Đoạn Đường Chiến Binh

TRƯỜNG PHƯỚC – LA VANG – NHƯ LỆ *

Thánh địa La Vang với cây đa và đoạn đường thánh giá diễn tả ngày Chúa Giê-Su chịu khổ nạn, đã có một thời hưng thịnh, vì đã từng là một địa điểm hành hương của các tín đồ Thiên Chúa Giáo

https://i1.wp.com/tqlcvn.org/images/TD7-TQLC%20TRANS.gif

Thánh địa La Vang với cây đa và đoạn đường thánh giá diễn tả ngày Chúa Giê-Su chịu khổ nạn, đã có một thời hưng thịnh, vì đã từng là một địa điểm hành hương của các tín đồ Thiên Chúa Giáo từ cuối thập niên 50’s đến đầu thập niên 70’s, giờ đây chỉ còn là một di tích hoang tàn, khiến người ghé qua không tránh khỏi bùi ngùi, cảm xúc…

Giữa tháng 6/73 từ Triệu Phong, Chợ Sãi và sông Vĩnh Định, đơn vị tôi được di chuyển đến trung tâm huấn luyện Đống Đa để được (hấp) theo một khóa học bổ túc khoảng 2 tuần lễ, cùng lúc với đơn vị bạn là TĐ 11 Nhảy Dù.
Trở lại quân trường là điều mà các người lính không ưa thích mấy, nhưng lại là một điều hữu ích cho các đơn vị. Chúng tôi được học ôn lại những căn bản trong kỹ thuật tác chiến, được thực tập nhị thức hành quân Thiết giáp Bộ binh, thực tập xin Không yểm, Pháo yểm và Hải yểm.
Thời gian này thật cần thiết để các sĩ quan trong đơn vị quen biết nhau qua các bài học tham mưu, tâm lý chiến và tình báo.
Ngày mãn khóa chúng tôi có một cuộc hành quân gần như thật, đó là cuộc hành quân tùng thiết với chiến xa, pháo binh và phản lực cơ yểm trợ, sử dụng toàn bom và đạn thật…

Sau khi rời trung tâm huấn luyện Đống Đa, tiểu đoàn 7 di chuyển đến làng TQLC. Làng này nằm ở phía Tây Bắc cầu Bến Đá khoảng 2 cây số , trong khu vực thôn Diên Sanh, xã Hải Trường, trên lộ trình từ quốc lộ 1 đến núi Trường Phước.
Một tuần sau chúng tôi vào thay thế tuyến cho TĐ 2 trong khu vực Trường Phước.
Các trung đội đóng quân biệt lập, dọc theo lộ trình, trung đội này cách trung đội kia khoảng hơn 1 cây số. Trung đội 3 đóng trên một ngọn đồi ở phía Tây của đại đội cách khoảng 200 mét và trung đội 4 phòng thủ chu vi đại đội.

Chúng tôi phải tham dự một cuộc bầu cử bán phần Thượng Nghị Viện. Tôi nhớ mãi vì được nhiệm vụ phải nói khéo để các người lính bầu cho các liên danh thân chính.
Trong lúc tập họp để nhắc nhở trung đội 3 về 2 liên danh thân chính mà tôi được chỉ thị bầu phiếu cho, khi tôi đang cố lựa lời nói khéo cho các liên danh này thì Trung sĩ Dần – Tiểu đội trưởng tiểu đội 1 lên tiếng:
– Thưa Thiếu úy, tôi có ý kiến.
– Vâng, anh Dần cho biết ý kiến.
Trung sĩ Dần đứng dậy, quay nhìn các anh em trung đội 3 và nói:
– Theo Thiếu úy thì anh em nên bầu cho 2 liên danh này, còn liên danh thứ 3 thì tùy ý anh em, anh em đồng ý không?
Tất cả các người lính thuộc trung đội 3 trả lời:
– Đồng ý!
Thế là chẳng còn gì để nói thêm nữa, tôi cho anh em tan hàng. Sau đó huynh trưởng Nguyễn Lai hỏi tôi:
– Ông nói chuyện gì mà nhanh quá vậy Minh?
– Anh em đồng ý với những gì tôi đề nghị rồi huynh trưởng, làm sớm nghỉ sớm mà.

Một buổi đang nằm hút thuốc sau bữa cơm chiều, Binh I Tân – Hiệu thính viên trung đội 3 mà tôi vừa chọn khi tiểu đoàn hấp ở trung tâm huấn luyện Đống Đa, đến gặp tôi với một bức thư trên tay nhờ tôi trả lời giùm.

Lá thơ bắt đầu;

“Ông Tân!
Đọc thư ông tôi liên tưởng đến một gương mặt thật vô duyên, với nụ cười để lộ ra hai hàm răng mất trật tự…”

Tôi ngó vào mặt Tân và hỏi:
– Mày trả lời thư cô ta mấy lần rồi?
– Chỉ có một lần thôi Thiếu úy.
– Có phải mày gọi cô ấy là “Bà” không?
– Ông thấy đó Thiếu úy, trong thư bà ấy gọi tôi bằng Ông.
– Mày đúng thiệt là vô duyên, chẳng lẽ người con gái viết thư cho người con trai chưa quen lần đầu tiên mà lại gọi là “Anh” ngọt xớt à!
Nhìn vào bì thư tôi thấy địa chỉ cô ở quận 3 – Saigon. Tên cô là Hạ Vũ, có lẽ đó là bút hiệu thì đúng hơn.
Tôi viết thảo cho Tân một bức thư.

“Hạ Vũ!
Nhận được thư Hạ Vũ tôi rất vui, càng đọc càng có cảm tình với Hạ Vũ vì Hạ Vũ là một người thành thật. Những ước mơ của Hạ Vũ là những ước mơ của tuổi mới lớn, là những điều mà tôi đã trải qua nhiều năm trước khi còn ngồi trên ghế nhà trường…
Trước khi dừng bút, tôi xin vui vẻ nhận Hạ Vũ là cô em gái hậu phương. Hy vọng rằng trong một ngày rất gần đây sẽ có dịp gặp em tại Saigon để hàn huyên, tâm sự và được chiều chuộng cô em nhí nhảnh, dễ thương.
Chúc em một giấc ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp.
Anh
Nguyễn Văn Tân”

Hai kỳ tiếp tế (10 ngày sau) thư hồi âm từ cô bé Hạ Vũ được bắt đầu bằng hai chữ “Anh Tân”, và sau đó họ hẹn gặp nhau đi dạo phố Saigon khi tiểu đoàn về hậu cứ.

Đầu tháng 7, thằng Tuấn – Trung đội trưởng trung đội 2 đi phép, tôi phải lên thay thế nó vì trung đội 2 nằm xa nhất trên tuyến đường, mất 30 phút đi bộ từ đại đội đến trung đội 2. Thời gian này Bửu trở lại đại đội sau khi diễn hành ngày Quân Lực 19/6 để chờ đợi được chuyển qua đại đội 1.

Mùa hè, những đồi sim thấp trong khu Trường Phước đầy những hoa sim tím, những quả sim ăn vào tím cả lưỡi và ngọt lịm. Vừa đi vừa hái sim dọc đường, vừa ca bài hát “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh mà quên cả đường dài.

