Văn Học & Nghệ Thuật
TỪ ĐÂU CÓ TÊN “LẦU HOÀNG HẠC”?
Lầu Hoàng Hạc tuy được xây dựng từ thời Tam quốc nhưng đã bị hủy hoại. Các triều đại vẫn không ngừng tu bổ nhưng cũng không thể chiến thắng được thời gian. Lần cuối cùng, Lầu Hoàng Hạc được tu tạo vào năm Đồng Trị thứ 7
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Người xưa cưỡi hạc đã lên mây,
“Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ,
Thử địa không du Hoàng Hạc lâu.
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du
Tình duyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu,
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
Dịch nghĩa:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
Bản dịch của Ngô Tất Tố:
Người xưa cưỡi hạc đã lên mây,
Lầu hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Ngàn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bên Hán, ngàn cây hửng
Xanh ngắt châu Anh, lớp cỏ dày.
Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây!
Bài thơ này đối với nhiều người không phải là xa lạ, nó là sáng tác của Thôi Hiệu, một nhà thơ đời Đường khi có dịp qua nơi này. Về sau, Thi tiên Lý Bạch cũng có lần đã lên lầu Hoàng Hạc, ông phóng tầm mắt ngắm nhìn trời đất trải dài, thi hứng nổi lên, một bài thơ sắp ra đời. Nhưng chợt nhìn thấy bài thơ của Thôi Hiệu viết trên tường, Lý Bạch bèn ngửa mặt than rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu…
Dịch nghĩa:
Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu.
Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch dừng bút, lầu Hoàng Hạc từ đó càng nổi tiếng.
Lầu Hoàng Hạc tuy được xây dựng từ thời Tam quốc nhưng đã bị hủy hoại. Các triều đại vẫn không ngừng tu bổ nhưng cũng không thể chiến thắng được thời gian. Lần cuối cùng, Lầu Hoàng Hạc được tu tạo vào năm Đồng Trị thứ 7 đời Thanh (1868), bị hủy hoại vào năm Quang Tự thứ 10 (1884), từ đó về sau suốt gần trăm năm không có bất kỳ sự tu sửa nào.
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, công trình lầu Hoàng Hạc được trùng tu năm 1981 và hoàn thành vào tháng 6 năm 1985. Di tích vốn có danh tiếng từ lâu một lần nữa được hiển hiện trước mắt mọi người. Lầu Hoàng Hạc mới xây dựng được dựa vào nguyên gốc của đời Thanh Đồng Trị, nhưng có tầm cỡ quy mô hơn rất nhiều. Lầu cao 5 tầng, đỉnh cao vút với mái sắc vàng lưu ly. Ngoài lầu, bên ngoài còn có hình Hoàng Hạc bằng đồng, tượng đài, bảo tháp, đền thờ, hành lang, đình các, …hỗ trợ nhau càng làm cảnh đẹp thêm phần tráng lệ.
Cái tên lầu Hoàng Hạc cuối cùng từ đâu mà có còn là một câu đố chưa có lời giải thuyết phục. Về lai lịch của tên lầu Hoàng Hạc, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau. Người ta thường nói tới nhất là từ “Tích nhân” trong “Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ” của Thôi Hiệu. “Tích nhân” đây chính là người Tiên Hoàng Hạc. Nhưng người Tiên Hoàng Hạc là ai? Có ba giả thuyết: Một là người Tiên chính là Tử An, người đã từng qua Hoàng Hạc, lầu Hoàng Hạc vì thế mà có tên; một truyền thuyết khác là sau khi thành Tiên, Phí Huy người nước Thục đã từng cưỡi hạc vàng nghỉ ở đây, vì thế mà gọi lầu Hoàng Hạc. Còn có một thuyết khác, Tuân Thúc Vĩ đã từng nhìn thấy Tiên xuống đây dự yến tiệc mà thành tên. Nhưng cả mấy thuyết này đều không lý giải vì sao lại xây lầu Hoàng Hạc, lầu do ai xây. Phải nói thêm truyền thuyết “Tân thị tửu lầu” mới thật hoàn chỉnh.
Thời xưa, có người đàn bà họ Tân mở quán rượu ở đây. Có một vị đạo sĩ mỗi khi qua đường đều nghỉ chân, rượu thường uống nhưng tiền thì không trả một xu. Người đàn bà cũng không vì thế mà từ chối rót rượu. Sau một lần, đạo sĩ muốn tỏ lòng cảm ơn liền vẽ trên vách một Tiên hạc rồi nói với chủ quán: Sau này, mỗi khi có khách tới, nàng cứ chỉ Tiên hạc trên vách, nó sẽ nhảy múa và chúc rượu cho khách. Nói xong, đạo sĩ biến mất. Sau đó, lời của đạo sĩ quả nhiên linh nghiệm. Quán rượu nhỏ trở nên đông khách lạ thường. Người đàn bà họ Thị cũng từ đó trở thành giàu có. Mười năm sau, đạo sĩ trở lại, trước khi lên đường, đạo sĩ thổi một bản nhạc, âm thanh du dương. Mây trắng, Tiên hạc tự nhiên tụ đến, đạo sĩ cưỡi Hạc vàng bay thẳng lên trời. Người đàn bà họ Tân để ghi lại chuyện này bèn xây quán thành lầu, đặt tên là lầu Hoàng Hạc.
