TIN CỘNG ĐỒNG
Tai họa khủng khiếp, khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 5 độ C
Nghiên cứu nói trên cũng chỉ rõ rằng nếu cứ tiếp tục cái đà thải khí gây hiệu kính như hiện nay, nhân loại còn lâu mới đạt được mục tiêu kiềm chế nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng có 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Nhà khoa học người Na Uy Glen Peters thuộc Viện nghiên cứu Cicero nói với Spiegel Online: “Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành động như hiện nay, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 5 độ C”. Nếu nhiệt độ leo cao như vậy, nó sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng thảm khốc.
Cùng với nhà khoa học người Anh Corinne Le Quéré của Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall và các nhà khoa học của Global Carbon Project (Dự án carbon toàn cầu), ông Glen Peters đã rút ra những kết luận sau đây đăng trên tạp chí chuyên ngành “Nature Climate Change”:
• Từ năm 1990 đến năm 2011, lượng khí thải CO2 trên toàn cầu đã tăng thêm 54 %. Nếu tính thêm cả năm 2012, con số này lên tới 58%. Chỉ riêng trong năm 2012, nhân loại đã thải lên bầu khí quyển 35,6 tỷ tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
• Tỷ lệ thải khí gây hiệu ứng nhà kính tăng trung bình ở mức 3,1% hàng năm. Mức tăng của năm 2012 là 2,6%, chủ yếu do khủng hoảng kinh tế.
• Nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất là Trung Quốc (28% tổng số khí thải gây hiệu ứng nhà kính), sau đó là Mỹ (16%), Liên minh châu Âu (11%) và Ấn Độ (7%) . Trong năm ngoái, lượng khi thải CO2 của châu Âu giảm 1,8% và của Mỹ giảm 2,8%, trong khi lượng khí thải CO2 của Trung Quốc lại tăng vọt tới 10%.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng hậu quả của tình trạng khí hậu toàn cầu nóng lên là vô cùng thảm khốc. Chỉ cần nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 đô C, các khối băng vĩnh cửu ở hai cực sẽ tan chảy, mực nước biển sẽ dâng cao đáng kể, hạn hán nghiêm trọng sẽ xảy ra ở nhiều khu vực và dẫn đến những cuộc di dân khổng lồ. Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 5 độ C, những hậu quả còn khủng khiếp gấp bội.
Nghiên cứu mới cho thấy Trung Quốc giữ vai trò có tính chất quyết định đối với tình trạng khí hậu toàn cầu nóng lên. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa cam kết giảm số lượng khí thải CO2 tuyệt đối.
Dự án Climate Action Tracker (CAT), một dự án chung giữa Climate Analytics, Ecofys và Viện nghiên cứu hậu quả khí hậu Potsdam, tính toán rằng Trung Quốc hiện đang thải 9 tỷ tấn khí thải CO2 và con số này sẽ lên tới 14 tỷ tấn vào năm 2020, nếu nước này tuân thủ cam kết hiện nay. Nếu không tuân thủ, lượng khí thải CO2 của Trung Quốc vào năm 2020 có thể lên đến 18 tỷ tấn.
Trung Quốc hiện vẫn chưa đưa ra mục tiêu cắt giảm khí CO2 cụ thể và cũng giống như Ấn Độ, nước này dựa vào qui chế của một nước đang phát triển. Theo Công ước khung về khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992, các nước đang phát triển và phát triển được hưởng những qui chế khác nhau. Mặc dù Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai con số trong gần 20 năm qua, qui chế này vẫn không thay đổi.
• Trong năm 1990, các nước đang phát triển thải ra 35% trong tổng số khí thải CO2 trên toàn thế giới. Con số này đã lên tới 58% trong năm 2011.
• Tỷ lệ khí thải CO2 bình quân đầu người của Trung Quốc hiện đã lên tới 6,7 tấn, gần bằng tỷ lệ khí thải bình quân đầu người của châu Âu (7,2 tấn).
