Kinh Đời
Tâm tư của một đứa con Việt sanh tại Nhật
Cậu con trai của người bạn gia đình tôi, tên Uchida Kazu, có mẹ Việt và cha Nhật; hiện đang học khoa ngôn ngữ Việt tại đại học Osaka (Handai).
******************************Cậu con trai của người bạn gia đình tôi, tên Uchida Kazu, có mẹ Việt và cha Nhật; hiện đang học khoa ngôn ngữ Việt tại đại học Osaka (Handai). Sau chuyến đi dự thi “hùng biện” tiếng Việt tại Tokyo ngày 2-11 vừa qua, Kazu có đem về tuyển tập các bài nói chuyện của những sinh viên khoa tiếng Việt của các trường đại học, trong đó có bài của một cô sinh viên gốc Việt Nam sinh tại Nhật.Đọc xong tôi ngẩn người, té ra lâu nay chúng ta, những người đi tới Nhật định cư thế hệ thứ nhất, đã không để ý đến lắm, tâm tư của thế hệ thứ hai. Bài nói chuyện bằng tiếng Việt của em chỉ có thể nói là “tuyệt” và rất cảm động.Vì chưa một lần gặp mặt nên qua trang này, tôi xin phép cháu Handa Kotomi và ba mẹ cháu cho tôi đăng lại; để những “Kohai” của ba mẹ cháu và của cháu có thể chuẩn bị cho mình một hành trang... trong tương lai.
Cám ơn hai cháu có giòng máu Việt, Kazu và Kotomi. Và xin mời mọi người bỏ chút thì giờ…」** Người quý giá nhất trong cuộc đời tôi.
HANDA Kotomi Người quý giá nhất trong cuộc đời tôi là ba mẹ tôi. Tôi yêu ba mẹ tôi bằng cả con tim mình. Tuy nhiên, tôi đã không thể cho ba mẹ thấy được tình yêu thương đó, và nhất là giữa tôi và ba mẹ dường như không thể hiểu nhau. Đối với tôi, một người sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, ba mẹ tôi là người gần gũi nhất và thật đáng buồn khi nói ba mẹ tôi cũng là người xa cách nhất.Hàng ngày tôi đi học, đi chơi, giao tiếp với người ngoài đều bằng tiếng Nhật, sống theo khuôn mẫu văn hóa Nhật Bản. Nhưng khi về nhà, tôi lại nói bằng tiếng Việt, sống theo khuôn mẫu của văn hóa Việt Nam.Thời gian ở ngoài bao giờ cũng nhiều hơn thời gian ở nhà, và vì thế tôi dần quen với lối sống của người Nhật.Trong những sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như khi gọt vỏ táo, ở trường thì tôi thường hướng lưỡi dao về phía tôi trong khi nếu như ở nhà thì tôi phải đẩy lưỡi dao ra hướng ngoài. Từ điều nhỏ như vậy, tôi bắt đầu nghĩ về nó như một sự khác biệt giữa ba mẹ và bản thân mình, chứ không nghĩ đó là sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, khi tôi nói tiếng Nhật giỏi hơn, thì thật khó để truyền đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình bằng tiếng Việt. Tôi nhận ra rằng, ba mẹ tôi là người tôi muốn nói chuyện nhiều nhất, nhưng vì bất đồng về ngôn ngữ và cả cách suy nghĩ, ba mẹ lại là người tôi khó nói chuyện nhất.Có nhiều khi tôi không hiểu hoặc không hiểu rõ những gì ba mẹ tôi nói với tôi bằng tiếng Việt. Tôi cũng không nghĩ rằng ba mẹ hoàn toàn hiểu tôi muốn nói gì khi tôi cứ sử dụng lung tung bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Nhật. Thật khó để tâm sự với nhau trong khi không biết chắc người kia có thể hiểu rõ những gì mình muốn truyền đạt hay không. Đó là lý do tại sao tôi luôn nói: “Con ổn” mỗi khi ba mẹ hỏi thăm mình.Tôi nhớ, khi học cấp hai, hàng ngày giáo viên thường nổi giận với tôi trong các hoạt động ở