Sức khỏe và đời sống
Tại sao một số loại ung thư đột nhiên biến mất?
Thật khó tin là một số loại ung thư có thể biến mất một cách thần kỳ, nhưng điều này đã xảy ra. Người ta đã nghiên cứu hơn 1000 trường hợp được nghiên cứu đã cung cấp dẫn chứng cho việc nhiều người đang mắc bệnh ung thư đã trải nghiệm sự ‘thuyên giảm tự phát’ ở các khối u của họ. Vậy làm thế nào điều này có thể xảy ra và liệu chúng ta có thể khai thác nó để giúp ích cho những bệnh nhân ung thư không?
Trường hợp thuyên giảm tự phát được ghi chép lại sớm nhất là vào cuối thế kỉ 13. Khối u xương ác tính của ông Peregrine Laziosi, một người Italia đã biến mất một cách tự nhiên sau khi ông bị nhiễm khuẩn nặng. Vào cuối những năm 1800, bác sĩ phẫu thuật người Mỹ, William Coley đã quan sát thấy rằng bị sốt có thể dẫn đến sự thuyên giảm khối u. Ông đã phát triển được một loại vắc-xin ngừa vi khuẩn (“vắc-xin của Coley”) mà đã giúp làm giảm các khối u của nhiều bệnh nhân của ông.
Các khối u tự nhiên biến mất, trong khi không có bất kỳ phương pháp điều trị nhắm vào khối u đó, thường xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm hoặc thậm chí các sinh vật đơn bào). Liệu ý nghĩa của nó có phải là chỉ bằng việc gây kích thích lên hệ miễn dịch sẽ gây ra sự thuyên giảm các khối u không?
Không Đơn Giản Như Vậy
Hơn 70 năm trước, hiện tượng thuyên giảm tự phát đã được báo cáo xảy ra với nhiều loại ung thư khác nhau, cụ thể là với u ác tính (da), ung thư biểu mô tế bào thận (thận), nguyên bào thần kinh (tuyến thượng thận) và một số loại ung thư máu.
Tuy nhiên, mặc cho những trường hợp các khối u biến mất được quan sát trong quá khứ, chúng ta vẫn không biết các cơ chế đã gây nên hiện tượng này. Cũng rất khó để xác định số lượng và nhiều trường hợp có thể không được báo cáo trong các tạp chí nghiên cứu.
Rất có thể một nguyên nhân của sự thuyên giảm tự phát là do cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại các kháng nguyên đặc trưng xuất hiện ở bề mặt của các tế bào khối u. Minh chứng cho ý tưởng này xuất phát từ kết quả quan sát một số khối u da (u ác tính) cho thấy số lượng quá lớn các tế bào miễn dịch của cơ thể bên trong khối u.
Rất có thể đột biến gen cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thuyên giảm tự phát.
Trong một trường hợp thú vị khác được kể lại, một bệnh nhân bị ung thư thận đã cắt bỏ một phần khối u của mình, điều này dẫn đến sự thuyên giảm tự phát ở phần còn lại của khối u. Lý do giải thích cho hiện tượng này là có một phản ứng miễn dịch cục bộ đã xuất hiện sau phẫu thuật và nó đủ mạnh để ngăn sự phát triển của phần còn lại của khối u.
Nhưng các khối u được biết đến là hay biến đổi, cả về mặt di truyền và hành vi của chúng. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển không ngừng của các khối u ở một số người, nhưng cũng có thể gây nên sự thuyên giảm tự phát ở một số khác.
Những khối u cùng loại (chẳng hạn như ung thư vú) có thể biến đổi theo nhiều cách khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển khối u, hoặc đến khả năng phát tán đến các bộ phận khác, hoặc đến cách mà khối u phản ứng với các phương pháp điều trị. Rất có thể đột biến gen cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thuyên giảm tự phát.
Một Loại Ung Thư Hiếm Gặp Ở Trẻ Em Hé Lộ Một Vài Manh Mối
U nguyên bào thần kinh là loại ung thư hiếm gặp ở trẻ em, có thể làm sáng tỏ về việc làm thế nào mà sự thay đổi gen di truyền có thể tác động đến sự thuyên giảm tự phát. Khoảng 100 trẻ em bị chuẩn đoán mắc căn bệnh này ở Anh mỗi năm, nhưng bệnh tình tiến triển rất khác nhau dựa theo độ tuổi của trẻ.
Những khối u ở trẻ dưới 18 tháng có thể biến mất khi được hoặc không được điều trị (loại 1). Nhưng những trẻ trên 18 tháng tuổi cần được điều trị chuyên sâu và có tỉ lệ sống sót chỉ khoảng 40-50% (loại 2).
Nghiên cứu cho thấy u nguyên bào thần kinh loại 1 có gen di truyền khác biệt hơn so với loại 2. Ví dụ, những khối u này thường có số lượng lớn các thụ thể tế bào (TrkA) – có thể làm những tế bào ung thư tự hủy. Ngược lại, u nguyên bào thần kinh loại 2 lại có một thụ thể loại khác (TrKB) có số lượng lớn hơn, có thể làm những khối u này hoạt động mạnh hơn.
