Tin nóng trong ngày
TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 26-5 - 2022 ]
*****************
Thành viên NATO sẽ chuyển giao xe bọc thép cho Ukraine
"Chúng tôi đang chuẩn bị một đợt viện trợ mới cho Ukraine. Các mặt hàng viện trợ lần này sẽ bao gồm 20 xe bọc thép chở quân M113, 10 xe tải quân sự và 10 xe SUV được sử dụng cho mục đích rà phá bom mìn. Lithuania cam kết sẽ sát cánh cùng người dân Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anusauskas tuyên bố trên trang Twitter cá nhân hôm 25/5.
Ông Anusauskas cũng khẳng định lô hàng trên sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong thời gian sớm nhất.
Theo thống kê mới nhất, quân đội Lithuania hiện đang sở hữu khoảng 234 xe bọc thép M113A1. Điều này cho thấy ý nghĩa của khoản viện trợ trên khi Lithuania sẽ trao tặng cho Ukraine khoảng gần 10% số lượng xe thiết giáp trong biên chế quân đội nước này.
Các chuyên gia ước tính, số lượng xe M113 kể trên sẽ đủ để trang bị cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky thêm một đại đội bộ binh cơ giới.
Trước đó, Thống đốc các bang Indiana, Missouri, North Carolina, Ohio và West Virginia của Mỹ thông báo đã đồng ý cho phép Lực lượng Vệ binh Quốc gia của bang mình gửi các xe thiết giáp M113 cho Ukraine.
Khoảng 200 xe thiết giáp M113 sẽ được gửi tới vùng chiến sự Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD.
Xe chiến đấu bộ binh M113, được mệnh danh là taxi chiến trường. Được đưa vào sử dụng từ những năm 1960, khí tài này được cho là không quá hiện đại nếu so sánh với các loại xe bọc thép chở quân tiên tiến hiện nay.
Tuy vậy, với việc sử dụng bánh xích và có trọng lượng nhẹ, xe bọc thép M113 được cho là vô cùng phù hợp trong những cuộc giao tranh dưới mưa lầy lội ở vùng Donbass, Ukraine.
***************
Ukraine, Mỹ và châu Âu phản đối việc Nga nới nhập tịch cho công dân Ukraine ở Kherson, Zaporozhye
Hãng tin Tass dẫn tài liệu đăng tải trên cổng thông tin pháp lý của Nga cho biết, sắc lệnh mới bao gồm các điều chỉnh từ sắc lệnh tương tự trước đó cho phép người dân ở 2 nước Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, thuộc vùng Donbass miền đông Ukraine, lấy quốc tịch Nga.
Sắc lệnh được ông Putin ký ngày 25-5 và có hiệu lực ngay lập tức.
Điều khoản trong sắc lệnh cho phép người nước ngoài xin nhập quốc tịch Nga theo một thủ tục đơn giản hóa. Họ được miễn các yêu cầu sống ở Nga trong 5 năm, có nguồn thu nhập và vượt qua kỳ thi bằng tiếng Nga.
Những người nộp đơn xin nhập quốc tịch sẽ được xem xét và chấp thuận hoặc từ chối trong vòng 3 tháng kể từ khi đơn được nộp và xuất trình các giấy tờ cần thiết.
Hãng tin Tass cho biết sắc lệnh của Nga nhằm "bảo vệ quyền và tự do của mỗi cá nhân, công dân và tiến hành theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế" và phù hợp với luật quốc tịch của Nga.
Ukraine, Mỹ và châu Âu đã lên tiếng về vấn đề này. Bộ Ngoại giao Ukraine chỉ trích việc Nga "cấp hộ chiếu trái phép" vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như luật quốc tế.
Trong khi đó, người phát ngôn Ned Price của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Washington "cật lực phản đối" động thái của Matxcơva, theo Đài CBC.
Ông Matti Maasikas, trưởng phái đoàn đại diện EU tại Ukraine, cũng chia sẻ trên mạng xã hội Twitter về động thái "hộ chiếu hóa" của Nga. "Trong bất cứ trường hợp nào, sẽ không có ai công nhận bất cứ hành động nào như vậy", ông Maasikas viết.************
Israel bị nghi chặn Đức chuyển giao tên lửa cho Ukraine
RT đưa tin, Israel sẽ không cho phép Đức viện trợ tên lửa chống tăng Spike cho Ukraine. Tên lửa này được sản xuất tại Đức theo giấy phép của Israel và vì thế việc xuất khẩu loại vũ khí này sang một nước thứ ba sẽ cần phải được Tel Aviv chấp thuận.
Lầu Năm Góc được cho là đã nhiều lần thúc giục Bộ Quốc phòng Israel phê duyệt việc xuất khẩu tên lửa Spike cho Ukraine. Tuy nhiên, những yêu cầu từ phía Mỹ đã liên tục bị từ chối.
Theo giải thích từ phía Israel, lý do của sự từ chối này là do Tel Aviv lo ngại nếu được chuyển giao cho Kiev, tên lửa này sẽ gây thương vong cho các binh sĩ Nga. Israel không muốn các lợi ích an ninh của mình, đặc biệt là tại khu vực Trung Đông và Syria, bị ảnh hưởng bởi những động thái trả đũa của Moscow.
Thay vì tên lửa Spike, Israel khẳng định họ sẵn sàng hỗ trợ cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky với những khí tài không sát thương. Trong chuyến thăm đến thủ đô Washington D.C vào thứ 4 tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz đã cam kết sẽ chuyển giao cho Kiev 2.000 mũ bảo hiểm cùng 500 áo giáp chống đạn.