Câu chuyện này đã tăng thêm cho truyền thuyết rất nhiều tính lãng mạn. Nhưng cuối cùng, tên Hoàng Hạc do đâu mà có? Các chuyên gia, học giả vẫn còn có nhiều bất đồng. Rất nhiều người cho rằng, Hoàng Hạc là tên đất, gọi là lầu Hoàng Hạc vì nó được xây trên đất có tên núi Hoàng Hộc (Cốc), ghềnh Hoàng Hộc. Có người khảo sát cho rằng Hoàng Hộc sơn chính là Hoàng Hạc sơn. Lý Cát Phủ đời Đường trong “Nguyên Hòa quận huyện chí” có viết: “Góc tây nam thành Giang Hạ (nay là Vũ Hán) có một tòa lầu, gọi là lầu Hoàng Hạc.”
Nhưng còn có người cho rằng Hoàng Hạc là tên người. “Lễ bộ thi thoại”, một cuốn sách nói về thơ Thôi Hiệu có viết: “Hoàng Hạc nhân danh dã…” Những câu thơ trong bài thơ của Thôi Hiêu chính là nói về người mang tên Hoàng Hạc, chứ không phải tên núi.
Cũng có người cho rằng tên hoàng Hạc cũng không phải tên người, cũng chẳng phải tên đất mà dựa vào cảnh quan người ta nhìn thấy khi trên lầu mà thành tên. Từ trên mấy tầng lầu, quan sát ra xa, người ta có thể thấy như cảnh Hạc vàng bay lên.
Từ xưa tới nay, cái tên Hoàng Hạc còn có rất nhiều cách lý giải. Người người lên tiếng, ai cũng có lý của mình khiến cái tên Hoàng Hạc lâu càng thêm kỳ diệu và thần bí. Những câu thơ “Bạch vân thiên tải không du du” càng thêm đẹp đẽ và hấp dẫn.
http://onggiaolang.com/12-tu-dau-co-ten-lau-hoang-hac/
Bàn ra tán vào (0)
TỪ ĐÂU CÓ TÊN “LẦU HOÀNG HẠC”?
Lầu Hoàng Hạc tuy được xây dựng từ thời Tam quốc nhưng đã bị hủy hoại. Các triều đại vẫn không ngừng tu bổ nhưng cũng không thể chiến thắng được thời gian. Lần cuối cùng, Lầu Hoàng Hạc được tu tạo vào năm Đồng Trị thứ 7
“Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ,
Thử địa không du Hoàng Hạc lâu.
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du
Tình duyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu,
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
Dịch nghĩa:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
Bản dịch của Ngô Tất Tố:
Người xưa cưỡi hạc đã lên mây,
Lầu hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Ngàn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bên Hán, ngàn cây hửng
Xanh ngắt châu Anh, lớp cỏ dày.
Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây!
Bài thơ này đối với nhiều người không phải là xa lạ, nó là sáng tác của Thôi Hiệu, một nhà thơ đời Đường khi có dịp qua nơi này. Về sau, Thi tiên Lý Bạch cũng có lần đã lên lầu Hoàng Hạc, ông phóng tầm mắt ngắm nhìn trời đất trải dài, thi hứng nổi lên, một bài thơ sắp ra đời. Nhưng chợt nhìn thấy bài thơ của Thôi Hiệu viết trên tường, Lý Bạch bèn ngửa mặt than rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu…
Dịch nghĩa:
Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu.
Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch dừng bút, lầu Hoàng Hạc từ đó càng nổi tiếng.
Lầu Hoàng Hạc tuy được xây dựng từ thời Tam quốc nhưng đã bị hủy hoại. Các triều đại vẫn không ngừng tu bổ nhưng cũng không thể chiến thắng được thời gian. Lần cuối cùng, Lầu Hoàng Hạc được tu tạo vào năm Đồng Trị thứ 7 đời Thanh (1868), bị hủy hoại vào năm Quang Tự thứ 10 (1884), từ đó về sau suốt gần trăm năm không có bất kỳ sự tu sửa nào.
