Kinh Đời
TỔ QUỐC TRÊN HẾT – VIETNAM FIRST
Trịnh Khả Nguyên
Không lấy cảm hứng từ “America First” của ông Donald Trump, vì tôi không hiểu ông ta muốn nói gì với cụm từ kia. Chắc, ông Trump dùng cụm từ “America First” là có ý nói về dân túy, về lợi ích kinh tế để câu “like”. Nhưng dù sao thì cái “slogan” trên cũng gợi ý rằng dân nước nào cũng dành tình cảm cho nước mình “nhất” (first). Mỹ xem nước Mỹ “first”, thì Việt Nam cũng xem quê hương mình là “first”.
Tôi dùng chữ “first” không phải tự cao (như một thời) cho rằng nước mình là “đệ nhất”trong thiên hạ, và cũng không phải dùng chữ ngoại quốc để làm dáng vì đây là loại chữ vở lòng, khi trẻ con mới học đếm “oan tù tì” thì đã học chữ nầy rồi, chẳng có gì đáng để khoe. “Việt Nam first”, tạm diễn giải một cách “bồi” là “ Việt Nam trước hết, Việt Nam trên hết ” và tổng quát hơn “TỔ QUỐC TRÊN HẾT”, nghĩa là không có một “cái gì” ở trên, ở trước tổ quốc cả, điều nầy là tự nhiên, sự thật là như vậy, hiến pháp của nước nào cũng xác nhân như vậy, chính quyền nào cũng thừa biết như vậy và nên làm việc trên tinh thần đó. Nếu ai phủ nhận ý trên là người quên đất nước.
Ngày trước, tại công sở, chỉ có treo một câu “TỔ QUỐC TRÊN HẾT”. Ngay trường học là nơi thích hợp để treo những câu nói của các danh nhân, nhất là danh nhân văn hóa, thế mà cũng không thấy, chỉ thấy “TỔ QUỐC TRÊN HẾT”. Nhưng học sinh vẫn biết những danh nhân của nước nhà và một số danh nhân thế giới, lại còn biết thêm những kẻ phản văn hóa, phản đất nước, dân tộc nữa.
Ông Donald Trump thắng cử một phần cũng nhờ cái “America first”. Thực ra thì không cần nói, thiên hạ vẫn biết nước Mỹ của ông đang là siêu cường số một thế giới, là “first” rồi, chính Vladimir Putin cũng đã thừa nhận điều đó. Chỉ cần nhìn cuộc bầu cử “vô tư” dân chủ mà ông Donald Trump thắng cũng đủ thấy (nó) là siêu cường, chứ không cần nói về kinh tế, về quân sự…
Ông Donald Trump từng công kích chính quyền, đòi xóa sạch (nay thì xóa thực) các việc làm, các chủ trương lớn nhỏ của chính quyền, thậm chí còn xem họ là kẻ thù. Mặt khác lại ca ngợi, tán dương những người, những việc mà chính quyền đang cảnh giác. Thế nhưng ông được chính quyền, từ cấp “tổ dân phố” trở lên, đồng ý cho ra ứng cử là chuyện lạ. Ở chỗ khác thì đừng có mà hòng, mới nộp đơn đã rớt ngay tại vòng “giữ xe”, mới mở miệng đã phạm tội “có ý lật đổ chính quyền” rồi, làm gì có chuyện mơ vào “nhà trắng, nhà đen”.
Rồi từng bước, từng bước ông hạ hết đối thủ cùng đảng, đến đối thủ khác đảng là chuyện lạ hơn. Dù là tỉ phú, kém về chính trị, nhưng ông lại hạ các đối thủ là con nhà có “truyền thống” có “ô dù” vĩ đại như Jeb Bush, hạ các đối thủ là cây đa, cây đề có cống lớn, được chính quyền đương nhiệm hết lòng ủng hộ như Hillary Clinton là chuyện lạ tiếp. Và cuối cùng (đùng một phát) ông trúng cử, trở thành ông chủ nhà trắng, “người quyền lực” nhất hành tinh. Thế mới tài!