Được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Rafael Advanced Defense Systems của Israel, tên lửa chống tăng Spike được đưa vào sử dụng lần đầu tiên từ những năm 1980. Tên lửa này có thể được trang bị đầu đạn chống tăng hoặc đầu đạn nổ với sát thương cao. Sau khi khai hỏa, Spike sẽ được dẫn đường bởi người điều khiển hoặc bắn theo đường ngắm định trước.
Vì những tính năng như vậy, tên lửa Spike được sử dụng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau như xe tăng, xe bọc thép, hầm trú ẩn, tàu đổ bộ, tàu chiến mặt nước và cả bộ binh của đối phương. Mỹ và một số đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đã trang bị tên lửa Spike trên các trực thăng tấn công và đạt được hiệu quả rất đáng ghi nhận.
Đây không phải là lần đầu tiên Đức phải tạm dừng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine do yêu cầu từ một nước thứ 3. Trước đó, Thụy Sĩ đã gián tiếp chặn Đức viện trợ xe chiến đấu bộ binh Marder cũng như hệ thống phòng không Gerpard cho Ukraine, thông qua việc từ chối cung cấp đạn dược do nước này sản xuất.
Thời gian gần đây, Ukraine đã liên tục có những đồng thái kêu gọi Đức chuyển giao thêm vũ khí hạng nặng cho nước này nhằm kháng cự lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, nữ nghị sĩ Ukraine Anastasia Radina cho rằng việc chuyển giao vũ khí từ phía Berlin đang diễn ra quá chậm.
**************
Nước Nga thay đổi ra sao sau 3 tháng chiến sự với Ukraine?
Khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhiều người Nga cảm thấy xung đột dường như ở rất xa lãnh thổ.Nhưng chỉ sau đó vài ngày, “chiến sự” bắt đầu gõ cửa nước Nga, không phải bằng đạn cối hay tên lửa hành trình, mà bằng các lệnh trừng phạt chưa từng có mà phương Tây giáng xuống nước này.
Nhiều doanh nghiệp tháo chạy
Theo hãng tin AP, 3 tháng kể từ ngày xung đột với Ukraine bùng phát, nhiều người dân Nga đang phải vật lộn với những khó khăn về kinh tế. Các trung tâm mua sắm rộng lớn ở thủ đô Moscow trở nên vắng vẻ, với hàng loạt cửa hiệu, nhà hàng phương Tây ngừng hoạt động.
Thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng McDonald’s, từng là một hiện tượng văn hóa tại Nga khi mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1990, giờ đây đã hoàn toàn rút khỏi quốc gia này để phản ứng với chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Hãng nội thất IKEA - hình ảnh thu nhỏ của các tiện nghi hiện đại với giá phải chăng, cũng đã đình chỉ hoạt động ở Nga, kéo theo hàng chục công ăn việc làm “bốc hơi” chỉ trong thời gian ngắn.
Nhiều công ty công nghiệp lớn khác từ phương Tây, gồm các “gã khồng lồ” dầu khí như BP, Shell, hay nhà sản xuất ô tô Renault của Pháp, đều quyết tâm “dứt áo ra đi”, bất chấp phải gánh chịu nhiều thiệt hại do đã đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Nga.
Còn với người dân Nga, việc di chuyển ra nước ngoài giờ đây trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước, khi 27 quốc gia của Liên minh châu Âu (EU), cùng với Mỹ, Anh và Canada đều cấm hoàn toàn các chuyến bay đến và đi từ Nga. Thủ đô Tallinn của Estonia, vốn chỉ mất 1 tiếng rưỡi đi máy bay từ Moscow, đột nhiên bị kéo dài tới ít nhất 12 giờ và phải trải qua một chặng quá cảnh ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Ngay cả việc “du lịch” gián tiếp qua Internet và mạng xã hội ở Nga cũng là một thách thức, khi Chính phủ Moscow hồi tháng 3 đã cấm truy cập Facebook và Instagram, đồng thời chặn quyền truy cập vào các trang web truyền thông nước ngoài.
Hậu quả chưa bộc lộ hết
Trong những ngày đầu khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, đồng Rúp chỉ mất một nửa giá trị, thậm chí đã tăng lên mức cao hơn cả trước thời điểm 24/2 nhờ những nỗ lực của Chính phủ Nga.
Nhưng theo Chris Weafer - một nhà phân tích kinh tế Nga kỳ cựu tại công ty tư vấn chiến lược kinh doanh Macro-Advisory, xét về mặt kinh tế, thì “đó là một câu chuyện hoàn toàn khác”.
“Chúng tôi nhận thấy sự suy thoái của nền kinh tế Nga hiện nay trên một loạt lĩnh vực. Các công ty nước này đang cảnh báo rằng họ sắp hết phụ tùng thay thế còn tồn kho. Nhiều công ty chỉ cho phép người lao động làm việc bán thời gian, trong khi những công ty khác có nguy cơ bị đóng cửa hoàn toàn”, ông Weafer nói với AP. “Vì vậy, thật sự có một nỗi lo sợ rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Nga sẽ gia tăng trong những tháng hè, trong khi mức độ tiêu dùng cùng các doanh số bán lẻ và đầu tư sẽ giảm mạnh”.
Theo báo Wall Street Journal, các lệnh trừng phạt có khả năng đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái sâu, gây thêm sức ép cho doanh nghiệp trong nước. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính, tổng sản phẩm quốc nội Nga sẽ giảm 8,5% trong năm nay, mức sâu nhất kể từ đầu những năm 1990.
Chris Weafer cho rằng, dù đồng Rúp hiện còn tương đối mạnh, nhưng việc tăng giá của nó cũng gây ra nhiều vấn đề đối với ngân sách nhà nước Nga.