Từ trung đội 2 theo con đường đi tiếp thì sẽ tới một dòng suối mà chúng tôi tắm giặt và lấy nước nấu ăn. Một hôm các anh lính cho biết có gặp các anh bộ đội miền Bắc xuống lấy nước, nhưng vì đang trong thời kỳ ngưng chiến nên cả hai bên chỉ nhìn nhau. Những lần sau khi xuống suối họ đi hai người, một người mang theo súng. Tôi quyết định cho trung đội đi lấy nước ở một điểm khác, chỉ thị các người lính kiểm soát kỹ lưỡng và gài lựu đạn đoạn đường này để đề phòng Bắc quân có thể vi phạm và xâm nhập tấn công.
Cuối tháng 7 TĐ về Saigon. Sau hơn 1 tháng trời dưỡng quân, đến đầu tháng 9 tiểu đoàn 7 TQLC trở lại hành quân. Trong lúc ở Saigon tôi rủ anh Huyền và Mẫn ghé thăm gia đình một người quen ở Thủ Đức. Bác là Giáo sư Pháp Văn tại trường Pétrus Ký đã về hưu, nghiên cứu tử vi và tướng pháp, có một người con trai là sĩ quan pháo binh TQLC đã hy sinh trong trận tái chiếm cổ thành.
Trong khi chờ chú em trai vào thông báo cho bác biết có chúng tôi đến thăm, thằng Mẫn tò mò mở một quyển tập để trên bàn ngồi đọc. Đúng ngay cái đoạn bàn về tướng số một người có hình dạng giống như nó “Người cao, chân dài, tay ngắn là tướng đoản mệnh…”. Nó chỉ cho tôi đọc đoạn này, trên gương mặt nở một nụ cười buồn. Trang tiếp theo bàn về tướng của một người có gương mặt dài như anh Huyền, thằng Mẫn vừa đọc vừa cười nắc nẻ.

Không ngờ đó là những điềm ứng trước, cả hai đã hy sinh sau đó không lâu vì những tướng đoản mệnh.

Từ Saigon, chúng tôi ra hành quân và trở lại làng TQLC. Đầu tháng 10/73 tiểu đoàn 7 đến La Vang thay tuyến cho TĐ 8 TQLC. Bộ chỉ huy tiểu đoàn đóng tại đồi dương, gần ngã ba Long Hưng, nơi đã là tuyến xuất phát của TQLC khi tái chiếm Quảng Trị và Cổ Thành năm trước.
Di chuyển một hàng dọc từ điểm đổ quân ở cánh B băng qua hai ngọn đồi thấp, vài dòng suối mùa, chúng tôi đến bờ một con suối khá rộng nhưng cạn nước. Bước trên những hòn đá mà các đơn vị trước đã đặt trên lòng suối theo từng bước đi để khỏi bị ướt giày, chúng tôi đặt chân đến ban chỉ huy đại đội.
Trung đội 4 của Hùng (thay thế cho Mẫn đi học khóa “rừng núi sình lầy” chưa về) nằm dọc theo bờ suối giữ an ninh và phòng thủ khu vực đại đội. Tiếp theo là trung đội 3 và trung đội 2 dàn tuyến đối mặt với Bắc quân.
Từ trung đội 2 băng qua một cái lạch nhỏ và một khoảng đầm lầy trên những cây cột nhà lót đường thì tới cái tiền đồn được phòng thủ chu vi của trung đội 1. Nhìn địa thế hiểm ác của cái tiền đồn này, ai cũng biết muốn giữ được chắc các đơn vị bạn trước kia đã phải tốn biết bao nhiêu xương máu. Trung đội phòng thủ một khu vực gần như là một vòng tròn, với đường chu vi khoảng chừng 100 mét.
Ngôi làng nơi đại đội đóng quân có tên là Như Lệ, cái tên nghe quá buồn. Những ngày mưa, đường trơn trợt, ướt át, trời bắt đầu trở lạnh nên chẳng ai muốn ra ngoài. Nằm nghe mưa rơi trên những tấm tôn thủng rả rích, từng giọt nước tí tách, rầu thúi ruột và nhớ nhà.

Ngày đặt chân đến Như Lệ quang cảnh cũng tương tự như Chợ Sãi – Triệu Phong. Các anh lính miền Bắc đứng bên hàng rào hỏi thăm và mời chúng tôi sang một cái chòi mà họ gọi là “Nhà Hòa Hợp”, cũng vẫn cái bảng treo trước cửa với hàng chữ “Không có gì… cả”.

Anh Lai, anh Huyền và tôi bước vào căn nhà. Sau khi chào và hỏi thăm nhau, chúng tôi cả hai bên cùng ngồi vào bàn và nói chuyện xã giao. Có một điều không biết là tiện hay bất tiện, tốt hay không tốt vì những phù hiệu trên áo đã cho họ biết chúng tôi thuộc tiểu đoàn nào rồi, mặc dù chúng tôi đã mặc áo của các người lính không có cấp bậc. Riêng các anh lính Bắc quân thì không thấy được gì trên quân phục của họ.
Họ mời chúng tôi nước trà, thuốc lá. Thuốc lá hiệu Tam Đảo, Điện Biên nội địa và Hoa Hồng của Trung Quốc.
Anh Lai đốt một điếu thuốc, kéo một hơi dài, tủm tỉm cười lên tiếng:
– Thơm mùi nhang quá!
Chúng tôi cười trong khi các anh bộ đội miền Bắc không hiểu gì cả.
Nói chuyện vớ vẩn, bâng quơ vì chẳng có gì để nói lâu, chúng tôi kiếu từ ra về thì các anh bộ đội miền Bắc lại theo phép lịch sự “như người Hà Nội” giữ khách và mời khéo:
– Các anh về chóng thế, khi nào rỗi mời các anh lại sang chơi nhé.

Từ tháng Mười kéo dài qua Tết là mùa mưa dầm, mưa lê thê. Mưa kiểu này mà nằm nhai gạo sấy rang (thay cốm) tẩm nước đường thì hết nói. Trời mưa chẳng có gì làm thì lại quanh quẩn Domino, cờ tướng và mong đến kỳ lãnh lương.
Ngày phát lương là ngày chúng tôi tha hồ ăn uống. Ban quân lương đến cánh B phát lương cho các đại đội và có câu lạc bộ đến bán mì gói, thuốc lá, bia và các nhu yếu phẩm cho lính.

Từ cánh B đi về phía Nam một đoạn đường ngắn 10 phút là tới khu nhà thờ La Vang. Vào cuối thập niên 50’s đến đầu thập niên 70’s, nơi đây đã từng là một vùng thịnh trị, rất nhiều tín đồ đạo Thiên Chúa từ khắp miền Nam đến hành hương.
Tôi còn nhớ những năm cuối thập niên 50’s, vé số Tombola được bán khắp nơi giá 2 đồng bạc thời đó để lấy tiền xây dựng khu thánh địa La Vang, và đường xe hỏa đồng thời được phát triển để phục vụ khách đến thăm vùng này.

Trước mặt nhà thờ là một đoạn đường được gọi tên là “đoạn đường Thánh Giá”, hai bên đường là những bức tượng diễn tả Chúa Giê-Su trong ngày chịu tội, đã gãy đổ tan nát không còn nguyên vẹn. Cây đa đúc bằng bê tông cốt sắt, nghe nói là được xây ngay tại chỗ cây đa thật trước kia, nơi người ta tin rằng mẹ Maria đã hiện lên, nay chỉ còn trụi lủi thân cây mà thôi. Các cành được đúc bằng bê tông cốt sắt đã gãy gục nát tan vì bom đạn. Tượng đức mẹ Maria cũng chẳng còn nguyên vẹn, “Ôi! Sức tàn phá và hủy diệt của con người thật là ghê gớm!”.
Ngôi thánh đường to lớn bị hủy hoại khắp cả bốn phía. Phần bên phải của tòa giảng hoàn toàn sụp đổ từ nóc nhà thờ xuống tới mặt đất. Các ngôi nhà của tu sĩ và giáo dân giúp việc hoàn toàn bị san bằng. Những hàng cây khuynh diệp trồng quanh khu vực nhà thờ chẳng cây nào không mang thẹo thọ vì đạn bom.
Các bạn và tôi đã thay phiên nhau chụp một số hình ảnh ở khu vực này, rất tiếc là sau ngày miền Nam sụp đổ, gia đình tôi đã không còn giữ lại được tấm ảnh nào.

Tôi hình dung ra quang cảnh tấp nập trong những ngày lễ tôn giáo trước đây, hàng ngàn người đến hành hương và tham dự các khóa lễ. Bây giờ nơi đây hoàn toàn giá lạnh, hoang vắng, không có bóng dáng một tín đồ nào. Nhìn qua Cường đang làm dấu “Amen” mà không tránh khỏi những bùi ngùi, cảm xúc.