Người ta đang nghi ngờ các yếu tố bên ngoài đã hỗ trợ ông, nhưng theo luật, chưa có bằng chứng cụ thể, thì chính quyền phải tôn trọng kết quả, phải trọng lá phiếu của dân, phải theo “đúng qui trình” của hiến pháp, dù mai sau có ra sao chăng nữa. Đó là tinh thần thượng tôn luật pháp và cũng là một cách thể hiện “chính phủ của dân, do dân”. Còn muốn thẩm xét, điều tra thì cũng đúng thủ tục. Dân, thông qua quốc hội, đã chọn ai thì người ấy “làm”, khi nào dân , thông qua quốc hội và luật pháp, không chịu thì phải “xuống” , như trường hợp của tổng thống Nixon, chẳng hạn. “Lên” thì đón chào uy nghi, cờ xí rợp trời, tuyên thệ long trọng, “xuống” thì bàn giao đầy đủ, có trách nhiêm. Lên hay xuống đều ôn hòa, thậm chí còn chúc nhau.
Dù sao đó là chuyện của Mỹ.
Có điều, hôm nay ông đã ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi TPP, có bao giờ ông (chứ không phải nước Mỹ) muốn quay trở lại?
Ở đời ai cũng mong sẽ khá hơn. Nhất là những dịp xuân về, tết đến, ai ai cũng mong năm sau hơn năm trước, chúc nhau an khang thịnh vương. Với đất nước, cũng thế, ai cũng mong cho đất nước, quê hương mình tiến lên, được ở trong “câu lạc bộ” các nước công nghiệp, hiện đại, phát triển. Nếu ai không mong như vậy là kẻ bị liệt cảm.
Nhưng mong ước thế nào thì cũng phải có cơ sở, phải nhìn lại mình, chứ không phải “ngẫu hứng”.
“Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hương
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu …” (Bài ca xuân 61 – Tố Hữu)
Mong ước là dự phóng, hiện tại là thực tế. Từ 61 đến nay đã 46 mùa xuân. Con người ở tuổi ấy là U50 là hơi “cao niên” phải có sự nghiệp gì đấy. Và thực tế thì thế nào? Đừng trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu, chỉ trông quanh ta, nhóm các nước ÁSEAN thì khắc rõ.
Báo Pháp Luật viết: “Hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 79 trên thế giới”. Tôi chưa đi ngoại quốc, chưa thấy được nước khác thế nào, không có cái cảm giác cầm quyển hộ chiếu Việt Nam, không làm thủ tục tại các cửa khẩu của các nước khác, nên không dám bàn. Và nếu có cầm hộ chiếu, gặp tình cảnh “ngang trái” tại ngoại quốc thì về nhà cũng không dám nói gì, sợ bị “ném đá”. Còn các vị quan chức thì đi theo hộ chiếu VIP, đương nhiên được hưởng qui chế đặc biệt, chắc chắn không hề biết chuyện bình thường.
Đọc tin trên, thêm vào đó VTV lúc 19 giờ ngày 22/1 cho biết, năng suất lao động của 2 người Việt = 1 người Indonesia, 23 người Việt = 1 người Singapore (*). Tôi tự hỏi: thật thế sao? Nước được “nể” nhất thế giới là một nước nhỏ, Singapore, chứ không phải là Mỹ, Anh, Pháp. Tôi lại tự nhủ Mỹ mà cũng không “first”, xếp sau Singapore, thì ta thua (nó) là chuyện bình thường, mắc mớ chi lo chuyện “trời sập”. Nếu trời sập thì là tai họa chung có trừ ai đâu, người hiền kẻ dữ, người ngay kẻ gian đều ngủm, đều như nhau. Ăn thua là lúc nầy cứ an tâm, cứ giữ ổn định, cứ ăn chơi, cứ tự sướng, “ta có bao giờ được thế nầy”!?
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Chúc Mừng Năm Mới
_____
(*) Ghi chú từ trang Ba Sàm: Nếu tính năng suất lao động, thì Singapore không phải là nước có năng suất lao động cao nhất thế giới. Theo các dữ liệu từ tổ chức Organization for Economic Cooperation and Development, thì Luxembourg cao nhất thế giới, với năng suất 93,4 USD/ giờ, thứ nhì là Ireland, 87,3 USD/ giờ.