Nhưng nhiều khả năng việc kích thích một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đã đóng vai trò rất lớn với những người có các đặc điểm di truyền nhất định.
Một cách giải thích khác có thể là u nguyên bào thần kinh loại 1 cho thấy mức hoạt động rất thấp của enzyme telomerase so với các khối u loại 2. Telomerase kiểm soát chiều dài các phần ADN chuyên biệt, điều này cho phép tế bào phân chia liên tục. Ở u nguyên bào thần kinh loại 1, chúng rất ngắn và không ổn định do enzyme này hoạt động yếu và điều này làm cho các tế bào chết đi.
Những thay đổi biểu sinh cũng không thể không tính đến. Những thay đổi biểu sinh không tác động đến chuỗi ADN của tế bào nhưng nó làm biến đổi hoạt động của nhiều protein khác nhau bằng cách ‘đính’ vào nó các phần khác nhau của ADN. Vì vậy, các tế bào có chuỗi ADN giống nhau nhưng khác nhau phần đính vào protein có thể có hành vi hoàn toàn khác biệt và dẫn đến sự tự tiêu hủy ở một số loại ung thư.
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự khác biệt đáng kể trong các gen được đính như vậy trong các khối u nguyên bào thần kinh loại 1 so với loại 2, mặc dù đây chỉ là những kết quả sơ bộ ban đầu.
Mặc dù những cơ chế chính xác ẩn sau hiện tượng thuyên giảm tự phát vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng nhiều khả năng việc kích thích một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đã đóng vai trò rất lớn với những người có các đặc điểm di truyền nhất định. Nghiên cứu khám phá sâu hơn mối liên hệ giữa gen di truyền và sự kích thích phản ứng miễn dịch này sẽ trả lời cho câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể nhận diện các khối u có khả năng tự thuyên giảm.
Bước tiếp theo sẽ là tạo ra những loại thuốc có thể tạo ra các kích thích lên hệ thống miễn dịch để nhắm tới những khối u cụ thể dựa trên cấu trúc di truyền của chúng. Phát triển các mô hình động vật mô phỏng hiện tượng thuyên giảm tự phát ở con người sẽ là một công cụ vô giá hướng tới bước này.
Tác giả bài viết, phó giáo sư Momna Hejmadi là giảng viên của Đại học Bath. Nguyên gốc bài viết này được đăng trên The Conversation. Độc giả có thể đọc bài báo gốc
Tại sao một số loại ung thư đột nhiên biến mất?
Thật khó tin là một số loại ung thư có thể biến mất một cách thần kỳ, nhưng điều này đã xảy ra. Người ta đã nghiên cứu hơn 1000 trường hợp được nghiên cứu đã cung cấp dẫn chứng cho việc nhiều người đang mắc bệnh ung thư đã trải nghiệm sự ‘thuyên giảm tự phát’ ở các khối u của họ. Vậy làm thế nào điều này có thể xảy ra và liệu chúng ta có thể khai thác nó để giúp ích cho những bệnh nhân ung thư không?
Trường hợp thuyên giảm tự phát được ghi chép lại sớm nhất là vào cuối thế kỉ 13. Khối u xương ác tính của ông Peregrine Laziosi, một người Italia đã biến mất một cách tự nhiên sau khi ông bị nhiễm khuẩn nặng. Vào cuối những năm 1800, bác sĩ phẫu thuật người Mỹ, William Coley đã quan sát thấy rằng bị sốt có thể dẫn đến sự thuyên giảm khối u. Ông đã phát triển được một loại vắc-xin ngừa vi khuẩn (“vắc-xin của Coley”) mà đã giúp làm giảm các khối u của nhiều bệnh nhân của ông.
Các khối u tự nhiên biến mất, trong khi không có bất kỳ phương pháp điều trị nhắm vào khối u đó, thường xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm hoặc thậm chí các sinh vật đơn bào). Liệu ý nghĩa của nó có phải là chỉ bằng việc gây kích thích lên hệ miễn dịch sẽ gây ra sự thuyên giảm các khối u không?
Không Đơn Giản Như Vậy
Hơn 70 năm trước, hiện tượng thuyên giảm tự phát đã được báo cáo xảy ra với nhiều loại ung thư khác nhau, cụ thể là với u ác tính (da), ung thư biểu mô tế bào thận (thận), nguyên bào thần kinh (tuyến thượng thận) và một số loại ung thư máu.
Tuy nhiên, mặc cho những trường hợp các khối u biến mất được quan sát trong quá khứ, chúng ta vẫn không biết các cơ chế đã gây nên hiện tượng này. Cũng rất khó để xác định số lượng và nhiều trường hợp có thể không được báo cáo trong các tạp chí nghiên cứu.