“Nga vẫn nhận được doanh thu một cách hiệu quả bằng ngoại tệ từ các nhà xuất khẩu và các khoản thanh toán của họ bằng đồng Rúp. Vì vậy, đồng Rúp càng mạnh thì họ càng chi ít tiền hơn”, ông nói. “Tuy nhiên, điều đó cũng làm suy yếu sức cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu Nga, khi hàng hóa của họ trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường thế giới”.
Xung đột càng kéo dài thì càng nhiều công ty có thể rút khỏi Nga, song theo ông Weafer, những công ty chỉ đình chỉ hoạt động ở Nga vẫn có thể nối lại việc kinh doanh nếu Moscow đạt được thỏa thuận ngừng bắn và mang lại hòa bình cho Ukraine. Dù vậy, khả năng điều này xảy ra thật sự rất thấp.
“Nếu dạo quanh các trung tâm mua sắm ở Moscow, bạn có thể thấy nhiều cửa hàng thời trang, các tập đoàn kinh doanh phương Tây chỉ đơn giản mới hạ cửa chớp xuống. Kệ hàng của họ vẫn đầy, đèn vẫn sáng, chỉ là chúng không mở cửa”, ông tiết lộ. “Thực tế là họ vẫn chưa thật sự rời đi, mà chỉ đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, những công ty này sẽ sớm phải giải quyết tình trạng lấp lửng mà các cơ sở kinh doanh của họ ở Nga đang mắc phải. “Giờ đây, chúng ta đang tiến đến giai đoạn mà các công ty bắt đầu cạn kiệt thời gian, thậm chí cả sự kiên nhẫn”, ông nói***************
Nga sẵn sàng mở một hành lang nhân đạo cho các tàu chở lương thực rời cảng Ukraine, để đổi lấy việc dỡ bỏ một số chế tài, thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết hôm 25/5.
Các cảng ở Biển Đen của Ukraine bị phong tỏa kể từ khi Nga đưa hàng nghìn binh sĩ đến Ukraine hôm 24/2 và hơn 20 triệu tấn ngũ cốc đang bị kẹt trong các hầm chứa ở nước này.
Thông thường Nga và Ukraine chiếm gần một phần ba mức cung lúa mì toàn cầu. Tình trạng thiếu lượng ngũ cốc xuất khẩu đáng kể từ các cảng của Ukraine góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng tăng. Ukraine cũng là nước xuất khẩu lớn về mặt hàng ngô và dầu hướng dương.
Các cường quốc phương Tây đã thảo luận về ý tưởng thiết lập ‘hành lang an toàn’ để xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine mặc dù chuyện này sẽ cần sự đồng ý của Nga.
“Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố về chuyện này rằng một giải pháp cho vấn đề lương thực đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm cả việc dỡ bỏ các chế tài áp đặt lên hàng hóa xuất khẩu và giao dịch tài chính của Nga”, ông Rudenko nói.
“Và Nga cũng yêu cầu phía Ukraine rà phá bom mìn ở tất cả các cảng nơi tàu neo đậu. Nga sẵn sàng cung cấp lối đi nhân đạo cần thiết, điều mà Nga thực hiện hàng ngày.”
Hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Rudenko nói rằng Nga đã liên hệ với Liên hiệp quốc về vấn đề này.
‘Tống tiền’
Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, chế nhạo ý tưởng cho rằng Moscow muốn cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc.
“Không thể có ví dụ nào tốt hơn về chuyện tống tiền trong quan hệ quốc tế”, ông nói trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.
“Nếu ai đó tin chuyện này, tôi nghĩ kẻ đó có vấn đề, và chúng ta không nên lãng phí quá nhiều thời gian để tìm hiểu tại sao người đó lại đưa ra quan điểm ấy.”
Odesa là cảng nước sâu chính của Ukraine và được sử dụng để xử lý hầu hết các mặt hàng ngũ cốc xuất khẩu của nước này. Odesa đã phải hứng chịu một số cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga và Kyiv lo ngại rằng Moscow muốn chiếm cảng này như đã làm đối với các cảng khác của Ukraine, có khả năng thông qua một cuộc tấn công đổ bộ.
Ông Rudenko cũng được Interfax dẫn lời nói rằng bất kỳ sự hộ tống nào của tàu phương Tây dành cho các tàu chở ngũ cốc của Ukraine sẽ “làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đen.”
Anh ngày 24/5 tuyên bố không có kế hoạch cử tàu chiến đến giúp đưa xuất khẩu lương thực ra khỏi Odesa.
Lúa mì trên thị trường chứng khoán Euronext đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần tại Paris vào ngày 24/5 sau khi Nga nói sẽ cho phép xuất khẩu lương thực của Ukraine bằng đường biển trong một số điều kiện nhất định.
Bộ Quốc phòng Nga nói cảng Mariupol, thành phố của Ukraine trên Biển Azov nước nông bị Nga chiếm sau một cuộc vây hãm kéo dài, đang hoạt động bình thường sau khi lực lượng Nga hoàn thành việc gỡ mìn ở đó.
****************
Tổng thống Vladimir Putin ngày 25/5 ký một sắc lệnh đơn giản hóa quy trình để cư dân của các khu vực Kherson và Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng của Ukraine được cấp quốc tịch và hộ chiếu Nga.
Sắc lệnh này đánh dấu một bước tiến xa hơn trong việc “Nga hóa” hai khu vực vừa kể, nơi cuộc chiến của Moscow ở Ukraine đã cho phép nước này thiết lập một cây cầu trên bộ nối Nga với bán đảo Crimea mà Moscow đã chiếm của Ukraine vào năm 2014.
