Kinh Khổ
TPP cho Việt Nam: “Thù trong giặc ngoài”
Những tin tức thiếu khả quan từ Canada bay về Việt Nam cho biết thậm chí “nhiều chuyên gia đã bày tỏ hoài nghi về triển vọng các nước tiến tới ký kết nhằm đưa TPP trở thành một hiệp định toàn diện của thế kỷ 21
![]() |
Vòng đàm phán TPP diễn ra tại Singapore từ 22-2 đến 25-2. Ảnh: AFP |
Xa rời “tính đảng”?
TPP – một hiệp định có ý nghĩa cực kỳ sống còn ngay vào thời điểm này
trước sự bết nát của nền kinh tế Việt Nam– đang có nguy cơ tụt hậu một
lần nữa.
Những tin tức thiếu khả quan từ Canada bay về Việt Nam cho biết thậm chí
“nhiều chuyên gia đã bày tỏ hoài nghi về triển vọng các nước tiến tới
ký kết nhằm đưa TPP trở thành một hiệp định toàn diện của thế kỷ 21”.
Một số tin tức khác lại cho hay trong số những chuyên gia trở nên bi
quan ấy, có cả những người mà trước đó phát biểu rất lạc quan trên báo
chí quốc tế.
Còn theo mạng tin “Diễn đàn Đông Á” ngày 15/7/2014, một nguyên nhân giải
thích cho sự chậm trễ trong việc hoàn thành TPP là thành phần tham gia
đàm phán quá đa dạng. Có tới 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và
Việt Nam tham gia đàm phán, và do vậy nếu xét trên phương diện “tính
đảng”, bàn đàm phán này chỉ bảo đảm tính “dân chủ” nhưng còn lâu mới
“tập trung”.
Một nguyên nhân khác là các nước tham gia đàm phán TPP đưa ra một chương
trình nghị sự quá lớn, khiến việc tìm được tiếng nói chung là hết sức
khó khăn. Ngoài ra, giữa các thành viên tham gia đàm phán cũng tồn tại
bất đồng về các chính sách của mỗi nước.
Cũng cần nhắc lại là hoạt động đàm phán TPP khởi động từ năm 2005, tức
cách đây gần một thập kỷ. Nếu cho tới giờ mọi chuyện vẫn chưa đâu vào
đâu, sự thể nên được ví như “thập niên mất mát TPP”.
Nguyên do sâu xa
Trước thực tế khá ảm đạm này, các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại tinh thần
ban đầu của TPP đang suy yếu và có nguy cơ chỉ trở thành một loạt các
thỏa thuận song phương, với thỏa thuận Mỹ-Nhật là cốt lõi.
Giấc mơ thiết lập một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm
30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế
giới.., cũng bởi thế đang bị đình hoãn chưa có hồi kết.
Theo giới chuyên gia, nếu TPP bị hoãn lại vô thời hạn, hoặc nếu được
hoàn thành với vô số ngoại lệ, hiệp định này sẽ cần có các điều khoản
phục vụ lợi ích của các thành viên. Tuy thế, lợi ích của từng thành
viên, hoặc giữa những thành viên cũ với thành viên mới lại quá xa biệt.
Nếu nền kinh tế Mỹ có quy mô lớn gấp 1.000 lần so với của Brunei, thu
nhập bình quân đầu người của Australia cũng đang gấp khoảng 40 lần thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Chính vấn đề được coi là “sự đa
dạng” này đang khiến cho các bên khó tìm được cơ sở và nguyên tắc chung
khi thương lượng.
Nhưng khác rất nhiều với trường hợp Brunei, hoàn cảnh của Việt Nam lại
trở nên khó hiểu và khó xử hơn hẳn khi nhà nước của quốc gia này còn
phải đối mặt với hàng loạt lời lên án gay gắt về tình trạng vi phạm nhân
quyền ngày càng tồi tệ. Cách đây không lâu, một số lượng lên đến 153
nghị sĩ thuộc Lưỡng viện Hoa Kỳ đã đồng loạt ký thư gửi cho Đại diện
thương mại Mỹ, yêu cầu “không thể có TPP nếu Việt Nam không thực hiện
những tiến bộ có thể chứng minh được về cải thiện nhân quyền”.
Cách đây đúng một năm, vào thời điểm quan hệ bang giao giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam được tái lập thêm một lần nữa kể từ thời điểm ôm hôn nhau lần
đầu vào năm 2001, đã chưa hề xuất hiện làn sóng phản đối mạnh mẽ của
Quốc hội Hoa Kỳ, còn Bộ ngoại giao Mỹ vẫn tuần tự theo chỉ đạo của Tổng
thống Barak Obama để thực hiện chính sách “hòa hoãn” với chính quyền
Việt Nam.
