Văn Học & Nghệ Thuật
Tháng Tư về nhớ hát trên đồi Arlington với anh Nguyễn Đức Quang
Ông sinh năm 1944 ở Sơn Tây (miền Bắc Việt Nam). Tháng 4 năm 1954, cha ông (là viên chức trong ngành giáo dục) được điều động vào Sài Gòn. Nguyễn Đức Quang – lúc đó mới 10 tuổi, theo cha mẹ vào Nam. Sau hiệp định Genève (tháng 7 năm 1954), đất nước bị chia đôi, gia đình Quang cũng bị chia cắt: người anh cả cùng ba người chị gái ở lại miền Bắc, chỉ có ông và đứa em trai út sống ở miền Nam.
Từ 1959, gia đình ông định cư tại Đà Lạt. Ông nhập học và tốt nghiệp trường Đại học Đà Lạt phân khoa chính trị kinh doanh.
Bắt đầu từ thập niên 1960 ông được biết đến qua nhiều nhạc phẩm với chủ đề thanh niên, tranh đấu, và cộng đồng. Tác phẩm đầu tay của ông là “Gươm thiêng hào kiệt”, viết vào năm 1961 cho phong trào Hướng đạo. Ông trở thành Trưởng của Phong Trào.
Mùa hè năm 1965, cùng với một số bạn đồng môn là cựu học sinh trường Trần Hưng Đạo (Hoàng Kim Châu, Trần Trọng Thảo, Nguyễn Quốc Văn, Hoàng Thái Lĩnh), Nguyễn Đức Quang thành lập Ban Trầm Ca – một ban nhạc không chuyên nghiệp. Trong hai đêm 19 và 20 tháng 12 năm 1965, ban nhạc này đã chính thức ra mắt tại giảng đường Spellman – Viện Đại học Đà Lạt cùng với nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Phương Oanh – giọng hát dân ca tài năng nhất của miền Nam thời đó. Năm 1966, Ban Trầm Ca đã cùng với nhạc sĩ Phạm Duy đi lưu diễn ở một số tỉnh thành ở miền Nam.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Đức Quang sống âm thầm và cũng âm thầm trốn khỏi đất nước. Anh và gia đình vượt biển, tới Mỹ năm 1979. Nguyễn Đức Quang chúi mũi vào việc kiếm sống. Việc anh quan tâm là làm báo. Anh đóng góp tài lực, trí lực cùng với bạn bè dựng ra báo Người Việt, ban đầu là tuần báo, sau đó ra năm tờ mỗi tuần và cuối cùng là nhật báo cho đến ngày nay. Nguyễn Đức Quang từng làm Giám Đốc Trị Sự và Chủ Bút báo Người Việt và giữ chức Tổng Giám Đốc của Công Ty báo Người Việt từ năm 1984 đến năm 1988. Nguyễn Đức Quang sáng lập báo Viễn Đông và “làm chủ” báo này một thời gian cho đến khi nó vững vàng đi vào thương trường chữ nghĩa. Những năm về sau, Nguyễn Đức Quang trở lại với âm nhạc. Anh đi đây đi đó hát Du Ca. Anh đang vui vẻ thì bà xã anh bị bệnh và mất. Anh đã ra đi vào một ngày Chúa Nhật không ai hẹn hò…Ngày đó là ngày 27 tháng 3, 2011.
Sau đây là bài viết của Nguyễn Minh Nữu, đàn em của Nguyễn Đức Quang trong phong trào Du Ca và Hướng Đạo Việt Nam mà Nguyễn Đức Quang là trưởng. Nguyễn Minh Nữu cũng thân thiết với người viết và em người bạn thân Nguyễn Minh Diễm đã ra đi. Nữu viết ghi lại cuộc viếng thăm Nghĩa Trang Arlington ở Virginia.
NGUYỄN & BẠN HỮU
Cuộc ghé lại Hoa Thịnh Ðốn của anh Quang để lần đầu tiên hát cho chúng tôi nghe những ca khúc nhạc tình anh mới viết, trong đó, những ca khúc thật lạ như “trên thành phố San Francisco” mà sau này tôi cố tìm lại nhưng chưa thấy anh Quang cho in lại ở đâu.
Cả năm sau, dường như khoảng giữa năm 2006. Một hôm nhận được điện thoại của anh Quang, anh hỏi, em còn nhớ năm ngoái anh ghé DC không?
– Nhớ chứ, chuyến hát ở Saigon House.
– Ðúng rồi, những ngày ở đó anh có dịp đi thăm nhiều nơi của DC, mà đặc biệt nhất là Nghĩa trang Arlington…
– Nhớ rồi, hôm đó Bùi Mạnh Hùng đưa anh đi phải không?