Chúng tôi rời khu thánh địa La Vang, thấy thấm thía nỗi thảm thương cơ cực của người dân Quảng Trị. Đến bao giờ và phải hao tốn bao nhiêu máu xương, của cải để xây dựng lại những nơi này?

Đầu tháng 11, đại đội tiếp nhận thêm các người lính mới bổ sung cho đơn vị, một số cựu tù binh, quân phạm, và một sĩ quan – Phước mập, đi bay với thằng Tuấn. Trung đội 3 nhận thêm các người lính mới, trong đó có Trung sĩ I Nhẫn – cựu tù binh, Hạ sĩ I Hào – Quân phạm v.v..

Tháng 12/73 sư đoàn tổ chức các khóa học bổ túc trung đội trưởng cho các sĩ quan. Tôi được chỉ định đi học đợt đầu tiên với 3 người bạn khác là Hòa ở đại đội 1, Toàn ở đại đội 2 và Thành ở đại đội 4. Chúng tôi được đưa đến Bộ chỉ huy lữ đoàn 258 đóng tại Hội Yên để tham dự khóa học cùng với các sĩ quan trung đội trưởng ở 8 tiểu đoàn bạn. Khóa học kéo dài trong 2 tuần, thành phần huấn luyện viên là các chiến sĩ tài ba ưu tú từ các tiểu đoàn TQLC và các đơn vị yểm trợ như Pháo Binh, Công Binh, Thiết Giáp, Không Quân và Hải Quân…

Đại tá Ngô Văn Định – Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 258 khai mạc khóa học trong một nghi lễ đơn sơ nhưng đầy thân tình. Ông mong mỏi khóa học này sẽ giúp chúng tôi những điều cần thiết tối thiểu để khi trở lại đơn vị; với các kinh nghiệm thực tiễn quý báu từ các đàn anh, chúng tôi sẽ áp dụng các sáng kiến thích nghi để tiết kiệm xương máu đồng đội, phát huy khả năng của đơn vị và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó tốt đẹp.
Chúng tôi lại được nghe thuyết trình về các trận đánh tiêu biểu của đơn vị TQLC, về thế công, thế thủ, cách thức điều binh từ chính các sĩ quan chỉ huy tham dự trực tiếp các trận đánh đó như Thiếu tá Nguyễn Văn Sử, Trung úy Kiên Pek v.v..
Được sự đóng góp thêm của Đại tá Ngô Văn Định, Trung tá Đỗ Hữu Tùng, được trình bày các kinh nghiệm bản thân của mình để lớp học bàn thảo, đưa ra các phương thức để giải quyết trong các tình huống xấu. Chúng tôi đã được học biết bao nhiêu kinh nghiệm hay và quý báu để áp dụng sau đó trong đời lính…

Ngoài ra chúng tôi cũng được học thêm về công binh, pháo binh, thiết giáp và chống thiết giáp, liên lạc xin không yểm, hải yểm v.v.. Thời gian quá ngắn cho một khóa học nhưng đã đem lại cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm hữu ích không ngờ. Nếu không được tham dự các khóa học bổ túc như thế này, có lẽ việc điều quân phản ứng của chúng tôi sẽ kém nhạy bén. Chúng tôi học được cách nhìn sự việc dưới những góc cạnh, lý lẽ khác nhau. Học được cách ước định tình huống trước khi nó xảy ra, điều này làm cho chúng tôi tăng thêm sự tự tin vào khả năng của đơn vị khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

Cuối tuần lễ đầu vào ngày Chủ Nhật, một số các sĩ quan chúng tôi đi thăm khu nhà thờ hai nóc Thanh Hương – Điền Môn, nơi mà tôi sẽ trở lại sau này trong cuộc lui binh cuối cùng.

Chấm dứt tuần thứ nhì là lễ mãn khóa dưới sự chủ tọa của Thiếu tướng Bùi Thế Lân – Tư lệnh sư đoàn TQLC. Ông nhắc nhở chúng tôi hãy ứng dụng các điều đã học một cách thích hợp để phát triển khả năng sẵn có của đơn vị, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Xe của tiểu đoàn đã chờ sẵn và đón chúng tôi trở lại đơn vị.

Tết năm đó đại đội thật vui, nhất là trung đội 3 với sự có mặt của các chị, vợ anh Xê – Trung đội phó, vợ anh Hào – tiểu đội đại liên. Chúng tôi có một cái tết thịnh soạn với các món ăn thượng hảo hạng từ những bàn tay khéo léo của các chị như Vịt tiềm thuốc Bắc của chị Hào, các món bánh lá, bánh đập… và nồi bún bò cay tóe khói của chị Xê, gốc người Huế, vừa ăn vừa hít hà, nước mắt nước mũi, mồ hôi chảy ra nhễ nhại vì cái gì ăn vô cũng cay, cũng nóng.
Ngày đầu năm chúng tôi xông đất các anh Bắc quân ở nhà “Hòa Hợp”. Chúng tôi chúc Tết nhau. Họ mời chúng tôi thuốc lá, hạt dưa, và các loại kẹo bột, kẹo đậu phộng… (không ngờ rằng nhiều năm sau đó, mỗi lần Tết đến chúng tôi lại ngồi mong chờ những thứ này trong tù.)
Chúng tôi mời các anh ấy các thứ mứt, kẹo, bánh trái của miền Nam. Họ cứ xuýt xoa mãi.
– Hàng ngoại đấy à các anh.
Thoạt đầu tôi không hiểu ý các anh ấy, sau mới biết họ tưởng là đồ nhập cảng. Những cái kẹo mứt mãng cầu gói trong các loại giấy bóng kiếng đủ màu, hoặc những miếng mứt thập cẩm quá đẹp làm họ ngạc nhiên. Nhưng họ chỉ dám thử một cái. Không biết vì thấy đẹp không dám ăn uổng quá hay vì sợ có thuốc độc bên trong ?
– Do các chị vợ của anh em chúng tôi làm đó.
– Đẹp thế nhỉ!
– Khéo thế nhỉ!
Nghe những lời khen chân thành, mộc mạc của các anh lính Bắc quân lúc đó, tôi không nghĩ là họ khen thật, cho đến khi vào tù vì thua cuộc chiến tôi mới biết rõ ràng là họ thành thật. Các người tù cải tạo thường bông đùa, chọc ghẹo họ luôn bằng cách khen nhưng thật tình là chửi xéo.

Rồi những ngày Tết cũng trôi qua, các thân nhân của những người lính cũng lần lượt ra về hết, và sinh hoạt của đơn vị cũng trở lại bình thường.
Sau ngày Tết trung đội 3 thay thế trung đội 1 ở vị trí tiền đồn. Bàn giao với anh Huyền xong, tôi đi xem lại vị trí đóng quân và cho vét lại giao thông hào ở các đoạn bị sụp lở vì nước mưa.

Trung đội 3 phòng thủ chu vi trong một hình gần như tròn với đường kính khoảng hơn 30 mét. Hướng Tây và Tây Nam giáp mặt Bắc quân, hướng Đông của tiền đồn là một dòng suối chảy về phía đại đội, hướng Bắc là một con lạch nhỏ nối tiếp với một bãi lầy. Tiền đồn được nối liền với đại đội bằng một chiếc cầu khỉ bắc qua con lạch và những thân cây, gỗ tạp được dùng để lót qua bãi lầy. Vị trí tiền đồn này rất nguy hiểm vì gần như là “bốn bề thọ địch”.

