Tin nóng trong ngày
Tàu chiến Trung Quốc vấp phản đối ở Việt Nam
Chuyến cập cảng Cam Ranh chiến lược của Việt Nam lần đầu tiên của ba chiến hạm từ Trung Quốc đang tiếp tục gây tranh cãi ở trong nước.
Chuyến cập cảng Cam Ranh chiến lược của Việt Nam lần đầu tiên của ba chiến hạm từ Trung Quốc đang tiếp tục gây tranh cãi ở trong nước.
Đội tàu hộ tống 23 của hải quân Trung Quốc gồm ba chiến hạm Tương Đàm,
Châu Sơn và Sào Hồ tới cảng quốc tế nằm ở tỉnh Khánh Hòa hôm 23/10 để,
theo lời quan chức quốc gia đông dân nhất thế giới, nhằm “củng cố quan
hệ hải quân”.
Tuy nhiên, chuyến cập cảng kéo dài 5 ngày này cũng đã vấp phải sự phản đối của một số người dân trong nước.
Ông Trần Bang, người từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng những hành động mà nhà hoạt động này nói là “bạo lực” của Trung Quốc đối với người Việt đã khiến ông và những người bạn khác phải lên tiếng.
Ông nói thêm:
“Tôi cũng không phải là người dân tộc cực đoan đến mức mà đòi cắt đứt quan hệ kinh tế và dân sự với Trung Quốc. Riêng quan hệ quân sự, rõ ràng họ đã dùng vũ lực để họ chiếm đất, chiếm biển đảo của Việt Nam, bắt ngư dân, bắn giết ngư dân, húc tàu cá của chúng ta ở những vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và từ chuyện đó, rõ ràng tôi không đồng ý cho Trung Quốc vào cảng Cam Ranh của Việt Nam. Còn quan hệ về kinh tế, dân sự tôi không phản đối”.
Đoạn video đăng trên mạng xã hội cho thấy ông Bang cùng với 9 người khác, trong đó có cựu ký giả Huỳnh Ngọc Chênh, cầm biểu ngữ có nội dung “Phản đối tàu chiến Trung Quốc tới Cam Ranh”.
Ông Bang cho biết ông và nhóm bạn phải “biểu tình tại gia” vì nhà của ông ở quận Bình Thạnh ở Sài Gòn bị “canh giữ”. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với chính quyền quận này để phỏng vấn về việc này.
Trong khi đó, một bạn đọc tên Minh gửi ý kiến cho VOA Việt Ngữ: “VN là bạn với tất cả các nước nên việc tiếp đón các phái đoàn quân sự nói chung và các đoàn tàu chiến nói riêng đến thăm là chuyện bình thường. Tàu chiến các nước khác như Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Úc... đều đã đến thăm cảng Cam Ranh thì tàu chiến của TQ cũng được đến thăm là chuyện không có gì lạ. Thử đặt giả thiết VN cho tàu chiến các nước Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Úc... đến thăm cảng Cam Ranh mà không cho tàu chiến của TQ đến thăm thì quan hệ TQ - VN sẽ như thế nào?”
Hồi tháng Ba, hải quân trong nước khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh với số vốn đầu tư 2 nghìn tỷ đồng. Báo chí trong nước khi đó dẫn lời các quan chức nói rằng cảng này “phục vụ cả mục đích quân sự lẫn dân sự”, “vừa phát triển kinh tế, và vừa tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế”.
Ngoài ra, quan chức trong nước được trích lời nói rằng nó sẽ “góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định”.
(VOA)
Chuyến cập cảng Cam Ranh chiến lược của Việt Nam lần đầu tiên của ba chiến hạm từ Trung Quốc đang tiếp tục gây tranh cãi ở trong nước.
Chiến hạm Tương Đàm của hải quân Trung Quốc. |
Tuy nhiên, chuyến cập cảng kéo dài 5 ngày này cũng đã vấp phải sự phản đối của một số người dân trong nước.
Ông Trần Bang, người từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng những hành động mà nhà hoạt động này nói là “bạo lực” của Trung Quốc đối với người Việt đã khiến ông và những người bạn khác phải lên tiếng.
Ông nói thêm:
“Tôi cũng không phải là người dân tộc cực đoan đến mức mà đòi cắt đứt quan hệ kinh tế và dân sự với Trung Quốc. Riêng quan hệ quân sự, rõ ràng họ đã dùng vũ lực để họ chiếm đất, chiếm biển đảo của Việt Nam, bắt ngư dân, bắn giết ngư dân, húc tàu cá của chúng ta ở những vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và từ chuyện đó, rõ ràng tôi không đồng ý cho Trung Quốc vào cảng Cam Ranh của Việt Nam. Còn quan hệ về kinh tế, dân sự tôi không phản đối”.