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, công trình lầu Hoàng Hạc được trùng tu năm 1981 và hoàn thành vào tháng 6 năm 1985. Di tích vốn có danh tiếng từ lâu một lần nữa được hiển hiện trước mắt mọi người. Lầu Hoàng Hạc mới xây dựng được dựa vào nguyên gốc của đời Thanh Đồng Trị, nhưng có tầm cỡ quy mô hơn rất nhiều. Lầu cao 5 tầng, đỉnh cao vút với mái sắc vàng lưu ly. Ngoài lầu, bên ngoài còn có hình Hoàng Hạc bằng đồng, tượng đài, bảo tháp, đền thờ, hành lang, đình các, …hỗ trợ nhau càng làm cảnh đẹp thêm phần tráng lệ.
Cái tên lầu Hoàng Hạc cuối cùng từ đâu mà có còn là một câu đố chưa có lời giải thuyết phục. Về lai lịch của tên lầu Hoàng Hạc, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau. Người ta thường nói tới nhất là từ “Tích nhân” trong “Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ” của Thôi Hiệu. “Tích nhân” đây chính là người Tiên Hoàng Hạc. Nhưng người Tiên Hoàng Hạc là ai? Có ba giả thuyết: Một là người Tiên chính là Tử An, người đã từng qua Hoàng Hạc, lầu Hoàng Hạc vì thế mà có tên; một truyền thuyết khác là sau khi thành Tiên, Phí Huy người nước Thục đã từng cưỡi hạc vàng nghỉ ở đây, vì thế mà gọi lầu Hoàng Hạc. Còn có một thuyết khác, Tuân Thúc Vĩ đã từng nhìn thấy Tiên xuống đây dự yến tiệc mà thành tên. Nhưng cả mấy thuyết này đều không lý giải vì sao lại xây lầu Hoàng Hạc, lầu do ai xây. Phải nói thêm truyền thuyết “Tân thị tửu lầu” mới thật hoàn chỉnh.
Thời xưa, có người đàn bà họ Tân mở quán rượu ở đây. Có một vị đạo sĩ mỗi khi qua đường đều nghỉ chân, rượu thường uống nhưng tiền thì không trả một xu. Người đàn bà cũng không vì thế mà từ chối rót rượu. Sau một lần, đạo sĩ muốn tỏ lòng cảm ơn liền vẽ trên vách một Tiên hạc rồi nói với chủ quán: Sau này, mỗi khi có khách tới, nàng cứ chỉ Tiên hạc trên vách, nó sẽ nhảy múa và chúc rượu cho khách. Nói xong, đạo sĩ biến mất. Sau đó, lời của đạo sĩ quả nhiên linh nghiệm. Quán rượu nhỏ trở nên đông khách lạ thường. Người đàn bà họ Thị cũng từ đó trở thành giàu có. Mười năm sau, đạo sĩ trở lại, trước khi lên đường, đạo sĩ thổi một bản nhạc, âm thanh du dương. Mây trắng, Tiên hạc tự nhiên tụ đến, đạo sĩ cưỡi Hạc vàng bay thẳng lên trời. Người đàn bà họ Tân để ghi lại chuyện này bèn xây quán thành lầu, đặt tên là lầu Hoàng Hạc.
Câu chuyện này đã tăng thêm cho truyền thuyết rất nhiều tính lãng mạn. Nhưng cuối cùng, tên Hoàng Hạc do đâu mà có? Các chuyên gia, học giả vẫn còn có nhiều bất đồng. Rất nhiều người cho rằng, Hoàng Hạc là tên đất, gọi là lầu Hoàng Hạc vì nó được xây trên đất có tên núi Hoàng Hộc (Cốc), ghềnh Hoàng Hộc. Có người khảo sát cho rằng Hoàng Hộc sơn chính là Hoàng Hạc sơn. Lý Cát Phủ đời Đường trong “Nguyên Hòa quận huyện chí” có viết: “Góc tây nam thành Giang Hạ (nay là Vũ Hán) có một tòa lầu, gọi là lầu Hoàng Hạc.”
Nhưng còn có người cho rằng Hoàng Hạc là tên người. “Lễ bộ thi thoại”, một cuốn sách nói về thơ Thôi Hiệu có viết: “Hoàng Hạc nhân danh dã…” Những câu thơ trong bài thơ của Thôi Hiêu chính là nói về người mang tên Hoàng Hạc, chứ không phải tên núi.
Cũng có người cho rằng tên hoàng Hạc cũng không phải tên người, cũng chẳng phải tên đất mà dựa vào cảnh quan người ta nhìn thấy khi trên lầu mà thành tên. Từ trên mấy tầng lầu, quan sát ra xa, người ta có thể thấy như cảnh Hạc vàng bay lên.
Từ xưa tới nay, cái tên Hoàng Hạc còn có rất nhiều cách lý giải. Người người lên tiếng, ai cũng có lý của mình khiến cái tên Hoàng Hạc lâu càng thêm kỳ diệu và thần bí. Những câu thơ “Bạch vân thiên tải không du du” càng thêm đẹp đẽ và hấp dẫn.
http://onggiaolang.com/12-tu-dau-co-ten-lau-hoang-hac/