– Anh đi với Bùi Mạnh Hùng một buổi, và một buổi với Lê Văn Phúc, Cai Phúc đó…
Anh Quang kể về chuyến thăm nghĩa trang Arlington, và anh hết sức xúc động khi nhìn những hàng mộ bia đều dặn, giống hệt nhau từ ông Tướng, cho đến hàng binh sĩ, những tử sĩ của thời Nam-Bắc chiến tranh, họ được mang về đây, nằm cạnh bên nhau, và cùng được ngợi ca là Anh Hùng, cùng được Tổ Quốc Ghi Công.
Anh Quang hát cho tôi nghe một đoạn ca khúc đó, và khuyến khích tôi nên đến thăm, và viết về Nghĩa trang Arlington này, hãy đặc biệt dành suy nghĩ về nhân vật tướng Lee.
Một xúc động tức thời, nhưng những gửi gắm trong đó, anh Nguyễn Ðức Quang đã dành hơn sáu tháng sau để viết bài hát “Trên đồi Arlington”.
Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu năm 1861 Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống và muốn thay đổi dự luật để xóa bỏ thể chế nô lệ. Trước ngày ông nhậm chức, bảy tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ phản đối chính sách cởi mở này và tuyên bố ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống [1]. Chính quyền Abraham Lincoln không công nhận chính phủ Liên minh miền Nam này. Khi quân miền Nam tấn công đồn Sumter, Nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ và thêm 4 tiểu bang khác gia nhập phe miền Nam chống lại lực lượng Liên bang miền Bắc.
Cuộc phân tranh Nam-Bắc kéo dài 4 năm và chấm dứt khi quân miền Nam đầu hàng năm 1865 với con số tổn thất của cả hai miền Nam Bắc là 970,000 người. Trong đó trận chiến lớn nhất xảy ra ngày 01 tháng 7 năm 1863 ở Gettysburg nằm ở tiểu bang Maryland, trong ba ngày chiến đấu, quân hai bên đã thiệt mạng lên tới gần 50,000 chiến binh.
Chỉ huy quân miền Nam là Tướng Robert E. Lee ra đầu hàng tại Richmond, thủ phủ tiểu bang Virginia, và được quân sử Hoa Kỳ ca ngợi như một nhân vật Anh Hùng. Ngày nay, ở bất cứ thành phố nào của Hoa Kỳ, cũng có ít nhất một con đường chính mang tên vị tướng này.
Bài hát mang âm hưởng tự sự, mà dòng suy tưởng của tác giả khi nói tới người lính đứng nghiêm gác trước đài tử sĩ của nghĩa trang quốc gia Arlington, đã đưa người nghe về quê hương mình, về những xót xa của cách cư xử không công bình cho người lính Việt Nam Cộng Hòa ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
Xin hãy nhớ Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ nằm trên đồi Arlington là nơi yên nghỉ của Tổng thống Kennedy, của hàng trăm ngàn tử sĩ vô danh trong cuộc nội chiến Nam Bắc, nơi yên nghỉ của rất nhiều chiến sĩ Hoa Kỳ tử trận tại Việt Nam, và gần đây, còn là nơi yên nghỉ của những chiến sĩ gốc Việt, tử trận trong các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan…
Ðây là lời của bài hát:
Này bạn, mang găng trắng,
bồng súng gác trên đồi Arlington
Chiều nay trời sẽ mưa hay sương gió lạnh lùng
có còn vững đôi chân?
Chào tay nhìn thẳng nhé!
Ðập gót cho oai hùng!
Hồn dưới kia hả dạ, xác thân này đã chết
Cho một đất nước chung
Này bạn, cùng chiến đấu,
cùng gục ngã viên đạn ngược đường bay
Về đây, cùng tới đây, chia nhau nghĩa trang này
không lời hờn oán đắng cay
Bắc Nam cùng mạch sống!
Thắng thua đều anh hùng!
Bốn mùa hoa nở rộ, dưới mộ đài hùng tráng
chung dòng “Tổ Quốc Ghi Công”
Xin giới thiệu hồn này từ cầu Ðồng Hới,
hồn kia cuối Trường Sơn
Ðồng lúa xanh, có lắm anh đi nhẹ nhàng,
có người thịt nát xương tan
Nay mộ phần, rào quanh bằng oán thù,
một lần thành thiên thu,
sống hay là đã chết đều mất lối bơ vơ.
Làm sao tin thế được?
Làm sao gọi là vinh quang?
Cuộc chiến vùi sâu dân tộc,
khơi dậy những hờn căm
Thắng ngoáy dài mũi kiếm-
Thua xuống cuối biển đông
Sao gọi anh hùng được-
Hồn lệ sử thấu chăng?
Ðã bảo vết thương không nhắc nữa-
Mà sao thấy sẹo cứ bâng khuâng
Ừ nhỉ, xưa kia thành quách đổ-
Thắng bại anh hùng có xứng chăng?
Này bạn, chuyện tôi nói,
chuyện xưa ấy xin thả giòng sông trôi
Ðời tôi là đớn đau,
cay đắng băn khoăn ưu phiền,
xin ngừng lời ca tiếng khen
Triệu linh hồn oan khuất-
Chiều nay xa quê nhà
Còn chỗ không người lính gác,
chúng tôi về đây nằm,
trên đồi Arlington!
Trưởng Nguyễn Ðức Quang thân kính. Ngày Chủ nhật 27 tháng 3, em đi làm về khuya, 12 giờ đêm mở hộp thư thấy email của Nguyễn Quyết Thắng với ghi chú đầu trang là Nguyễn Ðức Quang… em đã hiểu chuyện gì đã xảy ra. Trưởng đã đi xa…
Từ những lời nói với người sống trong hùng ca “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, tới những lời nói với người đã chết trong “Trên Ðồi Arlington”, tới những trăn trở với bạn bè chung quanh trong “Không Phải Là Lúc”, xót xa với quê hương trong “Người Yêu Tôi Bệnh”, hàng mấy trăm ca khúc đã được viết xuống, đã được hát lên, đã truyền tải đi khắp các châu lục, đã đi vào tâm tư của người Việt khắp nơi. Những ca khúc nhân danh cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ để luôn đòi công băng nhân ái cho mọi người.
Nước mắt em nhạt nhòa trên bàn phím, nhưng vẫn hiển hiện thấy hình ảnh của Trưởng với cái cười hào sảng… nhớ những câu trong bài hát của Trưởng:
Ðã bảo vết thương không nhắc nữa
Mà sao thấy sẹo cứ bâng khuâng.
NMN – 29 tháng 3/2011
http://baotreonline.com/thang-tu-ve-nho-hat-tren-doi-arlington-voi-anh-nguyen-duc-quang/
Bàn ra tán vào (0)
Tháng Tư về nhớ hát trên đồi Arlington với anh Nguyễn Đức Quang
Ông sinh năm 1944 ở Sơn Tây (miền Bắc Việt Nam). Tháng 4 năm 1954, cha ông (là viên chức trong ngành giáo dục) được điều động vào Sài Gòn. Nguyễn Đức Quang – lúc đó mới 10 tuổi, theo cha mẹ vào Nam. Sau hiệp định Genève (tháng 7 năm 1954), đất nước bị chia đôi, gia đình Quang cũng bị chia cắt: người anh cả cùng ba người chị gái ở lại miền Bắc, chỉ có ông và đứa em trai út sống ở miền Nam.
Từ 1959, gia đình ông định cư tại Đà Lạt. Ông nhập học và tốt nghiệp trường Đại học Đà Lạt phân khoa chính trị kinh doanh.
Bắt đầu từ thập niên 1960 ông được biết đến qua nhiều nhạc phẩm với chủ đề thanh niên, tranh đấu, và cộng đồng. Tác phẩm đầu tay của ông là “Gươm thiêng hào kiệt”, viết vào năm 1961 cho phong trào Hướng đạo. Ông trở thành Trưởng của Phong Trào.
Mùa hè năm 1965, cùng với một số bạn đồng môn là cựu học sinh trường Trần Hưng Đạo (Hoàng Kim Châu, Trần Trọng Thảo, Nguyễn Quốc Văn, Hoàng Thái Lĩnh), Nguyễn Đức Quang thành lập Ban Trầm Ca – một ban nhạc không chuyên nghiệp. Trong hai đêm 19 và 20 tháng 12 năm 1965, ban nhạc này đã chính thức ra mắt tại giảng đường Spellman – Viện Đại học Đà Lạt cùng với nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Phương Oanh – giọng hát dân ca tài năng nhất của miền Nam thời đó. Năm 1966, Ban Trầm Ca đã cùng với nhạc sĩ Phạm Duy đi lưu diễn ở một số tỉnh thành ở miền Nam.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Đức Quang sống âm thầm và cũng âm thầm trốn khỏi đất nước. Anh và gia đình vượt biển, tới Mỹ năm 1979. Nguyễn Đức Quang chúi mũi vào việc kiếm sống. Việc anh quan tâm là làm báo. Anh đóng góp tài lực, trí lực cùng với bạn bè dựng ra báo Người Việt, ban đầu là tuần báo, sau đó ra năm tờ mỗi tuần và cuối cùng là nhật báo cho đến ngày nay. Nguyễn Đức Quang từng làm Giám Đốc Trị Sự và Chủ Bút báo Người Việt và giữ chức Tổng Giám Đốc của Công Ty báo Người Việt từ năm 1984 đến năm 1988. Nguyễn Đức Quang sáng lập báo Viễn Đông và “làm chủ” báo này một thời gian cho đến khi nó vững vàng đi vào thương trường chữ nghĩa. Những năm về sau, Nguyễn Đức Quang trở lại với âm nhạc. Anh đi đây đi đó hát Du Ca. Anh đang vui vẻ thì bà xã anh bị bệnh và mất. Anh đã ra đi vào một ngày Chúa Nhật không ai hẹn hò…Ngày đó là ngày 27 tháng 3, 2011.
Sau đây là bài viết của Nguyễn Minh Nữu, đàn em của Nguyễn Đức Quang trong phong trào Du Ca và Hướng Đạo Việt Nam mà Nguyễn Đức Quang là trưởng. Nguyễn Minh Nữu cũng thân thiết với người viết và em người bạn thân Nguyễn Minh Diễm đã ra đi. Nữu viết ghi lại cuộc viếng thăm Nghĩa Trang Arlington ở Virginia.
NGUYỄN & BẠN HỮU
Cuộc ghé lại Hoa Thịnh Ðốn của anh Quang để lần đầu tiên hát cho chúng tôi nghe những ca khúc nhạc tình anh mới viết, trong đó, những ca khúc thật lạ như “trên thành phố San Francisco” mà sau này tôi cố tìm lại nhưng chưa thấy anh Quang cho in lại ở đâu.
Cả năm sau, dường như khoảng giữa năm 2006. Một hôm nhận được điện thoại của anh Quang, anh hỏi, em còn nhớ năm ngoái anh ghé DC không?
– Nhớ chứ, chuyến hát ở Saigon House.
– Ðúng rồi, những ngày ở đó anh có dịp đi thăm nhiều nơi của DC, mà đặc biệt nhất là Nghĩa trang Arlington…
– Nhớ rồi, hôm đó Bùi Mạnh Hùng đưa anh đi phải không?
– Anh đi với Bùi Mạnh Hùng một buổi, và một buổi với Lê Văn Phúc, Cai Phúc đó…
Anh Quang kể về chuyến thăm nghĩa trang Arlington, và anh hết sức xúc động khi nhìn những hàng mộ bia đều dặn, giống hệt nhau từ ông Tướng, cho đến hàng binh sĩ, những tử sĩ của thời Nam-Bắc chiến tranh, họ được mang về đây, nằm cạnh bên nhau, và cùng được ngợi ca là Anh Hùng, cùng được Tổ Quốc Ghi Công.
Anh Quang hát cho tôi nghe một đoạn ca khúc đó, và khuyến khích tôi nên đến thăm, và viết về Nghĩa trang Arlington này, hãy đặc biệt dành suy nghĩ về nhân vật tướng Lee.
Một xúc động tức thời, nhưng những gửi gắm trong đó, anh Nguyễn Ðức Quang đã dành hơn sáu tháng sau để viết bài hát “Trên đồi Arlington”.
Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu năm 1861 Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống và muốn thay đổi dự luật để xóa bỏ thể chế nô lệ. Trước ngày ông nhậm chức, bảy tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ phản đối chính sách cởi mở này và tuyên bố ly khai chính phủ liên bang, thành lập chính phủ riêng do Jefferson Davis làm tổng thống [1]. Chính quyền Abraham Lincoln không công nhận chính phủ Liên minh miền Nam này. Khi quân miền Nam tấn công đồn Sumter, Nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ và thêm 4 tiểu bang khác gia nhập phe miền Nam chống lại lực lượng Liên bang miền Bắc.
Cuộc phân tranh Nam-Bắc kéo dài 4 năm và chấm dứt khi quân miền Nam đầu hàng năm 1865 với con số tổn thất của cả hai miền Nam Bắc là 970,000 người. Trong đó trận chiến lớn nhất xảy ra ngày 01 tháng 7 năm 1863 ở Gettysburg nằm ở tiểu bang Maryland, trong ba ngày chiến đấu, quân hai bên đã thiệt mạng lên tới gần 50,000 chiến binh.
Chỉ huy quân miền Nam là Tướng Robert E. Lee ra đầu hàng tại Richmond, thủ phủ tiểu bang Virginia, và được quân sử Hoa Kỳ ca ngợi như một nhân vật Anh Hùng. Ngày nay, ở bất cứ thành phố nào của Hoa Kỳ, cũng có ít nhất một con đường chính mang tên vị tướng này.
Bài hát mang âm hưởng tự sự, mà dòng suy tưởng của tác giả khi nói tới người lính đứng nghiêm gác trước đài tử sĩ của nghĩa trang quốc gia Arlington, đã đưa người nghe về quê hương mình, về những xót xa của cách cư xử không công bình cho người lính Việt Nam Cộng Hòa ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
Xin hãy nhớ Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ nằm trên đồi Arlington là nơi yên nghỉ của Tổng thống Kennedy, của hàng trăm ngàn tử sĩ vô danh trong cuộc nội chiến Nam Bắc, nơi yên nghỉ của rất nhiều chiến sĩ Hoa Kỳ tử trận tại Việt Nam, và gần đây, còn là nơi yên nghỉ của những chiến sĩ gốc Việt, tử trận trong các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan…
Ðây là lời của bài hát:
Này bạn, mang găng trắng,
bồng súng gác trên đồi Arlington
Chiều nay trời sẽ mưa hay sương gió lạnh lùng
có còn vững đôi chân?
Chào tay nhìn thẳng nhé!
Ðập gót cho oai hùng!
Hồn dưới kia hả dạ, xác thân này đã chết
Cho một đất nước chung
Này bạn, cùng chiến đấu,
cùng gục ngã viên đạn ngược đường bay
Về đây, cùng tới đây, chia nhau nghĩa trang này
không lời hờn oán đắng cay
Bắc Nam cùng mạch sống!
Thắng thua đều anh hùng!
Bốn mùa hoa nở rộ, dưới mộ đài hùng tráng
chung dòng “Tổ Quốc Ghi Công”
Xin giới thiệu hồn này từ cầu Ðồng Hới,
hồn kia cuối Trường Sơn
Ðồng lúa xanh, có lắm anh đi nhẹ nhàng,
có người thịt nát xương tan
Nay mộ phần, rào quanh bằng oán thù,
một lần thành thiên thu,
sống hay là đã chết đều mất lối bơ vơ.
Làm sao tin thế được?
Làm sao gọi là vinh quang?
Cuộc chiến vùi sâu dân tộc,
khơi dậy những hờn căm
Thắng ngoáy dài mũi kiếm-
Thua xuống cuối biển đông
Sao gọi anh hùng được-
Hồn lệ sử thấu chăng?
Ðã bảo vết thương không nhắc nữa-
Mà sao thấy sẹo cứ bâng khuâng
Ừ nhỉ, xưa kia thành quách đổ-
Thắng bại anh hùng có xứng chăng?
Này bạn, chuyện tôi nói,
chuyện xưa ấy xin thả giòng sông trôi
Ðời tôi là đớn đau,
cay đắng băn khoăn ưu phiền,
xin ngừng lời ca tiếng khen
Triệu linh hồn oan khuất-
Chiều nay xa quê nhà
Còn chỗ không người lính gác,
chúng tôi về đây nằm,
trên đồi Arlington!
Trưởng Nguyễn Ðức Quang thân kính. Ngày Chủ nhật 27 tháng 3, em đi làm về khuya, 12 giờ đêm mở hộp thư thấy email của Nguyễn Quyết Thắng với ghi chú đầu trang là Nguyễn Ðức Quang… em đã hiểu chuyện gì đã xảy ra. Trưởng đã đi xa…
Từ những lời nói với người sống trong hùng ca “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, tới những lời nói với người đã chết trong “Trên Ðồi Arlington”, tới những trăn trở với bạn bè chung quanh trong “Không Phải Là Lúc”, xót xa với quê hương trong “Người Yêu Tôi Bệnh”, hàng mấy trăm ca khúc đã được viết xuống, đã được hát lên, đã truyền tải đi khắp các châu lục, đã đi vào tâm tư của người Việt khắp nơi. Những ca khúc nhân danh cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ để luôn đòi công băng nhân ái cho mọi người.
Nước mắt em nhạt nhòa trên bàn phím, nhưng vẫn hiển hiện thấy hình ảnh của Trưởng với cái cười hào sảng… nhớ những câu trong bài hát của Trưởng:
Ðã bảo vết thương không nhắc nữa
Mà sao thấy sẹo cứ bâng khuâng.
NMN – 29 tháng 3/2011
http://baotreonline.com/thang-tu-ve-nho-hat-tren-doi-arlington-voi-anh-nguyen-duc-quang/