Nhân Vật
Tân Cố Vấn An Ninh: Tướng Herbert Raymond McMaster
Tướng McMaster bước vào Tòa Bạch Ốc với lập trường khác biệt ông Trump và những người trung thành với tổng thống về Nga, chống khủng bố,
Tướng McMaster bước vào Tòa Bạch Ốc với lập trường khác biệt ông Trump và những người trung thành với tổng thống về Nga, chống khủng bố, củng cố quân đội và các vấn đề an ninh lớn.
Trung tướng H.R. McMaster được bổ nhiệm giữ chức Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như thiếu kiên nhẫn với những người bất đồng chính kiến, song lại lựa chọn cố vấn an ninh quốc gia mới là tướng về hưu Herbert Raymond McMaster, một người có quan điểm khác ông trong nhiều vấn đề.
Ông McMaster bước chân vào Nhà Trắng với lập trường về Nga, chống khủng bố, củng cố quân đội và các vấn đề an ninh lớn khác biệt với không chỉ những người trung thành với Trump mà ngay chính tổng thống.
Là vị tướng với những ý tưởng được định hình bởi kinh nghiệm nhiều hơn cảm xúc, bởi thực tế nhiều hơn chính trị và hiểu biết nhiều hơn sự bốc đồng, McMaster có thể sẽ cảm thấy mình lạc lõng hay thậm chí bị thù địch khi bước vào bàn cờ chính trị như thể lúc ông ở những thành phố của Afghanistan và Iraq.
Tổng thống Trump (phải) bắt tay tướng McMaster khi công bố quyết định bổ nhiệm tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ở Florida hôm 20/2. Ảnh: Reuters.
Theo lời phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm 21/2, Tổng thống Trump nói rằng McMaster "có đầy đủ thẩm quyền để xây dựng đội ngũ an ninh quốc gia theo cách ông ấy muốn".
Tuy nhiên, trước đó, tân tổng thống đã phá lệ khi đưa Steve Bannon, chiến lược gia trưởng vốn có quan điểm cực hữu của ông, vào Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
"Đụng độ có thể xảy ra (giữa cố vấn an ninh mới McMaster) với những người mà Steve Bannon đưa vào chính phủ... Quan điểm của họ mang tính ý thức hệ sâu sắc", Andrew Exum, cựu sĩ quan quân đội đồng thời là một người bạn lâu năm của McMaster, nói.
Một trong những thử thách đầu tiên dành cho cố vấn an ninh mới sẽ là việc xem xét chính sách của Mỹ ở Syria và rộng hơn là cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo. Kết quả của quá trình xem xét này dự kiến được công bố vào tuần tới, quan chức Lầu Năm Góc cho biết hôm 21/2.
Thử thách thứ hai ông McMaster phải đối mặt là chính sách với Nga. Ông đồng quan điểm với đa số giới chức an ninh của Mỹ rằng Moscow là mối đe dọa và là đối thủ của Washington, trong khi Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia trước đó, nhìn nhận Nga như một đối tác địa chính trị tiềm năng.
Hồi tháng 5 năm ngoái, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), tướng McMaster cho rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và việc ủng hộ lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine là bằng chứng cho thấy nỗ lực của Moscow nhằm "phá hủy trật tự sau Thế chiến 2, trật tự sau Chiến tranh lạnh, trật tự an ninh, kinh tế và chính trị ở châu Âu". Theo ông, Nga đang cố gắng thay thế chúng bằng trật tự mới có lợi hơn cho Moscow.
Tướng McMaster, 54 tuổi, được đánh giá cao trong giới quân sự Mỹ vì kinh nghiệm dày dặn của ông trong sự nghiệp quân đội. Tuy nhiên, ông có những quan điểm khác biệt với Tổng thống Trump trong nhiều vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia. Ảnh: U.S. Navy.
Điểm khác biệt thứ ba giữa cố vấn an ninh mới và tân tổng thống là quy mô và tổ chức của quân đội Mỹ. Trump từng hứa sẽ bổ sung thêm hàng chục nghìn binh sĩ, tăng số tàu hải quân từ 282 lên 350, "cấp cho Không quân 1.200 máy bay chiến đấu".
Tuy nhiên, trong một bài viết trên tạp chí Military Review năm 2015, McMaster cho rằng chiến thắng quân sự là nhờ vào tấn công từ xa, dựa trên khả năng giám sát, thông tin và tin tức tình báo tốt hơn.