câu lạc bộ và hầu như ngày nào tôi cũng khóc vì bị giáo viên phạt như đá vào mông và đập vào bụng mình. Lúc đó rất khó khăn, nhưng tôi đã không khóc ở nhà và cũng không nói với ba mẹ. Ngay cả khi muốn nói với ba mẹ thôi cũng khó. Tôi không biết phải nói thế nào về những cảm xúc, suy nghĩ, lo lắng của mình bằng tiếng Việt, vì vậy tôi đã từ bỏ ý nghĩ sẽ tâm sự với ba mẹ mình.Nhưng vào một ngày nọ tôi thấy mẹ tôi lau nhà bằng bộ quần áo mà chị họ tôi tặng tôi vào ngày sinh nhật, vì mẹ nghĩ tôi không dùng nó nữa. Đó là một cú sốc đối với tôi, vì đây là một vật kỷ niệm của tôi. Tôi giải thích với mẹ và yêu cầu mẹ: “mẹ sai thì phải xin lỗi con chứ!” Tuy nhiên câu trả lời duy nhất tôi nhận lại là “Để mẹ giặt cho”. Khi đó tôi hỏi “Mẹ làm sai mà tại sao mẹ không xin lỗi con vậy?” Mẹ nói “Ở Việt Nam, ba mẹ không xin lỗi con cái”. Tôi đã không tin vào điều đó. Thật ra, đây không phải là một vấn đề lớn, nhưng có thể nói chính việc đó đã đưa tôi đến một cuộc chiến để giải quyết những khác biệt của hai nền văn hóa. Việc xin lỗi hay không xin lỗi không quan trọng nhưng tôi không thể chấp nhận được thái độ của mẹ bắt tôi hiểu và tiếp nhận tất cả văn hóa Việt Nam mặc dù tôi đang sinh sống ở Nhật.Cho đến bây giờ có nhiều điều tôi vẫn chưa hiểu mỗi khi nghe mẹ nói: “Con là người Việt Nam thì phải sống theo văn hóa Việt Nam”. Từ những vấn đề như vậy trong đầu tôi đã có những suy nghĩ: “Mình muốn ba mẹ hiểu mình nhưng làm sao có đủ ngôn từ để có thể nói chuyện với ba mẹ mà không làm ba mẹ hiểu nhầm, và mình phải làm sao để mỗi khi muốn tâm sự với ba mẹ thì chỉ mở miệng ra nói thôi, không phải đắn đo suy nghĩ nên hay không nên, được hay không được, và có thể sử dụng từ ngữ chính xác nhất để biểu đạt sự khác biệt văn hóa một cách tự nhiên nhất có thể.”Trước đây, tôi rất buồn và lo sợ rằng mình không thể dùng lời nói để trò chuyện với ba mẹ thân yêu cho đến hết cuộc đời này sao. Thế là tôi quyết định học tiếng Việt ở trường đại học.Khi sinh tôi ra, ba mẹ đặt tên cho tôi Phạm Ngọc Minh Nguyệt. Tôi không biết ý nghĩa của tên này, và trong tiếng Nhật chữ “Nguyệt” nghe giống tên của của đàn ông, nên tôi chẳng thích chút nào. Mãi đến khi tôi vào đại học, lần đầu tiên tôi nghe giáo viên nói rằng đó là một cái tên đẹp, “Minh” có nghĩa là sáng và “Nguyệt” là mặt trăng. Và khi tôi hỏi ba mẹ, ba đã nói rằng muốn tôi trở thành một người tỏa sáng như mặt trăng. Từ đó tôi thấy thích tên Việt Nam của mình “một vầng trăng sáng”.Ba mẹ tôi đến Nhật nhưng không biết tiếng Nhật. Để nuôi ba anh em tôi khôn lớn, tôi biết ba mẹ tôi vất vả rất nhiều. Tôi muốn học tiếng Việt chăm chỉ cho đến ngày tôi có thể nói cho ba mẹ hiểu rằng tôi rất thương yêu và kính trọng ba mẹ cũng như những tâm tư của mình. Như thế tôi và ba mẹ có thể hiểu nhau hơn, tâm sự dễ dàng hơn, chia sẻ cảm xúc cũng như suy nghĩ một cách tự nhiên như bao gia đình bình thường khác. VS chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tâm tư của một đứa con Việt sanh tại Nhật
Cậu con trai của người bạn gia đình tôi, tên Uchida Kazu, có mẹ Việt và cha Nhật; hiện đang học khoa ngôn ngữ Việt tại đại học Osaka (Handai).