Dac cong VC bi TQLC ban chet tai Quang Tri nam 1972

Đặc công cộng sản có lối đánh là bò theo các đường mòn và các khe xâm nhập mà cái tiền đồn này hai mặt giáp địch, còn hai mặt kia lại là suối, lạch và đất thấp lầy lội.
Ngay sau khi bàn giao tuyến, tôi đã chỉ thị cho các tiểu đội vét lại giao thông hào và sửa chữa khu vực phòng thủ.
Các anh Bắc quân kêu réo ầm ĩ lên:
– Này các anh làm gì thế, đào gì thế?
– Mưa lở đất, chúng tôi đắp lại thôi.
– Các anh làm thế là vi phạm đấy.
– Chúng tôi chẳng làm gì mà vi phạm.
Vừa làm vừa cãi nhau, rồi thì chúng tôi cũng sửa xong lại tuyến phòng thủ chiều hôm đó.
Hạ sĩ Tâm, trước kia là Hiệu thính viên truyền tin, sau ra tiểu đội của Trung sĩ Phấn, trong lúc vét lại giao thông hào, thấy lộ ra một bộ xương người lính Bắc quân và trang phục còn sót lại. Anh tinh nghịch đặt chiếc xương sọ lên trên bờ giao thông hào và đôi dép râu gác lên trên đầu chiếc xương sọ, miệng thì nói “Sinh Bắc Tử Nam”. Các anh bộ đội miền Bắc la lên phản đối.
Nghe có chuyện, tôi bước đến nơi và nói với Tâm:
– Dẹp đi Tâm, người ta đã chết rồi, đừng làm vậy!
Sau đó tôi không biết Tân đã dấu cái xương sọ và đôi dép râu đi đâu.

Mờ tối hôm đó, khi tôi đang ngồi đọc sách ở dưới hầm thì nghe như có tiếng người chạy huỳnh huỵch bên ngoài. Tiếng Binh I Chánh – Hiệu thính viên, đứng ngay cửa hầm gọi tôi:
– Thiếu úy, Thằng Tâm có chuyện, nó bị ma đánh.
Leo lên khỏi hầm, tôi chạy đến chỗ tiểu đội của Trung sĩ Phấn thì thấy các người lính đang vây quanh Tâm ở một góc giao thông hào. Tân chúi đầu vào góc Tuyến không dám ngẩng lên.
– Anh Phấn, anh cho trói nó lại.
Người Tâm bê bết đất cát, đôi mắt lạc thần. Anh không dám chống cự khi hai người lính đến trói anh lại.
Tôi liên lạc báo cáo tình hình và xin giải giao Tâm vào đại đội vì sợ nó lên cơn nửa đêm thì nguy hiểm cho tính mạng nó. Hai anh lính giải giao Tâm vào đại đội trở về kể lại.

“Khi gặp Trung sĩ I Trần Ngâm thằng Tâm không dám nhìn mặt. Nó lấm la, lấm lét. Anh Ngâm dùng roi dâu quất lên người Tâm, nó la hét và lăn lộn trên mặt đất…”

Sáng sớm hôm sau Tâm được đưa về tiểu đoàn và sau đó được đưa ra quân y viện Nguyễn Tri Phương tại Huế để điều trị. Mấy tháng sau bình phục Tâm trở lại đơn vị thì tôi đã ra toán CAP ở Hải Trường.

Một buổi tối đang ngồi đọc sách dưới hầm, cảm thấy thèm một điếu thuốc, tôi bước ra khỏi hầm đi dạo một vòng, nói chuyện với các người lính, quên tắt ngọn đèn cầy đốt để đọc sách trong hầm.
Tiếng Binh I Chánh la thất thanh:
– Lửa cháy trong hầm Thiếu úy.
Tôi chạy trở lại thì thấy lửa cháy sáng trong hầm.
– Lấy nước dập tắt đi.
Các người lính chuyền nước vào dập tắt ngọn lửa. Tàn lửa cháy loang lổ cái ba-lô và làm hư hại các đồ đạc bên trong, may là chưa bắt qua phát nổ đạn và lựu đạn. Sức nóng của lửa làm hư hại cái máy chụp hình OLYMPUS PEN DEMI của tôi.
Tối hôm đó tôi ngủ lạnh để trả cái lỗi bất cẩn của mình. Sáng hôm sau phải giặt giũ tất cả quân trang, quân dụng còn xài được và vất đi các thứ đã bị cháy hư hại. Kiểm soát lại thì thấy thiệt hại khoảng 50%.

Hai ngày sau, một công điện bất ngờ từ tiểu đoàn chuyển đến. Tôi được chỉ thị ra thay thế Trung úy Lê Văn Minh thuộc đại đội 4 trong chức vụ trưởng toán CAP (huấn luyện) tiểu đoàn 7 TQLC ở xã Hải Trường.
Xếp tất cả các đồ đạc còn lại vào chiếc ba-lô cháy loang lổ của mình. Thằng Mẫn đang ngồi chơi với tôi lên tiếng:
– Lấy cái ba-lô của tao đi Minh, mày vác cái ba-lô này ra làng, họ tưởng mày “ăn xin” đó.
Tôi bật ra cười lớn, thầm nghĩ “Đúng là cái số ăn mày!”. Chúng tôi trao đổi cho nhau một số đồ đạc, và sáng hôm sau “Ba-lô lên vai”, tôi rời đại đội lên trình diện tiểu đoàn để đi nhận nhiệm vụ mới.

Đứng trên dốc khoảng lưng chừng đồi, nhìn xuống làng Như Lệ, nghe tiếng các dòng suối mùa đang chảy róc rách đâu đây. Khu vực đại đội 3 đóng quân nằm yên lặng dưới chân đồi, phía bên kia dòng suối. Đưa tầm mắt trải dài tới các trung đội bạn 1, 2, dừng lại nơi cái tiền đồn lẻ loi đơn độc của trung đội 3, nhớ lại các kỷ niệm tràn đầy sau hơn một năm tôi sống cùng đơn vị.

Một hình ảnh toàn cảnh hiện ra trước mắt làm tôi chợt thấy bâng khuâng. Trước kia ở góc độ này, nếu nhìn xuống làng Như Lệ là một hình ảnh thật thanh bình, với những dòng suối chảy róc rách, những ngôi nhà nhỏ xen kẽ trong một vùng đồi núi thấp chung quanh. Các thửa ruộng nhỏ xếp thành hình những bậc thang để nhận nước từ những suối nguồn.

Mỗi sáng Chủ Nhật tiếng chuông nhà thờ La Vang đánh thức người dân, và rồi từng đoàn người với các chiếc áo dài khăn đóng, những chiếc khăn mỏ quạ, cùng với các em nhỏ trai gái trong đồng phục đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể lũ lượt từ Như Lệ cũng như những ngôi làng khác quanh đây, vượt qua các ngọn đồi để kéo về thánh đường La Vang đã một thời hưng thịnh.

Hình ảnh đó không còn nữa. Giờ đây là các hầm hố, địa đạo, giao thông hào, chẳng còn một ngôi nhà nào còn sót lại trong làng Như Lệ.
Ôi! Sao tang thương dâu bể, vật đổi sao dời. Tôi quay lưng bước đi, lòng tự hỏi:

“Trong những năm tháng tới đây, quê hương tôi sẽ được nhìn thấy La Vang và các khu làng quanh đây hồi sinh, hay sẽ còn phải tiếp nhận thêm các tai ương trong một cuộc chiến đã hơn 20 năm giữa hai miền Nam Bắc, Quốc Cộng, giữa hai chính thể !?”
Chúng tôi cứ phải nghe, đôi khi phải tuyên truyền thêm về những sự tích anh hùng trong chiến tranh, cứ phải nhìn những cảnh máu đổ, thịt rơi. Trên báo chí cả hai miền Nam Bắc thì đua nhau ca ngợi các chiến thắng lẫy lừng!

