Đoạn Đường Chiến Binh
Thằng Đẩu
Lam Huyền
Viết nhớ về một thằng đàn em
Lam Huyền
Thằng Đẩu! Thật ra nó cũng có cái tên nghe hay hay, “Hứa văn Hường” mà hình như cái tên nầy chết ngắt trong cái tờ giấy khai sinh! Cả cái Quận lỵ nhỏ bé nầy ai cũng chỉ biết có một tên và gọi nó là thằng Đẩu! Mà thật ra cái tên Đẩu do ai đặt và có tự lúc nào cũng chẵng ai rõ?!
Tôi quen nó từ cái ngày Ba Mẹ nó đến nhà xin ông Nội tôi được cất cái chòi ở đậu trên vàm mương ranh của vườn Nội. Năm đó nó đâu chừng mười tuổi, còn tôi thì đã mười lăm sắp thi lấy bằng Trung Học. Ba nó, người ta quen gọi là ông Tư Cụt hay Tư cộp cộp vì chân phải ông cụt đến đầu gối mang vào cái chân giả bằng nhựa, mỗi lần ra đường mùa đất khô dù ở hơi xa cũng nghe bước chân cộp cộp đều đều của ông. Tụi tôi thường đến chòi ông chơi và được nghe ông kể về cái chân bị cụt ấy từ cái thời ông ta còn đi lính cho Tây và đã bị thương trong trận Điện Biên Phủ nào đó, mà ông rất tự hào mỗi lần nhắc đến. Tụi trẻ bọn tôi chỉ biết ngồi nghe chứ chẳng biết ất giáp gì!
Cái tuổi mười lăm bọn tôi thưở đó sao mà ngu thế, vì chưa ai chưa đứa nào biết tình yêu trai gái là gì! Khi về nhà sau khi tan học, bọn tôi rủ ngay thằng Đẩu xách ná đi bắn chim, hay ra ruộng lật đất cày bắt dế, hoặc đánh bẫy chim dòng dọc. Ngày tháng cứ thế trôi qua, vào dịp chiến tranh bắt đầu sôi động, tôi đành phải khăn gói lên đường nhập ngũ!
- Trình Đại Úy, Liên Đoàn vừa thuyên chuyển đến 1 người. Viên Hạ Sĩ Quan nói xong đưa tờ Sự Vụ Lệnh của Liên Đoàn.
Liếc qua thấy cái tên Hứa văn Hường tôi hơi giật mình. Không lẽ là nó, cái tên lính vô kỷ luật mà Liên Đoàn chuyển đến cho tôi?
- Anh kêu vào trình diện tôi.
- Dạ.
Theo viên HSQ vào là một gã cao lêu khêu tóc hớt gần như trọc lóc nước da đen như một gã Miên. Đúng là thằng Đẩu. Nó đã thay đổi quá nhiều.
- Anh! Bỗng dưng nó im lặng.
- Trình diện Đại Úy, tôi tên... số quân...
- Qua quân bạ của anh vừa được Liên Đoàn giao cho tôi, cho biết anh là một quân nhân vô kỷ luật. Nay Liên Đoàn thuyên chuyển anh về đây, tôi mong anh hãy giữ đúng tư cách là một quân nhân.
- Dạ. Tiếng dạ nghe lí nhí trong cuống họng của thằng Đẩu. - Anh dẫn anh Hường nầy đến gặp Thiếu Úy Thường Vụ phát quân trang cho anh ta, và gọi Thường Vụ đến gặp tôi.
- Chào Đại Úy.
-Tên lính mới về là đàn em của tôi lúc xưa, Thiếu Úy coi sắp xếp cho nó và có gì cho tôi hay.
Không ngờ từ ngày về ở đơn vị nó lại là một người lính gương mẫu và được lên đến Hạ Sĩ Nhất cho đến ngày chiến tranh tàn.