Có một điều chắc chắn là việc đạt được tiến bộ trong Hội nghị cấp cao về biến đổi khi hậu ở Doha sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đại đa số các nước đang phát triển. Cho đến nay, nhiều nước đang phát triển là nạn nhân của việc các nước công nghiệp phát triển (nhất là Mỹ) và một vài nước lớn đang trỗi dậy thải khí CO2 lên bầu khí quyển.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Tai họa khủng khiếp, khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 5 độ C
Nghiên cứu nói trên cũng chỉ rõ rằng nếu cứ tiếp tục cái đà thải khí gây hiệu kính như hiện nay, nhân loại còn lâu mới đạt được mục tiêu kiềm chế nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng có 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Nhà khoa học người Na Uy Glen Peters thuộc Viện nghiên cứu Cicero nói với Spiegel Online: “Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành động như hiện nay, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 5 độ C”. Nếu nhiệt độ leo cao như vậy, nó sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng thảm khốc.
Cùng với nhà khoa học người Anh Corinne Le Quéré của Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall và các nhà khoa học của Global Carbon Project (Dự án carbon toàn cầu), ông Glen Peters đã rút ra những kết luận sau đây đăng trên tạp chí chuyên ngành “Nature Climate Change”:
• Từ năm 1990 đến năm 2011, lượng khí thải CO2 trên toàn cầu đã tăng thêm 54 %. Nếu tính thêm cả năm 2012, con số này lên tới 58%. Chỉ riêng trong năm 2012, nhân loại đã thải lên bầu khí quyển 35,6 tỷ tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
• Tỷ lệ thải khí gây hiệu ứng nhà kính tăng trung bình ở mức 3,1% hàng năm. Mức tăng của năm 2012 là 2,6%, chủ yếu do khủng hoảng kinh tế.
• Nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất là Trung Quốc (28% tổng số khí thải gây hiệu ứng nhà kính), sau đó là Mỹ (16%), Liên minh châu Âu (11%) và Ấn Độ (7%) . Trong năm ngoái, lượng khi thải CO2 của châu Âu giảm 1,8% và của Mỹ giảm 2,8%, trong khi lượng khí thải CO2 của Trung Quốc lại tăng vọt tới 10%.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng hậu quả của tình trạng khí hậu toàn cầu nóng lên là vô cùng thảm khốc. Chỉ cần nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 đô C, các khối băng vĩnh cửu ở hai cực sẽ tan chảy, mực nước biển sẽ dâng cao đáng kể, hạn hán nghiêm trọng sẽ xảy ra ở nhiều khu vực và dẫn đến những cuộc di dân khổng lồ. Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 5 độ C, những hậu quả còn khủng khiếp gấp bội.
Nghiên cứu mới cho thấy Trung Quốc giữ vai trò có tính chất quyết định đối với tình trạng khí hậu toàn cầu nóng lên. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa cam kết giảm số lượng khí thải CO2 tuyệt đối.
Dự án Climate Action Tracker (CAT), một dự án chung giữa Climate Analytics, Ecofys và Viện nghiên cứu hậu quả khí hậu Potsdam, tính toán rằng Trung Quốc hiện đang thải 9 tỷ tấn khí thải CO2 và con số này sẽ lên tới 14 tỷ tấn vào năm 2020, nếu nước này tuân thủ cam kết hiện nay. Nếu không tuân thủ, lượng khí thải CO2 của Trung Quốc vào năm 2020 có thể lên đến 18 tỷ tấn.
Trung Quốc hiện vẫn chưa đưa ra mục tiêu cắt giảm khí CO2 cụ thể và cũng giống như Ấn Độ, nước này dựa vào qui chế của một nước đang phát triển. Theo Công ước khung về khí hậu của Liên hợp quốc năm 1992, các nước đang phát triển và phát triển được hưởng những qui chế khác nhau. Mặc dù Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai con số trong gần 20 năm qua, qui chế này vẫn không thay đổi.
• Trong năm 1990, các nước đang phát triển thải ra 35% trong tổng số khí thải CO2 trên toàn thế giới. Con số này đã lên tới 58% trong năm 2011.
• Tỷ lệ khí thải CO2 bình quân đầu người của Trung Quốc hiện đã lên tới 6,7 tấn, gần bằng tỷ lệ khí thải bình quân đầu người của châu Âu (7,2 tấn).
Có một điều chắc chắn là việc đạt được tiến bộ trong Hội nghị cấp cao về biến đổi khi hậu ở Doha sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đại đa số các nước đang phát triển. Cho đến nay, nhiều nước đang phát triển là nạn nhân của việc các nước công nghiệp phát triển (nhất là Mỹ) và một vài nước lớn đang trỗi dậy thải khí CO2 lên bầu khí quyển.