“Vậy chứ ai là người thua cuộc khi cả hai bên đều thắng? Chắc là người dân nghèo nơi quê hương tôi, một cổ hai tròng…”

Tôi thở dài, lắc đầu, tiếp tục leo nốt ngọn đồi trước mặt. Xa xa về hướng Đông-Bắc là đồi dương, nơi bộ chỉ huy tiểu đoàn đóng quân, mường tượng tới những hình ảnh nơi tôi sẽ đến làm công tác dân sự vụ, một nỗi vui buồn lẫn lộn trong lòng.
Biết nói gì đây với những người dân, những người lính địa phương?
Tôi bật cười, đá văng một hòn sỏi nhỏ dưới chân, miệng nói khẽ:

“Có gì mà phải lo, mọi sự rồi sẽ ổn thỏa”

http://batkhuat.net/van-nhungmanhdoi-dangdo-4.htm

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TRƯỜNG PHƯỚC – LA VANG – NHƯ LỆ *

Thánh địa La Vang với cây đa và đoạn đường thánh giá diễn tả ngày Chúa Giê-Su chịu khổ nạn, đã có một thời hưng thịnh, vì đã từng là một địa điểm hành hương của các tín đồ Thiên Chúa Giáo

https://i1.wp.com/tqlcvn.org/images/TD7-TQLC%20TRANS.gif

Thánh địa La Vang với cây đa và đoạn đường thánh giá diễn tả ngày Chúa Giê-Su chịu khổ nạn, đã có một thời hưng thịnh, vì đã từng là một địa điểm hành hương của các tín đồ Thiên Chúa Giáo từ cuối thập niên 50’s đến đầu thập niên 70’s, giờ đây chỉ còn là một di tích hoang tàn, khiến người ghé qua không tránh khỏi bùi ngùi, cảm xúc…

Giữa tháng 6/73 từ Triệu Phong, Chợ Sãi và sông Vĩnh Định, đơn vị tôi được di chuyển đến trung tâm huấn luyện Đống Đa để được (hấp) theo một khóa học bổ túc khoảng 2 tuần lễ, cùng lúc với đơn vị bạn là TĐ 11 Nhảy Dù.
Trở lại quân trường là điều mà các người lính không ưa thích mấy, nhưng lại là một điều hữu ích cho các đơn vị. Chúng tôi được học ôn lại những căn bản trong kỹ thuật tác chiến, được thực tập nhị thức hành quân Thiết giáp Bộ binh, thực tập xin Không yểm, Pháo yểm và Hải yểm.
Thời gian này thật cần thiết để các sĩ quan trong đơn vị quen biết nhau qua các bài học tham mưu, tâm lý chiến và tình báo.
Ngày mãn khóa chúng tôi có một cuộc hành quân gần như thật, đó là cuộc hành quân tùng thiết với chiến xa, pháo binh và phản lực cơ yểm trợ, sử dụng toàn bom và đạn thật…

Sau khi rời trung tâm huấn luyện Đống Đa, tiểu đoàn 7 di chuyển đến làng TQLC. Làng này nằm ở phía Tây Bắc cầu Bến Đá khoảng 2 cây số , trong khu vực thôn Diên Sanh, xã Hải Trường, trên lộ trình từ quốc lộ 1 đến núi Trường Phước.
Một tuần sau chúng tôi vào thay thế tuyến cho TĐ 2 trong khu vực Trường Phước.
Các trung đội đóng quân biệt lập, dọc theo lộ trình, trung đội này cách trung đội kia khoảng hơn 1 cây số. Trung đội 3 đóng trên một ngọn đồi ở phía Tây của đại đội cách khoảng 200 mét và trung đội 4 phòng thủ chu vi đại đội.

Chúng tôi phải tham dự một cuộc bầu cử bán phần Thượng Nghị Viện. Tôi nhớ mãi vì được nhiệm vụ phải nói khéo để các người lính bầu cho các liên danh thân chính.
Trong lúc tập họp để nhắc nhở trung đội 3 về 2 liên danh thân chính mà tôi được chỉ thị bầu phiếu cho, khi tôi đang cố lựa lời nói khéo cho các liên danh này thì Trung sĩ Dần – Tiểu đội trưởng tiểu đội 1 lên tiếng:
– Thưa Thiếu úy, tôi có ý kiến.
– Vâng, anh Dần cho biết ý kiến.
Trung sĩ Dần đứng dậy, quay nhìn các anh em trung đội 3 và nói:
– Theo Thiếu úy thì anh em nên bầu cho 2 liên danh này, còn liên danh thứ 3 thì tùy ý anh em, anh em đồng ý không?
Tất cả các người lính thuộc trung đội 3 trả lời:
– Đồng ý!
Thế là chẳng còn gì để nói thêm nữa, tôi cho anh em tan hàng. Sau đó huynh trưởng Nguyễn Lai hỏi tôi:
– Ông nói chuyện gì mà nhanh quá vậy Minh?
– Anh em đồng ý với những gì tôi đề nghị rồi huynh trưởng, làm sớm nghỉ sớm mà.

Một buổi đang nằm hút thuốc sau bữa cơm chiều, Binh I Tân – Hiệu thính viên trung đội 3 mà tôi vừa chọn khi tiểu đoàn hấp ở trung tâm huấn luyện Đống Đa, đến gặp tôi với một bức thư trên tay nhờ tôi trả lời giùm.

Lá thơ bắt đầu;

“Ông Tân!
Đọc thư ông tôi liên tưởng đến một gương mặt thật vô duyên, với nụ cười để lộ ra hai hàm răng mất trật tự…”

Tôi ngó vào mặt Tân và hỏi:
– Mày trả lời thư cô ta mấy lần rồi?
– Chỉ có một lần thôi Thiếu úy.
– Có phải mày gọi cô ấy là “Bà” không?
– Ông thấy đó Thiếu úy, trong thư bà ấy gọi tôi bằng Ông.
– Mày đúng thiệt là vô duyên, chẳng lẽ người con gái viết thư cho người con trai chưa quen lần đầu tiên mà lại gọi là “Anh” ngọt xớt à!
Nhìn vào bì thư tôi thấy địa chỉ cô ở quận 3 – Saigon. Tên cô là Hạ Vũ, có lẽ đó là bút hiệu thì đúng hơn.
Tôi viết thảo cho Tân một bức thư.

“Hạ Vũ!
Nhận được thư Hạ Vũ tôi rất vui, càng đọc càng có cảm tình với Hạ Vũ vì Hạ Vũ là một người thành thật. Những ước mơ của Hạ Vũ là những ước mơ của tuổi mới lớn, là những điều mà tôi đã trải qua nhiều năm trước khi còn ngồi trên ghế nhà trường…
Trước khi dừng bút, tôi xin vui vẻ nhận Hạ Vũ là cô em gái hậu phương. Hy vọng rằng trong một ngày rất gần đây sẽ có dịp gặp em tại Saigon để hàn huyên, tâm sự và được chiều chuộng cô em nhí nhảnh, dễ thương.
Chúc em một giấc ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp.
Anh
Nguyễn Văn Tân”

Hai kỳ tiếp tế (10 ngày sau) thư hồi âm từ cô bé Hạ Vũ được bắt đầu bằng hai chữ “Anh Tân”, và sau đó họ hẹn gặp nhau đi dạo phố Saigon khi tiểu đoàn về hậu cứ.

Đầu tháng 7, thằng Tuấn – Trung đội trưởng trung đội 2 đi phép, tôi phải lên thay thế nó vì trung đội 2 nằm xa nhất trên tuyến đường, mất 30 phút đi bộ từ đại đội đến trung đội 2. Thời gian này Bửu trở lại đại đội sau khi diễn hành ngày Quân Lực 19/6 để chờ đợi được chuyển qua đại đội 1.

Mùa hè, những đồi sim thấp trong khu Trường Phước đầy những hoa sim tím, những quả sim ăn vào tím cả lưỡi và ngọt lịm. Vừa đi vừa hái sim dọc đường, vừa ca bài hát “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh mà quên cả đường dài.