Hơn bảy năm qua các trại tù “cải tạo”, tôi trở về với tấm giấy ra trại kèm theo một năm quản chế! Nhìn lại quê thật xa lạ xác xơ, Mẹ thì đầu đã bạc như gần hết. Tôi đang ngồi trong nhà chưa hết vui mừng thì nó lại xuất hiện,
- Chào Thầy! Thầy mới về à!
- Giờ nầy mà mầy còn gọi tao Thầy Bà nữa à.
Hỏi thăm tôi mới biết Ba Mẹ nó đã mất hết giờ chỉ sống một mình trong căn chòi như xưa, răng thì cái còn cái mất nước da đã đen nay lại càng mốc vẫy cá!
- Lúc nầy mầy làm gì sinh sống?
- Vá dép!
- Vá dép? Cái nghề gì lạ vậy?! Nó bật cười hề hề...
- Mai anh ra chợ biết nghề của em liền.
- Một tấm nylon trải xuống nơi góc chợ, một lò nhỏ với mấy cái miểng dừa cháy đỏ cắm vào đấy mấy thanh sắt đập dẹp vài miếng cao su vụn của thao bể hay bất cứ cái gì, đó là toàn bộ đồ nghề của nó. Vậy chứ đứng nhìn có một chút mà cũng có người đem lại bào cái đôi dép đứt quai, cái thao mũ bị nứt. Nó lấy cây que sắt từ lò lửa hàn hàn, gắn gắn mới đó mà thấy nó lụm bạc cắc cũng bộn. Cái nghề nầy cũng không biết nỗi ông Tổ của nghề nầy là ai!!!
- Chắc yên thân tao theo mầy học nghề quá.
- Hề hề... anh mà học nghề xong em dẹp tiệm!
- Sao vậy?
- Mấy Bà bu theo anh em còn khách đâu mà làm chứ.
- Trời mầy làm như tao là cái gì vậy!
- Thì mấy Bà ở đây biết anh hết. Có anh họ không lại tìm thằng Đẩu nữa đâu! Mấy Bà bây giờ cũng là dân chợ trời hết rồi, anh ơi. Họ không còn là mấy Cô như ngày xưa đâu! Thử xem anh ra nghề có nhóc khách không thì biết.
Trưa đang nằm trên võng phía sau vườn tránh cái nắng mùa Hạ thì Nó lại đến tay xách chai rượu thêm một bịt mồi. Nói mồi cho ngon miệng chứ đâu chừng vài miếng khô cá đuối đập tơi.
- Hai anh em mình nhậu nhe, vì hôm nay kiếm cũng khá.
Trải manh chiếu xuống bóng cây xoài, nó lôi đồ ra. Tôi kêu nó vói tay hái thêm vài trái mận. Hơn bảy năm vắng rượu hôm nay sao phê tận mạng! Cứ thế ngày nào cũng vậy không nhiều thì ít hai anh em cứ say. Uống chùa của nó đâu cũng hết mấy năm cho đến ngày ra đi.
Mười ba năm nơi xứ lạ hôm ngày trở lại thăm quê lại càng thấy lạ! Con đường giờ nhà cất gần bít lối đi, nhiều nhà xây lầu vì có thân nhân đi nước ngoài. Ở quê mà cất lầu trông dị hợm ghê. Thế mà Ông, Bà nào có chút máu nước ngoài là cứ tranh nhau xây! Bà con đến thăm chật nhà sau chuyến bay gần ba mươi tiếng đồng hồ muốn ngất ngư, tôi cũng ráng ngồi tiếp khách nghe những lời khen, lời chúc! Đến gần nửa đêm khách mới chịu về hế , tôi đang định ngủ bất chợt cái giọng rè rè ,nhừa nhựa ở đâu cất lên.
- Tôi thường đi đó đây...!
- Thằng Đẩu lại say. Mẹ tôi nói.
- Trời, con quên mất nó. Bây giờ nó làm gì, Má?