Ngày 20/2, Tổng thống Donald Trump công bố quyết định chọn tướng về hưu Herbert Raymond McMaster làm cố vấn an ninh quốc gia mới của Mỹ để thay thế vị trí do ông Michael Flynn bỏ lại sau chưa đầy 1 tháng nhận nhiệm sở.
Tướng McMaster, 54 tuổi, từng tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point và nhận bằng tiến sĩ về lịch sử Mỹ tại Đại học North Carolina. Ông cũng từng nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Time năm 2014.
Tướng McMaster được đánh giá cao trong giới quân sự Mỹ vì kinh nghiệm dày dặn của ông trong sự nghiệp quân đội. Ông được cho là một chiến lược gia lão luyện và là một nhà hoạch định quân sự xuất sắc.
Hiện giờ, Herbert Raymond McMaster chỉ huy “trung tâm kế hoạch” của quân đội, chuẩn bị đối phó với những cuộc chiến trong tương lai. Từ nhiều năm qua, ông kêu gọi phải tăng cường quân lực Mỹ. Trong cuộc điều trần hồi tháng 04.2016 tại Thượng viện, McMaster cảnh báo nguy cơ quân đội Mỹ không đủ sức để “bảo vệ quốc gia”. Chủ trương cải cách quân đội do ông đề nghị lại phù hợp với lời hứa lúc tranh cử của chủ nhân Nhà Trắng.
Sự lựa chọn của ông Trump gây bất ngờ cho giới quan sát vì Nhà Trắng không thích những lời chỉ trích, trong khi ông McMaster lại rất nổi tiếng là hay chất vấn chính quyền.
“Ông ấy được trọng vọng bởi tất cả những người trong quân đội và chúng ta rất tự hào khi có được ông ấy. Ông ấy có tài năng và kinh nghiệm rất nhiều”, Tổng thống Trump cho biết.
Trong nội các mới, tân cố vấn an ninh quốc gia cũng hợp ý với chủ nhân Lầu Năm Góc James Mattis. Cả hai có cùng chiến lược mới dựa trên các bài học lịch sử, thắng cũng như thua. McMaster từng được công luận biết đến tên tuổi qua một quyển sách, xuất bản năm 1997, vạch ra những sai lầm của bộ tham mưu quân đội Mỹ đưa đến thất bại trong chiến tranh Việt Nam. Trong quyển Dereliction of Duty, tạm dịch là “Sao nhãng trách nhiệm”, tướng McMaster thẳng thắn chê trách các tướng lãnh cầm quân đã “hèn nhát”, không dám tố giác quyết định bỏ chạy của bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara và tổng thống Lyndon B Johnson.
Chính vì tính khí cương trực này mà binh nghiệp của ông bị lận đận. Trong hai năm liền, 2006 và 2007, ông không được thăng cấp tướng cho dù là một đại tá thâm niên.
Tuy nhiên, binh nghiệp dạn dày của ông lọt vào mắt xanh của tổng thống Barack Obama. Chủ nhân Nhà Trắng lúc đó đã không để nhân tài mai một. Từ 2008 đến 2017, trong vòng 6 năm, McMaster được thăng ba cấp.
Theo báo chí Mỹ, tin tướng McMaster được bổ nhiệm cố vấn an ninh quốc gia đã được Thượng nghị sĩ John McCain và Tom Cottom hài lòng. Sự kiện này cho phép suy đoán chính sách đối ngoại của tổng thống Donald Trump sẽ theo chủ trương của đảng Cộng Hòa, chứ không thể tùy nghi quyết định ai bạn ai thù.
Câu hỏi đặt ra là liệu Nhà Trắng có thể là đất dụng võ của tướng McMaster hay không ? Tân cố vấn có một nhược điểm là thiếu kinh nghiệm chính trường trong bối cảnh trách nhiệm trong guồng máy lãnh đạo chưa được quy định rõ ràng. Báo chí Mỹ cho rằng căng thẳng trong nội bộ chính quyền của ông Trump, làm người tiền nhiệm của tướng McMaster từ chức, phát xuất từ ảnh hưởng áp đảo của quân sư Stephen Bannon, mà chức danh chính thức là “chiến lược gia của tổng thống”.