******************************Cậu con trai của người bạn gia đình tôi, tên Uchida Kazu, có mẹ Việt và cha Nhật; hiện đang học khoa ngôn ngữ Việt tại đại học Osaka (Handai). Sau chuyến đi dự thi “hùng biện” tiếng Việt tại Tokyo ngày 2-11 vừa qua, Kazu có đem về tuyển tập các bài nói chuyện của những sinh viên khoa tiếng Việt của các trường đại học, trong đó có bài của một cô sinh viên gốc Việt Nam sinh tại Nhật.Đọc xong tôi ngẩn người, té ra lâu nay chúng ta, những người đi tới Nhật định cư thế hệ thứ nhất, đã không để ý đến lắm, tâm tư của thế hệ thứ hai. Bài nói chuyện bằng tiếng Việt của em chỉ có thể nói là “tuyệt” và rất cảm động.Vì chưa một lần gặp mặt nên qua trang này, tôi xin phép cháu Handa Kotomi và ba mẹ cháu cho tôi đăng lại; để những “Kohai” của ba mẹ cháu và của cháu có thể chuẩn bị cho mình một hành trang... trong tương lai.
Cám ơn hai cháu có giòng máu Việt, Kazu và Kotomi. Và xin mời mọi người bỏ chút thì giờ…」** Người quý giá nhất trong cuộc đời tôi.
HANDA Kotomi Người quý giá nhất trong cuộc đời tôi là ba mẹ tôi. Tôi yêu ba mẹ tôi bằng cả con tim mình. Tuy nhiên, tôi đã không thể cho ba mẹ thấy được tình yêu thương đó, và nhất là giữa tôi và ba mẹ dường như không thể hiểu nhau. Đối với tôi, một người sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, ba mẹ tôi là người gần gũi nhất và thật đáng buồn khi nói ba mẹ tôi cũng là người xa cách nhất.Hàng ngày tôi đi học, đi chơi, giao tiếp với người ngoài đều bằng tiếng Nhật, sống theo khuôn mẫu văn hóa Nhật Bản. Nhưng khi về nhà, tôi lại nói bằng tiếng Việt, sống theo khuôn mẫu của văn hóa Việt Nam.Thời gian ở ngoài bao giờ cũng nhiều hơn thời gian ở nhà, và vì thế tôi dần quen với lối sống của người Nhật.Trong những sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như khi gọt vỏ táo, ở trường thì tôi thường hướng lưỡi dao về phía tôi trong khi nếu như ở nhà thì tôi phải đẩy lưỡi dao ra hướng ngoài. Từ điều nhỏ như vậy, tôi bắt đầu nghĩ về nó như một sự khác biệt giữa ba mẹ và bản thân mình, chứ không nghĩ đó là sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, khi tôi nói tiếng Nhật giỏi hơn, thì thật khó để truyền đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình bằng tiếng Việt. Tôi nhận ra rằng, ba mẹ tôi là người tôi muốn nói chuyện nhiều nhất, nhưng vì bất đồng về ngôn ngữ và cả cách suy nghĩ, ba mẹ lại là người tôi khó nói chuyện nhất.Có nhiều khi tôi không hiểu hoặc không hiểu rõ những gì ba mẹ tôi nói với tôi bằng tiếng Việt. Tôi cũng không nghĩ rằng ba mẹ hoàn toàn hiểu tôi muốn nói gì khi tôi cứ sử dụng lung tung bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Nhật. Thật khó để tâm sự với nhau trong khi không biết chắc người kia có thể hiểu rõ những gì mình muốn truyền đạt hay không. Đó là lý do tại sao tôi luôn nói: “Con ổn” mỗi khi ba mẹ hỏi thăm mình.Tôi nhớ, khi học cấp hai, hàng ngày giáo viên thường nổi giận với tôi