho là phần nào giảm bớt lo lắng của châu Âu về Kế hoạch Năng lượng. 

Về than đá, trong vòng 5 tháng đầu năm 2022, các nước Liên Hiệp Châu Âu nhập thêm hơn 40% khối lượng than đá từ Nam Phi so với năm trước. Khối lượng than được Pháp nhập từ Nam Phi tăng gấp 7 lần. Các nước Tây Ban Nha, Ba Lan, Đức, không phải là khách hàng trong năm 2021, cũng bắt đầu nhập than đá của Nam Phi.  

2. Tái khởi động, tăng đầu tư khai thác ở địa phương 

Cuộc chiến do Nga phát động tại Ukraina cũng khiến Liên Hiệp Châu Âu nhận ra điểm yếu là “thiếu tự chủ năng lượng”. Một trong các hướng thay thế là “phải bắt đầu sản xuất tại địa phương”, theo nhận định với AFP của Thierry Bros, chuyên gia về năng lượng và khí hậu tại Đại học Khoa học Chính trị - Sciences Po Paris. Ví dụ, “phải tái khởi động các dự án ở Biển Đen, sản xuất khí đốt ở Na Uy, sản xuất khí đá phiến ở Anh Quốc, còn ở Pháp là khí mỏ”

Trong tháng Sáu, rất nhiều dự án khai thác, sản xuất nhiên liệu trong nước được các nước thành viên Liên Âu thông báo. Ví dụ, công ty Black Sea Oil and Gas (BSOG) của Rumani khai thác dầu khí ở Biển Đen, tại các lô nằm cách thủ đô Bucarest khoảng 120 km, trong khoảng 10 năm. Giàn khoan được đầu tư 400 triệu đô la, cung cấp khoảng 3 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày, tương đương với khoảng “10% nhu cầu khí đốt” của Rumani. Ngoài ra, chính quyền Bucarest cũng hy vọng hai tập đoàn OMV của Áo và Romgaz của Rumani tái khởi động dự án Neptun Deep, được thẩm định có 42 đến 84 tỉ mét khối, ngay từ năm 2026, như vậy giúp Rumani “hoàn toàn độc lập về khí đốt”, thậm chí có thể xuất khẩu phần dôi cho các nước láng giềng. 

Một số nước trong tình trạng báo động vì thiếu nhiên liệu, đã tái khởi động hoặc hoãn đóng cửa các nhà máy nhiệt điện, bắt đầu từ Đức, tiếp theo là Ý, Hà Lan, Áo. Ví dụ theo luật hiện hành ở Hà Lan từ tháng 01/2022, các nhà máy nhiệt điện chỉ hoạt động 35% công suất để giảm phát thải khí CO2. Nhưng do bị Nga cắt khí đốt, những nhà máy này có thể hoạt động hết công suất, theo thông báo ngày 20/06 của bộ trưởng Môi Trường và Năng Lượng. Pháp cũng dự kiến tái khởi động nhà máy nhiệt điện Saint-Avold vào mùa đông này. Bulgari cũng đang tính đến giải pháp tương tự. 

3. Giảm tiêu thụ năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo  

Tại thượng đỉnh ngày 27/06, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua hàng loạt mục tiêu bắt buộc nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và tăng tốc phát triển các loại năng lượng tái tạo, trong đó có điện hạt nhân, hiện được coi là năng lượng xanh. Ví dụ trường hợp của Pháp, chính phủ đề ra mục tiêu giảm 10% lượng tiêu thụ năng lượng trong vòng hai năm. Các biện pháp cụ thể sẽ được thông báo vào tháng 9 cho các doanh nghiệp và cơ quan hành chính. 

Năng lượng tái tạo sẽ chiếm đến 40% gói năng lượng châu Âu từ nay đến năm 2030 thay vì mục tiêu 32% được đề ra trước đó. Mỗi nước thành viên phải giảm 13% lượng khí phát thải trong phương tiện giao thông, tương đương với việc năng lượng tái tạo phải chiếm 29% phần tiêu thụ năng lượng của lĩnh vực này. Mục tiêu tiếp theo là tăng sử dụng năng lượng tái tạo trong hệ thống sưởi và điều hòa, với mục tiêu, dù mang tính chỉ dẫn, là 49% năng lượng tái tạo trong ngành xây dựng từ nay đến năm 2030. 