Theo chánh văn phòng phủ tổng thống, Reince Priebus, tổng thống Trump đã nói rõ, tướng McMaster có “toàn quyền bố trí nhân sự” của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Tin Reuters (Ngụy An & Minh Thu lược dịch)
VB chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tân Cố Vấn An Ninh: Tướng Herbert Raymond McMaster
Tướng McMaster bước vào Tòa Bạch Ốc với lập trường khác biệt ông Trump và những người trung thành với tổng thống về Nga, chống khủng bố,
Tướng McMaster bước vào Tòa Bạch Ốc với lập trường khác biệt ông Trump và những người trung thành với tổng thống về Nga, chống khủng bố, củng cố quân đội và các vấn đề an ninh lớn.
Trung tướng H.R. McMaster được bổ nhiệm giữ chức Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như thiếu kiên nhẫn với những người bất đồng chính kiến, song lại lựa chọn cố vấn an ninh quốc gia mới là tướng về hưu Herbert Raymond McMaster, một người có quan điểm khác ông trong nhiều vấn đề.
Ông McMaster bước chân vào Nhà Trắng với lập trường về Nga, chống khủng bố, củng cố quân đội và các vấn đề an ninh lớn khác biệt với không chỉ những người trung thành với Trump mà ngay chính tổng thống.
Là vị tướng với những ý tưởng được định hình bởi kinh nghiệm nhiều hơn cảm xúc, bởi thực tế nhiều hơn chính trị và hiểu biết nhiều hơn sự bốc đồng, McMaster có thể sẽ cảm thấy mình lạc lõng hay thậm chí bị thù địch khi bước vào bàn cờ chính trị như thể lúc ông ở những thành phố của Afghanistan và Iraq.
Tổng thống Trump (phải) bắt tay tướng McMaster khi công bố quyết định bổ nhiệm tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ở Florida hôm 20/2. Ảnh: Reuters.
Theo lời phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm 21/2, Tổng thống Trump nói rằng McMaster "có đầy đủ thẩm quyền để xây dựng đội ngũ an ninh quốc gia theo cách ông ấy muốn".
Tuy nhiên, trước đó, tân tổng thống đã phá lệ khi đưa Steve Bannon, chiến lược gia trưởng vốn có quan điểm cực hữu của ông, vào Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
"Đụng độ có thể xảy ra (giữa cố vấn an ninh mới McMaster) với những người mà Steve Bannon đưa vào chính phủ... Quan điểm của họ mang tính ý thức hệ sâu sắc", Andrew Exum, cựu sĩ quan quân đội đồng thời là một người bạn lâu năm của McMaster, nói.
Một trong những thử thách đầu tiên dành cho cố vấn an ninh mới sẽ là việc xem xét chính sách của Mỹ ở Syria và rộng hơn là cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo. Kết quả của quá trình xem xét này dự kiến được công bố vào tuần tới, quan chức Lầu Năm Góc cho biết hôm 21/2.
Thử thách thứ hai ông McMaster phải đối mặt là chính sách với Nga. Ông đồng quan điểm với đa số giới chức an ninh của Mỹ rằng Moscow là mối đe dọa và là đối thủ của Washington, trong khi Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia trước đó, nhìn nhận Nga như một đối tác địa chính trị tiềm năng.
Hồi tháng 5 năm ngoái, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), tướng McMaster cho rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và việc ủng hộ lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine là bằng chứng cho thấy nỗ lực của Moscow nhằm "phá hủy trật tự sau Thế chiến 2, trật tự sau Chiến tranh lạnh, trật tự an ninh, kinh tế và chính trị ở châu Âu". Theo ông, Nga đang cố gắng thay thế chúng bằng trật tự mới có lợi hơn cho Moscow.
Tướng McMaster, 54 tuổi, được đánh giá cao trong giới quân sự Mỹ vì kinh nghiệm dày dặn của ông trong sự nghiệp quân đội. Tuy nhiên, ông có những quan điểm khác biệt với Tổng thống Trump trong nhiều vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia. Ảnh: U.S. Navy.
Điểm khác biệt thứ ba giữa cố vấn an ninh mới và tân tổng thống là quy mô và tổ chức của quân đội Mỹ. Trump từng hứa sẽ bổ sung thêm hàng chục nghìn binh sĩ, tăng số tàu hải quân từ 282 lên 350, "cấp cho Không quân 1.200 máy bay chiến đấu".
Tuy nhiên, trong một bài viết trên tạp chí Military Review năm 2015, McMaster cho rằng chiến thắng quân sự là nhờ vào tấn công từ xa, dựa trên khả năng giám sát, thông tin và tin tức tình báo tốt hơn.