Động thái của ông Putin mở rộng một kế hoạch dành cho người dân các khu vực mà phe ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát ở các vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine, nơi Moscow đã cấp khoảng 800.000 hộ chiếu kể từ năm 2019.
Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn khu vực Kherson, phía bắc Crimea, vào giữa tháng 3, và nắm giữ các phần của khu vực Zaporizhzhia ở phía đông bắc.
Tại Kherson, thống đốc Ukraine đã bị lật đổ và chính quyền dân-quân đầu tháng này loan báo có kế hoạch yêu cầu ông Putin sáp nhập vào Nga trước cuối năm 2022. Ukraine thề quyết tái chiếm toàn bộ lãnh thổ bị Nga chiếm giữ.
Khi được hỏi về động thái mới của Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói Washington cực lực phản đối bất kỳ động thái nào nằm trong nỗ lực của Nga nhằm áp đặt ý chí của họ lên Ukraine.
“Chúng tôi đã thấy các lực lượng của Nga cố gắng thông qua các cách khác nhau nhằm chinh phục hoặc nói cách khác là khuất phục người dân Ukraine ở những khu vực này”, ông Price nói tại một cuộc họp báo thường kỳ.
Cùng ngày 25/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ra lệnh chấm dứt du hành miễn visa đối với công dân Nga, với lý do cần phải cải thiện an ninh biên giới sau cuộc xâm lược của Moscow.
Công dân Nga hiện được phép đến thăm nước láng giềng Ukraine mà không cần visa. Trong một mệnh lệnh được đăng trên trang mạng của Tổng thống, ông Zelenskyy cho biết ông ủng hộ một kiến nghị do một công dân đệ trình yêu cầu chấm dứt tập tục này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu tháng rồi đã ký một sắc lệnh giới hạn visa đối với công dân các quốc gia mà Moscow cho là “không thân thiện”, trong đó có Ukraine.
***************
Ukraina muốn có hành lang an toàn ở cảng Odessa để xuất khẩu nông phẩm
Lo ngại mất khả năng xuất khẩu ngũ cốc do các cảng biển bị quân Nga phong tỏa, tại diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ, ngoại trưởng Ukraina Kuleba ngày 25/05/2022 muốn Kiev và Liên Hiệp Quốc thảo luận về việc lập một hành lang an toàn từ cảng Odessa để xuât chuyển nông phẩm ra nước ngoài.
Đây cũng là chủ đề thảo luận giữa hai ngoại trưởng Mỹ và Ukraina hầu đầu tuần. Theo Reuters, Kiev muốn cảng Odessa được rà phá bom mìn và có sự bảo đảm là Nga sẽ không tấn công.
Ngay từ đầu chiến tranh Ukraina, quân Nga đã phong tỏa cảng Odessa, cửa ngõ xuất khẩu quan trọng ở miền nam Ukraina, gây tổn hại cho nền kinh tế Ukraina và tác động đến an toàn lương thực - thực phẩm của thế giới.
Từ cảng Odessa, hai đặc phái viên, Sébastien Nemeth và Jad El Khoury, gửi về bài phóng sự :
« Lẽ ra đây là mùa cao điểm, nhưng hiện giờ các bãi biển và vùng ven biển của Odessa hầu như đều vắng bóng người. Thành phố không còn giữ được dáng vẻ như trước và cư dân thành phố đang sống dưới sự phong tỏa của Nga, kéo dài từ Biển Đen đến biển Azov. Albert Kabakov, chủ tịch câu lạc bộ du thuyền nói :
« Các tàu chiến của Nga chủ yếu tập trung gần Đảo Rắn, cách đây 100km. Trong tuần đầu tiên của cuộc xung đột, chúng tôi còn có thể trông thấy chúng. Quân Nga thậm chí nhắm vào các tàu thương mại. Hiện giờ, không tàu nào có thể ra khơi. Binh sĩ bảo vệ bờ biển. Đi dạo chơi cũng bị cấm. Các vị thấy đấy, có một sợi dây chắn lối ra từ cảng. Chúng tôi thậm chí đã nhìn thấy thủy lôi trôi nổi đến tận đây, cách bờ biển 15m. Những người lính đã đến, kéo nó ra ngoài xa và kích nổ ».
Bản thân cảng cũng đã trở thành một boongke không thể vào được và một phần miền nam đất nước đã bị quân Nga chiếm đóng. Thế nhưng, đối với Natalia Kumeniuk, phát ngôn viên Bộ chỉ huy khu vực của Ukraina, không thể để vùng lãnh thổ này lọt vào tay quân thù :
« Ngay từ đầu, Putin đã nói rằng khu vực này là mục tiêu, nhất là cảng Odessa. Miền Nam Ukraina thu hút sự quan tâm của Nga, đặc biệt là về nguồn điện và khí đốt để cung ứng cho Crimée. Chiếm được thành phố Kherson giúp quân Nga làm được điều đó và cho phép họ chặn đường ra biển của chúng tôi, và cuối cùng là mở cho họ một con đường đến Transnistria. Nhưng quân đội Nga không mạnh, họ chỉ đông thôi. Và cuộc chiến này sẽ sớm kết thúc. Nếu quân Nga đào chiến hào và tìm cách trụ lại mãi ở miền nam Ukraina, chúng tôi sẽ chôn vùi họ ngay tại đây ».