Khối 27 nước cũng thông qua dự án cấm bán xe ô tô sử dụng động cơ nhiệt (xăng, dầu) kể từ năm 2035, được Ủy Ban Châu Âu đề xuất vào tháng 07/2021. Đức đưa ra thêm đề xuất cho phép ngành công nghiệp xe hơi sử dụng động cơ nhiệt chạy bằng nhiên liệu tổng hợp trung hòa khí thải CO2 sau năm 2035.  

Trả lời RFI, ông Thomas Pellerin-Carlin, giám đốc Trung tâm Năng lượng của Viện Jacques Delors, cho rằng dù tăng khối lượng nhiệt điện thì đây vẫn chỉ là giải pháp tạm thời, sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, được Bruxelles đề ra cho đến năm 2030. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay cho thấy Liên Hiệp Châu Âu đang trả giá cho “15 năm chính sách sai lầm, phụ thuộc vào khí đốt của Nga, không phát triển hàng loạt năng lượng tái tạo và không cải tạo cách nhiệt cho các tòa nhà”

(Tổng hợp từ AFPRFIFrance 24)


**************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 01-7 - 2022 ]

xxx

****************

Nỗ lực trở lại cuộc sống bình thường của một ngôi làng Ukraine


Sau khi quân đội Nga rời đi, người dân Yahidne và Makariv cùng các tình nguyện viên đang nỗ lực xây dựng lại ngôi làng của họ, nhằm quay lại cuộc sống bình thường trước khi mùa đông tới.

Theo AP, tại rìa của ngôi làng Yahidne là tàn tích của một trường học nhỏ bị phá hủy. Đây là một trong trong số nhiều công trình và nhà cửa đã không còn nguyên vẹn vì cuộc xung đột Ukraine.

Khi Nga bắt đầu rút khỏi khu vực này, làng Yahidne đã được thổi một làn gió mới, đầy năng lượng và lạc quan. Những người dân bản địa cùng với rất nhiều tình nguyện viên đang khẩn trương xây dựng lại ngôi làng, tiếng búa và đinh có thể nghe được ở khắp nơi.

Ngôi làng Yahidne đang được tái thiết. Ảnh: AP

Hai tình nguyện viên Denys Ovcharenko và Denys Huschyk tới từ Kiev cho biết, họ là thành viên của một tổ chức thiện nguyện tên Dobrobat (quân đoàn tốt bụng). Họ tới Yahidne cùng với 22 người khác để giúp những người dân tại đây có thể trở lại cuộc sống bình thường sớm nhất có thể. Dobrobat đã lên kế hoạch sửa chữa 21 ngôi nhà trong tuần tới, ngay cả khi 80% tình nguyện viên không hề có kinh nghiệm xây dựng trước đó.

Hai tình nguyện viên sửa mái nhà ở Yahidne

"Khi các binh sĩ vẫn đang bảo vệ chúng tôi ngoài kia, chúng tôi xây dựng lại những gì đã mất để không phụ công họ", anh Huschyk nói.

Làng Yahidne không phải là ngôi làng duy nhất đang khẩn trương tái thiết trươc khi mùa đông tới, và không chỉ có những người Ukraine sẵn sàng tham gia quá trình xây dựng. Tại làng Makariv, có một cặp cha con tới từ Czech đã tình nguyện tham gia giúp đỡ người dân địa phương.

Một ngôi nhà tại Makariv đang được sửa chữa. Ảnh: AP

Theo Daniel Kahle và người cha Michal, họ muốn làm một điều có ý nghĩa thay vì chỉ là khách du lịch. Hai cha con đã gia nhập nhóm tình nguyện "Cùng nhau dựng xây Ukraine" để khôi phục lại sở cứu hỏa Makariv, vốn bị phá hủy từ tháng 3. Với Daniel, đây là một kỷ niệm đặc biệt với cha con anh. Họ không hề hối hận khi dành thời gian nghỉ hè ngắn ngủi để tới đây (Daniel là sinh viên đang du học tại Mỹ).

