Tin nóng trong ngày
Tâm Địa Độc Ác Của Tầu, Bây Giờ Vẹm Ngu Mới Biết: Trung Quốc chấp thuận tăng lưu lượng xả nước thủy điện
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN xác nhận, qua kênh ngoại giao VN đã đề nghị Trung Quốc tăng lưu lượng xả nước từ đập thủy điện ở tỉnh Vân Nam nhằm khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập
Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN - Ảnh: Lê Quân
Đây là thông tin được ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ chiều nay 17.3.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN xác nhận, qua kênh ngoại giao VN đã đề
nghị Trung Quốc tăng lưu lượng xả nước từ đập thủy điện ở tỉnh Vân Nam
nhằm khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long.
Sau khi nhận đề nghị này, phía Trung Quốc đã chấp thuận xả gấp đôi lượng
nước xuống lưu vực sông Mê Kông so với cùng kỳ hàng năm. “Ngày 16.3,
đại diện Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã gặp đại diện Đại sứ quán VN để thông
báo lưu lượng nước xả đạt 2.190m3/s, tăng gấp 2 lần so với trung bình
các năm”, ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, cơ quan chức năng của nước ta đã tính toán rất kỹ
lưỡng để đưa ra đề nghị phù hợp, giúp hạn chế tình trạng xâm nhập mặn ở
đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, tác động từ việc Trung Quốc xả nước
xuống hạ lưu sông Mê Kông cần phải có đánh giá cẩn thận mới biết kết quả
như thế nào.
"Hiện tại, Bộ Ngoại giao đang tích cực trao đổi với Trung Quốc và các
nước sông Mê Kông chảy qua để sử dụng tốt nguồn nước, đảm bảo lợi ích
của các quốc gia liên quan cũng như người dân sống trong khu vực này",
ông Bình nói.
Cũng theo thông tin tại cuộc họp báo, trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Lục Khảng cho hay, nước này đã bắt đầu xả nước ở đập
thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15.3 - 10.4 để hạn chế tình trạng hạn hán
nghiêm trọng ở lưu vực sông Mê Kông, thuộc các nước Campuchia, Lào,
Myanmar, Thái Lan và VN.
Năm 2016 được đánh giá là năm hạn hán sẽ diễn ra nghiêm trọng, mạnh nhất
trong 100 năm ở miền Tây đồng bằng sông Cửu Long, tác động không nhỏ
đến đời sống, sản xuất của người dân nơi đây. Tổng lượng chảy của dòng
Mê Kông về khu vực đồng bằng sông Cửu Long được dự báo thiếu chừng 20 -
40% so với trung bình nhiều năm, dù lượng mưa 6 tháng đầu năm được dự
báo sẽ cao hơn 10 - 20% năm trước. Lượng nước thiếu hụt nhiều sẽ gây ra
các tác động tiêu cực, đặc biệt hiện tượng xâm nhập mặn từ thủy triều.
Lê Quân
(Thanh Niên)
Bàn ra tán vào (0)
Tâm Địa Độc Ác Của Tầu, Bây Giờ Vẹm Ngu Mới Biết: Trung Quốc chấp thuận tăng lưu lượng xả nước thủy điện
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN xác nhận, qua kênh ngoại giao VN đã đề nghị Trung Quốc tăng lưu lượng xả nước từ đập thủy điện ở tỉnh Vân Nam nhằm khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập
Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN - Ảnh: Lê Quân
Đây là thông tin được ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ chiều nay 17.3.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN xác nhận, qua kênh ngoại giao VN đã đề
nghị Trung Quốc tăng lưu lượng xả nước từ đập thủy điện ở tỉnh Vân Nam
nhằm khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long.
Sau khi nhận đề nghị này, phía Trung Quốc đã chấp thuận xả gấp đôi lượng
nước xuống lưu vực sông Mê Kông so với cùng kỳ hàng năm. “Ngày 16.3,
đại diện Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã gặp đại diện Đại sứ quán VN để thông
báo lưu lượng nước xả đạt 2.190m3/s, tăng gấp 2 lần so với trung bình
các năm”, ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, cơ quan chức năng của nước ta đã tính toán rất kỹ
lưỡng để đưa ra đề nghị phù hợp, giúp hạn chế tình trạng xâm nhập mặn ở
đồng bằng sông Cửu Long. Dù vậy, tác động từ việc Trung Quốc xả nước
xuống hạ lưu sông Mê Kông cần phải có đánh giá cẩn thận mới biết kết quả
như thế nào.
"Hiện tại, Bộ Ngoại giao đang tích cực trao đổi với Trung Quốc và các
nước sông Mê Kông chảy qua để sử dụng tốt nguồn nước, đảm bảo lợi ích
của các quốc gia liên quan cũng như người dân sống trong khu vực này",
ông Bình nói.
Cũng theo thông tin tại cuộc họp báo, trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Lục Khảng cho hay, nước này đã bắt đầu xả nước ở đập
thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15.3 - 10.4 để hạn chế tình trạng hạn hán
nghiêm trọng ở lưu vực sông Mê Kông, thuộc các nước Campuchia, Lào,
Myanmar, Thái Lan và VN.
Năm 2016 được đánh giá là năm hạn hán sẽ diễn ra nghiêm trọng, mạnh nhất
trong 100 năm ở miền Tây đồng bằng sông Cửu Long, tác động không nhỏ
đến đời sống, sản xuất của người dân nơi đây. Tổng lượng chảy của dòng
Mê Kông về khu vực đồng bằng sông Cửu Long được dự báo thiếu chừng 20 -
40% so với trung bình nhiều năm, dù lượng mưa 6 tháng đầu năm được dự
báo sẽ cao hơn 10 - 20% năm trước. Lượng nước thiếu hụt nhiều sẽ gây ra
các tác động tiêu cực, đặc biệt hiện tượng xâm nhập mặn từ thủy triều.
Lê Quân
(Thanh Niên)