- Nó bán cà rem, ngày nào cũng say sỉn ,về là ca hát tới khuya!
Uống café với mấy bạn trên đường đi bộ về nhà ngang qua trường học, nghe tiếng leng keng, tôi quay mặt nhìn vào, bất chợt thấy nó đang ngó ra miệng cười trống hoác, răng rụng đi đâu gân hết!
-Anh mới về? Hôm qua nghe anh về nhưng khách đông quá em định vài hôm mới đến thăm anh.
Lòng tôi bỗng nghe chùng xuống. Cái ngày mới ra tù về chẳng thấy một người bà con nào đến mừng thăm hỏi người thoát nạn, chỉ có Nó. thằng em từ dạo nhỏ. Hôm nay trở về, tôi mang cái vẻ rủng rỉnh thì Bà con lại quá đông mà thằng em lại trốn!
- Mầy dẫn xe theo tao.
- Đi đâu Anh ? Em còn nhiều chưa bán hết. Để chiều em ghé nói chuyện với Anh.
- Không, mầy dẫn xe theo tao.
Nó riu ríu như ngày xưa lúc còn nhỏ hay thời trong quân ngũ. Lựa cái quán kêu đồ nhậu và thùng beer.
- Mầy cứ uống với tao. Cà rem chút về cho mấy đứa nhỏ lối xóm.
Hai anh em ngồi tâm sự hỏi về vợ con của nó. Lại cái giọng hề hề, nó nói:
- Anh nhắm xem thằng Đẩu nầy chưa đủ lo cho thân mà còn vợ với con!
- Còn Anh sao không có Chị nào mà lại hỏi em. Tướng Anh giờ trông ra phết, sợ còn hơn cái thời mang hia đội mão!
- Mầy không biết chứ tao bị ngựa đá gần bể ba sườn hết rồi nên sợ đó chứ! Còn mầy chưa bị con ngựa nào mà đã không còn cái răng!
Hai anh em cứ đấu qua đấu lại rồi cười hề hề...
- Ủa ! Còn cái nghề vá dép của mầy?
- Chứ sáng giờ anh không thấy người ta mang giầy Adidas guốc cao gót không đó sao!
- Vậy là ông Tổ vá dép của mầy lại một phen thất nghiệp!
Nó, chừng như thấm rượu, lấy đôi đũa vừa gõ vào miệng ly ,cái đầu cà gật ê a....! Cho đến thùng beer cạn, tôi móc túi đưa nó tờ 100.
- Mầy cầm lấy để tiêu xài, mai mốt anh sẽ giúp cho mầy thêm.
- Chi nhiều vậy anh, em cũng đủ sống rồi anh đừng lo.
- Tao ra lịnh mầy.
Nó lại riu ríu:
- Vậy là ngày mai thằng Đẩu nầy ra tiệm vàng cầm tờ 100 dollar nầy hề hề.... Có ai ngờ thằng Đẩu nầy đâu nhe! Còn chiều nay thùng carem nầy sẽ do Mạnh Thường Quân cho mấy đứa nhỏ một bựa.
Đi xiêu xiêu sỉn rượu, dẫn chiếc xe lắc chuông lengkeng, nó rao khắp xóm:
- Cà rem miễn phí đây.
Đi nhậu với mấy thằng bạn gần đến khuya , lò mò mới về tới đầu ngõ tôi đã nghe cái giọng rè rè của nó.
- Tôi thường đi đó đây......! Rồi bất chợt đổi sang điệu khác. -Rừng lá xanh xanh.....!
Nó hát toàn nhạc khúc. Mà nhạc khúc thật, vì chừng vài ba câu là lại trở sang bài khác. Tôi muốn lôi nó dậy để hai Anh Em đập thêm một trận cho đến sáng...
Mà thôi, để nó mộng mơ lại cái thời xa xưa của nó. Mai gặp nó hãy tính...
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Thằng Đẩu
Lam Huyền
Viết nhớ về một thằng đàn em
Lam Huyền
Thằng Đẩu! Thật ra nó cũng có cái tên nghe hay hay, “Hứa văn Hường” mà hình như cái tên nầy chết ngắt trong cái tờ giấy khai sinh! Cả cái Quận lỵ nhỏ bé nầy ai cũng chỉ biết có một tên và gọi nó là thằng Đẩu! Mà thật ra cái tên Đẩu do ai đặt và có tự lúc nào cũng chẵng ai rõ?!
Tôi quen nó từ cái ngày Ba Mẹ nó đến nhà xin ông Nội tôi được cất cái chòi ở đậu trên vàm mương ranh của vườn Nội. Năm đó nó đâu chừng mười tuổi, còn tôi thì đã mười lăm sắp thi lấy bằng Trung Học. Ba nó, người ta quen gọi là ông Tư Cụt hay Tư cộp cộp vì chân phải ông cụt đến đầu gối mang vào cái chân giả bằng nhựa, mỗi lần ra đường mùa đất khô dù ở hơi xa cũng nghe bước chân cộp cộp đều đều của ông. Tụi tôi thường đến chòi ông chơi và được nghe ông kể về cái chân bị cụt ấy từ cái thời ông ta còn đi lính cho Tây và đã bị thương trong trận Điện Biên Phủ nào đó, mà ông rất tự hào mỗi lần nhắc đến. Tụi trẻ bọn tôi chỉ biết ngồi nghe chứ chẳng biết ất giáp gì!
Cái tuổi mười lăm bọn tôi thưở đó sao mà ngu thế, vì chưa ai chưa đứa nào biết tình yêu trai gái là gì! Khi về nhà sau khi tan học, bọn tôi rủ ngay thằng Đẩu xách ná đi bắn chim, hay ra ruộng lật đất cày bắt dế, hoặc đánh bẫy chim dòng dọc. Ngày tháng cứ thế trôi qua, vào dịp chiến tranh bắt đầu sôi động, tôi đành phải khăn gói lên đường nhập ngũ!
- Trình Đại Úy, Liên Đoàn vừa thuyên chuyển đến 1 người. Viên Hạ Sĩ Quan nói xong đưa tờ Sự Vụ Lệnh của Liên Đoàn.
Liếc qua thấy cái tên Hứa văn Hường tôi hơi giật mình. Không lẽ là nó, cái tên lính vô kỷ luật mà Liên Đoàn chuyển đến cho tôi?
- Anh kêu vào trình diện tôi.
- Dạ.
Theo viên HSQ vào là một gã cao lêu khêu tóc hớt gần như trọc lóc nước da đen như một gã Miên. Đúng là thằng Đẩu. Nó đã thay đổi quá nhiều.
- Anh! Bỗng dưng nó im lặng.
- Trình diện Đại Úy, tôi tên... số quân...
- Qua quân bạ của anh vừa được Liên Đoàn giao cho tôi, cho biết anh là một quân nhân vô kỷ luật. Nay Liên Đoàn thuyên chuyển anh về đây, tôi mong anh hãy giữ đúng tư cách là một quân nhân.
- Dạ. Tiếng dạ nghe lí nhí trong cuống họng của thằng Đẩu. - Anh dẫn anh Hường nầy đến gặp Thiếu Úy Thường Vụ phát quân trang cho anh ta, và gọi Thường Vụ đến gặp tôi.
- Chào Đại Úy.
-Tên lính mới về là đàn em của tôi lúc xưa, Thiếu Úy coi sắp xếp cho nó và có gì cho tôi hay.
Không ngờ từ ngày về ở đơn vị nó lại là một người lính gương mẫu và được lên đến Hạ Sĩ Nhất cho đến ngày chiến tranh tàn.
Hơn bảy năm qua các trại tù “cải tạo”, tôi trở về với tấm giấy ra trại kèm theo một năm quản chế! Nhìn lại quê thật xa lạ xác xơ, Mẹ thì đầu đã bạc như gần hết. Tôi đang ngồi trong nhà chưa hết vui mừng thì nó lại xuất hiện,
- Chào Thầy! Thầy mới về à!
- Giờ nầy mà mầy còn gọi tao Thầy Bà nữa à.
Hỏi thăm tôi mới biết Ba Mẹ nó đã mất hết giờ chỉ sống một mình trong căn chòi như xưa, răng thì cái còn cái mất nước da đã đen nay lại càng mốc vẫy cá!
- Lúc nầy mầy làm gì sinh sống?
- Vá dép!
- Vá dép? Cái nghề gì lạ vậy?! Nó bật cười hề hề...
- Mai anh ra chợ biết nghề của em liền.
- Một tấm nylon trải xuống nơi góc chợ, một lò nhỏ với mấy cái miểng dừa cháy đỏ cắm vào đấy mấy thanh sắt đập dẹp vài miếng cao su vụn của thao bể hay bất cứ cái gì, đó là toàn bộ đồ nghề của nó. Vậy chứ đứng nhìn có một chút mà cũng có người đem lại bào cái đôi dép đứt quai, cái thao mũ bị nứt. Nó lấy cây que sắt từ lò lửa hàn hàn, gắn gắn mới đó mà thấy nó lụm bạc cắc cũng bộn. Cái nghề nầy cũng không biết nỗi ông Tổ của nghề nầy là ai!!!
- Chắc yên thân tao theo mầy học nghề quá.
- Hề hề... anh mà học nghề xong em dẹp tiệm!
- Sao vậy?
- Mấy Bà bu theo anh em còn khách đâu mà làm chứ.
- Trời mầy làm như tao là cái gì vậy!
- Thì mấy Bà ở đây biết anh hết. Có anh họ không lại tìm thằng Đẩu nữa đâu! Mấy Bà bây giờ cũng là dân chợ trời hết rồi, anh ơi. Họ không còn là mấy Cô như ngày xưa đâu! Thử xem anh ra nghề có nhóc khách không thì biết.
Trưa đang nằm trên võng phía sau vườn tránh cái nắng mùa Hạ thì Nó lại đến tay xách chai rượu thêm một bịt mồi. Nói mồi cho ngon miệng chứ đâu chừng vài miếng khô cá đuối đập tơi.
- Hai anh em mình nhậu nhe, vì hôm nay kiếm cũng khá.
Trải manh chiếu xuống bóng cây xoài, nó lôi đồ ra. Tôi kêu nó vói tay hái thêm vài trái mận. Hơn bảy năm vắng rượu hôm nay sao phê tận mạng! Cứ thế ngày nào cũng vậy không nhiều thì ít hai anh em cứ say. Uống chùa của nó đâu cũng hết mấy năm cho đến ngày ra đi.
Mười ba năm nơi xứ lạ hôm ngày trở lại thăm quê lại càng thấy lạ! Con đường giờ nhà cất gần bít lối đi, nhiều nhà xây lầu vì có thân nhân đi nước ngoài. Ở quê mà cất lầu trông dị hợm ghê. Thế mà Ông, Bà nào có chút máu nước ngoài là cứ tranh nhau xây! Bà con đến thăm chật nhà sau chuyến bay gần ba mươi tiếng đồng hồ muốn ngất ngư, tôi cũng ráng ngồi tiếp khách nghe những lời khen, lời chúc! Đến gần nửa đêm khách mới chịu về hế , tôi đang định ngủ bất chợt cái giọng rè rè ,nhừa nhựa ở đâu cất lên.
- Tôi thường đi đó đây...!
- Thằng Đẩu lại say. Mẹ tôi nói.
- Trời, con quên mất nó. Bây giờ nó làm gì, Má?