Một vỏ đạn pháo còn sót lại ở Makariv. Ảnh: AP

Tetyana Symkovych - điều phối viên nhóm tình nguyện tại Makariv cho biết, rất nhiều người muốn đóng góp cho đất nước nên đã tới ngôi làng, nhưng cũng có những người muốn vượt qua những ám ảnh quá khứ như Yulia Kapustienko, cô gái 23 tuổi đến từ làng Horlivka, vốn bị phá hủy bởi một giao tranh từ năm 2014.

Tầng hầm của một trường học dùng làm nơi trú ẩn tại Makariv. Ảnh: AP

"Tôi đã thấy người quen thiệt mạng và những ngôi nhà bị phá hủy ở quê mình. Giờ đây, khi thấy một ngôi nhà bình thường, tôi lại tưởng tượng tới những gì có thể xảy ra khi tên lửa bắn trúng. Rất khó để xóa chúng khỏi tâm trí, nhưng tôi cố gắng không bị ám ảnh, nên việc là một phần trong quá trình xây dựng lại đất nước có ý nghĩa rất lớn với tôi. Tôi hiểu tôi cần phải có trách nhiệm, không cần biết là sửa chữa lại công trình gì, miễn là nó nằm trong lãnh thổ Ukraine, tôi sẽ góp một phần sức lực", Kapustienko chia sẻ.

Việt Dũng


***************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina : Nga oanh kích Odessa, hàng chục người thiệt mạng

Thanh Hà

Ít nhất 18 người chết sau một đợt oanh kích của Nga nhắm vào các khu dân cư tại vùng Odessa, miền nam Ukraina vào sáng nay 01/07/2022. Chính quyền Kiev loan báo tin trên một ngày sau khi chiếm lại Đảo Rắn, với vị trí chiến lược ở Hắc Hải đối diện với Odessa và sau khi được thông báo sẽ nhận thêm viện trợ quân sự của Anh, Hoa Kỳ.

Theo chính quyền Ukraina được Reuters trích dẫn, quân đội Nga đã phóng hai tên lửa Kh-22 được chế tạo từ thời Liên Xô cũ. Cả hai được phóng đi từ Biển Đen và cùng nhắm vào các khu dân cư. Hỏa tiễn thứ nhất bắn trúng một tòa nhà 9 tầng ở thành phố Serhiivke, vào lúc 1 giờ sáng nay, giờ địa phương, làm ít nhất 16 người chết. Mục tiêu thứ nhì là một khu khách sạn.

Thống đốc vùng Dodessa, Maksym Marchenko tạm thời đưa ra con số 18 người thiệt mạng, hơn 30 người bị thương đã được đưa vào bệnh viện. Công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do chưa dập tắt được các đám cháy tại các tòa nhà bị oanh kích.

Đợt oanh kích sáng sớm nay diễn ra vài giờ sau khi Kiev thông báo đã chiếm lại được Đảo Rắn, ngoài khơi Odessa. Matxcơva xác nhận “đã rút quân để thể hiện thiện chí” sau khi đã “đạt được các mục tiêu” đề ra. Đảo Rắn đã được quân sự hóa, nằm ở phía tây nam cảng Odessa, hải cảng lớn nhất của Ukraina, nơi hàng triệu tấn ngũ cốc đang bị giữ lại. Theo giới quan sát, giành lại Đảo Rắn là một “thắng lợi quan trọng về mặt chiến lược” đối với Ukraina.

Trước khi có tin về tình hình ở Đảo Rắn, khi bế mạc thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo viện trợ thêm hơn 1 tỷ bảng Anh cho chính quyền Kiev, chủ yếu là viện trợ quân sự.