Từ trung đội 2 theo con đường đi tiếp thì sẽ tới một dòng suối mà chúng tôi tắm giặt và lấy nước nấu ăn. Một hôm các anh lính cho biết có gặp các anh bộ đội miền Bắc xuống lấy nước, nhưng vì đang trong thời kỳ ngưng chiến nên cả hai bên chỉ nhìn nhau. Những lần sau khi xuống suối họ đi hai người, một người mang theo súng. Tôi quyết định cho trung đội đi lấy nước ở một điểm khác, chỉ thị các người lính kiểm soát kỹ lưỡng và gài lựu đạn đoạn đường này để đề phòng Bắc quân có thể vi phạm và xâm nhập tấn công.
Cuối tháng 7 TĐ về Saigon. Sau hơn 1 tháng trời dưỡng quân, đến đầu tháng 9 tiểu đoàn 7 TQLC trở lại hành quân. Trong lúc ở Saigon tôi rủ anh Huyền và Mẫn ghé thăm gia đình một người quen ở Thủ Đức. Bác là Giáo sư Pháp Văn tại trường Pétrus Ký đã về hưu, nghiên cứu tử vi và tướng pháp, có một người con trai là sĩ quan pháo binh TQLC đã hy sinh trong trận tái chiếm cổ thành.
Trong khi chờ chú em trai vào thông báo cho bác biết có chúng tôi đến thăm, thằng Mẫn tò mò mở một quyển tập để trên bàn ngồi đọc. Đúng ngay cái đoạn bàn về tướng số một người có hình dạng giống như nó “Người cao, chân dài, tay ngắn là tướng đoản mệnh…”. Nó chỉ cho tôi đọc đoạn này, trên gương mặt nở một nụ cười buồn. Trang tiếp theo bàn về tướng của một người có gương mặt dài như anh Huyền, thằng Mẫn vừa đọc vừa cười nắc nẻ.

Không ngờ đó là những điềm ứng trước, cả hai đã hy sinh sau đó không lâu vì những tướng đoản mệnh.

Từ Saigon, chúng tôi ra hành quân và trở lại làng TQLC. Đầu tháng 10/73 tiểu đoàn 7 đến La Vang thay tuyến cho TĐ 8 TQLC. Bộ chỉ huy tiểu đoàn đóng tại đồi dương, gần ngã ba Long Hưng, nơi đã là tuyến xuất phát của TQLC khi tái chiếm Quảng Trị và Cổ Thành năm trước.
Di chuyển một hàng dọc từ điểm đổ quân ở cánh B băng qua hai ngọn đồi thấp, vài dòng suối mùa, chúng tôi đến bờ một con suối khá rộng nhưng cạn nước. Bước trên những hòn đá mà các đơn vị trước đã đặt trên lòng suối theo từng bước đi để khỏi bị ướt giày, chúng tôi đặt chân đến ban chỉ huy đại đội.
Trung đội 4 của Hùng (thay thế cho Mẫn đi học khóa “rừng núi sình lầy” chưa về) nằm dọc theo bờ suối giữ an ninh và phòng thủ khu vực đại đội. Tiếp theo là trung đội 3 và trung đội 2 dàn tuyến đối mặt với Bắc quân.
Từ trung đội 2 băng qua một cái lạch nhỏ và một khoảng đầm lầy trên những cây cột nhà lót đường thì tới cái tiền đồn được phòng thủ chu vi của trung đội 1. Nhìn địa thế hiểm ác của cái tiền đồn này, ai cũng biết muốn giữ được chắc các đơn vị bạn trước kia đã phải tốn biết bao nhiêu xương máu. Trung đội phòng thủ một khu vực gần như là một vòng tròn, với đường chu vi khoảng chừng 100 mét.
Ngôi làng nơi đại đội đóng quân có tên là Như Lệ, cái tên nghe quá buồn. Những ngày mưa, đường trơn trợt, ướt át, trời bắt đầu trở lạnh nên chẳng ai muốn ra ngoài. Nằm nghe mưa rơi trên những tấm tôn thủng rả rích, từng giọt nước tí tách, rầu thúi ruột và nhớ nhà.

Ngày đặt chân đến Như Lệ quang cảnh cũng tương tự như Chợ Sãi – Triệu Phong. Các anh lính miền Bắc đứng bên hàng rào hỏi thăm và mời chúng tôi sang một cái chòi mà họ gọi là “Nhà Hòa Hợp”, cũng vẫn cái bảng treo trước cửa với hàng chữ “Không có gì… cả”.

Anh Lai, anh Huyền và tôi bước vào căn nhà. Sau khi chào và hỏi thăm nhau, chúng tôi cả hai bên cùng ngồi vào bàn và nói chuyện xã giao. Có một điều không biết là tiện hay bất tiện, tốt hay không tốt vì những phù hiệu trên áo đã cho họ biết chúng tôi thuộc tiểu đoàn nào rồi, mặc dù chúng tôi đã mặc áo của các người lính không có cấp bậc. Riêng các anh lính Bắc quân thì không thấy được gì trên quân phục của họ.
Họ mời chúng tôi nước trà, thuốc lá. Thuốc lá hiệu Tam Đảo, Điện Biên nội địa và Hoa Hồng của Trung Quốc.
Anh Lai đốt một điếu thuốc, kéo một hơi dài, tủm tỉm cười lên tiếng:
– Thơm mùi nhang quá!
Chúng tôi cười trong khi các anh bộ đội miền Bắc không hiểu gì cả.
Nói chuyện vớ vẩn, bâng quơ vì chẳng có gì để nói lâu, chúng tôi kiếu từ ra về thì các anh bộ đội miền Bắc lại theo phép lịch sự “như người Hà Nội” giữ khách và mời khéo:
– Các anh về chóng thế, khi nào rỗi mời các anh lại sang chơi nhé.

Từ tháng Mười kéo dài qua Tết là mùa mưa dầm, mưa lê thê. Mưa kiểu này mà nằm nhai gạo sấy rang (thay cốm) tẩm nước đường thì hết nói. Trời mưa chẳng có gì làm thì lại quanh quẩn Domino, cờ tướng và mong đến kỳ lãnh lương.
Ngày phát lương là ngày chúng tôi tha hồ ăn uống. Ban quân lương đến cánh B phát lương cho các đại đội và có câu lạc bộ đến bán mì gói, thuốc lá, bia và các nhu yếu phẩm cho lính.

Từ cánh B đi về phía Nam một đoạn đường ngắn 10 phút là tới khu nhà thờ La Vang. Vào cuối thập niên 50’s đến đầu thập niên 70’s, nơi đây đã từng là một vùng thịnh trị, rất nhiều tín đồ đạo Thiên Chúa từ khắp miền Nam đến hành hương.
Tôi còn nhớ những năm cuối thập niên 50’s, vé số Tombola được bán khắp nơi giá 2 đồng bạc thời đó để lấy tiền xây dựng khu thánh địa La Vang, và đường xe hỏa đồng thời được phát triển để phục vụ khách đến thăm vùng này.

Trước mặt nhà thờ là một đoạn đường được gọi tên là “đoạn đường Thánh Giá”, hai bên đường là những bức tượng diễn tả Chúa Giê-Su trong ngày chịu tội, đã gãy đổ tan nát không còn nguyên vẹn. Cây đa đúc bằng bê tông cốt sắt, nghe nói là được xây ngay tại chỗ cây đa thật trước kia, nơi người ta tin rằng mẹ Maria đã hiện lên, nay chỉ còn trụi lủi thân cây mà thôi. Các cành được đúc bằng bê tông cốt sắt đã gãy gục nát tan vì bom đạn. Tượng đức mẹ Maria cũng chẳng còn nguyên vẹn, “Ôi! Sức tàn phá và hủy diệt của con người thật là ghê gớm!”.
Ngôi thánh đường to lớn bị hủy hoại khắp cả bốn phía. Phần bên phải của tòa giảng hoàn toàn sụp đổ từ nóc nhà thờ xuống tới mặt đất. Các ngôi nhà của tu sĩ và giáo dân giúp việc hoàn toàn bị san bằng. Những hàng cây khuynh diệp trồng quanh khu vực nhà thờ chẳng cây nào không mang thẹo thọ vì đạn bom.
Các bạn và tôi đã thay phiên nhau chụp một số hình ảnh ở khu vực này, rất tiếc là sau ngày miền Nam sụp đổ, gia đình tôi đã không còn giữ lại được tấm ảnh nào.

Tôi hình dung ra quang cảnh tấp nập trong những ngày lễ tôn giáo trước đây, hàng ngàn người đến hành hương và tham dự các khóa lễ. Bây giờ nơi đây hoàn toàn giá lạnh, hoang vắng, không có bóng dáng một tín đồ nào. Nhìn qua Cường đang làm dấu “Amen” mà không tránh khỏi những bùi ngùi, cảm xúc.