- Nó bán cà rem, ngày nào cũng say sỉn ,về là ca hát tới khuya!
Uống café với mấy bạn trên đường đi bộ về nhà ngang qua trường học, nghe tiếng leng keng, tôi quay mặt nhìn vào, bất chợt thấy nó đang ngó ra miệng cười trống hoác, răng rụng đi đâu gân hết!
-Anh mới về? Hôm qua nghe anh về nhưng khách đông quá em định vài hôm mới đến thăm anh.
Lòng tôi bỗng nghe chùng xuống. Cái ngày mới ra tù về chẳng thấy một người bà con nào đến mừng thăm hỏi người thoát nạn, chỉ có Nó. thằng em từ dạo nhỏ. Hôm nay trở về, tôi mang cái vẻ rủng rỉnh thì Bà con lại quá đông mà thằng em lại trốn!
- Mầy dẫn xe theo tao.
- Đi đâu Anh ? Em còn nhiều chưa bán hết. Để chiều em ghé nói chuyện với Anh.
- Không, mầy dẫn xe theo tao.
Nó riu ríu như ngày xưa lúc còn nhỏ hay thời trong quân ngũ. Lựa cái quán kêu đồ nhậu và thùng beer.
- Mầy cứ uống với tao. Cà rem chút về cho mấy đứa nhỏ lối xóm.
Hai anh em ngồi tâm sự hỏi về vợ con của nó. Lại cái giọng hề hề, nó nói:
- Anh nhắm xem thằng Đẩu nầy chưa đủ lo cho thân mà còn vợ với con!
- Còn Anh sao không có Chị nào mà lại hỏi em. Tướng Anh giờ trông ra phết, sợ còn hơn cái thời mang hia đội mão!
- Mầy không biết chứ tao bị ngựa đá gần bể ba sườn hết rồi nên sợ đó chứ! Còn mầy chưa bị con ngựa nào mà đã không còn cái răng!
Hai anh em cứ đấu qua đấu lại rồi cười hề hề...
- Ủa ! Còn cái nghề vá dép của mầy?
- Chứ sáng giờ anh không thấy người ta mang giầy Adidas guốc cao gót không đó sao!
- Vậy là ông Tổ vá dép của mầy lại một phen thất nghiệp!
Nó, chừng như thấm rượu, lấy đôi đũa vừa gõ vào miệng ly ,cái đầu cà gật ê a....! Cho đến thùng beer cạn, tôi móc túi đưa nó tờ 100.
- Mầy cầm lấy để tiêu xài, mai mốt anh sẽ giúp cho mầy thêm.
- Chi nhiều vậy anh, em cũng đủ sống rồi anh đừng lo.
- Tao ra lịnh mầy.
Nó lại riu ríu:
- Vậy là ngày mai thằng Đẩu nầy ra tiệm vàng cầm tờ 100 dollar nầy hề hề.... Có ai ngờ thằng Đẩu nầy đâu nhe! Còn chiều nay thùng carem nầy sẽ do Mạnh Thường Quân cho mấy đứa nhỏ một bựa.
Đi xiêu xiêu sỉn rượu, dẫn chiếc xe lắc chuông lengkeng, nó rao khắp xóm:
- Cà rem miễn phí đây.
Đi nhậu với mấy thằng bạn gần đến khuya , lò mò mới về tới đầu ngõ tôi đã nghe cái giọng rè rè của nó.
- Tôi thường đi đó đây......! Rồi bất chợt đổi sang điệu khác. -Rừng lá xanh xanh.....!
Nó hát toàn nhạc khúc. Mà nhạc khúc thật, vì chừng vài ba câu là lại trở sang bài khác. Tôi muốn lôi nó dậy để hai Anh Em đập thêm một trận cho đến sáng...
Mà thôi, để nó mộng mơ lại cái thời xa xưa của nó. Mai gặp nó hãy tính...
Sinh Tồn chuyển