Nga cố gắng phong tỏa để bóp nghẹt nền kinh tế Ukraina và cảng Odessa, nơi hàng chục ngàn tấn thực phẩm được xuất khẩu mỗi tháng. Vì vậy, quân đội Ukraina đang yêu cầu phương Tây chuyển vũ khí nhanh chóng hơn nữa cho Ukraina để họ sớm tìm cách phản công »*******************
Bàn ra tán vào (0)
TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 26-5 - 2022 ]
*****************
Thành viên NATO sẽ chuyển giao xe bọc thép cho Ukraine
"Chúng tôi đang chuẩn bị một đợt viện trợ mới cho Ukraine. Các mặt hàng viện trợ lần này sẽ bao gồm 20 xe bọc thép chở quân M113, 10 xe tải quân sự và 10 xe SUV được sử dụng cho mục đích rà phá bom mìn. Lithuania cam kết sẽ sát cánh cùng người dân Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anusauskas tuyên bố trên trang Twitter cá nhân hôm 25/5.
Ông Anusauskas cũng khẳng định lô hàng trên sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong thời gian sớm nhất.
Theo thống kê mới nhất, quân đội Lithuania hiện đang sở hữu khoảng 234 xe bọc thép M113A1. Điều này cho thấy ý nghĩa của khoản viện trợ trên khi Lithuania sẽ trao tặng cho Ukraine khoảng gần 10% số lượng xe thiết giáp trong biên chế quân đội nước này.
Các chuyên gia ước tính, số lượng xe M113 kể trên sẽ đủ để trang bị cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky thêm một đại đội bộ binh cơ giới.
Trước đó, Thống đốc các bang Indiana, Missouri, North Carolina, Ohio và West Virginia của Mỹ thông báo đã đồng ý cho phép Lực lượng Vệ binh Quốc gia của bang mình gửi các xe thiết giáp M113 cho Ukraine.
Khoảng 200 xe thiết giáp M113 sẽ được gửi tới vùng chiến sự Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD.
Xe chiến đấu bộ binh M113, được mệnh danh là taxi chiến trường. Được đưa vào sử dụng từ những năm 1960, khí tài này được cho là không quá hiện đại nếu so sánh với các loại xe bọc thép chở quân tiên tiến hiện nay.
Tuy vậy, với việc sử dụng bánh xích và có trọng lượng nhẹ, xe bọc thép M113 được cho là vô cùng phù hợp trong những cuộc giao tranh dưới mưa lầy lội ở vùng Donbass, Ukraine.
***************
Ukraine, Mỹ và châu Âu phản đối việc Nga nới nhập tịch cho công dân Ukraine ở Kherson, Zaporozhye
Hãng tin Tass dẫn tài liệu đăng tải trên cổng thông tin pháp lý của Nga cho biết, sắc lệnh mới bao gồm các điều chỉnh từ sắc lệnh tương tự trước đó cho phép người dân ở 2 nước Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, thuộc vùng Donbass miền đông Ukraine, lấy quốc tịch Nga.
Sắc lệnh được ông Putin ký ngày 25-5 và có hiệu lực ngay lập tức.
Điều khoản trong sắc lệnh cho phép người nước ngoài xin nhập quốc tịch Nga theo một thủ tục đơn giản hóa. Họ được miễn các yêu cầu sống ở Nga trong 5 năm, có nguồn thu nhập và vượt qua kỳ thi bằng tiếng Nga.
Những người nộp đơn xin nhập quốc tịch sẽ được xem xét và chấp thuận hoặc từ chối trong vòng 3 tháng kể từ khi đơn được nộp và xuất trình các giấy tờ cần thiết.
Hãng tin Tass cho biết sắc lệnh của Nga nhằm "bảo vệ quyền và tự do của mỗi cá nhân, công dân và tiến hành theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế" và phù hợp với luật quốc tịch của Nga.
Ukraine, Mỹ và châu Âu đã lên tiếng về vấn đề này. Bộ Ngoại giao Ukraine chỉ trích việc Nga "cấp hộ chiếu trái phép" vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như luật quốc tế.
Trong khi đó, người phát ngôn Ned Price của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Washington "cật lực phản đối" động thái của Matxcơva, theo Đài CBC.
Ông Matti Maasikas, trưởng phái đoàn đại diện EU tại Ukraine, cũng chia sẻ trên mạng xã hội Twitter về động thái "hộ chiếu hóa" của Nga. "Trong bất cứ trường hợp nào, sẽ không có ai công nhận bất cứ hành động nào như vậy", ông Maasikas viết.************
Israel bị nghi chặn Đức chuyển giao tên lửa cho Ukraine
RT đưa tin, Israel sẽ không cho phép Đức viện trợ tên lửa chống tăng Spike cho Ukraine. Tên lửa này được sản xuất tại Đức theo giấy phép của Israel và vì thế việc xuất khẩu loại vũ khí này sang một nước thứ ba sẽ cần phải được Tel Aviv chấp thuận.
Lầu Năm Góc được cho là đã nhiều lần thúc giục Bộ Quốc phòng Israel phê duyệt việc xuất khẩu tên lửa Spike cho Ukraine. Tuy nhiên, những yêu cầu từ phía Mỹ đã liên tục bị từ chối.
Theo giải thích từ phía Israel, lý do của sự từ chối này là do Tel Aviv lo ngại nếu được chuyển giao cho Kiev, tên lửa này sẽ gây thương vong cho các binh sĩ Nga. Israel không muốn các lợi ích an ninh của mình, đặc biệt là tại khu vực Trung Đông và Syria, bị ảnh hưởng bởi những động thái trả đũa của Moscow.
Thay vì tên lửa Spike, Israel khẳng định họ sẵn sàng hỗ trợ cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky với những khí tài không sát thương. Trong chuyến thăm đến thủ đô Washington D.C vào thứ 4 tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz đã cam kết sẽ chuyển giao cho Kiev 2.000 mũ bảo hiểm cùng 500 áo giáp chống đạn.