Chúng tôi rời khu thánh địa La Vang, thấy thấm thía nỗi thảm thương cơ cực của người dân Quảng Trị. Đến bao giờ và phải hao tốn bao nhiêu máu xương, của cải để xây dựng lại những nơi này?

Đầu tháng 11, đại đội tiếp nhận thêm các người lính mới bổ sung cho đơn vị, một số cựu tù binh, quân phạm, và một sĩ quan – Phước mập, đi bay với thằng Tuấn. Trung đội 3 nhận thêm các người lính mới, trong đó có Trung sĩ I Nhẫn – cựu tù binh, Hạ sĩ I Hào – Quân phạm v.v..

Tháng 12/73 sư đoàn tổ chức các khóa học bổ túc trung đội trưởng cho các sĩ quan. Tôi được chỉ định đi học đợt đầu tiên với 3 người bạn khác là Hòa ở đại đội 1, Toàn ở đại đội 2 và Thành ở đại đội 4. Chúng tôi được đưa đến Bộ chỉ huy lữ đoàn 258 đóng tại Hội Yên để tham dự khóa học cùng với các sĩ quan trung đội trưởng ở 8 tiểu đoàn bạn. Khóa học kéo dài trong 2 tuần, thành phần huấn luyện viên là các chiến sĩ tài ba ưu tú từ các tiểu đoàn TQLC và các đơn vị yểm trợ như Pháo Binh, Công Binh, Thiết Giáp, Không Quân và Hải Quân…

Đại tá Ngô Văn Định – Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 258 khai mạc khóa học trong một nghi lễ đơn sơ nhưng đầy thân tình. Ông mong mỏi khóa học này sẽ giúp chúng tôi những điều cần thiết tối thiểu để khi trở lại đơn vị; với các kinh nghiệm thực tiễn quý báu từ các đàn anh, chúng tôi sẽ áp dụng các sáng kiến thích nghi để tiết kiệm xương máu đồng đội, phát huy khả năng của đơn vị và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó tốt đẹp.
Chúng tôi lại được nghe thuyết trình về các trận đánh tiêu biểu của đơn vị TQLC, về thế công, thế thủ, cách thức điều binh từ chính các sĩ quan chỉ huy tham dự trực tiếp các trận đánh đó như Thiếu tá Nguyễn Văn Sử, Trung úy Kiên Pek v.v..
Được sự đóng góp thêm của Đại tá Ngô Văn Định, Trung tá Đỗ Hữu Tùng, được trình bày các kinh nghiệm bản thân của mình để lớp học bàn thảo, đưa ra các phương thức để giải quyết trong các tình huống xấu. Chúng tôi đã được học biết bao nhiêu kinh nghiệm hay và quý báu để áp dụng sau đó trong đời lính…

Ngoài ra chúng tôi cũng được học thêm về công binh, pháo binh, thiết giáp và chống thiết giáp, liên lạc xin không yểm, hải yểm v.v.. Thời gian quá ngắn cho một khóa học nhưng đã đem lại cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm hữu ích không ngờ. Nếu không được tham dự các khóa học bổ túc như thế này, có lẽ việc điều quân phản ứng của chúng tôi sẽ kém nhạy bén. Chúng tôi học được cách nhìn sự việc dưới những góc cạnh, lý lẽ khác nhau. Học được cách ước định tình huống trước khi nó xảy ra, điều này làm cho chúng tôi tăng thêm sự tự tin vào khả năng của đơn vị khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

Cuối tuần lễ đầu vào ngày Chủ Nhật, một số các sĩ quan chúng tôi đi thăm khu nhà thờ hai nóc Thanh Hương – Điền Môn, nơi mà tôi sẽ trở lại sau này trong cuộc lui binh cuối cùng.

Chấm dứt tuần thứ nhì là lễ mãn khóa dưới sự chủ tọa của Thiếu tướng Bùi Thế Lân – Tư lệnh sư đoàn TQLC. Ông nhắc nhở chúng tôi hãy ứng dụng các điều đã học một cách thích hợp để phát triển khả năng sẵn có của đơn vị, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Xe của tiểu đoàn đã chờ sẵn và đón chúng tôi trở lại đơn vị.

Tết năm đó đại đội thật vui, nhất là trung đội 3 với sự có mặt của các chị, vợ anh Xê – Trung đội phó, vợ anh Hào – tiểu đội đại liên. Chúng tôi có một cái tết thịnh soạn với các món ăn thượng hảo hạng từ những bàn tay khéo léo của các chị như Vịt tiềm thuốc Bắc của chị Hào, các món bánh lá, bánh đập… và nồi bún bò cay tóe khói của chị Xê, gốc người Huế, vừa ăn vừa hít hà, nước mắt nước mũi, mồ hôi chảy ra nhễ nhại vì cái gì ăn vô cũng cay, cũng nóng.
Ngày đầu năm chúng tôi xông đất các anh Bắc quân ở nhà “Hòa Hợp”. Chúng tôi chúc Tết nhau. Họ mời chúng tôi thuốc lá, hạt dưa, và các loại kẹo bột, kẹo đậu phộng… (không ngờ rằng nhiều năm sau đó, mỗi lần Tết đến chúng tôi lại ngồi mong chờ những thứ này trong tù.)
Chúng tôi mời các anh ấy các thứ mứt, kẹo, bánh trái của miền Nam. Họ cứ xuýt xoa mãi.
– Hàng ngoại đấy à các anh.
Thoạt đầu tôi không hiểu ý các anh ấy, sau mới biết họ tưởng là đồ nhập cảng. Những cái kẹo mứt mãng cầu gói trong các loại giấy bóng kiếng đủ màu, hoặc những miếng mứt thập cẩm quá đẹp làm họ ngạc nhiên. Nhưng họ chỉ dám thử một cái. Không biết vì thấy đẹp không dám ăn uổng quá hay vì sợ có thuốc độc bên trong ?
– Do các chị vợ của anh em chúng tôi làm đó.
– Đẹp thế nhỉ!
– Khéo thế nhỉ!
Nghe những lời khen chân thành, mộc mạc của các anh lính Bắc quân lúc đó, tôi không nghĩ là họ khen thật, cho đến khi vào tù vì thua cuộc chiến tôi mới biết rõ ràng là họ thành thật. Các người tù cải tạo thường bông đùa, chọc ghẹo họ luôn bằng cách khen nhưng thật tình là chửi xéo.

Rồi những ngày Tết cũng trôi qua, các thân nhân của những người lính cũng lần lượt ra về hết, và sinh hoạt của đơn vị cũng trở lại bình thường.
Sau ngày Tết trung đội 3 thay thế trung đội 1 ở vị trí tiền đồn. Bàn giao với anh Huyền xong, tôi đi xem lại vị trí đóng quân và cho vét lại giao thông hào ở các đoạn bị sụp lở vì nước mưa.

Trung đội 3 phòng thủ chu vi trong một hình gần như tròn với đường kính khoảng hơn 30 mét. Hướng Tây và Tây Nam giáp mặt Bắc quân, hướng Đông của tiền đồn là một dòng suối chảy về phía đại đội, hướng Bắc là một con lạch nhỏ nối tiếp với một bãi lầy. Tiền đồn được nối liền với đại đội bằng một chiếc cầu khỉ bắc qua con lạch và những thân cây, gỗ tạp được dùng để lót qua bãi lầy. Vị trí tiền đồn này rất nguy hiểm vì gần như là “bốn bề thọ địch”.