Tuy nhiên, mọi chú ý hướng về tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ. Trước khi lên đường về Mỹ, Joe Biden nhấn mạnh Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương luôn sát cánh với Kiev và không thể để mọi việc kết thúc bằng một “thất bại quân sự của Ukraina”  :

“Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng đây là một thượng đỉnh mang tính lịch sử của NATO. Trước khi xảy ra chiến tranh, tôi đã nói với Putin là nếu Nga xâm chiếm Ukraina, khối NATO không chỉ sẽ mạnh hơn mà còn đoàn kết hơn. Các nền dân chủ trên thế giới sẽ đứng lên, chống lại hành vi xâm lược đó và bảo vệ trật tự thế giới được xây dựng trên luật pháp. Đấy chính là điều đang diễn ra ngày hôm nay.

Thượng đỉnh lần này nhằm củng cố thêm liên minh, vượt qua những thách thức của thế giới hiện tại và những mối đe dọa mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai. Lần cuối cùng mà NATO soạn thảo khái niệm chiến lược cách nay 12 năm. Khi đó văn bản này coi Nga là một đối tác và thậm chí không nhắc đến Trung Quốc. Thế giới đã có nhiều chuyển biến từ đó đến nay và NATO cũng thay đổi để thích nghi.

Tại thượng đỉnh lần này, chúng ta đã tập hợp các liên minh để đối phó cùng lúc với những mối đe dọa trực tiếp mà nước Nga đang đặt ra cho châu Âu và những thách thức có hệ thống mà Trung Quốc đang đặt ra đối với trật tự thế giới được xây dựng trên nền tảng pháp luật”.


****************

Tổng thống Putin: 'Không có hạn chót cho chiến sự ở Ukraine'


Tổng thống Putin: Không có hạn chót cho chiến sự ở Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có mặt tại Turkmenistan ngày 29-6 - Ảnh: AFP

'Chiến dịch quân sự vẫn theo đúng kế hoạch'

Tại cuộc họp báo ở Ashgabat, trong khuôn khổ chuyến thăm Turkmenistan ngày 29-6, Tổng thống Putin đã trả lời các câu hỏi liên quan đến việc hai quốc gia láng giềng Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO và tình hình chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Nói về chiến dịch quân sự ở Ukraine, Tổng thống Nga khẳng định nó vẫn đang đi đúng kế hoạch với mục tiêu giải phóng vùng Donbass ở miền đông Ukraine, bảo vệ người dân và đảm bảo an toàn cho nước Nga.

"Chiến dịch đang tiến hành một cách bình tĩnh và nhịp nhàng. Các binh sĩ đang tiến đến những điểm cuối được giao cho một giai đoạn nhất định của cuộc chiến", ông nhấn mạnh.

Tổng thống Putin cho biết quân đội Nga có thể điều chỉnh chiến thuật, nơi điều quân và tấn công, của chiến dịch cho phù hợp, nhưng không đặt ra hạn chót.

"Tôi không bao giờ nói về hạn chót vì đó là cuộc sống, là thực tế. Việc áp hạn chót là sai bởi nó liên quan đến mức độ chiến đấu, và mức độ này gắn trực tiếp đến thương vong có thể xảy ra. Và chúng tôi phải đặt việc bảo vệ mạng sống của những người lính lên trên hết", nhà lãnh đạo Nga nói.

Về việc Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng khối này đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột kể từ năm 2014, ông Putin cho rằng điều đó "không có gì mới" đối với Matxcơva. Ông nói Mỹ từ lâu đã tìm kiếm một kẻ thù bên ngoài để tập hợp các đồng minh xung quanh Washington và Nga được chọn đóng vai kẻ thù đó.

"Điều này một lần nữa khẳng định những gì chúng ta đã nói từ trước đến nay, rằng NATO là một di tích của Chiến tranh lạnh", Đài RT dẫn lời ông Putin nói.

Tổng thống Putin: Không có hạn chót cho chiến sự ở Ukraine - Ảnh 2.