Được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Rafael Advanced Defense Systems của Israel, tên lửa chống tăng Spike được đưa vào sử dụng lần đầu tiên từ những năm 1980. Tên lửa này có thể được trang bị đầu đạn chống tăng hoặc đầu đạn nổ với sát thương cao. Sau khi khai hỏa, Spike sẽ được dẫn đường bởi người điều khiển hoặc bắn theo đường ngắm định trước.
Vì những tính năng như vậy, tên lửa Spike được sử dụng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau như xe tăng, xe bọc thép, hầm trú ẩn, tàu đổ bộ, tàu chiến mặt nước và cả bộ binh của đối phương. Mỹ và một số đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đã trang bị tên lửa Spike trên các trực thăng tấn công và đạt được hiệu quả rất đáng ghi nhận.
Đây không phải là lần đầu tiên Đức phải tạm dừng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine do yêu cầu từ một nước thứ 3. Trước đó, Thụy Sĩ đã gián tiếp chặn Đức viện trợ xe chiến đấu bộ binh Marder cũng như hệ thống phòng không Gerpard cho Ukraine, thông qua việc từ chối cung cấp đạn dược do nước này sản xuất.
Thời gian gần đây, Ukraine đã liên tục có những đồng thái kêu gọi Đức chuyển giao thêm vũ khí hạng nặng cho nước này nhằm kháng cự lại chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, nữ nghị sĩ Ukraine Anastasia Radina cho rằng việc chuyển giao vũ khí từ phía Berlin đang diễn ra quá chậm.
**************
Nước Nga thay đổi ra sao sau 3 tháng chiến sự với Ukraine?
Khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhiều người Nga cảm thấy xung đột dường như ở rất xa lãnh thổ.Nhưng chỉ sau đó vài ngày, “chiến sự” bắt đầu gõ cửa nước Nga, không phải bằng đạn cối hay tên lửa hành trình, mà bằng các lệnh trừng phạt chưa từng có mà phương Tây giáng xuống nước này.
Nhiều doanh nghiệp tháo chạy
Theo hãng tin AP, 3 tháng kể từ ngày xung đột với Ukraine bùng phát, nhiều người dân Nga đang phải vật lộn với những khó khăn về kinh tế. Các trung tâm mua sắm rộng lớn ở thủ đô Moscow trở nên vắng vẻ, với hàng loạt cửa hiệu, nhà hàng phương Tây ngừng hoạt động.
Thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng McDonald’s, từng là một hiện tượng văn hóa tại Nga khi mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1990, giờ đây đã hoàn toàn rút khỏi quốc gia này để phản ứng với chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Hãng nội thất IKEA - hình ảnh thu nhỏ của các tiện nghi hiện đại với giá phải chăng, cũng đã đình chỉ hoạt động ở Nga, kéo theo hàng chục công ăn việc làm “bốc hơi” chỉ trong thời gian ngắn.
Nhiều công ty công nghiệp lớn khác từ phương Tây, gồm các “gã khồng lồ” dầu khí như BP, Shell, hay nhà sản xuất ô tô Renault của Pháp, đều quyết tâm “dứt áo ra đi”, bất chấp phải gánh chịu nhiều thiệt hại do đã đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Nga.
Còn với người dân Nga, việc di chuyển ra nước ngoài giờ đây trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước, khi 27 quốc gia của Liên minh châu Âu (EU), cùng với Mỹ, Anh và Canada đều cấm hoàn toàn các chuyến bay đến và đi từ Nga. Thủ đô Tallinn của Estonia, vốn chỉ mất 1 tiếng rưỡi đi máy bay từ Moscow, đột nhiên bị kéo dài tới ít nhất 12 giờ và phải trải qua một chặng quá cảnh ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Ngay cả việc “du lịch” gián tiếp qua Internet và mạng xã hội ở Nga cũng là một thách thức, khi Chính phủ Moscow hồi tháng 3 đã cấm truy cập Facebook và Instagram, đồng thời chặn quyền truy cập vào các trang web truyền thông nước ngoài.
Hậu quả chưa bộc lộ hết
Trong những ngày đầu khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, đồng Rúp chỉ mất một nửa giá trị, thậm chí đã tăng lên mức cao hơn cả trước thời điểm 24/2 nhờ những nỗ lực của Chính phủ Nga.
Nhưng theo Chris Weafer - một nhà phân tích kinh tế Nga kỳ cựu tại công ty tư vấn chiến lược kinh doanh Macro-Advisory, xét về mặt kinh tế, thì “đó là một câu chuyện hoàn toàn khác”.
“Chúng tôi nhận thấy sự suy thoái của nền kinh tế Nga hiện nay trên một loạt lĩnh vực. Các công ty nước này đang cảnh báo rằng họ sắp hết phụ tùng thay thế còn tồn kho. Nhiều công ty chỉ cho phép người lao động làm việc bán thời gian, trong khi những công ty khác có nguy cơ bị đóng cửa hoàn toàn”, ông Weafer nói với AP. “Vì vậy, thật sự có một nỗi lo sợ rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Nga sẽ gia tăng trong những tháng hè, trong khi mức độ tiêu dùng cùng các doanh số bán lẻ và đầu tư sẽ giảm mạnh”.
Theo báo Wall Street Journal, các lệnh trừng phạt có khả năng đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái sâu, gây thêm sức ép cho doanh nghiệp trong nước. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính, tổng sản phẩm quốc nội Nga sẽ giảm 8,5% trong năm nay, mức sâu nhất kể từ đầu những năm 1990.
Chris Weafer cho rằng, dù đồng Rúp hiện còn tương đối mạnh, nhưng việc tăng giá của nó cũng gây ra nhiều vấn đề đối với ngân sách nhà nước Nga.