Rất có thể một nguyên nhân của sự thuyên giảm tự phát là do cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại các kháng nguyên đặc trưng xuất hiện ở bề mặt của các tế bào khối u. Minh chứng cho ý tưởng này xuất phát từ kết quả quan sát một số khối u da (u ác tính) cho thấy số lượng quá lớn các tế bào miễn dịch của cơ thể bên trong khối u.
Rất có thể đột biến gen cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thuyên giảm tự phát.
Trong một trường hợp thú vị khác được kể lại, một bệnh nhân bị ung thư thận đã cắt bỏ một phần khối u của mình, điều này dẫn đến sự thuyên giảm tự phát ở phần còn lại của khối u. Lý do giải thích cho hiện tượng này là có một phản ứng miễn dịch cục bộ đã xuất hiện sau phẫu thuật và nó đủ mạnh để ngăn sự phát triển của phần còn lại của khối u.
Nhưng các khối u được biết đến là hay biến đổi, cả về mặt di truyền và hành vi của chúng. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển không ngừng của các khối u ở một số người, nhưng cũng có thể gây nên sự thuyên giảm tự phát ở một số khác.
Những khối u cùng loại (chẳng hạn như ung thư vú) có thể biến đổi theo nhiều cách khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển khối u, hoặc đến khả năng phát tán đến các bộ phận khác, hoặc đến cách mà khối u phản ứng với các phương pháp điều trị. Rất có thể đột biến gen cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thuyên giảm tự phát.
Một Loại Ung Thư Hiếm Gặp Ở Trẻ Em Hé Lộ Một Vài Manh Mối
U nguyên bào thần kinh là loại ung thư hiếm gặp ở trẻ em, có thể làm sáng tỏ về việc làm thế nào mà sự thay đổi gen di truyền có thể tác động đến sự thuyên giảm tự phát. Khoảng 100 trẻ em bị chuẩn đoán mắc căn bệnh này ở Anh mỗi năm, nhưng bệnh tình tiến triển rất khác nhau dựa theo độ tuổi của trẻ.
Những khối u ở trẻ dưới 18 tháng có thể biến mất khi được hoặc không được điều trị (loại 1). Nhưng những trẻ trên 18 tháng tuổi cần được điều trị chuyên sâu và có tỉ lệ sống sót chỉ khoảng 40-50% (loại 2).
Nghiên cứu cho thấy u nguyên bào thần kinh loại 1 có gen di truyền khác biệt hơn so với loại 2. Ví dụ, những khối u này thường có số lượng lớn các thụ thể tế bào (TrkA) – có thể làm những tế bào ung thư tự hủy. Ngược lại, u nguyên bào thần kinh loại 2 lại có một thụ thể loại khác (TrKB) có số lượng lớn hơn, có thể làm những khối u này hoạt động mạnh hơn.
Nhưng nhiều khả năng việc kích thích một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đã đóng vai trò rất lớn với những người có các đặc điểm di truyền nhất định.
Một cách giải thích khác có thể là u nguyên bào thần kinh loại 1 cho thấy mức hoạt động rất thấp của enzyme telomerase so với các khối u loại 2. Telomerase kiểm soát chiều dài các phần ADN chuyên biệt, điều này cho phép tế bào phân chia liên tục. Ở u nguyên bào thần kinh loại 1, chúng rất ngắn và không ổn định do enzyme này hoạt động yếu và điều này làm cho các tế bào chết đi.
Những thay đổi biểu sinh cũng không thể không tính đến. Những thay đổi biểu sinh không tác động đến chuỗi ADN của tế bào nhưng nó làm biến đổi hoạt động của nhiều protein khác nhau bằng cách ‘đính’ vào nó các phần khác nhau của ADN. Vì vậy, các tế bào có chuỗi ADN giống nhau nhưng khác nhau phần đính vào protein có thể có hành vi hoàn toàn khác biệt và dẫn đến sự tự tiêu hủy ở một số loại ung thư.
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự khác biệt đáng kể trong các gen được đính như vậy trong các khối u nguyên bào thần kinh loại 1 so với loại 2, mặc dù đây chỉ là những kết quả sơ bộ ban đầu.
Mặc dù những cơ chế chính xác ẩn sau hiện tượng thuyên giảm tự phát vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng nhiều khả năng việc kích thích một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ đã đóng vai trò rất lớn với những người có các đặc điểm di truyền nhất định. Nghiên cứu khám phá sâu hơn mối liên hệ giữa gen di truyền và sự kích thích phản ứng miễn dịch này sẽ trả lời cho câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể nhận diện các khối u có khả năng tự thuyên giảm.
Bước tiếp theo sẽ là tạo ra những loại thuốc có thể tạo ra các kích thích lên hệ thống miễn dịch để nhắm tới những khối u cụ thể dựa trên cấu trúc di truyền của chúng. Phát triển các mô hình động vật mô phỏng hiện tượng thuyên giảm tự phát ở con người sẽ là một công cụ vô giá hướng tới bước này.
Tác giả bài viết, phó giáo sư Momna Hejmadi là giảng viên của Đại học Bath. Nguyên gốc bài viết này được đăng trên The Conversation. Độc giả có thể đọc bài báo gốc