Ông Putin khẳng định chiến dịch quân sự của Nga vẫn đang đi theo kế hoạch - Ảnh: Kremlin

Cảnh báo Phần Lan, Thụy Điển

Tại cuộc họp báo, Tổng thống Putin cũng lên tiếng về NATO. Ông cho rằng việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO không giống như Ukraine, nhưng khẳng định sẽ đáp trả nếu xuất hiện mối đe dọa với Matxcơva.

"Với chúng tôi, việc Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên NATO không hoàn toàn giống với Ukraine. Đây là những điều hoàn toàn khác nhau", Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Putin nói tại cuộc họp báo ở thủ đô Ashgabat.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết Matxcơva không có bất đồng về lãnh thổ với Helsinki và Stockholm. "Không có gì có thể khiến chúng tôi bận tâm về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Nếu Phần Lan và Thụy Điển muốn, họ có thể gia nhập" - ông Putin khẳng định.

Tuy nhiên, ông Putin nói dù "trước đây không có mối đe dọa" nhưng "nếu lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng quân sự được triển khai ở những nước đó, chúng tôi (Nga) sẽ buộc phản ứng một cách đối xứng và tạo ra mối đe dọa tương tự cho những nơi đe dọa chúng tôi".

Nga đưa quân qua biên giới Ukraine bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại đây từ ngày 24-2 với lý do Kiev không thực hiện thỏa thuận Minsk ký kết năm 2014.

Tổng thống Vladimir Putin đến Ashgabat, Turkmenistan ngày 29-6 trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine. Chuyến đi nhằm củng cố các mối quan hệ với các nước láng giềng Trung Á.

Tại đây, ông tham dự hội nghị thượng đỉnh các quốc gia ven biển Caspi lần thứ 6, gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Azerbaijan, Iran, Kazakhstan và Turkmenistan. Một ngày trước đó, ông Putin đã đến Tajikistan và gặp gỡ Tổng thống Emomali Rahmon.


**************

Liên Hiệp Châu Âu sửa sai lầm 15 năm phụ thuộc năng lượng Nga

Thu Hằng

Từ phụ thuộc đến 40% vào khí đốt, cũng như vào dầu lửa và than đá của Nga, Liên Hiệp Châu Âu trong suốt bốn tháng qua không ngừng tìm kiếm các biện pháp thay thế song song với việc từng bước cấm vận hoàn toàn năng lượng Nga. Tuy nhiên, rất nhiều dự án cần đầu tư lớn và lâu dài. Còn mục tiêu trước mắt là dự trữ đủ khí đốt cho mùa đông sắp tới.

Có thể thấy các giải pháp thay thế, được đề xuất và triển khai, tập trung trong bốn điểm chính : gia tăng nguồn cung từ nước ngoài ; tăng cường khai thác nguồn nhiên liệu trong nước ; giảm tiêu thụ và mở rộng phát triển năng lượng tái tạo. Hai điểm cuối được nhấn mạnh trong Kế hoạch Năng lượng, được nguyên thủ các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thông qua trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 27/06/2022. 

1. Gia tăng nhập khẩu, đa dạng nguồn cung 

Ngay trong loạt trừng phạt đầu tiên sau khi Matxcơva phát động chiến tranh ở Ukraina, cấm vận năng lượng Nga đã được nhắc đến, cũng như việc phải mua nhiên liệu với giá đắt, nhưng khó khăn lớn lại nằm ở chỗ tìm nguồn thay thế ở đâu. Biện pháp khẩn cấp trước tiên là phải tích trữ khí đốt, ít nhất phải được 80% vào tháng 11, để qua được “mùa đông khó khăn” sắp tới. 

Các nước thành viên Liên Âu cũng chủ động đơn phương đàm phán với các nhà cung cấp. Ví dụ, Ý đã giảm mức phụ thuộc vào khí đốt của Nga còn 25%, thay vì 40% năm 2021. Tháng Tư, Roma đã ký một thỏa thuận quan trọng với Algérie về việc cung cấp thêm khí đốt. Nhiều cuộc đàm phán khác đang được tiến hành với Qatar, Angola, Congo và Mozambique. Trả lời phỏng vấn báo La Stampa, bộ trưởng Chuyển đổi Năng lượng Roberto Cingolani tỏ ra lạc quan rằng Ý “gần như nằm ngoài vòng nguy hiểm” với khả năng sẽ tích được 90% khí đốt vào cuối năm. 