“Nga vẫn nhận được doanh thu một cách hiệu quả bằng ngoại tệ từ các nhà xuất khẩu và các khoản thanh toán của họ bằng đồng Rúp. Vì vậy, đồng Rúp càng mạnh thì họ càng chi ít tiền hơn”, ông nói. “Tuy nhiên, điều đó cũng làm suy yếu sức cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu Nga, khi hàng hóa của họ trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường thế giới”.
Xung đột càng kéo dài thì càng nhiều công ty có thể rút khỏi Nga, song theo ông Weafer, những công ty chỉ đình chỉ hoạt động ở Nga vẫn có thể nối lại việc kinh doanh nếu Moscow đạt được thỏa thuận ngừng bắn và mang lại hòa bình cho Ukraine. Dù vậy, khả năng điều này xảy ra thật sự rất thấp.
“Nếu dạo quanh các trung tâm mua sắm ở Moscow, bạn có thể thấy nhiều cửa hàng thời trang, các tập đoàn kinh doanh phương Tây chỉ đơn giản mới hạ cửa chớp xuống. Kệ hàng của họ vẫn đầy, đèn vẫn sáng, chỉ là chúng không mở cửa”, ông tiết lộ. “Thực tế là họ vẫn chưa thật sự rời đi, mà chỉ đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, những công ty này sẽ sớm phải giải quyết tình trạng lấp lửng mà các cơ sở kinh doanh của họ ở Nga đang mắc phải. “Giờ đây, chúng ta đang tiến đến giai đoạn mà các công ty bắt đầu cạn kiệt thời gian, thậm chí cả sự kiên nhẫn”, ông nói***************
Nga sẵn sàng mở một hành lang nhân đạo cho các tàu chở lương thực rời cảng Ukraine, để đổi lấy việc dỡ bỏ một số chế tài, thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết hôm 25/5.
Các cảng ở Biển Đen của Ukraine bị phong tỏa kể từ khi Nga đưa hàng nghìn binh sĩ đến Ukraine hôm 24/2 và hơn 20 triệu tấn ngũ cốc đang bị kẹt trong các hầm chứa ở nước này.
Thông thường Nga và Ukraine chiếm gần một phần ba mức cung lúa mì toàn cầu. Tình trạng thiếu lượng ngũ cốc xuất khẩu đáng kể từ các cảng của Ukraine góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng tăng. Ukraine cũng là nước xuất khẩu lớn về mặt hàng ngô và dầu hướng dương.
Các cường quốc phương Tây đã thảo luận về ý tưởng thiết lập ‘hành lang an toàn’ để xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine mặc dù chuyện này sẽ cần sự đồng ý của Nga.
“Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố về chuyện này rằng một giải pháp cho vấn đề lương thực đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm cả việc dỡ bỏ các chế tài áp đặt lên hàng hóa xuất khẩu và giao dịch tài chính của Nga”, ông Rudenko nói.
“Và Nga cũng yêu cầu phía Ukraine rà phá bom mìn ở tất cả các cảng nơi tàu neo đậu. Nga sẵn sàng cung cấp lối đi nhân đạo cần thiết, điều mà Nga thực hiện hàng ngày.”
Hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Rudenko nói rằng Nga đã liên hệ với Liên hiệp quốc về vấn đề này.
‘Tống tiền’
Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, chế nhạo ý tưởng cho rằng Moscow muốn cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc.
“Không thể có ví dụ nào tốt hơn về chuyện tống tiền trong quan hệ quốc tế”, ông nói trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.
“Nếu ai đó tin chuyện này, tôi nghĩ kẻ đó có vấn đề, và chúng ta không nên lãng phí quá nhiều thời gian để tìm hiểu tại sao người đó lại đưa ra quan điểm ấy.”
Odesa là cảng nước sâu chính của Ukraine và được sử dụng để xử lý hầu hết các mặt hàng ngũ cốc xuất khẩu của nước này. Odesa đã phải hứng chịu một số cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga và Kyiv lo ngại rằng Moscow muốn chiếm cảng này như đã làm đối với các cảng khác của Ukraine, có khả năng thông qua một cuộc tấn công đổ bộ.
Ông Rudenko cũng được Interfax dẫn lời nói rằng bất kỳ sự hộ tống nào của tàu phương Tây dành cho các tàu chở ngũ cốc của Ukraine sẽ “làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đen.”
Anh ngày 24/5 tuyên bố không có kế hoạch cử tàu chiến đến giúp đưa xuất khẩu lương thực ra khỏi Odesa.
Lúa mì trên thị trường chứng khoán Euronext đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần tại Paris vào ngày 24/5 sau khi Nga nói sẽ cho phép xuất khẩu lương thực của Ukraine bằng đường biển trong một số điều kiện nhất định.
Bộ Quốc phòng Nga nói cảng Mariupol, thành phố của Ukraine trên Biển Azov nước nông bị Nga chiếm sau một cuộc vây hãm kéo dài, đang hoạt động bình thường sau khi lực lượng Nga hoàn thành việc gỡ mìn ở đó.
****************
Tổng thống Vladimir Putin ngày 25/5 ký một sắc lệnh đơn giản hóa quy trình để cư dân của các khu vực Kherson và Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng của Ukraine được cấp quốc tịch và hộ chiếu Nga.
Sắc lệnh này đánh dấu một bước tiến xa hơn trong việc “Nga hóa” hai khu vực vừa kể, nơi cuộc chiến của Moscow ở Ukraine đã cho phép nước này thiết lập một cây cầu trên bộ nối Nga với bán đảo Crimea mà Moscow đã chiếm của Ukraine vào năm 2014.