Tuy nhiên từ đầu năm 2014, tương quan lực lượng giữa Quốc hội và Chính
phủ Hoa Kỳ đã có vẻ thay đổi. Hiện tượng vừa có đến 200 nghị sĩ Dân chủ
thuộc đảng cầm quyền ở Mỹ ủng hộ cho quan điểm cứng rắn với Việt Nam
đang cho thấy đã đến lúc chính quyền Obama cần hành động một cách kiên
quyết hơn là chính sách quá mềm mại trước đây.
“Thù trong giặc ngoài”
TPP cũng do đó không phải là món quà từ trên trời rơi xuống cho các nhóm
lợi ích kinh tế và chính sách ở Việt Nam. Những dân biểu quyết liệt như
Ed Royce vẫn luôn găm sẵn hai dự luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1897) và
Chế tài nhân quyền Việt Nam (HR 4254) trong túi áo, để bất cứ lúc nào
thuận tiện là tung ra. Tất nhiên trọng tâm đáng lưu tâm nhất của những
dự luật này là quyền chế tài của người Mỹ đối với việc giới quan chức vi
phạm nhân quyền Việt được nhập cảnh vào Mỹ, đồng thời tài khoản và có
thể cả tài sản dưới các dạng loại của giới này sẽ bị phong tỏa tại bất
cứ nơi nào mà chính quyền Mỹ có thể vươn tay đến.
Trong bối cảnh “thù trong giặc ngoài” nguy ngập như thế, sự hiện diện
cùng thâm ý quá lộ liễu của Bắc Kinh ngay tại Biển Đông càng làm thân
nhiệt Hà Nội không thể bình ổn. Từ tháng 5/2014, cơn sốt phát ban bất
thần khiến da dẻ những quan chức có quyền lợi kinh tế lớn nhất đỏ ửng dị
ứng. Một cách ngấm ngầm, làn sóng ngả về phương Tây của một bộ phận
quan chức nơi đây đang trở nên ồn ã hơn.
Không còn con đường nào khác, vào ngay lúc này, não trạng của đa số quan
chức Việt Nam đều nhận ra vấn đề rằng không thể tiếp tục nhét dân chúng
của họ vào cái cối xay thịt mà họ không phải nhận lãnh trái đắng nào.
Thường Sơn
19/7/2014
Nguồn: Defend the Defenders
(Việt nam Thời báo)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
TPP cho Việt Nam: “Thù trong giặc ngoài”
Những tin tức thiếu khả quan từ Canada bay về Việt Nam cho biết thậm chí “nhiều chuyên gia đã bày tỏ hoài nghi về triển vọng các nước tiến tới ký kết nhằm đưa TPP trở thành một hiệp định toàn diện của thế kỷ 21
![]() |
Vòng đàm phán TPP diễn ra tại Singapore từ 22-2 đến 25-2. Ảnh: AFP |
Xa rời “tính đảng”?
TPP – một hiệp định có ý nghĩa cực kỳ sống còn ngay vào thời điểm này
trước sự bết nát của nền kinh tế Việt Nam– đang có nguy cơ tụt hậu một
lần nữa.
Những tin tức thiếu khả quan từ Canada bay về Việt Nam cho biết thậm chí
“nhiều chuyên gia đã bày tỏ hoài nghi về triển vọng các nước tiến tới
ký kết nhằm đưa TPP trở thành một hiệp định toàn diện của thế kỷ 21”.
Một số tin tức khác lại cho hay trong số những chuyên gia trở nên bi
quan ấy, có cả những người mà trước đó phát biểu rất lạc quan trên báo
chí quốc tế.
Còn theo mạng tin “Diễn đàn Đông Á” ngày 15/7/2014, một nguyên nhân giải
thích cho sự chậm trễ trong việc hoàn thành TPP là thành phần tham gia
đàm phán quá đa dạng. Có tới 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và
Việt Nam tham gia đàm phán, và do vậy nếu xét trên phương diện “tính
đảng”, bàn đàm phán này chỉ bảo đảm tính “dân chủ” nhưng còn lâu mới
“tập trung”.
Một nguyên nhân khác là các nước tham gia đàm phán TPP đưa ra một chương
trình nghị sự quá lớn, khiến việc tìm được tiếng nói chung là hết sức
khó khăn. Ngoài ra, giữa các thành viên tham gia đàm phán cũng tồn tại
bất đồng về các chính sách của mỗi nước.
Cũng cần nhắc lại là hoạt động đàm phán TPP khởi động từ năm 2005, tức
cách đây gần một thập kỷ. Nếu cho tới giờ mọi chuyện vẫn chưa đâu vào
đâu, sự thể nên được ví như “thập niên mất mát TPP”.
