Tin nóng trong ngày
TT Obama qua Jordan sau chuyến thăm đầy ấn tượng ở Israel .
Sau ba ngày thăm viếng Israel với nhiều sự kiện đã được tính toán trước nhằm thể hiện sự gắn bó của Hoa Kỳ với nước đồng minh này, Tổng thống Obama chiều Thứ Sáu
Sau ba ngày thăm viếng Israel với nhiều sự kiện đã được tính toán trước nhằm thể hiện sự gắn bó của Hoa Kỳ với nước đồng minh này, Tổng thống Obama chiều Thứ Sáu lên máy bay Air Force One từ phi trường quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv đi Amman, thủ đô Jordan.
Jordan đang có nhiều khó khăn do phải tiếp nhận gần nửa triệu dân di tản từ cuộc nội chiến Syria và quốc vương Abdullah II bày tỏ sự lo ngại là những thành phần quá khích và khủng bố có thể nhân cơ hội này tạo lập căn cứ ở Jordan.
Buổi sáng Thứ Sáu ở Israel, Tổng thống Obama cùng đi với Tổng thống Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đến đặt vòng hoa tại hai ngôi mộ của Theodor Herzl và Yitzhak Rabin.
Tổng thống Obama đặt vòng hoa tại ngôi mộ Theodor Herzl trên một ngọn đồi ở Jerusalem, có Tổng thống Shimon Peres (giữa) và Thủ tướng Benjamin Netanyahu tháp tùng. (Hình: AP/Pablo Martinez Monsivais) |
Herzl là nhà lãnh đạo phong trào Zionism mới với mục tiêu tranh đấu thành lập một quốc gia Israel ở Trung Đông cho dân Do Thái đã phân tán trên khắp thế giới từ 2000 năm. Ông mất năm 1904 tại Áo, hơn 40 năm trước khi ước nguyện của mình được thực hiện và sau này hài cốt được đưa về an táng trên một ngọn đồi gần Jerusalem.
Tướng Yitzhak Rabin là Thủ tướng thứ 5 của Israel, được giải Hòa bình Nobel cùng với Ngoại trưởng Shimon Peres và Chủ tịch Palestine Yasser Arafat về việc đã đạt tới thỏa hiệp hòa bình ký tại Oslo năm 1992, hình thành nhà nước tự trị của dân Palestine. Ông bị phe cực hữu Do Thái ám sát năm 1995.
Tại hai ngôi mộ của Herzl cũng như Rabin, Tổng thống Obama đặt vòng hoa và một viên đá theo tục lệ của dân Do Thái. Tòa Bạch Ốc cho biết viên đá đặt trên mộ Rabin đã lấy từ khu đất của tượng đài Martin Luther King ở Washington.
Tổng thống Obama cũng đến viếng Yad Vashem Holocaust Memorial, đài tưởng niệm nạn nhân diệt chúng thời Quốc xã Đức. Tổng thống Obama đã bị phê phán về bài nói chuyện với thế giới Hồi giáo ở trường đại học Cairo, Ai Cập, năm 2009, trong đó ông coi Holocaust như là lý do duy nhất biện minh cho sự tồn tại quốc gia Israel của dân Do Thái.
Trong cuộc thăm viếng Israel lần này, ông đã tới thăm bảo tàng viện xem Dead Sea Scrolls (những bản văn cổ bằng chữ Do Thái), mộ Theodor Herzl, Yad Vashem, tất cả là những chứng tích lịch sử về dân Do Thái. Theo lời Tổng thống: “Israel không chỉ hiện hữu vì Holocaust, đất nước của dân Do Thái đã tồn tại từ lịch sử lâu dài, và hành động diệt chủng như thế sẽ không bao giờ còn có thể xảy ra nữa”.
Tổng thống Obama ăn bữa trưa với Thủ tướng Netanyahu và theo tiết lộ từ một giới chức yêu cầu không nêu danh tánh, trong gần 2 tiếng đồng hồ hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề an ninh của Israel và tiến trình hòa đàm với Palestine.