Đoạn video đăng trên mạng xã hội cho thấy ông Bang cùng với 9 người khác, trong đó có cựu ký giả Huỳnh Ngọc Chênh, cầm biểu ngữ có nội dung “Phản đối tàu chiến Trung Quốc tới Cam Ranh”.
Ông Bang cho biết ông và nhóm bạn phải “biểu tình tại gia” vì nhà của ông ở quận Bình Thạnh ở Sài Gòn bị “canh giữ”. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với chính quyền quận này để phỏng vấn về việc này.
Trong khi đó, một bạn đọc tên Minh gửi ý kiến cho VOA Việt Ngữ: “VN là bạn với tất cả các nước nên việc tiếp đón các phái đoàn quân sự nói chung và các đoàn tàu chiến nói riêng đến thăm là chuyện bình thường. Tàu chiến các nước khác như Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Úc... đều đã đến thăm cảng Cam Ranh thì tàu chiến của TQ cũng được đến thăm là chuyện không có gì lạ. Thử đặt giả thiết VN cho tàu chiến các nước Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Úc... đến thăm cảng Cam Ranh mà không cho tàu chiến của TQ đến thăm thì quan hệ TQ - VN sẽ như thế nào?”
Hồi tháng Ba, hải quân trong nước khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh với số vốn đầu tư 2 nghìn tỷ đồng. Báo chí trong nước khi đó dẫn lời các quan chức nói rằng cảng này “phục vụ cả mục đích quân sự lẫn dân sự”, “vừa phát triển kinh tế, và vừa tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế”.
Ngoài ra, quan chức trong nước được trích lời nói rằng nó sẽ “góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định”.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Tàu chiến Trung Quốc vấp phản đối ở Việt Nam
Chuyến cập cảng Cam Ranh chiến lược của Việt Nam lần đầu tiên của ba chiến hạm từ Trung Quốc đang tiếp tục gây tranh cãi ở trong nước.
Chuyến cập cảng Cam Ranh chiến lược của Việt Nam lần đầu tiên của ba chiến hạm từ Trung Quốc đang tiếp tục gây tranh cãi ở trong nước.
Chiến hạm Tương Đàm của hải quân Trung Quốc. |
Tuy nhiên, chuyến cập cảng kéo dài 5 ngày này cũng đã vấp phải sự phản đối của một số người dân trong nước.
Ông Trần Bang, người từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng những hành động mà nhà hoạt động này nói là “bạo lực” của Trung Quốc đối với người Việt đã khiến ông và những người bạn khác phải lên tiếng.
Ông nói thêm:
“Tôi cũng không phải là người dân tộc cực đoan đến mức mà đòi cắt đứt quan hệ kinh tế và dân sự với Trung Quốc. Riêng quan hệ quân sự, rõ ràng họ đã dùng vũ lực để họ chiếm đất, chiếm biển đảo của Việt Nam, bắt ngư dân, bắn giết ngư dân, húc tàu cá của chúng ta ở những vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và từ chuyện đó, rõ ràng tôi không đồng ý cho Trung Quốc vào cảng Cam Ranh của Việt Nam. Còn quan hệ về kinh tế, dân sự tôi không phản đối”.
Đoạn video đăng trên mạng xã hội cho thấy ông Bang cùng với 9 người khác, trong đó có cựu ký giả Huỳnh Ngọc Chênh, cầm biểu ngữ có nội dung “Phản đối tàu chiến Trung Quốc tới Cam Ranh”.
Ông Bang cho biết ông và nhóm bạn phải “biểu tình tại gia” vì nhà của ông ở quận Bình Thạnh ở Sài Gòn bị “canh giữ”. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với chính quyền quận này để phỏng vấn về việc này.
Trong khi đó, một bạn đọc tên Minh gửi ý kiến cho VOA Việt Ngữ: “VN là bạn với tất cả các nước nên việc tiếp đón các phái đoàn quân sự nói chung và các đoàn tàu chiến nói riêng đến thăm là chuyện bình thường. Tàu chiến các nước khác như Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Úc... đều đã đến thăm cảng Cam Ranh thì tàu chiến của TQ cũng được đến thăm là chuyện không có gì lạ. Thử đặt giả thiết VN cho tàu chiến các nước Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Úc... đến thăm cảng Cam Ranh mà không cho tàu chiến của TQ đến thăm thì quan hệ TQ - VN sẽ như thế nào?”
Hồi tháng Ba, hải quân trong nước khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh với số vốn đầu tư 2 nghìn tỷ đồng. Báo chí trong nước khi đó dẫn lời các quan chức nói rằng cảng này “phục vụ cả mục đích quân sự lẫn dân sự”, “vừa phát triển kinh tế, và vừa tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế”.
Ngoài ra, quan chức trong nước được trích lời nói rằng nó sẽ “góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định”.
(VOA)