Động thái của ông Putin mở rộng một kế hoạch dành cho người dân các khu vực mà phe ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát ở các vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine, nơi Moscow đã cấp khoảng 800.000 hộ chiếu kể từ năm 2019.
Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn khu vực Kherson, phía bắc Crimea, vào giữa tháng 3, và nắm giữ các phần của khu vực Zaporizhzhia ở phía đông bắc.
Tại Kherson, thống đốc Ukraine đã bị lật đổ và chính quyền dân-quân đầu tháng này loan báo có kế hoạch yêu cầu ông Putin sáp nhập vào Nga trước cuối năm 2022. Ukraine thề quyết tái chiếm toàn bộ lãnh thổ bị Nga chiếm giữ.
Khi được hỏi về động thái mới của Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói Washington cực lực phản đối bất kỳ động thái nào nằm trong nỗ lực của Nga nhằm áp đặt ý chí của họ lên Ukraine.
“Chúng tôi đã thấy các lực lượng của Nga cố gắng thông qua các cách khác nhau nhằm chinh phục hoặc nói cách khác là khuất phục người dân Ukraine ở những khu vực này”, ông Price nói tại một cuộc họp báo thường kỳ.
Cùng ngày 25/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ra lệnh chấm dứt du hành miễn visa đối với công dân Nga, với lý do cần phải cải thiện an ninh biên giới sau cuộc xâm lược của Moscow.
Công dân Nga hiện được phép đến thăm nước láng giềng Ukraine mà không cần visa. Trong một mệnh lệnh được đăng trên trang mạng của Tổng thống, ông Zelenskyy cho biết ông ủng hộ một kiến nghị do một công dân đệ trình yêu cầu chấm dứt tập tục này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu tháng rồi đã ký một sắc lệnh giới hạn visa đối với công dân các quốc gia mà Moscow cho là “không thân thiện”, trong đó có Ukraine.
***************
Ukraina muốn có hành lang an toàn ở cảng Odessa để xuất khẩu nông phẩm
Lo ngại mất khả năng xuất khẩu ngũ cốc do các cảng biển bị quân Nga phong tỏa, tại diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ, ngoại trưởng Ukraina Kuleba ngày 25/05/2022 muốn Kiev và Liên Hiệp Quốc thảo luận về việc lập một hành lang an toàn từ cảng Odessa để xuât chuyển nông phẩm ra nước ngoài.
Đây cũng là chủ đề thảo luận giữa hai ngoại trưởng Mỹ và Ukraina hầu đầu tuần. Theo Reuters, Kiev muốn cảng Odessa được rà phá bom mìn và có sự bảo đảm là Nga sẽ không tấn công.
Ngay từ đầu chiến tranh Ukraina, quân Nga đã phong tỏa cảng Odessa, cửa ngõ xuất khẩu quan trọng ở miền nam Ukraina, gây tổn hại cho nền kinh tế Ukraina và tác động đến an toàn lương thực - thực phẩm của thế giới.
Từ cảng Odessa, hai đặc phái viên, Sébastien Nemeth và Jad El Khoury, gửi về bài phóng sự :
« Lẽ ra đây là mùa cao điểm, nhưng hiện giờ các bãi biển và vùng ven biển của Odessa hầu như đều vắng bóng người. Thành phố không còn giữ được dáng vẻ như trước và cư dân thành phố đang sống dưới sự phong tỏa của Nga, kéo dài từ Biển Đen đến biển Azov. Albert Kabakov, chủ tịch câu lạc bộ du thuyền nói :
« Các tàu chiến của Nga chủ yếu tập trung gần Đảo Rắn, cách đây 100km. Trong tuần đầu tiên của cuộc xung đột, chúng tôi còn có thể trông thấy chúng. Quân Nga thậm chí nhắm vào các tàu thương mại. Hiện giờ, không tàu nào có thể ra khơi. Binh sĩ bảo vệ bờ biển. Đi dạo chơi cũng bị cấm. Các vị thấy đấy, có một sợi dây chắn lối ra từ cảng. Chúng tôi thậm chí đã nhìn thấy thủy lôi trôi nổi đến tận đây, cách bờ biển 15m. Những người lính đã đến, kéo nó ra ngoài xa và kích nổ ».
Bản thân cảng cũng đã trở thành một boongke không thể vào được và một phần miền nam đất nước đã bị quân Nga chiếm đóng. Thế nhưng, đối với Natalia Kumeniuk, phát ngôn viên Bộ chỉ huy khu vực của Ukraina, không thể để vùng lãnh thổ này lọt vào tay quân thù :
« Ngay từ đầu, Putin đã nói rằng khu vực này là mục tiêu, nhất là cảng Odessa. Miền Nam Ukraina thu hút sự quan tâm của Nga, đặc biệt là về nguồn điện và khí đốt để cung ứng cho Crimée. Chiếm được thành phố Kherson giúp quân Nga làm được điều đó và cho phép họ chặn đường ra biển của chúng tôi, và cuối cùng là mở cho họ một con đường đến Transnistria. Nhưng quân đội Nga không mạnh, họ chỉ đông thôi. Và cuộc chiến này sẽ sớm kết thúc. Nếu quân Nga đào chiến hào và tìm cách trụ lại mãi ở miền nam Ukraina, chúng tôi sẽ chôn vùi họ ngay tại đây ».
Nga cố gắng phong tỏa để bóp nghẹt nền kinh tế Ukraina và cảng Odessa, nơi hàng chục ngàn tấn thực phẩm được xuất khẩu mỗi tháng. Vì vậy, quân đội Ukraina đang yêu cầu phương Tây chuyển vũ khí nhanh chóng hơn nữa cho Ukraina để họ sớm tìm cách phản công »*******************