Rumani nhập điện từ Ukraina từ ngày 30/06. Đối với tổng thống Volodymyr Zelensky, đây là “một bước tiến xích lại gần Liên Hiệp Châu Âu” của Ukraina và “giúp người tiêu dùng Liên Âu giảm một phần quan trọng vào khí đốt của Nga” cũng như giúp khối 27 nước “tự chủ năng lượng”

Về dầu lửa, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa mở rộng OPEC+ tăng sản lượng, thậm chí đề nghị để dầu lửa của Iran và Venezuela, hai nước bị cấm vận, được bán trở lại trên thị trường. 

Ngày 30/06, OPEC+ đồng ý tiếp tục gia tăng sản lượng trong mùa hè này, cụ thể là thêm 648.000 thùng mỗi ngày vào tháng 7 và 8, thay vì 432.000 thùng như dự kiến. Nhưng theo giới chuyên gia, khối lượng xuất khẩu thực tế có lẽ chỉ được đạt được một nửa, vì Nga bị cấm vận, trong khi nhiều nước thành viên (Libya, Nigeria, Congo…), do tình hình bất ổn hoặc thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng, nên không thể đáp ứng ngay thị trường bỏ ngỏ. Ngay cả các nhà sản xuất lớn, như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Xê Út, cũng cho tổng thống Pháp biết là khó có thể tăng thêm sản lượng.    

Về trường hợp Iran và Venezuela, đây là những kế hoạch dài hạn. Để Iran xuất được dầu ra thị trường nước ngoài thì trước hết phải đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Như vậy, phải nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán đang bị bế tắc và cần đến ba tháng trong trường hợp khả quan nhất. Iran có khả năng cung cấp thêm cho thị trường từ 500.000 đến 1 triệu thùng mỗi ngày. Venezuela cần đến vài năm vì cơ sở hạ tầng khai thác dầu khí trong tình trạng bi đát, cần được trùng tu và đầu tư lớn. Hiện giờ, Venezuela khai thác khoảng 800.000 thùng mỗi ngày.   

Sau khi ngừng dự án khai thác tại Nga, tập đoàn Total của Pháp trở thành đối tác lớn của Qatar để khai thác mỏ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, giúp quốc gia vùng Vịnh tăng thêm 60% sản lượng từ nay đến năm 2027. Dự án North Field East được bộ trưởng Năng Lượng Qatar thông báo ngày 12/06 và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026 được cho là phần nào giảm bớt lo lắng của châu Âu về Kế hoạch Năng lượng. 

Về than đá, trong vòng 5 tháng đầu năm 2022, các nước Liên Hiệp Châu Âu nhập thêm hơn 40% khối lượng than đá từ Nam Phi so với năm trước. Khối lượng than được Pháp nhập từ Nam Phi tăng gấp 7 lần. Các nước Tây Ban Nha, Ba Lan, Đức, không phải là khách hàng trong năm 2021, cũng bắt đầu nhập than đá của Nam Phi.  

2. Tái khởi động, tăng đầu tư khai thác ở địa phương 

Cuộc chiến do Nga phát động tại Ukraina cũng khiến Liên Hiệp Châu Âu nhận ra điểm yếu là “thiếu tự chủ năng lượng”. Một trong các hướng thay thế là “phải bắt đầu sản xuất tại địa phương”, theo nhận định với AFP của Thierry Bros, chuyên gia về năng lượng và khí hậu tại Đại học Khoa học Chính trị - Sciences Po Paris. Ví dụ, “phải tái khởi động các dự án ở Biển Đen, sản xuất khí đốt ở Na Uy, sản xuất khí đá phiến ở Anh Quốc, còn ở Pháp là khí mỏ”