Cuộc đi thăm thánh địa Bethlehem có sự sửa đổi khác với kế hoạch đã định. Do gió mạnh và bão cát không thể dùng trực thăng, Tổng thống Obama phải đi đường bộ và có cơ hội để thấy bức tường cao 7 thước với rào kẽm gai chạy dài 400 dặm, ngăn cách Israel với lãnh thổ Tây ngạn sông Jordan của người Palestine. Đoạn bức tường phía nam Jerusalem mà Tổng thống đi qua là nơi dân Palestine vẫn biểu tình phản đối hàng tuần.
Bên đường đi, một nhóm biểu tình mang các biểu ngữ chống đối: “Gringo, Return to your colony” (đại ý: “Thằng ngoại quốc kia, hãy trở về thuộc địa của mày”) và “Hoa Kỳ ủng hộ sự bất công của dân Israel”. Tại một đền Hồi giáo ở Bethlehem, giáo sĩ Mohammed Ayesh trong bài giảng với tín đồ, nói: “Giá trị của nước Mỹ ở chỗ nào? Đâu là nhân quyền? Chưa đến lúc chấm dứt sự can thiệp hay sao?”.
Nhưng tại thánh địa, khoảng 300 người Palestine và dân hành hương quốc tế chờ đón Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thống Obama tới Thánh đường Chúa Giáng Thế giữa những biện pháp an ninh hết sức chặt chẽ được thi hành, Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas cùng đi với Tổng thống vào thăm hang đá dựng lên ở địa điểm được tin là nơi sinh của Chúa Jesus Christ. Tổng thống ngừng lại bên khoảng 20 trẻ em cầm cờ Mỹ và cờ Palestine chào đón, chụp hình chung với Chủ tịch Abbas và bà Vera Baboun, thị trưởng Bethlehem.
Trở về Israel, Tổng thống Obama gặp Thủ tướng Netaneyahu một lần nữa trong căn lều dựng bên phi đạo sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv. Thảm đỏ đã được trải sẵn nhưng vì thời tiết xấu với bão cát, buổi lễ tiễn đưa chỉ diễn ra ngắn ngủi và đơn giản trong lều trước khi Tổng thống lên máy bay đi Jordan.
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
TT Obama qua Jordan sau chuyến thăm đầy ấn tượng ở Israel .
Sau ba ngày thăm viếng Israel với nhiều sự kiện đã được tính toán trước nhằm thể hiện sự gắn bó của Hoa Kỳ với nước đồng minh này, Tổng thống Obama chiều Thứ Sáu
Sau ba ngày thăm viếng Israel với nhiều sự kiện đã được tính toán trước nhằm thể hiện sự gắn bó của Hoa Kỳ với nước đồng minh này, Tổng thống Obama chiều Thứ Sáu lên máy bay Air Force One từ phi trường quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv đi Amman, thủ đô Jordan.
Jordan đang có nhiều khó khăn do phải tiếp nhận gần nửa triệu dân di tản từ cuộc nội chiến Syria và quốc vương Abdullah II bày tỏ sự lo ngại là những thành phần quá khích và khủng bố có thể nhân cơ hội này tạo lập căn cứ ở Jordan.
Buổi sáng Thứ Sáu ở Israel, Tổng thống Obama cùng đi với Tổng thống Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đến đặt vòng hoa tại hai ngôi mộ của Theodor Herzl và Yitzhak Rabin.
Tổng thống Obama đặt vòng hoa tại ngôi mộ Theodor Herzl trên một ngọn đồi ở Jerusalem, có Tổng thống Shimon Peres (giữa) và Thủ tướng Benjamin Netanyahu tháp tùng. (Hình: AP/Pablo Martinez Monsivais) |
Herzl là nhà lãnh đạo phong trào Zionism mới với mục tiêu tranh đấu thành lập một quốc gia Israel ở Trung Đông cho dân Do Thái đã phân tán trên khắp thế giới từ 2000 năm. Ông mất năm 1904 tại Áo, hơn 40 năm trước khi ước nguyện của mình được thực hiện và sau này hài cốt được đưa về an táng trên một ngọn đồi gần Jerusalem.