( Ba Sàm )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
TỔ QUỐC TRÊN HẾT – VIETNAM FIRST
Trịnh Khả Nguyên
Không lấy cảm hứng từ “America First” của ông Donald Trump, vì tôi không hiểu ông ta muốn nói gì với cụm từ kia. Chắc, ông Trump dùng cụm từ “America First” là có ý nói về dân túy, về lợi ích kinh tế để câu “like”. Nhưng dù sao thì cái “slogan” trên cũng gợi ý rằng dân nước nào cũng dành tình cảm cho nước mình “nhất” (first). Mỹ xem nước Mỹ “first”, thì Việt Nam cũng xem quê hương mình là “first”.
Tôi dùng chữ “first” không phải tự cao (như một thời) cho rằng nước mình là “đệ nhất”trong thiên hạ, và cũng không phải dùng chữ ngoại quốc để làm dáng vì đây là loại chữ vở lòng, khi trẻ con mới học đếm “oan tù tì” thì đã học chữ nầy rồi, chẳng có gì đáng để khoe. “Việt Nam first”, tạm diễn giải một cách “bồi” là “ Việt Nam trước hết, Việt Nam trên hết ” và tổng quát hơn “TỔ QUỐC TRÊN HẾT”, nghĩa là không có một “cái gì” ở trên, ở trước tổ quốc cả, điều nầy là tự nhiên, sự thật là như vậy, hiến pháp của nước nào cũng xác nhân như vậy, chính quyền nào cũng thừa biết như vậy và nên làm việc trên tinh thần đó. Nếu ai phủ nhận ý trên là người quên đất nước.
Ngày trước, tại công sở, chỉ có treo một câu “TỔ QUỐC TRÊN HẾT”. Ngay trường học là nơi thích hợp để treo những câu nói của các danh nhân, nhất là danh nhân văn hóa, thế mà cũng không thấy, chỉ thấy “TỔ QUỐC TRÊN HẾT”. Nhưng học sinh vẫn biết những danh nhân của nước nhà và một số danh nhân thế giới, lại còn biết thêm những kẻ phản văn hóa, phản đất nước, dân tộc nữa.
Ông Donald Trump thắng cử một phần cũng nhờ cái “America first”. Thực ra thì không cần nói, thiên hạ vẫn biết nước Mỹ của ông đang là siêu cường số một thế giới, là “first” rồi, chính Vladimir Putin cũng đã thừa nhận điều đó. Chỉ cần nhìn cuộc bầu cử “vô tư” dân chủ mà ông Donald Trump thắng cũng đủ thấy (nó) là siêu cường, chứ không cần nói về kinh tế, về quân sự…
Ông Donald Trump từng công kích chính quyền, đòi xóa sạch (nay thì xóa thực) các việc làm, các chủ trương lớn nhỏ của chính quyền, thậm chí còn xem họ là kẻ thù. Mặt khác lại ca ngợi, tán dương những người, những việc mà chính quyền đang cảnh giác. Thế nhưng ông được chính quyền, từ cấp “tổ dân phố” trở lên, đồng ý cho ra ứng cử là chuyện lạ. Ở chỗ khác thì đừng có mà hòng, mới nộp đơn đã rớt ngay tại vòng “giữ xe”, mới mở miệng đã phạm tội “có ý lật đổ chính quyền” rồi, làm gì có chuyện mơ vào “nhà trắng, nhà đen”.
Rồi từng bước, từng bước ông hạ hết đối thủ cùng đảng, đến đối thủ khác đảng là chuyện lạ hơn. Dù là tỉ phú, kém về chính trị, nhưng ông lại hạ các đối thủ là con nhà có “truyền thống” có “ô dù” vĩ đại như Jeb Bush, hạ các đối thủ là cây đa, cây đề có cống lớn, được chính quyền đương nhiệm hết lòng ủng hộ như Hillary Clinton là chuyện lạ tiếp. Và cuối cùng (đùng một phát) ông trúng cử, trở thành ông chủ nhà trắng, “người quyền lực” nhất hành tinh. Thế mới tài!