Dac cong VC bi TQLC ban chet tai Quang Tri nam 1972

Đặc công cộng sản có lối đánh là bò theo các đường mòn và các khe xâm nhập mà cái tiền đồn này hai mặt giáp địch, còn hai mặt kia lại là suối, lạch và đất thấp lầy lội.
Ngay sau khi bàn giao tuyến, tôi đã chỉ thị cho các tiểu đội vét lại giao thông hào và sửa chữa khu vực phòng thủ.
Các anh Bắc quân kêu réo ầm ĩ lên:
– Này các anh làm gì thế, đào gì thế?
– Mưa lở đất, chúng tôi đắp lại thôi.
– Các anh làm thế là vi phạm đấy.
– Chúng tôi chẳng làm gì mà vi phạm.
Vừa làm vừa cãi nhau, rồi thì chúng tôi cũng sửa xong lại tuyến phòng thủ chiều hôm đó.
Hạ sĩ Tâm, trước kia là Hiệu thính viên truyền tin, sau ra tiểu đội của Trung sĩ Phấn, trong lúc vét lại giao thông hào, thấy lộ ra một bộ xương người lính Bắc quân và trang phục còn sót lại. Anh tinh nghịch đặt chiếc xương sọ lên trên bờ giao thông hào và đôi dép râu gác lên trên đầu chiếc xương sọ, miệng thì nói “Sinh Bắc Tử Nam”. Các anh bộ đội miền Bắc la lên phản đối.
Nghe có chuyện, tôi bước đến nơi và nói với Tâm:
– Dẹp đi Tâm, người ta đã chết rồi, đừng làm vậy!
Sau đó tôi không biết Tân đã dấu cái xương sọ và đôi dép râu đi đâu.

Mờ tối hôm đó, khi tôi đang ngồi đọc sách ở dưới hầm thì nghe như có tiếng người chạy huỳnh huỵch bên ngoài. Tiếng Binh I Chánh – Hiệu thính viên, đứng ngay cửa hầm gọi tôi:
– Thiếu úy, Thằng Tâm có chuyện, nó bị ma đánh.
Leo lên khỏi hầm, tôi chạy đến chỗ tiểu đội của Trung sĩ Phấn thì thấy các người lính đang vây quanh Tâm ở một góc giao thông hào. Tân chúi đầu vào góc Tuyến không dám ngẩng lên.
– Anh Phấn, anh cho trói nó lại.
Người Tâm bê bết đất cát, đôi mắt lạc thần. Anh không dám chống cự khi hai người lính đến trói anh lại.
Tôi liên lạc báo cáo tình hình và xin giải giao Tâm vào đại đội vì sợ nó lên cơn nửa đêm thì nguy hiểm cho tính mạng nó. Hai anh lính giải giao Tâm vào đại đội trở về kể lại.

“Khi gặp Trung sĩ I Trần Ngâm thằng Tâm không dám nhìn mặt. Nó lấm la, lấm lét. Anh Ngâm dùng roi dâu quất lên người Tâm, nó la hét và lăn lộn trên mặt đất…”

Sáng sớm hôm sau Tâm được đưa về tiểu đoàn và sau đó được đưa ra quân y viện Nguyễn Tri Phương tại Huế để điều trị. Mấy tháng sau bình phục Tâm trở lại đơn vị thì tôi đã ra toán CAP ở Hải Trường.

Một buổi tối đang ngồi đọc sách dưới hầm, cảm thấy thèm một điếu thuốc, tôi bước ra khỏi hầm đi dạo một vòng, nói chuyện với các người lính, quên tắt ngọn đèn cầy đốt để đọc sách trong hầm.
Tiếng Binh I Chánh la thất thanh:
– Lửa cháy trong hầm Thiếu úy.
Tôi chạy trở lại thì thấy lửa cháy sáng trong hầm.
– Lấy nước dập tắt đi.
Các người lính chuyền nước vào dập tắt ngọn lửa. Tàn lửa cháy loang lổ cái ba-lô và làm hư hại các đồ đạc bên trong, may là chưa bắt qua phát nổ đạn và lựu đạn. Sức nóng của lửa làm hư hại cái máy chụp hình OLYMPUS PEN DEMI của tôi.
Tối hôm đó tôi ngủ lạnh để trả cái lỗi bất cẩn của mình. Sáng hôm sau phải giặt giũ tất cả quân trang, quân dụng còn xài được và vất đi các thứ đã bị cháy hư hại. Kiểm soát lại thì thấy thiệt hại khoảng 50%.

Hai ngày sau, một công điện bất ngờ từ tiểu đoàn chuyển đến. Tôi được chỉ thị ra thay thế Trung úy Lê Văn Minh thuộc đại đội 4 trong chức vụ trưởng toán CAP (huấn luyện) tiểu đoàn 7 TQLC ở xã Hải Trường.
Xếp tất cả các đồ đạc còn lại vào chiếc ba-lô cháy loang lổ của mình. Thằng Mẫn đang ngồi chơi với tôi lên tiếng:
– Lấy cái ba-lô của tao đi Minh, mày vác cái ba-lô này ra làng, họ tưởng mày “ăn xin” đó.
Tôi bật ra cười lớn, thầm nghĩ “Đúng là cái số ăn mày!”. Chúng tôi trao đổi cho nhau một số đồ đạc, và sáng hôm sau “Ba-lô lên vai”, tôi rời đại đội lên trình diện tiểu đoàn để đi nhận nhiệm vụ mới.

Đứng trên dốc khoảng lưng chừng đồi, nhìn xuống làng Như Lệ, nghe tiếng các dòng suối mùa đang chảy róc rách đâu đây. Khu vực đại đội 3 đóng quân nằm yên lặng dưới chân đồi, phía bên kia dòng suối. Đưa tầm mắt trải dài tới các trung đội bạn 1, 2, dừng lại nơi cái tiền đồn lẻ loi đơn độc của trung đội 3, nhớ lại các kỷ niệm tràn đầy sau hơn một năm tôi sống cùng đơn vị.

Một hình ảnh toàn cảnh hiện ra trước mắt làm tôi chợt thấy bâng khuâng. Trước kia ở góc độ này, nếu nhìn xuống làng Như Lệ là một hình ảnh thật thanh bình, với những dòng suối chảy róc rách, những ngôi nhà nhỏ xen kẽ trong một vùng đồi núi thấp chung quanh. Các thửa ruộng nhỏ xếp thành hình những bậc thang để nhận nước từ những suối nguồn.

Mỗi sáng Chủ Nhật tiếng chuông nhà thờ La Vang đánh thức người dân, và rồi từng đoàn người với các chiếc áo dài khăn đóng, những chiếc khăn mỏ quạ, cùng với các em nhỏ trai gái trong đồng phục đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể lũ lượt từ Như Lệ cũng như những ngôi làng khác quanh đây, vượt qua các ngọn đồi để kéo về thánh đường La Vang đã một thời hưng thịnh.

Hình ảnh đó không còn nữa. Giờ đây là các hầm hố, địa đạo, giao thông hào, chẳng còn một ngôi nhà nào còn sót lại trong làng Như Lệ.
Ôi! Sao tang thương dâu bể, vật đổi sao dời. Tôi quay lưng bước đi, lòng tự hỏi:

“Trong những năm tháng tới đây, quê hương tôi sẽ được nhìn thấy La Vang và các khu làng quanh đây hồi sinh, hay sẽ còn phải tiếp nhận thêm các tai ương trong một cuộc chiến đã hơn 20 năm giữa hai miền Nam Bắc, Quốc Cộng, giữa hai chính thể !?”
Chúng tôi cứ phải nghe, đôi khi phải tuyên truyền thêm về những sự tích anh hùng trong chiến tranh, cứ phải nhìn những cảnh máu đổ, thịt rơi. Trên báo chí cả hai miền Nam Bắc thì đua nhau ca ngợi các chiến thắng lẫy lừng!

“Vậy chứ ai là người thua cuộc khi cả hai bên đều thắng? Chắc là người dân nghèo nơi quê hương tôi, một cổ hai tròng…”

Tôi thở dài, lắc đầu, tiếp tục leo nốt ngọn đồi trước mặt. Xa xa về hướng Đông-Bắc là đồi dương, nơi bộ chỉ huy tiểu đoàn đóng quân, mường tượng tới những hình ảnh nơi tôi sẽ đến làm công tác dân sự vụ, một nỗi vui buồn lẫn lộn trong lòng.
Biết nói gì đây với những người dân, những người lính địa phương?
Tôi bật cười, đá văng một hòn sỏi nhỏ dưới chân, miệng nói khẽ:

“Có gì mà phải lo, mọi sự rồi sẽ ổn thỏa”

http://batkhuat.net/van-nhungmanhdoi-dangdo-4.htm

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm