Xe cán chó
Thân thế nhà báo, nhà cách mạng Nguyễn Văn Sâm trích từ "Hơn Nửa Đời Hư" của nhà biên khảo Vương Hồng Sển
Đến đây, tôi không viết theo thứ tự, vẫn viết lẫn lộn nhớ thương nhớ thầy và nhớ bạn tuỳ hồn dao động khi khóc, khi hứng tuỳ trái tim đập mạnh, xin người đọc thông cảm
Nhớ trường cũ Primaire Sốc TrăngNhớ trường cũ Primaire Sốc Trăng - nhớ bạn học xưa, nhớ thầy cả.
Đến đây, tôi không viết theo thứ tự, vẫn viết lẫn lộn nhớ thương nhớ thầy và nhớ bạn tuỳ hồn dao động khi khóc, khi hứng tuỳ trái tim đập mạnh, xin người đọc thông cảm
°°°
- Nhớ Nguyễn Văn Sâm
Những người lớp trước tôi hay đồng chạn với tôi, nếu là dân cố cựu tỉnh Sóc, ắt còn nhớ anh Nguyễn Văn Sâm, người cao lêu khêu nghều nghêu, sau nầy thân làm chánh trị mà không nhà ở để phải đi ở đậu, mặc áo nhín, xài tiền của anh em trợ giúp mặc dầu bên vợ Sâm là tỷ phú nhưng ông nhứt định không nhờ nhói, và sau nầy ông bất đắc kỳ tử, chết bị ám sát oan uổng trên chiếc xe buýt chạy đường giữa Sài Gòn Chợ Lớn, và phải nhờ anh em chôn cất hộ.
Sâm chết vì bụng tốt, mãi tin người như tin mình, và vì có quan niệm hễ trọn đời không nhơ bợn và trọn đời biết chia khổ sớt nghèo với anh em lao động thì đã có anh em làm hậu thuẫn và ắt không ai ghét để giết mình làm chi.
Xuất thân ở trường Công chánh Hà Nội, đồng một lớp với những Châu Quang Phước, Nguyễn Văn Vui, và vài ba ông tiền bối lỗi lạc Tây đặc phong đạo lộ cán sự viên (agent voyer) kế về tài tuy có kém kỹ sư kiều lộ Pháp (ingénieur des ponts ét chaussées) nhưng tục ngữ nói: “Ở xứ bọn mù, dách cô ngạn (độc nhãn) làm vua”.
Nguyễn Văn Sâm lìa bỏ quan trường trong lúc đường mây đang nhẹ bước, dấn thân vào chánh trị, viết bài Pháp văn tranh luận cho báo La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ) của ông Nguyễn Phú Khai, và cho báo Đuốc Nhà Nam của đảng Lập Hiến do ông Bùi Quang Chiêu làm lãnh tụ, Sâm sau ra tranh và đắc cử Hội đồng Quản Hạt để rồi vào ngồi tù vì tội làm thủ lãnh hội báo chí (AJAC) chống chánh phủ đô hộ Pháp, tiếp theo bị bắt lưu trú, tức giam lỏng tại Châu Thành Sốc Trăng.
Nơi đây Sâm ăn nhờ ở đậu nhà bạn học cũ là Lương Cư Cường, trước là cộng sự viên của ông Nguyễn Phan Long, kế đến Sâm làm Khâm sai chánh phủ Trần Trọng Kim quyền coi hết đất Nam Kỳ để rồi nghèo sặc máu, bị ám sát trên xe buýt mà cho đến nay hồ sơ án mạng vẫn nằm êm không tìm ra thủ phạm.
Sự nghiệp của Sâm chỉ tồn còn lại một tên cho con đường Sài Gòn và một cây cầu Ba Cẳng gần nhà anh vợ cũ trong Chợ Lớn. Khi người vợ trước của Sâm mất, ông Sâm bị lưu trú ở Sốc Trăng và có một vợ trẻ theo phụng sự. Năm 1967 tôi ra Huế, trong một đám giỗ tôi được trình diện với một mạng phụ xưng quả phụ Nguyễn Văn Sâm.
Tôi chỉ nhớ Sâm để lại chiếc cầu bê-tông cốt sắt đường Phùng Hưng, nối liền ba ngả trên con kinh ba nhánh, gọi cầu Ba Cẳng, xe cộ không đi được vì cầu toàn nấc thang dành cho khách bộ hành qua lại, nay con kinh đã lấp đi một phần, cây cầu còn dùng miễn cường phân nửa thôi, và đây là tượng trưng cuộc đời của Sâm, dở dang nhưng không thay thế được, y như chiếc cầu, khéo vô song nhưng nếu ngày kia mở rộng khúc đường lầy thì chiếc cầu có còn tồn tại mãi chăng?
Sâm là người tỉnh Sóc, quê ở Bang Long (Giếng nước) lúc nhỏ học trường tỉnh Sóc Trăng có tiếng là học giỏi. Lối năm 1913, có thợ nhiếp ảnh Pháp tên Crespin, xuống chụp hình chung học trò và thầy giáo cùng ông đốc học què tên Francois Gros.
Copyright by Thu vien Online © 2003 - 2007
Đã xem: 112532 lần
Thân thế nhà báo, nhà cách mạng Nguyễn Văn Sâm
trích từ "Hơn Nửa Đời Hư" của nhà biên khảo Vương Hồng Sển
Hơn nửa đời hư trích từ "Hơn Nửa Đời Hư" của nhà biên khảo Vương Hồng Sển
Nhớ trường cũ Primaire Sốc TrăngNhớ trường cũ Primaire Sốc Trăng - nhớ bạn học xưa, nhớ thầy cả.
Đến đây, tôi không viết theo thứ tự, vẫn viết lẫn lộn nhớ thương nhớ thầy và nhớ bạn tuỳ hồn dao động khi khóc, khi hứng tuỳ trái tim đập mạnh, xin người đọc thông cảm
°°°
- Nhớ Nguyễn Văn Sâm
Những người lớp trước tôi hay đồng chạn với tôi, nếu là dân cố cựu tỉnh Sóc, ắt còn nhớ anh Nguyễn Văn Sâm, người cao lêu khêu nghều nghêu, sau nầy thân làm chánh trị mà không nhà ở để phải đi ở đậu, mặc áo nhín, xài tiền của anh em trợ giúp mặc dầu bên vợ Sâm là tỷ phú nhưng ông nhứt định không nhờ nhói, và sau nầy ông bất đắc kỳ tử, chết bị ám sát oan uổng trên chiếc xe buýt chạy đường giữa Sài Gòn Chợ Lớn, và phải nhờ anh em chôn cất hộ.
Sâm chết vì bụng tốt, mãi tin người như tin mình, và vì có quan niệm hễ trọn đời không nhơ bợn và trọn đời biết chia khổ sớt nghèo với anh em lao động thì đã có anh em làm hậu thuẫn và ắt không ai ghét để giết mình làm chi.
Xuất thân ở trường Công chánh Hà Nội, đồng một lớp với những Châu Quang Phước, Nguyễn Văn Vui, và vài ba ông tiền bối lỗi lạc Tây đặc phong đạo lộ cán sự viên (agent voyer) kế về tài tuy có kém kỹ sư kiều lộ Pháp (ingénieur des ponts ét chaussées) nhưng tục ngữ nói: “Ở xứ bọn mù, dách cô ngạn (độc nhãn) làm vua”.
Nguyễn Văn Sâm lìa bỏ quan trường trong lúc đường mây đang nhẹ bước, dấn thân vào chánh trị, viết bài Pháp văn tranh luận cho báo La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ) của ông Nguyễn Phú Khai, và cho báo Đuốc Nhà Nam của đảng Lập Hiến do ông Bùi Quang Chiêu làm lãnh tụ, Sâm sau ra tranh và đắc cử Hội đồng Quản Hạt để rồi vào ngồi tù vì tội làm thủ lãnh hội báo chí (AJAC) chống chánh phủ đô hộ Pháp, tiếp theo bị bắt lưu trú, tức giam lỏng tại Châu Thành Sốc Trăng.
Nơi đây Sâm ăn nhờ ở đậu nhà bạn học cũ là Lương Cư Cường, trước là cộng sự viên của ông Nguyễn Phan Long, kế đến Sâm làm Khâm sai chánh phủ Trần Trọng Kim quyền coi hết đất Nam Kỳ để rồi nghèo sặc máu, bị ám sát trên xe buýt mà cho đến nay hồ sơ án mạng vẫn nằm êm không tìm ra thủ phạm.
Sự nghiệp của Sâm chỉ tồn còn lại một tên cho con đường Sài Gòn và một cây cầu Ba Cẳng gần nhà anh vợ cũ trong Chợ Lớn. Khi người vợ trước của Sâm mất, ông Sâm bị lưu trú ở Sốc Trăng và có một vợ trẻ theo phụng sự. Năm 1967 tôi ra Huế, trong một đám giỗ tôi được trình diện với một mạng phụ xưng quả phụ Nguyễn Văn Sâm.
Tôi chỉ nhớ Sâm để lại chiếc cầu bê-tông cốt sắt đường Phùng Hưng, nối liền ba ngả trên con kinh ba nhánh, gọi cầu Ba Cẳng, xe cộ không đi được vì cầu toàn nấc thang dành cho khách bộ hành qua lại, nay con kinh đã lấp đi một phần, cây cầu còn dùng miễn cường phân nửa thôi, và đây là tượng trưng cuộc đời của Sâm, dở dang nhưng không thay thế được, y như chiếc cầu, khéo vô song nhưng nếu ngày kia mở rộng khúc đường lầy thì chiếc cầu có còn tồn tại mãi chăng?
Sâm là người tỉnh Sóc, quê ở Bang Long (Giếng nước) lúc nhỏ học trường tỉnh Sóc Trăng có tiếng là học giỏi. Lối năm 1913, có thợ nhiếp ảnh Pháp tên Crespin, xuống chụp hình chung học trò và thầy giáo cùng ông đốc học què tên Francois Gros.
Copyright by Thu vien Online © 2003 - 2007
Đã xem: 112532 lần
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Thân thế nhà báo, nhà cách mạng Nguyễn Văn Sâm trích từ "Hơn Nửa Đời Hư" của nhà biên khảo Vương Hồng Sển
Đến đây, tôi không viết theo thứ tự, vẫn viết lẫn lộn nhớ thương nhớ thầy và nhớ bạn tuỳ hồn dao động khi khóc, khi hứng tuỳ trái tim đập mạnh, xin người đọc thông cảm
Thân thế nhà báo, nhà cách mạng Nguyễn Văn Sâm
trích từ "Hơn Nửa Đời Hư" của nhà biên khảo Vương Hồng Sển
Hơn nửa đời hư trích từ "Hơn Nửa Đời Hư" của nhà biên khảo Vương Hồng Sển
Nhớ trường cũ Primaire Sốc TrăngNhớ trường cũ Primaire Sốc Trăng - nhớ bạn học xưa, nhớ thầy cả.
Đến đây, tôi không viết theo thứ tự, vẫn viết lẫn lộn nhớ thương nhớ thầy và nhớ bạn tuỳ hồn dao động khi khóc, khi hứng tuỳ trái tim đập mạnh, xin người đọc thông cảm
°°°
- Nhớ Nguyễn Văn Sâm
Những người lớp trước tôi hay đồng chạn với tôi, nếu là dân cố cựu tỉnh Sóc, ắt còn nhớ anh Nguyễn Văn Sâm, người cao lêu khêu nghều nghêu, sau nầy thân làm chánh trị mà không nhà ở để phải đi ở đậu, mặc áo nhín, xài tiền của anh em trợ giúp mặc dầu bên vợ Sâm là tỷ phú nhưng ông nhứt định không nhờ nhói, và sau nầy ông bất đắc kỳ tử, chết bị ám sát oan uổng trên chiếc xe buýt chạy đường giữa Sài Gòn Chợ Lớn, và phải nhờ anh em chôn cất hộ.
Sâm chết vì bụng tốt, mãi tin người như tin mình, và vì có quan niệm hễ trọn đời không nhơ bợn và trọn đời biết chia khổ sớt nghèo với anh em lao động thì đã có anh em làm hậu thuẫn và ắt không ai ghét để giết mình làm chi.
Xuất thân ở trường Công chánh Hà Nội, đồng một lớp với những Châu Quang Phước, Nguyễn Văn Vui, và vài ba ông tiền bối lỗi lạc Tây đặc phong đạo lộ cán sự viên (agent voyer) kế về tài tuy có kém kỹ sư kiều lộ Pháp (ingénieur des ponts ét chaussées) nhưng tục ngữ nói: “Ở xứ bọn mù, dách cô ngạn (độc nhãn) làm vua”.
Nguyễn Văn Sâm lìa bỏ quan trường trong lúc đường mây đang nhẹ bước, dấn thân vào chánh trị, viết bài Pháp văn tranh luận cho báo La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ) của ông Nguyễn Phú Khai, và cho báo Đuốc Nhà Nam của đảng Lập Hiến do ông Bùi Quang Chiêu làm lãnh tụ, Sâm sau ra tranh và đắc cử Hội đồng Quản Hạt để rồi vào ngồi tù vì tội làm thủ lãnh hội báo chí (AJAC) chống chánh phủ đô hộ Pháp, tiếp theo bị bắt lưu trú, tức giam lỏng tại Châu Thành Sốc Trăng.
Nơi đây Sâm ăn nhờ ở đậu nhà bạn học cũ là Lương Cư Cường, trước là cộng sự viên của ông Nguyễn Phan Long, kế đến Sâm làm Khâm sai chánh phủ Trần Trọng Kim quyền coi hết đất Nam Kỳ để rồi nghèo sặc máu, bị ám sát trên xe buýt mà cho đến nay hồ sơ án mạng vẫn nằm êm không tìm ra thủ phạm.
Sự nghiệp của Sâm chỉ tồn còn lại một tên cho con đường Sài Gòn và một cây cầu Ba Cẳng gần nhà anh vợ cũ trong Chợ Lớn. Khi người vợ trước của Sâm mất, ông Sâm bị lưu trú ở Sốc Trăng và có một vợ trẻ theo phụng sự. Năm 1967 tôi ra Huế, trong một đám giỗ tôi được trình diện với một mạng phụ xưng quả phụ Nguyễn Văn Sâm.
Tôi chỉ nhớ Sâm để lại chiếc cầu bê-tông cốt sắt đường Phùng Hưng, nối liền ba ngả trên con kinh ba nhánh, gọi cầu Ba Cẳng, xe cộ không đi được vì cầu toàn nấc thang dành cho khách bộ hành qua lại, nay con kinh đã lấp đi một phần, cây cầu còn dùng miễn cường phân nửa thôi, và đây là tượng trưng cuộc đời của Sâm, dở dang nhưng không thay thế được, y như chiếc cầu, khéo vô song nhưng nếu ngày kia mở rộng khúc đường lầy thì chiếc cầu có còn tồn tại mãi chăng?
Sâm là người tỉnh Sóc, quê ở Bang Long (Giếng nước) lúc nhỏ học trường tỉnh Sóc Trăng có tiếng là học giỏi. Lối năm 1913, có thợ nhiếp ảnh Pháp tên Crespin, xuống chụp hình chung học trò và thầy giáo cùng ông đốc học què tên Francois Gros.
Copyright by Thu vien Online © 2003 - 2007
Đã xem: 112532 lần