Trong tháng Sáu, rất nhiều dự án khai thác, sản xuất nhiên liệu trong nước được các nước thành viên Liên Âu thông báo. Ví dụ, công ty Black Sea Oil and Gas (BSOG) của Rumani khai thác dầu khí ở Biển Đen, tại các lô nằm cách thủ đô Bucarest khoảng 120 km, trong khoảng 10 năm. Giàn khoan được đầu tư 400 triệu đô la, cung cấp khoảng 3 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày, tương đương với khoảng “10% nhu cầu khí đốt” của Rumani. Ngoài ra, chính quyền Bucarest cũng hy vọng hai tập đoàn OMV của Áo và Romgaz của Rumani tái khởi động dự án Neptun Deep, được thẩm định có 42 đến 84 tỉ mét khối, ngay từ năm 2026, như vậy giúp Rumani “hoàn toàn độc lập về khí đốt”, thậm chí có thể xuất khẩu phần dôi cho các nước láng giềng. 

Một số nước trong tình trạng báo động vì thiếu nhiên liệu, đã tái khởi động hoặc hoãn đóng cửa các nhà máy nhiệt điện, bắt đầu từ Đức, tiếp theo là Ý, Hà Lan, Áo. Ví dụ theo luật hiện hành ở Hà Lan từ tháng 01/2022, các nhà máy nhiệt điện chỉ hoạt động 35% công suất để giảm phát thải khí CO2. Nhưng do bị Nga cắt khí đốt, những nhà máy này có thể hoạt động hết công suất, theo thông báo ngày 20/06 của bộ trưởng Môi Trường và Năng Lượng. Pháp cũng dự kiến tái khởi động nhà máy nhiệt điện Saint-Avold vào mùa đông này. Bulgari cũng đang tính đến giải pháp tương tự. 

3. Giảm tiêu thụ năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo  

Tại thượng đỉnh ngày 27/06, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua hàng loạt mục tiêu bắt buộc nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và tăng tốc phát triển các loại năng lượng tái tạo, trong đó có điện hạt nhân, hiện được coi là năng lượng xanh. Ví dụ trường hợp của Pháp, chính phủ đề ra mục tiêu giảm 10% lượng tiêu thụ năng lượng trong vòng hai năm. Các biện pháp cụ thể sẽ được thông báo vào tháng 9 cho các doanh nghiệp và cơ quan hành chính. 

Năng lượng tái tạo sẽ chiếm đến 40% gói năng lượng châu Âu từ nay đến năm 2030 thay vì mục tiêu 32% được đề ra trước đó. Mỗi nước thành viên phải giảm 13% lượng khí phát thải trong phương tiện giao thông, tương đương với việc năng lượng tái tạo phải chiếm 29% phần tiêu thụ năng lượng của lĩnh vực này. Mục tiêu tiếp theo là tăng sử dụng năng lượng tái tạo trong hệ thống sưởi và điều hòa, với mục tiêu, dù mang tính chỉ dẫn, là 49% năng lượng tái tạo trong ngành xây dựng từ nay đến năm 2030. 

Khối 27 nước cũng thông qua dự án cấm bán xe ô tô sử dụng động cơ nhiệt (xăng, dầu) kể từ năm 2035, được Ủy Ban Châu Âu đề xuất vào tháng 07/2021. Đức đưa ra thêm đề xuất cho phép ngành công nghiệp xe hơi sử dụng động cơ nhiệt chạy bằng nhiên liệu tổng hợp trung hòa khí thải CO2 sau năm 2035.  

Trả lời RFI, ông Thomas Pellerin-Carlin, giám đốc Trung tâm Năng lượng của Viện Jacques Delors, cho rằng dù tăng khối lượng nhiệt điện thì đây vẫn chỉ là giải pháp tạm thời, sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, được Bruxelles đề ra cho đến năm 2030. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay cho thấy Liên Hiệp Châu Âu đang trả giá cho “15 năm chính sách sai lầm, phụ thuộc vào khí đốt của Nga, không phát triển hàng loạt năng lượng tái tạo và không cải tạo cách nhiệt cho các tòa nhà”

(Tổng hợp từ AFPRFIFrance 24)


**************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm