Một chiến hạm Hoa Kỳ tiến gần Đá Vành Khăn ở Biển Đông, thách thức đầu tiên với Bắc Kinh ở vùng biển này từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Truyền thông Hoa Kỳ dẫn nguồn tin ẩn danh cho hay, chiếc USS Dewey đi vào vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, một trong số các đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng bị Trung Quốc kiểm soát và tiến hành bồi đắp.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông, gồm các rạn san hô và đảo cũng được Việt Nam và các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền.
USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế
Đề cử người Mỹ gốc Việt lên thiếu tướng
TQ lắp dàn phóng rocket trên Biển Đông
Singapore, Ấn Độ tập trận chung ở Biển Đông
Mỹ nhấn mạnh rằng họ có thể tiến hành các hoạt động ở bất kỳ vùng biển quốc tế nào.
Washington nói rằng họ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng từng điều các tàu và và máy bay quân sự tiếp cận các hòn đảo đang tranh chấp.
Mỹ gọi đây là các hoạt động "tự do hàng hải" nhằm đảm bảo tiếp cận các tuyến vận tải và đường hàng không chính yếu.
Mỹ cũng nhiều lần chỉ trích những gì mà họ cho là toan tính của Bắc Kinh nhằm hạn chế quyền tự do đi lại trong vùng biển chiến lược.
Trước đó, một bài trên báo Trung Quốc cho biết, dàn phóng rocket Norinco CS/AR-1 55mm được lắp đặt tại Đá Chữ Thập mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử quần đảo Trường Sa, nhằm ngăn chặn đặc công nước của quân đội Việt Nam.
Đá Chữ Thập do Trung Quốc kiểm soát nhưng cũng được Việt Nam, Philippines, và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Việt Nam và Trung Quốc nhất trí "kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông", theo nội dung thông cáo chung Việt-Trung nhân chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang.
Kể từ khi Phillipines, dưới quyền Tổng thống Rodrigo Duterte, giảm bớt đối đầu với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nhiều bất đồng nhất với Trung Quốc về vấn đề này, hãng tin Reuters bình luận.
Sau những cuộc họp mà phía Trung Quốc nói là "tích cực" giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ tịch Trần Đại Quang, thông cáo chung nhấn mạnh hai bên cần kiểm soát các bất đồng.
Thông cáo chung còn nói hai bên đã "đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển" và nhất trí sử dụng cơ chế đàm phán hiện hành về biên giới lãnh thổ để "tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được".
Đây không phải là lần đầu tiên hai bên dùng những ngôn từ này.