Nguyên do sâu xa
Trước thực tế khá ảm đạm này, các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại tinh thần
ban đầu của TPP đang suy yếu và có nguy cơ chỉ trở thành một loạt các
thỏa thuận song phương, với thỏa thuận Mỹ-Nhật là cốt lõi.
Giấc mơ thiết lập một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm
30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế
giới.., cũng bởi thế đang bị đình hoãn chưa có hồi kết.
Theo giới chuyên gia, nếu TPP bị hoãn lại vô thời hạn, hoặc nếu được
hoàn thành với vô số ngoại lệ, hiệp định này sẽ cần có các điều khoản
phục vụ lợi ích của các thành viên. Tuy thế, lợi ích của từng thành
viên, hoặc giữa những thành viên cũ với thành viên mới lại quá xa biệt.
Nếu nền kinh tế Mỹ có quy mô lớn gấp 1.000 lần so với của Brunei, thu
nhập bình quân đầu người của Australia cũng đang gấp khoảng 40 lần thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Chính vấn đề được coi là “sự đa
dạng” này đang khiến cho các bên khó tìm được cơ sở và nguyên tắc chung
khi thương lượng.
Nhưng khác rất nhiều với trường hợp Brunei, hoàn cảnh của Việt Nam lại
trở nên khó hiểu và khó xử hơn hẳn khi nhà nước của quốc gia này còn
phải đối mặt với hàng loạt lời lên án gay gắt về tình trạng vi phạm nhân
quyền ngày càng tồi tệ. Cách đây không lâu, một số lượng lên đến 153
nghị sĩ thuộc Lưỡng viện Hoa Kỳ đã đồng loạt ký thư gửi cho Đại diện
thương mại Mỹ, yêu cầu “không thể có TPP nếu Việt Nam không thực hiện
những tiến bộ có thể chứng minh được về cải thiện nhân quyền”.
Cách đây đúng một năm, vào thời điểm quan hệ bang giao giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam được tái lập thêm một lần nữa kể từ thời điểm ôm hôn nhau lần
đầu vào năm 2001, đã chưa hề xuất hiện làn sóng phản đối mạnh mẽ của
Quốc hội Hoa Kỳ, còn Bộ ngoại giao Mỹ vẫn tuần tự theo chỉ đạo của Tổng
thống Barak Obama để thực hiện chính sách “hòa hoãn” với chính quyền
Việt Nam.
Tuy nhiên từ đầu năm 2014, tương quan lực lượng giữa Quốc hội và Chính
phủ Hoa Kỳ đã có vẻ thay đổi. Hiện tượng vừa có đến 200 nghị sĩ Dân chủ
thuộc đảng cầm quyền ở Mỹ ủng hộ cho quan điểm cứng rắn với Việt Nam
đang cho thấy đã đến lúc chính quyền Obama cần hành động một cách kiên
quyết hơn là chính sách quá mềm mại trước đây.
“Thù trong giặc ngoài”
TPP cũng do đó không phải là món quà từ trên trời rơi xuống cho các nhóm
lợi ích kinh tế và chính sách ở Việt Nam. Những dân biểu quyết liệt như
Ed Royce vẫn luôn găm sẵn hai dự luật Nhân quyền Việt Nam (HR 1897) và
Chế tài nhân quyền Việt Nam (HR 4254) trong túi áo, để bất cứ lúc nào
thuận tiện là tung ra. Tất nhiên trọng tâm đáng lưu tâm nhất của những
dự luật này là quyền chế tài của người Mỹ đối với việc giới quan chức vi
phạm nhân quyền Việt được nhập cảnh vào Mỹ, đồng thời tài khoản và có
thể cả tài sản dưới các dạng loại của giới này sẽ bị phong tỏa tại bất
cứ nơi nào mà chính quyền Mỹ có thể vươn tay đến.
Trong bối cảnh “thù trong giặc ngoài” nguy ngập như thế, sự hiện diện
cùng thâm ý quá lộ liễu của Bắc Kinh ngay tại Biển Đông càng làm thân
nhiệt Hà Nội không thể bình ổn. Từ tháng 5/2014, cơn sốt phát ban bất
thần khiến da dẻ những quan chức có quyền lợi kinh tế lớn nhất đỏ ửng dị
ứng. Một cách ngấm ngầm, làn sóng ngả về phương Tây của một bộ phận
quan chức nơi đây đang trở nên ồn ã hơn.
Không còn con đường nào khác, vào ngay lúc này, não trạng của đa số quan
chức Việt Nam đều nhận ra vấn đề rằng không thể tiếp tục nhét dân chúng
của họ vào cái cối xay thịt mà họ không phải nhận lãnh trái đắng nào.
Thường Sơn
19/7/2014
Nguồn: Defend the Defenders
(Việt nam Thời báo)