trong các hoạt động ở câu lạc bộ và hầu như ngày nào tôi cũng khóc vì bị giáo viên phạt như đá vào mông và đập vào bụng mình. Lúc đó rất khó khăn, nhưng tôi đã không khóc ở nhà và cũng không nói với ba mẹ. Ngay cả khi muốn nói với ba mẹ thôi cũng khó. Tôi không biết phải nói thế nào về những cảm xúc, suy nghĩ, lo lắng của mình bằng tiếng Việt, vì vậy tôi đã từ bỏ ý nghĩ sẽ tâm sự với ba mẹ mình.Nhưng vào một ngày nọ tôi thấy mẹ tôi lau nhà bằng bộ quần áo mà chị họ tôi tặng tôi vào ngày sinh nhật, vì mẹ nghĩ tôi không dùng nó nữa. Đó là một cú sốc đối với tôi, vì đây là một vật kỷ niệm của tôi. Tôi giải thích với mẹ và yêu cầu mẹ: “mẹ sai thì phải xin lỗi con chứ!” Tuy nhiên câu trả lời duy nhất tôi nhận lại là “Để mẹ giặt cho”. Khi đó tôi hỏi “Mẹ làm sai mà tại sao mẹ không xin lỗi con vậy?” Mẹ nói “Ở Việt Nam, ba mẹ không xin lỗi con cái”. Tôi đã không tin vào điều đó. Thật ra, đây không phải là một vấn đề lớn, nhưng có thể nói chính việc đó đã đưa tôi đến một cuộc chiến để giải quyết những khác biệt của hai nền văn hóa. Việc xin lỗi hay không xin lỗi không quan trọng nhưng tôi không thể chấp nhận được thái độ của mẹ bắt tôi hiểu và tiếp nhận tất cả văn hóa Việt Nam mặc dù tôi đang sinh sống ở Nhật.Cho đến bây giờ có nhiều điều tôi vẫn chưa hiểu mỗi khi nghe mẹ nói: “Con là người Việt Nam thì phải sống theo văn hóa Việt Nam”. Từ những vấn đề như vậy trong đầu tôi đã có những suy nghĩ: “Mình muốn ba mẹ hiểu mình nhưng làm sao có đủ ngôn từ để có thể nói chuyện với ba mẹ mà không làm ba mẹ hiểu nhầm, và mình phải làm sao để mỗi khi muốn tâm sự với ba mẹ thì chỉ mở miệng ra nói thôi, không phải đắn đo suy nghĩ nên hay không nên, được hay không được, và có thể sử dụng từ ngữ chính xác nhất để biểu đạt sự khác biệt văn hóa một cách tự nhiên nhất có thể.”Trước đây, tôi rất buồn và lo sợ rằng mình không thể dùng lời nói để trò chuyện với ba mẹ thân yêu cho đến hết cuộc đời này sao. Thế là tôi quyết định học tiếng Việt ở trường đại học.Khi sinh tôi ra, ba mẹ đặt tên cho tôi Phạm Ngọc Minh Nguyệt. Tôi không biết ý nghĩa của tên này, và trong tiếng Nhật chữ “Nguyệt” nghe giống tên của của đàn ông, nên tôi chẳng thích chút nào. Mãi đến khi tôi vào đại học, lần đầu tiên tôi nghe giáo viên nói rằng đó là một cái tên đẹp, “Minh” có nghĩa là sáng và “Nguyệt” là mặt trăng. Và khi tôi hỏi ba mẹ, ba đã nói rằng muốn tôi trở thành một người tỏa sáng như mặt trăng. Từ đó tôi thấy thích tên Việt Nam của mình “một vầng trăng sáng”.Ba mẹ tôi đến Nhật nhưng không biết tiếng Nhật. Để nuôi ba anh em tôi khôn lớn, tôi biết ba mẹ tôi vất vả rất nhiều. Tôi muốn học tiếng Việt chăm chỉ cho đến ngày tôi có thể nói cho ba mẹ hiểu rằng tôi rất thương yêu và kính trọng ba mẹ cũng như những tâm tư của mình. Như thế tôi và ba mẹ có thể hiểu nhau hơn, tâm sự dễ dàng hơn, chia sẻ cảm xúc cũng như suy nghĩ một cách tự nhiên như bao gia đình bình thường khác. VS chuyen