Ngày 20/2, Tổng thống Donald Trump công bố quyết định chọn tướng về hưu Herbert Raymond McMaster làm cố vấn an ninh quốc gia mới của Mỹ để thay thế vị trí do ông Michael Flynn bỏ lại sau chưa đầy 1 tháng nhận nhiệm sở.
Tướng McMaster, 54 tuổi, từng tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point và nhận bằng tiến sĩ về lịch sử Mỹ tại Đại học North Carolina. Ông cũng từng nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Time năm 2014.
Tướng McMaster được đánh giá cao trong giới quân sự Mỹ vì kinh nghiệm dày dặn của ông trong sự nghiệp quân đội. Ông được cho là một chiến lược gia lão luyện và là một nhà hoạch định quân sự xuất sắc.
Hiện giờ, Herbert Raymond McMaster chỉ huy “trung tâm kế hoạch” của quân đội, chuẩn bị đối phó với những cuộc chiến trong tương lai. Từ nhiều năm qua, ông kêu gọi phải tăng cường quân lực Mỹ. Trong cuộc điều trần hồi tháng 04.2016 tại Thượng viện, McMaster cảnh báo nguy cơ quân đội Mỹ không đủ sức để “bảo vệ quốc gia”. Chủ trương cải cách quân đội do ông đề nghị lại phù hợp với lời hứa lúc tranh cử của chủ nhân Nhà Trắng.
Sự lựa chọn của ông Trump gây bất ngờ cho giới quan sát vì Nhà Trắng không thích những lời chỉ trích, trong khi ông McMaster lại rất nổi tiếng là hay chất vấn chính quyền.
“Ông ấy được trọng vọng bởi tất cả những người trong quân đội và chúng ta rất tự hào khi có được ông ấy. Ông ấy có tài năng và kinh nghiệm rất nhiều”, Tổng thống Trump cho biết.
Trong nội các mới, tân cố vấn an ninh quốc gia cũng hợp ý với chủ nhân Lầu Năm Góc James Mattis. Cả hai có cùng chiến lược mới dựa trên các bài học lịch sử, thắng cũng như thua. McMaster từng được công luận biết đến tên tuổi qua một quyển sách, xuất bản năm 1997, vạch ra những sai lầm của bộ tham mưu quân đội Mỹ đưa đến thất bại trong chiến tranh Việt Nam. Trong quyển Dereliction of Duty, tạm dịch là “Sao nhãng trách nhiệm”, tướng McMaster thẳng thắn chê trách các tướng lãnh cầm quân đã “hèn nhát”, không dám tố giác quyết định bỏ chạy của bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara và tổng thống Lyndon B Johnson.
Chính vì tính khí cương trực này mà binh nghiệp của ông bị lận đận. Trong hai năm liền, 2006 và 2007, ông không được thăng cấp tướng cho dù là một đại tá thâm niên.
Tuy nhiên, binh nghiệp dạn dày của ông lọt vào mắt xanh của tổng thống Barack Obama. Chủ nhân Nhà Trắng lúc đó đã không để nhân tài mai một. Từ 2008 đến 2017, trong vòng 6 năm, McMaster được thăng ba cấp.
Theo báo chí Mỹ, tin tướng McMaster được bổ nhiệm cố vấn an ninh quốc gia đã được Thượng nghị sĩ John McCain và Tom Cottom hài lòng. Sự kiện này cho phép suy đoán chính sách đối ngoại của tổng thống Donald Trump sẽ theo chủ trương của đảng Cộng Hòa, chứ không thể tùy nghi quyết định ai bạn ai thù.
Câu hỏi đặt ra là liệu Nhà Trắng có thể là đất dụng võ của tướng McMaster hay không ? Tân cố vấn có một nhược điểm là thiếu kinh nghiệm chính trường trong bối cảnh trách nhiệm trong guồng máy lãnh đạo chưa được quy định rõ ràng. Báo chí Mỹ cho rằng căng thẳng trong nội bộ chính quyền của ông Trump, làm người tiền nhiệm của tướng McMaster từ chức, phát xuất từ ảnh hưởng áp đảo của quân sư Stephen Bannon, mà chức danh chính thức là “chiến lược gia của tổng thống”.
Theo chánh văn phòng phủ tổng thống, Reince Priebus, tổng thống Trump đã nói rõ, tướng McMaster có “toàn quyền bố trí nhân sự” của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Tin Reuters (Ngụy An & Minh Thu lược dịch)
VB chuyen