Người ta đang nghi ngờ các yếu tố bên ngoài đã hỗ trợ ông, nhưng theo luật, chưa có bằng chứng cụ thể, thì chính quyền phải tôn trọng kết quả, phải trọng lá phiếu của dân, phải theo “đúng qui trình” của hiến pháp, dù mai sau có ra sao chăng nữa. Đó là tinh thần thượng tôn luật pháp và cũng là một cách thể hiện “chính phủ của dân, do dân”. Còn muốn thẩm xét, điều tra thì cũng đúng thủ tục. Dân, thông qua quốc hội, đã chọn ai thì người ấy “làm”, khi nào dân , thông qua quốc hội và luật pháp, không chịu thì phải “xuống” , như trường hợp của tổng thống Nixon, chẳng hạn. “Lên” thì đón chào uy nghi, cờ xí rợp trời, tuyên thệ long trọng, “xuống” thì bàn giao đầy đủ, có trách nhiêm. Lên hay xuống đều ôn hòa, thậm chí còn chúc nhau.
Dù sao đó là chuyện của Mỹ.
Có điều, hôm nay ông đã ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi TPP, có bao giờ ông (chứ không phải nước Mỹ) muốn quay trở lại?
Ở đời ai cũng mong sẽ khá hơn. Nhất là những dịp xuân về, tết đến, ai ai cũng mong năm sau hơn năm trước, chúc nhau an khang thịnh vương. Với đất nước, cũng thế, ai cũng mong cho đất nước, quê hương mình tiến lên, được ở trong “câu lạc bộ” các nước công nghiệp, hiện đại, phát triển. Nếu ai không mong như vậy là kẻ bị liệt cảm.
Nhưng mong ước thế nào thì cũng phải có cơ sở, phải nhìn lại mình, chứ không phải “ngẫu hứng”.
“Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hương
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu …” (Bài ca xuân 61 – Tố Hữu)
Mong ước là dự phóng, hiện tại là thực tế. Từ 61 đến nay đã 46 mùa xuân. Con người ở tuổi ấy là U50 là hơi “cao niên” phải có sự nghiệp gì đấy. Và thực tế thì thế nào? Đừng trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu, chỉ trông quanh ta, nhóm các nước ÁSEAN thì khắc rõ.
Báo Pháp Luật viết: “Hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 79 trên thế giới”. Tôi chưa đi ngoại quốc, chưa thấy được nước khác thế nào, không có cái cảm giác cầm quyển hộ chiếu Việt Nam, không làm thủ tục tại các cửa khẩu của các nước khác, nên không dám bàn. Và nếu có cầm hộ chiếu, gặp tình cảnh “ngang trái” tại ngoại quốc thì về nhà cũng không dám nói gì, sợ bị “ném đá”. Còn các vị quan chức thì đi theo hộ chiếu VIP, đương nhiên được hưởng qui chế đặc biệt, chắc chắn không hề biết chuyện bình thường.
Đọc tin trên, thêm vào đó VTV lúc 19 giờ ngày 22/1 cho biết, năng suất lao động của 2 người Việt = 1 người Indonesia, 23 người Việt = 1 người Singapore (*). Tôi tự hỏi: thật thế sao? Nước được “nể” nhất thế giới là một nước nhỏ, Singapore, chứ không phải là Mỹ, Anh, Pháp. Tôi lại tự nhủ Mỹ mà cũng không “first”, xếp sau Singapore, thì ta thua (nó) là chuyện bình thường, mắc mớ chi lo chuyện “trời sập”. Nếu trời sập thì là tai họa chung có trừ ai đâu, người hiền kẻ dữ, người ngay kẻ gian đều ngủm, đều như nhau. Ăn thua là lúc nầy cứ an tâm, cứ giữ ổn định, cứ ăn chơi, cứ tự sướng, “ta có bao giờ được thế nầy”!?
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Chúc Mừng Năm Mới
_____
(*) Ghi chú từ trang Ba Sàm: Nếu tính năng suất lao động, thì Singapore không phải là nước có năng suất lao động cao nhất thế giới. Theo các dữ liệu từ tổ chức Organization for Economic Cooperation and Development, thì Luxembourg cao nhất thế giới, với năng suất 93,4 USD/ giờ, thứ nhì là Ireland, 87,3 USD/ giờ.
( Ba Sàm )