Tướng Yitzhak Rabin là Thủ tướng thứ 5 của Israel, được giải Hòa bình Nobel cùng với Ngoại trưởng Shimon Peres và Chủ tịch Palestine Yasser Arafat về việc đã đạt tới thỏa hiệp hòa bình ký tại Oslo năm 1992, hình thành nhà nước tự trị của dân Palestine. Ông bị phe cực hữu Do Thái ám sát năm 1995.
Tại hai ngôi mộ của Herzl cũng như Rabin, Tổng thống Obama đặt vòng hoa và một viên đá theo tục lệ của dân Do Thái. Tòa Bạch Ốc cho biết viên đá đặt trên mộ Rabin đã lấy từ khu đất của tượng đài Martin Luther King ở Washington.
Tổng thống Obama cũng đến viếng Yad Vashem Holocaust Memorial, đài tưởng niệm nạn nhân diệt chúng thời Quốc xã Đức. Tổng thống Obama đã bị phê phán về bài nói chuyện với thế giới Hồi giáo ở trường đại học Cairo, Ai Cập, năm 2009, trong đó ông coi Holocaust như là lý do duy nhất biện minh cho sự tồn tại quốc gia Israel của dân Do Thái.
Trong cuộc thăm viếng Israel lần này, ông đã tới thăm bảo tàng viện xem Dead Sea Scrolls (những bản văn cổ bằng chữ Do Thái), mộ Theodor Herzl, Yad Vashem, tất cả là những chứng tích lịch sử về dân Do Thái. Theo lời Tổng thống: “Israel không chỉ hiện hữu vì Holocaust, đất nước của dân Do Thái đã tồn tại từ lịch sử lâu dài, và hành động diệt chủng như thế sẽ không bao giờ còn có thể xảy ra nữa”.
Tổng thống Obama ăn bữa trưa với Thủ tướng Netanyahu và theo tiết lộ từ một giới chức yêu cầu không nêu danh tánh, trong gần 2 tiếng đồng hồ hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề an ninh của Israel và tiến trình hòa đàm với Palestine.
Cuộc đi thăm thánh địa Bethlehem có sự sửa đổi khác với kế hoạch đã định. Do gió mạnh và bão cát không thể dùng trực thăng, Tổng thống Obama phải đi đường bộ và có cơ hội để thấy bức tường cao 7 thước với rào kẽm gai chạy dài 400 dặm, ngăn cách Israel với lãnh thổ Tây ngạn sông Jordan của người Palestine. Đoạn bức tường phía nam Jerusalem mà Tổng thống đi qua là nơi dân Palestine vẫn biểu tình phản đối hàng tuần.
Bên đường đi, một nhóm biểu tình mang các biểu ngữ chống đối: “Gringo, Return to your colony” (đại ý: “Thằng ngoại quốc kia, hãy trở về thuộc địa của mày”) và “Hoa Kỳ ủng hộ sự bất công của dân Israel”. Tại một đền Hồi giáo ở Bethlehem, giáo sĩ Mohammed Ayesh trong bài giảng với tín đồ, nói: “Giá trị của nước Mỹ ở chỗ nào? Đâu là nhân quyền? Chưa đến lúc chấm dứt sự can thiệp hay sao?”.
Nhưng tại thánh địa, khoảng 300 người Palestine và dân hành hương quốc tế chờ đón Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thống Obama tới Thánh đường Chúa Giáng Thế giữa những biện pháp an ninh hết sức chặt chẽ được thi hành, Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas cùng đi với Tổng thống vào thăm hang đá dựng lên ở địa điểm được tin là nơi sinh của Chúa Jesus Christ. Tổng thống ngừng lại bên khoảng 20 trẻ em cầm cờ Mỹ và cờ Palestine chào đón, chụp hình chung với Chủ tịch Abbas và bà Vera Baboun, thị trưởng Bethlehem.
Trở về Israel, Tổng thống Obama gặp Thủ tướng Netaneyahu một lần nữa trong căn lều dựng bên phi đạo sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv. Thảm đỏ đã được trải sẵn nhưng vì thời tiết xấu với bão cát, buổi lễ tiễn đưa chỉ diễn ra ngắn ngủi và đơn giản trong lều trước khi Tổng thống lên máy bay đi Jordan.
(Người Việt)